Powered by Techcity

Biên Hoà xưa: Từ miếu Thành hoàng tỉnh đến miếu Thổ thần làng


Giữa lòng thành phố Biên Hòa sôi động và phồn hoa hôm nay vẫn tồn tại nhiều thiết chế tín ngưỡng dân gian gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển xứ Đồng Nai. Đặc biệt, tại địa bàn phường Hòa Bình (nay là phường Trung Dũng), nhân dân còn duy trì sinh hoạt một thiết chế tâm linh quan trọng từ thời Nguyễn, đó là miếu Thành hoàng tỉnh/miếu Thổ thần.





Miếu Thành hoàng xưa (nay là miếu Thổ thần) ở phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa. Ảnh: X.Nam
Miếu Thành hoàng xưa (nay là miếu Thổ thần) ở phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa. Ảnh: X.Nam

Những quy định lập thờ Thành Hoàng dưới thời Nguyễn

Vào thời Nguyễn (1802-1945), ở kinh đô Huế nhà nước phong kiến cho lập nhiều loại miếu thờ như: miếu thờ Công thần mở nước, miếu thờ Công thần đời Trung Hưng, miếu thờ Công thần Trung tiết, miếu thờ Công thần các trực, tỉnh; miếu Hội đồng… Mục đích là ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân, các anh hùng nghĩa sĩ vì nước quên thân. Ngoài ra, vua còn cho lập các miếu thờ Nam Hải Long Vương, Tiên Y, thần mưa, thần gió, thần Lửa, Hà Bá, Thành Hoàng… Các vị thần linh này có trọng trách âm phù – “hộ quốc tý dân”. Nhưng trên hết, sự tồn tại của hệ thống thần linh này nhắm đến sự bảo hộ về mặt tâm linh, bảo đảm cho quyền lợi và vị thế của vương triều Nguyễn luôn được củng cố ổn định, vững chắc và lan xa từ Bắc chí Nam.

Về miếu Thành hoàng được lập ở bên hữu trong kinh đô, gian giữa đặt hương án thờ Thành hoàng kinh đô, còn hai trái nhà bên tả thờ các vị Thành hoàng các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Nam; bên hữu thờ các vị thần Thành hoàng từ Hà Tĩnh trở ra Bắc và giao cho bộ Lễ, bộ Công đảm trách công việc cúng tế. Hàng năm theo lệ ban của triều đình, tế lớn hai lần vào tháng trọng xuân và tháng trọng thu (tháng thứ 2 của mùa xuân và tháng thứ 2 của mùa thu). Vào dịp này, các quan đứng đầu các tỉnh hạt phải về kinh thành dự lễ tế cùng nhà Vua.

Đến thời Minh Mạng năm thứ 20 (1839), chuẩn lời tâu của bộ Lễ cho các địa phương lập thêm thần vị Bản cảnh Thành hoàng trong miếu Hội đồng. Ở dinh Trấn Biên, miếu Hội đồng được thành lập năm 1801 thờ linh thần bổn cảnh (các vị thần địa phương) và 68 quan văn, võ có công lao từ thời mở nước. Từ đó, miếu Hội đồng thờ bài vị Thành hoàng ở chính giữa miếu điện và thờ bài vị các thần kỳ đặt ở hai gian bên tả hữu. Bộ Lễ hướng dẫn nghi thức cúng tế, bộ Công chu cấp tiền bạc trông coi, giao cho quan đầu tỉnh hạt hàng năm tổ chức tế lễ long trọng.

Nhưng khi Thiệu Trị lên ngôi, xét thấy các vị thần trước đây ở miếu Hội đồng, phần nhiều là Thượng đẳng thần, giúp nước che chở dân, có công đức rõ rệt, mà thờ chung với Thành hoàng thì chưa tiện lắm. Nên năm 1841, Vua xuống dụ cho các trực tỉnh lập miếu riêng thờ Thành hoàng, còn miếu Hội đồng vẫn giữ như cũ, không thay đổi. Chỗ được làm miếu riêng thờ Thành hoàng, cách thức và nên cấp đồ thờ, phép thờ, thì đều do bộ Lễ, bộ Công bàn tâu xin thi hành. Hàng năm mùa xuân, mùa thu có tế lễ; lễ phẩm bằng 1 bò, 1 heo, 1 mâm xôi, 2 mâm quả phẩm do viên lãnh binh hoặc một viên quản vệ khâm mạng làm lễ. Lại chuẩn cho chiêu mộ dân tạm cư lấy 5 người sung làm phu miếu. Như vậy, thời Thiệu Trị ngoài miếu Thành hoàng ở kinh đô Huế, các tỉnh, thành đều có miếu thờ Thành hoàng. Tất nhiên ở Trấn Biên cũng có miếu thờ Thành hoàng – vị thần này ngoài chức năng bảo vệ thành trì còn có trách nhiệm coi giữ đất đai, phù trợ cho cả một tỉnh. Trong sách Biên Hòa sử lược toàn biên – quyển Trấn Biên cổ kính, tác gia Lương Văn Lựu đã chép rõ “Miếu Thổ thần ở ấp Thành Long, xóm chùa một cột, nguyên là miếu Thành hoàng, lập từ năm Thiệu Trị nguyên niên (1841)”.

Thành hoàng hay Thổ thần cũng có nhiệm vụ tương đối giống nhau, đều là vị thần có nhiệm vụ cai quan đất đai, bảo vệ dân chúng. Chỉ khác ở chỗ Thổ thần có phạm vi quyền hành giới hạn, được xem là thần bảo vệ, đảm bảo an lành, phát triển và phúc lợi cho cộng đồng sống trên đất đai của thôn ấp, làng xã. Do tình hình lịch sử – xã hội biến đổi, mà chức năng thờ cúng thay đổi ở miếu Thành hoàng tỉnh. Nhưng những gì còn lại đến ngày hôm nay, đã khẳng định một điều rằng, vùng đất Trấn Biên là một trung tâm văn hóa quan trọng của nhà Nguyễn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Từ miếu Thành hoàng tỉnh đến miếu Thổ thần

Miếu Thành hoàng của dinh Trấn Biên, xưa kia tọa lạc ở thôn Tân Lân, cách Thành Biên Hòa khoảng 1km, cách miếu Hội đồng khoảng 2km (ngày nay thuộc phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa). Theo lệ, hàng năm cứ vào ngày Trung canh (mùng 10 tháng Giêng) các quan Trấn Biên sắm sửa lễ vật, làm lễ cúng Thành hoàng, nhằm tạ ơn thần và cầu cho đất nước thái bình, nhân dân yên ấm, người người làm ăn ổn định.

Tháng 12-1861, Thành Biên Hòa rơi vào tay thực dân Pháp. Ngày 5-6-1862, hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp, theo đó triều đình Huế nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Gia Định, Biên Hòa và Định Tường cho Pháp. Kể từ đấy, các thiết chế cơ sở văn hóa tín ngưỡng tại Biên Hòa như: Văn miếu, miếu hội đồng, đàn xã tắc, tiên nông, đền trung tiết, không còn sự quản lý, điều động, cấp phát nhân lực, tài lực của triều đình nữa, nên dần bị mai một, không được trùng tu, sửa chữa. Có lẽ miếu Thành hoàng cũng chung số phận đó, tồn tại yếu ớt một thời gian dài. Sang đầu thế kỷ XX, nhân dân sở tại đã họp bàn đóng góp công của xây dựng lại miếu thành một gian hai trái, mái lợp ngói âm dương, nền tráng xi măng, bờ mái trang trí các tiểu tượng gốm Biên Hoà thể hiện các đề tài Rồng chầu mặt trời, Cá chép hóa rồng, Lân hí cầu, Bát tiên quá hải. Trong miếu khắc bài vị thờ Thổ thần, Tả ban, Hữu ban bằng chữ Hán và gọi là miếu Thổ thần, không còn gọi là miếu Thành hoàng như trước kia. Đồng thời nhân dân lập ra Ban tế tự miếu lo việc trông coi, cúng tế. Lệ cúng Thổ thần vẫn duy trì tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm và tuân thủ theo các nghi thức tế lễ truyền thống được thực hành từ xưa đến nay.





Gian thờ Thổ thần trong miếu.
Gian thờ Thổ thần trong miếu.

Sau ngày đất nước thống nhất, miếu Thổ thần lại được Ban tế tự trùng tu mở rộng, không chỉ có hạng mục Chánh điện mà còn có thêm hạng mục Hậu điện tạo thành kiến trúc nhà chữ Nhị. Các ban thờ được bố trí lại theo thứ tự từ trong ra ngoài: Hậu điện đặt bàn thờ Thổ thần và Tả ban, Hữu ban; Chánh điện đặt tượng Thổ thần và bàn thờ Tiền khai khẩn, Hậu khai khẩn. Ngoài ra, bên trái miếu bài trí gian thờ Tiên sư, phía trước miếu lập bàn thờ Thần nông; bên phải miếu có Thiên Hậu tự được kiến lập năm 1938 thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân và Cửu Thiên Huyền Nữ. Hiện tượng miếu Thổ thần và chùa bà Thiên Hậu được lập bên cạnh và có lối đi thông qua nhau, một cơ sở tín ngưỡng thờ các vị thần dân gian Việt Nam và một cơ sở tín ngưỡng thờ các vị thần của người Hoa tồn tại đan xen nhau và hiện nay đều do người Việt quản lý, trông coi, cúng tế là một hiện tượng độc đáo, ít thấy ở vùng đất Nam Bộ. Điều đó chứng tỏ, văn hoá Việt – Hoa có sự giao thoa, hòa hợp từ kiến trúc nghệ thuật cho đến đối tượng thờ cúng.

Xuân Nam





Nguồn: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202501/bien-hoa-xua-tu-mieu-thanh-hoang-tinh-den-mieu-tho-than-lang-2dc6c55/

Cùng chủ đề

Xử lý 29 trường hợp vi phạm an toàn giao thông khi ra đường ăn mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch...

(ĐN) - Khuya 5-1, rạng sáng 6-1, Công an thành phố Biên Hòa đã lập biên bản 29 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông khi ra đường ăn mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024 sau chiến thắng trước đội tuyển Thái Lan . Lực lượng cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn giao thông khi người dân ra đường ăn mừng. Ảnh: CTV Đa số các hành vi như: chở quá số...

Bình Phước tổ chức trang trọng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long

Tối 5-1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long (6-1-1975 - 6-1-2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Dự lễ có Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban...

Đánh giá kết quả chuyển đổi số cấp, sở, ngành, địa phương

Trong những năm qua, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Đồng Nai đã triển khai hoạt động về thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS). Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 28-3-2022 (gọi tắt là Nghị quyết số 05) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về CĐS tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Khu vực giới thiệu, hỗ trợ người dân tạo tài khoản dịch vụ công trực tuyến...

Điểm tin ‘5 phút biết hết’ sáng 6-1: Đội tuyển Việt Nam xuất sắc vô địch ASEAN Cup 2024

Điểm tin "5 phút biết hết" sáng 6-1: Đội tuyển Việt Nam xuất sắc vô địch ASEAN Cup 2024; Báo Đồng Nai đoạt giải C Giải báo chí Diên Hồng lần thứ ba năm 2025; Chủ tịch UBND tỉnh sẽ tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ sáu của tuần cuối tháng; Công an Đồng Nai phá đường dây lừa đảo bằng chiêu thức đầu tư tiền ảo đa cấp... là những nội dung đáng chú ý sáng nay. *...

Định danh cho du lịch cộng đồng

Trong năm 2024, Đồng Nai có 3 sản phẩm du lịch cộng đồng được công nhận đạt chuẩn 3 sao tại các huyện Xuân Lộc và Định Quán, góp phần khẳng định những giá trị nông nghiệp, nông thôn của Đồng Nai được nâng lên một bậc. Học sinh tham quan Farm Fruit của Tổ hợp tác Du lịch sinh thái vườn cây ăn trái xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc). Ảnh: N.LIÊN Đây là những sản phẩm du lịch dựa...

Cùng tác giả

Xử lý 29 trường hợp vi phạm an toàn giao thông khi ra đường ăn mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch...

(ĐN) - Khuya 5-1, rạng sáng 6-1, Công an thành phố Biên Hòa đã lập biên bản 29 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông khi ra đường ăn mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024 sau chiến thắng trước đội tuyển Thái Lan . Lực lượng cảnh sát giao thông đảm bảo an toàn giao thông khi người dân ra đường ăn mừng. Ảnh: CTV Đa số các hành vi như: chở quá số...

Nhiều giải pháp thúc đẩy công nghiệp xanh vùng Đông Nam Bộ

Công nghiệp xanh – xu thế tất yếu Công nghiệp xanh (Green Industry), hay phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, được hiểu là quá trình phát triển sản xuất công nghiệp mà không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên hoặc để lại những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe con người. Mô hình công nghiệp này tập trung tích hợp các yếu tố môi trường và xã hội vào hoạt động của...

Bình Phước tổ chức trang trọng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long

Tối 5-1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long (6-1-1975 - 6-1-2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Dự lễ có Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban...

Đánh giá kết quả chuyển đổi số cấp, sở, ngành, địa phương

Trong những năm qua, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh Đồng Nai đã triển khai hoạt động về thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS). Đặc biệt là thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 28-3-2022 (gọi tắt là Nghị quyết số 05) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về CĐS tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Khu vực giới thiệu, hỗ trợ người dân tạo tài khoản dịch vụ công trực tuyến...

Điểm tin ‘5 phút biết hết’ sáng 6-1: Đội tuyển Việt Nam xuất sắc vô địch ASEAN Cup 2024

Điểm tin "5 phút biết hết" sáng 6-1: Đội tuyển Việt Nam xuất sắc vô địch ASEAN Cup 2024; Báo Đồng Nai đoạt giải C Giải báo chí Diên Hồng lần thứ ba năm 2025; Chủ tịch UBND tỉnh sẽ tiếp công dân định kỳ vào ngày thứ sáu của tuần cuối tháng; Công an Đồng Nai phá đường dây lừa đảo bằng chiêu thức đầu tư tiền ảo đa cấp... là những nội dung đáng chú ý sáng nay. *...

Cùng chuyên mục

Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn: Một đời rong ruổi “tìm trà”

Có hàng chục năm đeo đuổi việc thưởng trà Việt để “tìm trà”, nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn dành rất nhiều tâm huyết để tìm hiểu nét đẹp truyền thống trong văn hóa uống trà của Việt Nam và viết thành sách, từ đó góp phần quảng bá trà Việt ra thế giới. Sau bao năm tìm tòi khắp các vùng trà trong cả nước, thương hiệu Song Hỷ Trà của ông hiện có hơn 30 mã danh trà. ...

Ấn tượng Không gian Văn hóa – ẩm thực Biên Hòa

Lần đầu tiên thành phố Biên Hòa chính thức có một không gian đậm chất văn hóa, ẩm thực thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức. Đó là Không gian Văn hóa - ẩm thực (VHAT) Biên Hòa diễn ra tại tuyến đường Phan Trung, phường Tân Mai, vào tối thứ bảy cuối cùng hàng tháng. Viết thư pháp tặng chữ cho du khách tại Không gian Văn hóa - ẩm thực Biên...

Làm mới đề tài lịch sử từ vở cải lương Hào khí Hoan Châu

Vở cải lương Hào khí Hoan Châu (tác giả kịch bản: Nghệ sĩ Nhân dân Quế Anh, đạo diễn: Nghệ sĩ Nhân dân Giang Mạnh Hà) do Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai thực hiện chính thức công diễn trực tuyến, phục vụ khán giả trong và ngoài tỉnh vào tối 30-12-2024. Một cảnh trong vở cải lương Hào khí Hoan Châu. Bối cảnh không gian lịch sử thế kỷ 18 cùng những lát cắt về cuộc khởi nghĩa Hoan Châu,...

Công nhận bảo vật quốc gia tượng đồng tê tê Long Giao tại Đồng Nai

(ĐN) - Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày 31-12-2024 công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13). Bảo vật quốc gia tượng đồng tê tê Long Giao hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Đồng Nai. Ảnh: My Ny Trong đó, Đồng Nai có tượng đồng tê tê Long Giao được công nhận bảo vật quốc gia. Tượng có niên đại khoảng thế kỷ I đến thế kỷ II, hiện...

Countdown chào đón năm mới 2025 thu hút hàng ngàn người dân tham gia

Tối 31/12, tại Công viên Dương Tử Giang, UBND thành phố Biên Hòa tổ chức chương trình countdown và bắn pháo sáng nghệ thuật chào đón năm mới 2025. Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Lê Thị Ngọc Loan đã dự. Hàng ngàn người dân thành phố đổ về điểm tổ chức chương trình... để hòa vào không khí rộn...

Nhà hát tổ chức công diễn vở cải lương Hào khí Hoan Châu

Tối 30/12, Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đã tổ chức livestream vở cải lương Hào khí Hoan Châu (tác giả kịch bản: Nghệ sĩ Nhân dân Quế Anh; đạo diễn: Nghệ sĩ Nhân dân Giang Mạnh Hà). ​ Công diễn vở cải lương Hào khí Hoan Châu Hào khí Hoan Châu là vở cải lương đề tài lịch sử, kể chuyện về cuộc khởi nghĩa Hoan Châu (713 - 722) chống ách đô hộ phong kiến phương Bắc đầu thế kỷ VIII, lập...

44 tác giả đoạt Giải thưởng văn học nghệ thuật Đồng Nai năm 2024

(ĐN) - Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức vừa ký Quyết định công nhận kết quả xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật hàng năm tỉnh Đồng Nai năm 2024. Một cảnh trong vở cải lương Hào khí Hoan Châu của tác giả kịch bản Nghệ sĩ Nhân dân Quế Anh đoạt giải A Giải thưởng văn học nghệ thuật Đồng Nai năm 2024. Ảnh: My Ny Theo đó, 44 tác giả có tác phẩm đoạt giải thưởng năm...

Người dân đón năm mới 2025 vui tươi, rộn ràng

(ĐN) - Trong tối 31-12, thành phố Biên Hòa đã tổ chức chương trình countdown chào đón năm mới 2025 tại Công viên Dương Tử Giang với sự tham gia của hàng ngàn người dân. Đặc biệt, màn bắn pháo sáng nghệ thuật hấp dẫn và chương trình droneshow với 500 drone light đã tỏa sáng trên bầu trời Biên Hòa vào thời khắc đón chào năm mới 2025. Đông đảo người dân thưởng thức chương trình coundown Biên Hòa 2025....

Sôi động hoạt động văn hóa giải trí dịp Tết Dương lịch 2025

Tết Dương lịch 2025, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa giải trí, thể dục - thể thao. Tiết mục múa Mặt trời và hoa mừng năm mới 2025 do Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai live stream vào sáng 30-12-2024 trên Facebook của đơn vị. Ảnh: L.Na Các hoạt động nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa Biên Hòa - Đồng Nai, đáp ứng nhu...

Ban hành Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh Đồng Nai

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã ký quyết định ban hành Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh Đồng Nai. Theo quyết định, Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh Đồng Nai gồm 617 loại tên thuộc các nhóm tên: danh nhân; địa danh; phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử; danh từ (có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội). UBND tỉnh giao Sở...

Tin nổi bật

Tin mới nhất