Powered by Techcity

Đặc sắc trang phục các dân tộc thiểu số Đồng Nai


Màu sắc rực rỡ, những họa tiết thêu tay tinh xảo, phối màu bắt mắt, chất liệu phong phú…, đó là những điểm nổi bật trong trang phục của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Đồng Nai.





Trang phục của đồng bào Chơro trên địa bàn huyện Long Thành. Ảnh: L.Na
Trang phục của đồng bào Chơro trên địa bàn huyện Long Thành. Ảnh: L.Na

Không chỉ tôn lên vẻ đẹp, trang phục của các DTTS còn mang trong mình nhiều câu chuyện, ý nghĩa sâu sắc về lịch sử, phong tục tập quán của từng dân tộc. Qua trang phục, thể hiện sự tự hào, tôn vinh giá trị di sản văn hóa truyền thống.

Bản sắc của từng dân tộc

Từ thế kỷ XVI-XVII, Đồng Nai đã thu hút đông đảo cư dân Việt từ miền ngoài vào lập nghiệp, cùng với các dân tộc: Mạ, Chơro, S’tiêng, Cơho cùng nhau khai khẩn đất hoang, xây dựng làng ấp. Đến nay, các dân tộc này vẫn giữ những phong tục, tập quán riêng, trong đó có gìn giữ các trang phục truyền thống. Phần lớn trang phục của các dân tộc đều sử dụng vải dệt thổ cẩm, chỉ khác kiểu dáng, màu sắc, hoa văn…

Chị Ka Ngoăn (dân tộc Mạ, ngụ xã Tà Lài, huyện Tân Phú) cho hay, đối với người Mạ, trang phục truyền thống là một phần quan trọng, gắn liền với các hoạt động tín ngưỡng. Thổ cẩm của người Mạ gồm các màu: trắng, đen, đỏ, vàng và một số màu khác. Họa tiết trên trang phục là những hoa văn hình học, sóng nước, hình người, muông thú và những đồ vật thân quen gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Bà Hoàng Thị Huyên (dân tộc Tày, ngụ xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) cho biết, điểm độc đáo đáng quan tâm của trang phục Tày là lối dùng màu chàm phổ biến, đồng nhất trên trang phục nam và nữ. Để tôn lên vẻ đẹp váy, áo của phụ nữ, người Tày sử dụng các bộ trang sức, tuy đơn giản song có đủ các chủng loại cơ bản như: vòng cổ, vòng tay, xà tích… Quan trọng nhất là vòng cổ – một chiếc vòng bạc trắng to được đeo ở cổ làm nổi bật trên nền chàm.

Theo thạc sĩ Trần Minh Trí, Trưởng phòng Nghiệp vụ – Bảo tàng Đồng Nai, trang phục truyền thống là sản phẩm văn hóa vật chất, chứa đựng nhiều đặc trưng văn hóa tộc người. Trong đó, thổ cẩm của đồng bào DTTS không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng, mà còn biểu hiện đặc điểm thẩm mỹ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán… của tộc người. Thông qua các hoa văn trên thổ cẩm đã phản ánh được đặc điểm văn hóa, thế giới quan, nhân sinh quan của các tộc người ở Đồng Nai.

Chị A Mi Roh (dân tộc Chăm Islam, ngụ huyện Long Thành) chia sẻ: “Đồng bào Chăm Islam ở Long Thành rất tự hào về bộ trang phục của mình, dù trải qua nhiều thế kỷ nhưng những nét đẹp văn hóa về trang phục truyền thống vẫn luôn được gìn giữ, lưu truyền”.

Chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đã thống kê, toàn tỉnh hiện có 14 nhà văn hóa dân tộc trên địa bàn các huyện: Tân Phú, Long Thành, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Cẩm Mỹ. Thời gian qua, Đồng Nai đã trang bị hơn 50 bộ cồng, chiêng, chập chạ, trống, đàn tre, kèn bầu, ngũ âm, đàn tính cho các nhà văn hóa dân tộc thiểu số.

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa

Ngày nay, trong xu thế hội nhập, đời sống người dân ngày càng nâng cao cùng với sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc nên trang phục của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh có sự cải tiến so với truyền thống. Nhiều cộng đồng dân tộc đang nỗ lực gìn giữ trang phục truyền thống. Các thế hệ trẻ được khuyến khích tìm hiểu và học cách dệt vải, may, thêu trang phục từ ông bà, cha mẹ. Một số địa phương như: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán… đã tổ chức các lớp dạy thêu, dạy may, giúp người trẻ hiểu hơn về giá trị văn hóa của trang phục dân tộc.

Đặc biệt, ở một số địa phương trong tỉnh, trang phục không chỉ phục vụ đồng bào dân tộc, mà còn được một số hộ dân sản xuất, trở thành hàng hóa bán cho khách du lịch làm kỷ niệm. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi bà con các DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng cao nhận thức trong công tác tự bảo tồn, quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nhất là những giá trị văn hóa kết tinh trong trang phục truyền thống.

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nguyễn Văn Khang cho biết, bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS, trong đó có trang phục của đồng bào, rất quan trọng. Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục tham mưu UBND tỉnh tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao các DTTS định kỳ – đây là dịp tôn vinh trang phục truyền thống và khẳng định bản sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, việc ứng dụng hoa văn trên trang phục của đồng bào DTTS trong thiết kế thời trang được ứng dụng khá rộng rãi.

Theo thạc sĩ Nguyễn Đình Sử, giảng viên Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, các nhà thiết kế trẻ hiện nay đã và đang gửi gắm nét văn hóa truyền thống, mang hơi thở bản sắc dân tộc trong mỗi thiết kế của mình. Những chất liệu nguyên gốc truyền thống đã được các nhà thiết kế khéo léo xử lý bằng công nghệ hiện đại làm nên những mẫu trang phục đậm tính dân tộc.     

Ly Na





Nguồn: https://baodongnai.com.vn/van-hoa/202411/dac-sac-trang-phuc-cac-dan-toc-thieu-so-dong-nai-89d749a/

Cùng chủ đề

Ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển đô thị bền vững

Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xây dựng, phát triển đô thị bền vững… Người dân trải nghiệm các tiện ích, ứng dụng số trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 tại thành phố Biên Hòa. Ảnh: H.Quân Các thành tựu về khoa học và công nghệ, chuyển đổi...

Ra mắt Câu lạc bộ di vật, cổ vật Biên Hòa

(ĐN) - Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội sách thành phố Biên Hòa năm 2024, Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao thành phố tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) di vật, cổ vật Biên Hòa. Câu lạc bộ di vật, cổ vật Biên Hòa ra mắt Ban chủ nhiệm tại lễ hội sách. Ảnh: CTV CLB có số hội viên ban đầu gồm 20 người, do ông Chu Văn Nam làm chủ nhiệm. Các thành...

Hôm nay có gì? Ngày 23-12-2024

Hôm nay 23-12, Đồng Nai diễn ra các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng: Lãnh đạo tỉnh tham gia đoàn kiểm tra thực hiện nghị quyết chỉ thị của Đảng tại một số địa phương, đơn vị; Họp tập thể thường trực UBND tỉnh; Lãnh đạo tỉnh dự khánh thành Phòng Thiết kế vi mạch Đồng Nai tại Trường đại học Lạc Hồng… Báo Đồng Nai online   (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if...

Kịch bản tăng độ sâu ở cụm mỏ đá lớn nhất Đồng Nai

Cụm mỏ Tam Phước - Phước Tân (thành phố Biên Hòa) là cụm mỏ khai thác đá lớn nhất Đồng Nai hiện nay, có độ sâu khai thác tối đa là -80m. Mới đây, đơn vị thực hiện Dự án Đánh giá tổng thể mức độ ảnh hưởng khai thác khoáng sản của cụm mỏ Tam Phước - Phước Tân đến môi trường và sông Buông (gọi tắt dự án) đưa ra 3 kịch bản tăng độ sâu. Ủy viên...

Làm pháo tự chế, thành người tàn phế

Với tâm lý tò mò, ưa khám phá, đua đòi bạn bè, cộng với việc mua nguyên liệu trên mạng quá dễ dàng, nhiều thanh, thiếu niên đã tự chế tạo pháo nổ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân bị tai nạn pháo nổ bỏng 45% diện tích cơ thể. Ảnh: Hạnh Dung Nhiều trường hợp đã trở thành tàn phế, mất ngón tay, mất bàn tay, bỏng khắp mặt, khắp...

Cùng tác giả

Ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển đô thị bền vững

Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xây dựng, phát triển đô thị bền vững… Người dân trải nghiệm các tiện ích, ứng dụng số trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 tại thành phố Biên Hòa. Ảnh: H.Quân Các thành tựu về khoa học và công nghệ, chuyển đổi...

Ra mắt Câu lạc bộ di vật, cổ vật Biên Hòa

(ĐN) - Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội sách thành phố Biên Hòa năm 2024, Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao thành phố tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) di vật, cổ vật Biên Hòa. Câu lạc bộ di vật, cổ vật Biên Hòa ra mắt Ban chủ nhiệm tại lễ hội sách. Ảnh: CTV CLB có số hội viên ban đầu gồm 20 người, do ông Chu Văn Nam làm chủ nhiệm. Các thành...

Hôm nay có gì? Ngày 23-12-2024

Hôm nay 23-12, Đồng Nai diễn ra các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng: Lãnh đạo tỉnh tham gia đoàn kiểm tra thực hiện nghị quyết chỉ thị của Đảng tại một số địa phương, đơn vị; Họp tập thể thường trực UBND tỉnh; Lãnh đạo tỉnh dự khánh thành Phòng Thiết kế vi mạch Đồng Nai tại Trường đại học Lạc Hồng… Báo Đồng Nai online   (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if...

Chương trình Mái ấm gia đình Việt nhận 2 giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam năm 2024

Cú đúp danh hiệu tại Giải thưởng Quảng cáo Sáng tạo Việt Nam – Vạn Xuân Awards 2024 một lần nữa khẳng định, chương trình “Mái ấm gia đình Việt” mang đến giá trị nhân văn sâu sắc khi không chỉ hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn, mà còn lan tỏa mạnh mẽ những điều tích cực đến cộng đồng. Tối 21/12, tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND...

Kịch bản tăng độ sâu ở cụm mỏ đá lớn nhất Đồng Nai

Cụm mỏ Tam Phước - Phước Tân (thành phố Biên Hòa) là cụm mỏ khai thác đá lớn nhất Đồng Nai hiện nay, có độ sâu khai thác tối đa là -80m. Mới đây, đơn vị thực hiện Dự án Đánh giá tổng thể mức độ ảnh hưởng khai thác khoáng sản của cụm mỏ Tam Phước - Phước Tân đến môi trường và sông Buông (gọi tắt dự án) đưa ra 3 kịch bản tăng độ sâu. Ủy viên...

Cùng chuyên mục

Ra mắt Câu lạc bộ di vật, cổ vật Biên Hòa

(ĐN) - Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội sách thành phố Biên Hòa năm 2024, Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao thành phố tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) di vật, cổ vật Biên Hòa. Câu lạc bộ di vật, cổ vật Biên Hòa ra mắt Ban chủ nhiệm tại lễ hội sách. Ảnh: CTV CLB có số hội viên ban đầu gồm 20 người, do ông Chu Văn Nam làm chủ nhiệm. Các thành...

Thúc đẩy văn hóa đọc của người dân Biên Hòa – Đồng Nai

Với chủ đề: Sách - chắp cánh tương lai, Lễ hội Sách thành phố Biên Hòa lần thứ I-2024 tại công viên Biên Hùng đang trưng bày, giới thiệu hơn 20 ngàn ấn phẩm đa dạng thể loại, đề tài, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến với sách. Đoàn viên, thanh niên quét mã QR Báo Đồng Nai tại Lễ hội Sách thành phố Biên Hòa lần thứ I-2024. Ảnh: M.NY Đây không chỉ là cơ...

Bảo tàng Te Papa đánh thức giấc mơ tháp dầu

Ngày 28-11-2024, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai kỷ niệm 20 năm thành lập. Khi ấy, nhiều niềm vui lớn vì đã đạt thành tích lớn. Nhưng cũng có những trăn trở, băn khoăn vì những mong ước chưa thành hiện thực. Chạm tay tìm hiểu chim kiwi ở Bảo tàng Te Papa, New Zealand. Mong ước chưa thành xem như là những giấc mơ đẹp ngủ yên. Khi tham quan Bảo tàng Te Papa ở...

Chăm lo đời sống tinh thần của người dân

Thành phố Biên Hòa vừa mở màn các hoạt động văn hóa cuối năm thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, nhất là các bạn trẻ, đó là Lễ hội Sách thành phố Biên Hòa lần thứ I-2024. Sau lễ hội này, sẽ có rất nhiều sự kiện khác được tổ chức nhằm góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Theo đó, dự kiến trong tháng 1-2025, Trung tâm Văn hóa -...

Mỹ thuật Đồng Nai và câu chuyện người lính

Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng mảng đề tài về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng, trong đó có hình tượng người lính luôn được văn nghệ sĩ Đồng Nai quan tâm, khai thác đa dạng. Đoàn viên, thanh niên Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai tham quan triển lãm mỹ thuật Chiến sĩ với quê hương. Ảnh: L.Na Đặc biệt, trên lĩnh vực mỹ thuật, nhiều tác phẩm thể hiện những góc...

Ban hành quy chế đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh

(ĐN) - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã ký quyết định ban hành quy chế đặt, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Địa danh Sông Phố (còn gọi là Quảng trường Sông Phố) được đưa vào danh mục ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh Đồng Nai. Ảnh: My Ny Quy chế gồm có 6 chương, 30 điều. Trong đó, việc đặt, đổi tên đường...

Thu phí tham quan 2 danh lam thắng cảnh tại Đồng Nai

(ĐN) - Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai Thái Bảo vừa ký ban hành Nghị quyết quy định phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Danh thắng Bửu Long, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Ảnh: CTV Nghị quyết này quy định mức thu phí, quản lý và sử dụng phí đối với danh thắng Bửu Long và danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan. Theo đó, đối với danh thắng Bửu Long, mức thu...

Đen Vâu, MOPIUS hát cho mùa Noel và chào năm mới

Triệu điều nhỏ xíu xiêu lòng của Đen Vâu, Nỗi đau đính kèm của Anh Tú Atus, Dưới tán cây khô hoa nở của Jack - J97, Làn ưu tiên của nhóm MOPIUS, Chờ em lớn nhé của Xiri… là những sản phẩm âm nhạc đáng chú ý mùa Noel và chào năm mới 2025. Đen Vâu cùng trẻ em trong MV Triệu điều nhỏ xíu xiêu lòng. “Đen nghĩ xưa nay người Việt Nam vẫn đối xử với nhau...

Trưng bày sách kỷ niệm 80 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(ĐN) - Từ ngày 18 đến 24-12, Thư viện Đồng Nai tổ chức trưng bày, triển lãm sách nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 - 22-12-2024). Học sinh và người dân trên địa bàn tỉnh tham quan, đọc sách hưởng ứng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Ly Na Theo đó, thư...

Bộ VHTTDL tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Sáng ngày 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, trực tuyến với 744 điểm cầu trên cả nước. ​ Bà Lê Thị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất