Powered by Techcity

Các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp rất lớn vào phát triển kinh tế


(MPI) – Năm 2024, mặc dù trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục phục hồi tích cực với xu hướng tốt hơn qua từng tháng, từng quý, tính chung cả năm 2024 đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Đạt được kết quả này, nhờ có sự đóng góp rất lớn của các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với những kết quả đạt được rất tích cực.

Trên đây là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ năm diễn ra vào chiều ngày 03/01/2025. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương và địa phương.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Baochinhphu.vn

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tăng trưởng GRDP của Vùng ước đạt 7,31%, cao hơn mức bình quân cả nước (khoảng 7%), đứng thứ 3/6 các vùng kinh tế. Một số địa phương có mức tăng trưởng khá như Hậu Giang (8,76%), Long An (8,3%), Kiên Giang (7,5%), đặc biệt là Trà Vinh tăng trưởng 10,04%.

Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành vùng ĐBSCL đạt khoảng 1.409 nghìn tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2023 và chiếm 12,2% cả nước. Cơ cấu kinh tế của vùng tương ứng 3 khu vực là 30,08% – 27,93% – 36,96%.

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) lũy kế đến hết tháng 12/2024, toàn vùng có 2.098 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 36,81 tỷ USD; đứng thứ 4/6 vùng kinh tế. Năm 2024 toàn vùng thu hút 142 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký khoảng 759 triệu USD, trong đó riêng Long An 124 dự án với số vốn đăng ký 564,2 triệu USD.

Số doanh nghiệp hoạt động, kê khai thuế toàn vùng vào khoảng 70,6 nghìn doanh nghiệp, tăng khoảng 2.400 doanh nghiệp so với năm 2023 (tăng 9,6%).

Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đóng góp quan trọng trong sản xuất phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản quan trọng như: gạo, thủy sản (tôm, cá tra…) và rau quả (chiếm khoảng 60 – 70% tổng xuất khẩu cả nước). Năm 2024, xuất khẩu cả vùng đạt khoảng 25,7 tỷ USD, tăng khoảng 16% so cùng kỳ; nhập khẩu cả vùng đạt 13,8 tỷ USD, tăng khoảng 21,5% so cùng kỳ.

Môi trường kinh doanh được cải thiện, toàn vùng có 8/13 địa phương nằm trong nhóm 30 các địa phương có Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất, Long An là địa phương bứt phá mạnh mẽ, đứng thứ 2 về chỉ số PCI năm 2023.

Về công tác giải ngân đầu tư công: Đến hết ngày 31/12/2024, giải ngân của cả vùng đạt 64.586 tỷ đồng/78.765 tỷ đồng kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 82% cao hơn so bình quân chung cả nước (cả nước là 77,55%).

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã khẳng định vị thế là vựa lúa, thủy sản, cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần vào bảo đảm an ninh lương thực, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước với sản lượng lúa đạt 24,2 triệu tấn chiếm 55,4% sản lượng lúa cả nước; Sản lượng trái cây 4,3 triệu tấn, chiếm 60% cả nước; sản lượng thủy sản khoảng 4,79 triệu tấn, chiếm 55,7% sản lượng thủy sản của cả nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2024, nhiều dự án, công trình trọng điểm trong vùng được triển khai tích cực, tạo thuận lợi cho kết nối nội vùng, liên vùng. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tiếp tục được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn lại năm 2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều khó khăn hạn chế, thách thức cần vượt qua như kinh tế của Vùng tuy tăng trưởng khá nhưng quy mô kinh tế vùng còn nhỏ; 12/13 địa phương trong Vùng chưa tự cân đối thu chi ngân sách, mô hình tăng trưởng chưa thực sự bền vững. Tăng trưởng một số địa phương trong vùng còn chậm.

Sản xuất nông nghiệp của Vùng chậm hiện đại hóa, chưa bền vững, các chuỗi liên kết trong nông nghiệp đã được hình thành nhưng chưa được khai thác tối ưu, chưa toàn diện, sản xuất quy mô nhỏ, thiếu liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu bán thô, chưa qua chế biến nên giá trị chưa cao. Các mô hình sản xuất tăng trưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng.

Kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng về giao thông còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng nhu cầu lưu thông, vận chuyển hàng hóa trong khu vực, chưa tạo hành lang phát triển kinh tế ven biển và vùng ven biển. Chi phí logistic, suất đầu tư cao làm giảm sức cạnh tranh và thu hút đầu tư. Đầu tư cho hạ tầng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là hạ tầng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hiện tượng biến đổi khí hậu đang tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân: sụt lún, sạt lở, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước sinh hoạt là 6 vấn đề “nóng” ở ĐBSCL. Tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống và cơ hội việc làm dẫn đến luồng di cư từ vùng lên các đô thị và khu công nghiệp ở vùng Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai; nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp cận khoa học công nghệ còn thấp.

Về một số nội dung hoạt động của Hội đồng Vùng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, công tác điều phối vùng năm 2024 đã đạt một số kết quả tích cực, các địa phương trong vùng đã gắn kết với nhau ngày càng chặt chẽ, nhiều hoạt động kết nối, xúc tiến, điều phối chung đã được triển khai. Một số hoạt động điều phối vùng bước đầu đã phát huy hiệu quả như hoạt động điều phối thực hiện một số dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn; liên kết sản xuất, liên kết tiểu vùng được triển khai bài bản hơn.

Các Bộ, ngành, địa phương đã chủ động tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, công tác trao đổi, phối hợp thông tin xử lý các vấn đề chung giữa các địa phương trong Vùng được triển khai như công tác phối hợp xây dựng các Quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, xây dựng cơ chế đặc thù vùng, xây dựng những cơ chế, công tác điều phối xây dựng các dự án trọng điểm liên vùng.

Tại Nghị quyết số 78 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị, đến nay đã có 07/26 nhiệm vụ đã hoàn; 06/26 nhiệm vụ đang trong thời gian triển khai và dự kiến hoàn thành đúng tiến độ; 08/26 nhiệm vụ chưa hoàn thành; 05/26 nhiệm vụ là các nhiệm vụ thường xuyên triển khai thực hiện theo các Đề án đã được phê duyệt hoặc đã có chủ trương thực hiện.

Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng liên kết hợp tác phát triển Vùng chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả còn thấp, chưa tạo ra được chuỗi sản xuất, kinh doanh mang nét đặc trưng của vùng. Sản phẩm thế mạnh của vùng chưa được liên kết với nhau, lợi thế so sánh của từng tỉnh chưa được phát huy mà trong một số thời điểm còn cạnh tranh lẫn nhau; đầu tư còn trùng lắp do không tận dụng được lợi thế chung của vùng trên cơ sở phân công trong nội bộ vùng và liên vùng. Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Cần Thơ chưa phát huy hiệu quả và lan tỏa cho cả Vùng. Một số nhiệm vụ đề ra triển khai còn chậm so với yêu cầu như: Báo cáo rà soát, đề xuất cơ chế đặc thù 06 vùng kinh tế – xã hội, trong đó có rà soát các chính sách đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long; Đề án tổng thể nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, ngăn chặn tình trạng sụt lún, sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long; Đề án thành lập Trung tâm liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long tại Thành phố Cần Thơ…

Về nguyên nhân khách quan: thể chế liên kết vùng chưa đủ mạnh, chưa đủ sức hấp dẫn thúc đẩy các chủ thể, đối tác thực hiện liên kết vùng. Một số nhiệm vụ, đề án mang tính định hướng phát triển dài hạn, cần có ý kiến tham vấn của các tổ chức, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm; công tác lấy ý kiến nhiều bộ, ngành còn chậm trả lời, nhiều nội dung đề án đề xuất cơ chế chính sách chưa có quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành, cần thời gian nghiên cứu, đánh giá tác động, chưa xác định được nguồn lực thực hiện. Về nguyên nhân chủ quan là do một số Bộ, ngành, địa phương còn thiếu tính chủ động, chưa quyết liệt, chưa dành thời gian, nguồn lực để tập trung chỉ đạo, triển khai xây dựng các đề án.

Đối với nhiệm vụ triển khai các dự án trọng điểm, có tính chất kết nối vùng, trong năm 2024, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trong vùng đã tích cực, chú trọng triển khai đối với các tuyến giao thông kết nối liên vùng do địa phương quản lý và các dự án kết cấu hạ tầng như: cầu Rạch Miễu 2, Vành đai 3 đoạn qua Long An, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, An Hữu – Cao Lãnh…

Về đề xuất các dự án trọng điểm, liên vùng giai đoạn 2026-2030: 13/13 địa phương trong vùng đã có văn bản báo cáo đề xuất các dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2026-2030 với tổng cộng 51 dự án liên vùng (khoảng 189 nghìn tỷ), tuy nhiên, hầu hết các dự án đều tập trung cho các dự án giao thông kết nối, trong khi Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với các thách thức về biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước.

Do vậy, các địa phương cần lựa chọn ưu tiên đầu tư trong kế hoạch trung hạn 2026-2030 các dự án phát triển kinh tế, xã hội gắn với ứng phó biến đổi khí hậu với phương châm chủ động, chuyển từ “chống đỡ” sang “chủ động” kiểm soát nguồn nước mặn, ngọt và lợ; giúp cho người dân thay đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang phát triển “kinh tế nông nghiệp”, ưu tiên các giải pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tối đa tài nguyên nước, tận dụng tối đa các giải pháp về công nghệ, chuyển đổi số, các giải pháp công trình đa mục tiêu…

Về một số kiến nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó xác định phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dựa trên ba trụ cột: kinh tế – xã hội – môi trường; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên hướng tới một mô hình kinh tế xanh, lấy “con người” làm trung tâm, coi tài nguyên nước là cốt lõi.

Trong bối cảnh cả nước phấn đấu tăng trưởng 2 con số trong kỷ nguyên mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số nội dung, giải pháp nhằm tiếp tục triển khai các hoạt động của Hội đồng điều phối vùng một cách thiết thực, hiệu quả, cụ thể như xxác định công tác điều phối thực hiện các dự án vùng, liên vùng, dự án trọng điểm quốc gia, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước là một nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành các dự án đúng tiến độ đưa vào Kế hoạch hoạt động Vùng năm 2025.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tại quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch Tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi và quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, trong đó dành nguồn lực xây dựng hệ thống thủy lợi, thoát lũ, vùng trữ – chuyển nước ngọt, hệ thống quản lý và kiểm soát xâm nhập mặn nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu; xử lý sạt lở bờ sông và củng cố đê biển.

Nghiên cứu, sắp xếp lại dân cư, kiểm soát và hạn chế việc xây dựng các điểm dân cư tập trung tại các vùng sát bờ sông, kênh, rạch, tăng mật độ dân cư để tiếp cận tốt hơn đối với kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Nghiên cứu cơ chế hợp tác vùng trong đảm bảo an ninh nguồn nước, nghiên cứu xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát dự báo hạn mặn và giải pháp nâng cao năng lực dự báo hạn mặn đối với vùng.

Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển thương mại, nhất là xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chủ lực thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư tại thị trường nước ngoài theo quy mô vùng. Các địa phương cần cơ cấu lại ngành nông nghiệp của mình để tạo đột phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực của địa phương gắn với phát triển thương hiệu đi đôi với chất lượng đạt chuẩn quốc tế.

Đẩy nhanh tiến độ nhiệm vụ phát triển trung tâm đầu mối tổng hợp tại Cần Thơ; Đề án trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu thủy sản ven bờ, Đề án trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với  vùng nguyên liệu thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo.

Các bộ, địa phương nghiên cứu, lựa chọn các dự án vùng và có tính chất vùng quan trọng, cấp bách theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị và theo quy hoạch Vùng để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030, trong đó dành nguồn vốn phù hợp để làm công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2025 để triển khai thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2026-2030. 

Mỗi địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng các kịch bản, giải pháp chủ động ứng phó cho riêng địa phương mình và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp có tính liên vùng, liên quốc gia; đồng thời cần ưu tiên nguồn lực từ NSNN để xây dựng đầu tư các dự án bảo vệ vùng nước ngọt, các dự án đảm bảo an ninh nguồn nước, công trình cấp nước,…

Tăng cường liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ nhằm khơi thông, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội./.

Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2025-1-3/Cac-dia-phuong-trong-vung-Dong-bang-song-Cuu-Long-pww99c.aspx

Cùng chủ đề

Xác định 4 đội vào vòng play-off khu vực phía bắc

Khẳng định sức mạnh Sau khi đội đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi “giương oai”, giành vé vào play-off với ngôi nhất nhóm 1 bảng A, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội cũng chốt hạ tấm vé đi tiếp của nhóm 2 với chiến thắng 5-1 trước đội Trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung. ...

Doanh nghiệp FDI giải ngân cho các dự án hơn 50,2 ngàn tỷ đồng

Năm 2024, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân hơn 50,2 ngàn tỷ đồng, tăng gần 4% so với năm trước đó. Đây là khu vực kinh tế có vốn đầu tư có tỷ trọng lớn, chiếm gần 45% cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn Đồng Nai. Khu vực này phát triển rất năng động, các doanh nghiệp FDI thường ưu tiên vốn lớn cho việc mua thiết bị,...

Đồng Nai phấn đấu đón 4,2 triệu lượt khách du lịch vào năm 2025

Theo Phương án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2025, Đồng Nai phấn đấu đón 4,2 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, lượng khách lưu trú đạt 840 ngàn lượt, thời gian lưu trú trung bình của khách đạt 1,5 ngày trở lên; lượng khách quốc tế đạt 110 ngàn lượt, dự kiến tăng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 39%/năm. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 3,4 ngàn tỷ...

Tăng cường quản lý nợ thuế lĩnh vực hải quan

Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, ngành hải quan đang tăng cường các giải pháp kiểm soát chặt chẽ nợ thuế, thu hồi nợ thuế, chống thất thu thuế. Theo đó, công tác xét miễn thuế, thực hiện miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế cho doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định, không để phát sinh thất thu thuế. Đối với việc đôn đốc thu hồi nợ thuế, ngành hải...

Nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên

(ĐN) - Hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam (9-1-1950 - 9-1-2025), các cấp bộ Đoàn, Hội trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm. Bí thư Đoàn Trường đại học Lạc Hồng Trương Lê Bảo Trinh trao chứng nhận Cán bộ Hội tiêu biểu cho các cá nhân. Ảnh: ĐVCC Tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên diễn ra vào chiều 6-1,...

Cùng tác giả

Xác định 4 đội vào vòng play-off khu vực phía bắc

Khẳng định sức mạnh Sau khi đội đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi “giương oai”, giành vé vào play-off với ngôi nhất nhóm 1 bảng A, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội cũng chốt hạ tấm vé đi tiếp của nhóm 2 với chiến thắng 5-1 trước đội Trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung. ...

Doanh nghiệp FDI giải ngân cho các dự án hơn 50,2 ngàn tỷ đồng

Năm 2024, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân hơn 50,2 ngàn tỷ đồng, tăng gần 4% so với năm trước đó. Đây là khu vực kinh tế có vốn đầu tư có tỷ trọng lớn, chiếm gần 45% cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn Đồng Nai. Khu vực này phát triển rất năng động, các doanh nghiệp FDI thường ưu tiên vốn lớn cho việc mua thiết bị,...

Đồng Nai phấn đấu đón 4,2 triệu lượt khách du lịch vào năm 2025

Theo Phương án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2025, Đồng Nai phấn đấu đón 4,2 triệu lượt khách du lịch. Trong đó, lượng khách lưu trú đạt 840 ngàn lượt, thời gian lưu trú trung bình của khách đạt 1,5 ngày trở lên; lượng khách quốc tế đạt 110 ngàn lượt, dự kiến tăng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 39%/năm. Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 3,4 ngàn tỷ...

Tăng cường quản lý nợ thuế lĩnh vực hải quan

Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, ngành hải quan đang tăng cường các giải pháp kiểm soát chặt chẽ nợ thuế, thu hồi nợ thuế, chống thất thu thuế. Theo đó, công tác xét miễn thuế, thực hiện miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế cho doanh nghiệp được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định, không để phát sinh thất thu thuế. Đối với việc đôn đốc thu hồi nợ thuế, ngành hải...

Nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên

(ĐN) - Hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam (9-1-1950 - 9-1-2025), các cấp bộ Đoàn, Hội trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm. Bí thư Đoàn Trường đại học Lạc Hồng Trương Lê Bảo Trinh trao chứng nhận Cán bộ Hội tiêu biểu cho các cá nhân. Ảnh: ĐVCC Tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên diễn ra vào chiều 6-1,...

Cùng chuyên mục

Xác định 4 đội vào vòng play-off khu vực phía bắc

Khẳng định sức mạnh Sau khi đội đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi “giương oai”, giành vé vào play-off với ngôi nhất nhóm 1 bảng A, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội cũng chốt hạ tấm vé đi tiếp của nhóm 2 với chiến thắng 5-1 trước đội Trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung. ...

Nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên

(ĐN) - Hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam (9-1-1950 - 9-1-2025), các cấp bộ Đoàn, Hội trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm. Bí thư Đoàn Trường đại học Lạc Hồng Trương Lê Bảo Trinh trao chứng nhận Cán bộ Hội tiêu biểu cho các cá nhân. Ảnh: ĐVCC Tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên diễn ra vào chiều 6-1,...

Mức thưởng tết cao nhất ở Đồng Nai là 823 triệu đồng

(ĐN)- Chiều 6-1, Sở Lao động, thương binh và xã hội cho biết, qua tổng hợp báo cáo tình hình lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có trên 2 ngàn doanh nghiệp (DN) sử dụng hơn 1,2 triệu lao động báo cáo lương, thưởng Tết. Trong đó, gần 1,3 ngàn DN báo cáo tiền lương và 785 DN báo cáo thưởng Tết. Thưởng Tết thúc đẩy tinh thần làm việc của người...

Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu. (Nguồn: Food and Wine) Giá tiêu hôm nay 7/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 148.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (148.000 đồng/kg); Đắk Lắk (149.000...

Nguyên lãnh đạo và nhân viên Trường đại học Đồng Nai lãnh án

(ĐN) - Chiều 6-1, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã tuyên án các bị cáo nguyên là lãnh đạo và nhân viên Trường đại học Đồng Nai. Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vào ngày 6-1. Ảnh: Nhật Minh Theo đó, bị cáo Võ Thị Ngọc Dung (34 tuổi, nguyên kế toán Phòng Kế hoạch - tài chính) bị tuyên 18 năm tù về tội tham ô tài sản. Các bị cáo phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền...

Đại biểu Quốc hội Bùi Xuân Thống và Lê Hoàng Hải tặng quà Tết cho hơn 60 gia đình chính sách, hộ nghèo tại...

(ĐN)- Ngày 6-1, thành viên Tổ đại biểu số 2, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, gồm: đại biểu Bùi Xuân Thống, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại biểu Lê Hoàng Hải, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đến thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo tại Đồng Nai. Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại...

Đại tá Vũ Văn Đấu làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị

Chiều 6/1, tại Công an tỉnh Quảng Trị, Bộ Công an tổ chức lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ thông báo quyết định điều động Đại tá Nguyễn Đức Hải – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị đến nhận công tác và giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, công bố quyết định của Bộ trưởng...

Một học sinh lớp 6 tại xã Thanh Sơn, Định Quán bị tai nạn thương tâm, rất cần sự giúp đỡ

Sáng 31-12, trên đường đi học, em Trần Quốc Đại (sinh ngày 8-6-2012), học sinh lớp 6A3 Trường THCS-THPT Tây Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) chở em trai đi học không may bị tai nạn giao thông, va chạm với xe tải rất thương tâm. Tai nạn khiến em bị tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là chấn thương sọ não, dập não rất nghiêm trọng.   Ngay sau tai nạn, em Quốc Đại...

Nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học về công tác dân vận trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(ĐN)- Ngày 6-1, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường chủ trì Hội đồng Khoa học - công nghệ tư vấn, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài Công tác dân vận của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - Thực trạng (2014-2024) và những vấn đề đặt ra trong tình hình mới (giai đoạn 2025-2030). Cùng dự có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

Xử lý 29 trường hợp vi phạm an toàn giao thông khi ra đường ăn mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch...

(ĐN) - Khuya 5-1, rạng sáng 6-1, Công an thành phố Biên Hòa đã lập biên bản 29 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông khi ra đường ăn mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024 sau chiến thắng trước đội tuyển Thái Lan . Lực lượng cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn giao thông khi người dân ra đường ăn mừng. Ảnh: CTV Đa số các hành vi như: chở quá số...

Tin nổi bật

Tin mới nhất