Powered by Techcity

Phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050


(MPI) – Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ảnh minh họa.

Xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo

Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra quan điểm phát triển là xây dựng và phát triển Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, vì cả nước, cùng cả nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo định hướng: kinh tế xanh, xã hội văn minh, đô thị sáng tạo, hạ tầng thông minh và môi trường bền vững; phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch Vùng Đông Nam Bộ.

Mục tiêu tổng quát là phát triển Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo; là Thành phố có nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ – công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại – dịch vụ, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế và GRDP bình quân đầu người thuộc nhóm đứng đầu cả nước và vượt qua ngưỡng thu nhập cao; là thành phố có chất lượng cuộc sống cao, giàu bản sắc, môi trường bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cụ thể đến năm 2030, về kinh tế, Thành phố phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 8,5-9,0%/năm trong giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 385-405 triệu đồng, tương đương 14.800-15.400 USD.

Tỷ trọng bình quân trong GRDP của khu vực dịch vụ trên 60%, khu vực công nghiệp – xây dựng khoảng 27% (trong đó công nghiệp chế biến chế tạo khoảng 22%), khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 0,4%; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số đạt trên 40% GRDP.

Về xã hội, dự báo quy mô dân số thực tế thường trú của Thành phố đến năm 2030 là khoảng 11,0 triệu người; đến năm 2050 là khoảng 14,5 triệu người; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là 7%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 89%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%; tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%.

Ba đột phá phát triển chính của Quy hoạch bao gồm: đột phá trong hoàn thiện thể chế, chính sách, đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả quản trị đô thị.

Đột phá trong huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tái cấu trúc không giao hệ thống đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng cường liên kết vùng, phát triển các ngành kinh tế và đảm bảo anh sinh xã hội, hoàn thiện, phát triển mô hình khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ; quy hoạch không gian dọc sông Sài Gòn để phát triển du lịch xanh kết hợp đảm bảo an ninh nguồn nước.

Đột phá trong phát triển công nghệ cao, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng đội ngũ doanh nghiệp chiến lược, trong đó chú trọng thu hút các dự án đầu tư bảo đảm đầy đủ cả ba yếu tố: công nghệ tiên tiến, bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng

Về phương hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, Quyết định nêu rõ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao sinh thái và hữu cơ theo định hướng nông nghiệp giá trị cao, trên cơ sở lai tạo, nhân giống cây trồng vật nuôi, ứng dụng kỹ thuật canh tác mới với năng suất cao, thân thiện môi trường, nông nghiệp xanh và bền vững gắn với giảm thiểu phát thải cacbon, gắn với du lịch.

Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Tây – Bắc, Tây – Nam và khu vực Nam Thành phố; tập trung vào các sản phẩm có chất lượng cao, có lợi thế.

Lâm nghiệp: bảo vệ và phát triển rừng trên đất quy hoạch lâm nghiệp gắn với dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng phòng hộ Cần Giờ khoảng 200ha.

Thủy sản: phát triển Trung tâm thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh tại huyện Cần Giờ phục vụ cho chế biến sâu kết hợp cảng cá. Phát triển diện tích tôm nước lợ khoảng 4.476 ha; nuôi thủy sản trên biển khoảng 1.000ha; nuôi, nhân giống cá cảnh khoảng 100 ha; xây dựng trung tâm giao dịch cá cảnh mới kết hợp hoạt động du lịch.

Diêm nghiệp: duy trì vùng sản xuất muối ứng dụng công nghệ cao khoảng 1.080ha, bảo tồn làng nghệ muối xã Lý Nhơn gắn với du lịch.

Về định hướng phát triển các ngành công nghiệp – xây dựng: Về công nghiệp: (i) phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như: ngành công nghiệp thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip, pin công nghệ mới, vật liệu mới, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; ngành hóa chất (chọn lọc: hóa dược, cao su – nhựa kỹ thuật và phân bón); ngành cơ khí chính xác, tự động hóa; ngành chế biến thực phẩm và đồ uống,…; (ii) phát triển các ngành công nghiệp tiềm năng như công nghiệp sinh hóa; công nghiệp dược phẩm; công nghiệp sản xuất vật liệu bán dẫn; công nghiệp hỗ trợ cho công nghệ cao,…; (iii) tái cấu trúc và nâng cao giá trị gia tăng các ngành công nghiệp hiện hữu như giày da, quần áo, dệt may; nội thất, gỗ; các ngành khác.

Tập trung vào làm chủ công nghệ và phát triển toàn diện hệ sinh thái hỗ trợ; thu hút doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng phát triển; hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả thương mại của các ngành công nghiệp hiện hữu gắn với tự động hóa, phát triển bền vững.

Xây dựng: phát triển toàn diện, đồng bộ, bền vững theo hướng thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ hiện đại, vật liệu mới, sử dụng năng lượng tái tạo.

Về phát triển ngành thương mại và dịch vụ, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu xây dựng trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại. Phát triển dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản, thương mại điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa thể thao, giáo dục, y tế, logistics.

Các ngành thương mại, dịch vụ giữ vai trò nòng cốt trong việc phát triển kinh tế của Thành phố: tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ đạt trên 60% GRDP; tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2030 đạt 8,6%/năm, trong đó: (i) thương mại tăng trưởng trên 10%/năm; (ii) logistics tăng trưởng trên 10%/năm; (iii) tài chính – ngân hàng tăng trưởng trên 12%/năm; (iv) thông tin truyền thông tăng trưởng khoảng 12-15%/năm; (v) du lịch tăng trưởng trên 8,5%; 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 50 triệu lượt khách du lịch nội địa; (vi) tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp văn hóa bình quân khoảng 12%/năm, doanh thu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 7-8% GRDP Thành phố.

Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ và đường vành đai

Thành phố Hồ Chí Minh bố trí các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch Vùng trên địa bàn Thành phố. Về giao thông, tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ và đường vành đai đảm bảo kết nối liên Vùng, giải quyết tình trạng ùn tắc tại các cửa ngỏ của Thành phố.

Đường sắt: đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gắn với phát triển các khu đô thị theo mô hình TOD, đảm bảo kết nối, đồng bộ với các tuyến đường sắt đô thị của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An.

Cảng hàng không: phát triển cảng hành không quốc tế Tân Sơn Nhất, cấp 4E, công suất 50 triệu hành khách. Hoàn thiện hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt) kết nối giữa cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Ngoài ra, Quy hoạch đưa ra phương án kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng của Thành phố với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia của Vùng. Đối với các nước trong khu vực và quốc tế: kết nối thông qua các hành lang quốc gia gồm hành lang Bắc-Nam; hành lang Vũng Tàu – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (Tây Ninh) – Campuchia; hành lang Thành phố Hồ Chí Minh – Chơn Thành – Hoa Lư; các cửa ngõ hàng không (Tân Sơn Nhất, Long Thành) và hệ thống cảng biển (cụm cảng hệ thống sông Đồng Nai, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ) và mạng lưới kết cấu hạ tầng khác cấp quốc tế, quốc gia.

Đối với các vùng: kết nối thông qua mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không và các mạng lưới kết cấu hạ tầng khác cấp Vùng, liên Vùng./.

Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2025-1-3/Phe-duyet-Quy-hoach-Thanh-pho-Ho-Chi-Minh-thoi-ky-znlubh.aspx

Cùng chủ đề

Lựa chọn nhân sự cho đại hội Đảng các cấp

Năm 2025, một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của Đảng ta là đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh (thứ 3 từ trái qua) gặp gỡ, trao đổi công việc với cán bộ lãnh đạo thành phố Biên Hòa. Ảnh: Huy Anh Để đại hội thành công, công tác nhân sự có ý nghĩa...

Sức hút của Đồng Nai với doanh nghiệp trong nước

Năm 2024, Đồng Nai có hơn 4,6 ngàn doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng hơn 14% so với năm 2023, nhưng số vốn đăng ký trên 59,4 ngàn tỷ đồng, tăng 86,5% so với năm 2023. Đồng thời, có hơn 1 ngàn lượt DN đăng ký bổ sung thêm vốn trên 41 ngàn tỷ đồng, tăng gần 27%. Như vậy, các DN trong nước đã thành lập mới, tăng vốn đầu tư vào các lĩnh vực trên địa bàn...

Học tập trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa

Sau 2 năm (2023-2024) triển khai, Chương trình Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đồng Nai đã đạt nhiều kết quả tích cực. Bảo tàng Đồng Nai trưng bày triển lãm tại Văn miếu Trấn Biên, thu hút học sinh đến tham quan, học tập. Ảnh: L.Na Từ chương trình, nhiều hoạt động trải nghiệm, giao...

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

Xây dựng thương hiệu đặc sản sầu riêng

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có gần 13 ngàn hécta sầu riêng. Với diện tích gần 2,4 ngàn hécta, thành phố Long Khánh có diện tích trồng sầu riêng lớn thứ 3 của tỉnh. Nhưng điều ấn tượng hơn, thương hiệu sầu riêng Long Khánh đã có tiếng từ lâu đời. Đặc sản sầu riêng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng tại Lễ hội Trái cây Long Khánh năm 2024. Ảnh: B.Nguyên Đây cũng là địa...

Cùng tác giả

Lựa chọn nhân sự cho đại hội Đảng các cấp

Năm 2025, một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của Đảng ta là đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh (thứ 3 từ trái qua) gặp gỡ, trao đổi công việc với cán bộ lãnh đạo thành phố Biên Hòa. Ảnh: Huy Anh Để đại hội thành công, công tác nhân sự có ý nghĩa...

Sức hút của Đồng Nai với doanh nghiệp trong nước

Năm 2024, Đồng Nai có hơn 4,6 ngàn doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng hơn 14% so với năm 2023, nhưng số vốn đăng ký trên 59,4 ngàn tỷ đồng, tăng 86,5% so với năm 2023. Đồng thời, có hơn 1 ngàn lượt DN đăng ký bổ sung thêm vốn trên 41 ngàn tỷ đồng, tăng gần 27%. Như vậy, các DN trong nước đã thành lập mới, tăng vốn đầu tư vào các lĩnh vực trên địa bàn...

Học tập trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa

Sau 2 năm (2023-2024) triển khai, Chương trình Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Đồng Nai đã đạt nhiều kết quả tích cực. Bảo tàng Đồng Nai trưng bày triển lãm tại Văn miếu Trấn Biên, thu hút học sinh đến tham quan, học tập. Ảnh: L.Na Từ chương trình, nhiều hoạt động trải nghiệm, giao...

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

Xây dựng thương hiệu đặc sản sầu riêng

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có gần 13 ngàn hécta sầu riêng. Với diện tích gần 2,4 ngàn hécta, thành phố Long Khánh có diện tích trồng sầu riêng lớn thứ 3 của tỉnh. Nhưng điều ấn tượng hơn, thương hiệu sầu riêng Long Khánh đã có tiếng từ lâu đời. Đặc sản sầu riêng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng tại Lễ hội Trái cây Long Khánh năm 2024. Ảnh: B.Nguyên Đây cũng là địa...

Cùng chuyên mục

Lựa chọn nhân sự cho đại hội Đảng các cấp

Năm 2025, một sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của Đảng ta là đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh (thứ 3 từ trái qua) gặp gỡ, trao đổi công việc với cán bộ lãnh đạo thành phố Biên Hòa. Ảnh: Huy Anh Để đại hội thành công, công tác nhân sự có ý nghĩa...

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia

Cùng với 32 bảo vật khác, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được Đoàn công tác liên ngành do Bộ VHTTDL chủ trì đàm phán, chuyển giao từ Pháp về Việt Nam năm 2023 và hiện đang lưu giữ tại tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, tỉnh Bắc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia. Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” là bảo vật quốc gia Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg ngày...

Điểm tin ‘5 phút biết hết’ sáng 7-1: Bộ trưởng Trần Hồng Minh chỉ đạo nóng các tuyến đường cao tốc qua Đồng Nai

(ĐN)- Những thông tin đáng chú ý như: Bộ trưởng Trần Hồng Minh chỉ đạo nóng các tuyến đường cao tốc qua tỉnh Đồng Nai; Mức thưởng Tết cao nhất ở Đồng Nai là 823 triệu đồng; Đồng Nai phạt hơn 217 ngàn trường hợp vi phạm giao thông ... * Bộ trưởng Trần Hồng Minh chỉ đạo nóng các tuyến đường cao tốc qua Đồng Nai Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh đã có...

Xác định 4 đội vào vòng play-off khu vực phía bắc

Khẳng định sức mạnh Sau khi đội đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi “giương oai”, giành vé vào play-off với ngôi nhất nhóm 1 bảng A, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội cũng chốt hạ tấm vé đi tiếp của nhóm 2 với chiến thắng 5-1 trước đội Trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung. ...

Nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên

(ĐN) - Hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam (9-1-1950 - 9-1-2025), các cấp bộ Đoàn, Hội trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm. Bí thư Đoàn Trường đại học Lạc Hồng Trương Lê Bảo Trinh trao chứng nhận Cán bộ Hội tiêu biểu cho các cá nhân. Ảnh: ĐVCC Tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên diễn ra vào chiều 6-1,...

Mức thưởng tết cao nhất ở Đồng Nai là 823 triệu đồng

(ĐN)- Chiều 6-1, Sở Lao động, thương binh và xã hội cho biết, qua tổng hợp báo cáo tình hình lương, thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh, đến nay đã có trên 2 ngàn doanh nghiệp (DN) sử dụng hơn 1,2 triệu lao động báo cáo lương, thưởng Tết. Trong đó, gần 1,3 ngàn DN báo cáo tiền lương và 785 DN báo cáo thưởng Tết. Thưởng Tết thúc đẩy tinh thần làm việc của người...

Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 7/1/2025: Tín hiệu tích cực trong năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của tiêu Việt xuất khẩu. (Nguồn: Food and Wine) Giá tiêu hôm nay 7/1/2025 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 148.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (148.000 đồng/kg); Đắk Lắk (149.000...

Nguyên lãnh đạo và nhân viên Trường đại học Đồng Nai lãnh án

(ĐN) - Chiều 6-1, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã tuyên án các bị cáo nguyên là lãnh đạo và nhân viên Trường đại học Đồng Nai. Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vào ngày 6-1. Ảnh: Nhật Minh Theo đó, bị cáo Võ Thị Ngọc Dung (34 tuổi, nguyên kế toán Phòng Kế hoạch - tài chính) bị tuyên 18 năm tù về tội tham ô tài sản. Các bị cáo phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền...

Đại biểu Quốc hội Bùi Xuân Thống và Lê Hoàng Hải tặng quà Tết cho hơn 60 gia đình chính sách, hộ nghèo tại...

(ĐN)- Ngày 6-1, thành viên Tổ đại biểu số 2, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, gồm: đại biểu Bùi Xuân Thống, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại biểu Lê Hoàng Hải, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đã đến thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo tại Đồng Nai. Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại...

Đại tá Vũ Văn Đấu làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị

Chiều 6/1, tại Công an tỉnh Quảng Trị, Bộ Công an tổ chức lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, lãnh đạo Cục Tổ chức cán bộ thông báo quyết định điều động Đại tá Nguyễn Đức Hải – Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị đến nhận công tác và giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, công bố quyết định của Bộ trưởng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất