Powered by Techcity

Tôn vinh nét đẹp gốm Biên Hòa xưa và nay


Với không gian trưng bày ấn tượng cùng nhiều sản phẩm gốm Biên Hòa xưa và nay tinh xảo, Bảo tàng Đồng Nai đã và đang là điểm đến thu hút người dân và du khách tham quan, tìm hiểu về nghề gốm truyền thống của vùng đất hơn 325 năm hình thành, phát triển.





Người dân và du khách tham quan Triển lãm gốm Biên Hòa xưa và nay tại Bảo tàng Đồng Nai. Ảnh: L.Na
Người dân và du khách tham quan Triển lãm gốm Biên Hòa xưa và nay tại Bảo tàng Đồng Nai. Ảnh: L.Na

Bằng sự sáng tạo trong lao động, cùng bàn tay khéo léo, những người thợ gốm ở Biên Hòa – Đồng Nai đã và đang làm cho đất “nở hoa”, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đào tạo lao động lành nghề, gìn giữ và phát huy nghề gốm truyền thống.

Thổi hồn gốm xưa vào sản phẩm hiện đại

Đến với Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay tại bảo tàng, nghệ nhân Hoàng Ngọc Hiến, chủ xưởng gốm Hiến Nam, phường Hóa An (thành phố Biên Hòa) mang đến những sản phẩm gốm như: bình, tượng, chóe và các đồ thờ cúng… trưng bày, phục vụ người dân và du khách tham quan. Đây là những sản phẩm gốm gần với dòng gốm Biên Hòa xưa, nhiều họa tiết, hoa văn thường thấy trong điêu khắc đình, chùa cổ. Thân thuộc mà không cũ kỹ, bởi chúng được “biến hóa” theo cách nhìn, cảm nhận mới mẻ của nghệ nhân.

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Biên Hòa, nghệ nhân Hoàng Ngọc Hiến không chỉ tiếp nối dòng chảy truyền thống của quê hương, mà còn là người sáng tạo các sản phẩm gốm mới với màu men đặc trưng xanh đồng. Các tác phẩm gốm của anh khi tham gia các triển lãm của tỉnh, khu vực và toàn quốc đoạt các giải cao.

Bên cạnh việc giới thiệu các sản phẩm gốm, tại triển lãm, nghệ nhân Đinh Công Việt Khôi, giảng viên Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai còn trực tiếp xoay gốm, sáng tạo ra các sản phẩm gốm mới. Kinh nghiệm và kiến thức về gốm giúp nghệ nhân Đinh Công Việt Khôi thể hiện tác phẩm một cách có chiều sâu, mang hơi thở của thời đại, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Nghệ nhân Đinh Công Việt Khôi sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống hơn nửa thế kỷ theo nghề gốm ở Biên Hòa. Nhiều sản phẩm gốm của anh cải tiến, sáng tạo trên nền truyền thống nhưng vẫn sử dụng kỹ thuật đắp nổi hoa văn, tạo ấn tượng như bình rượu vang Thanh Long, bình rượu bưởi Năm Huệ…

Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Cổ vật Biên Hòa Chu Văn Nam chia sẻ: “Đến với triển lãm, CLB giới thiệu hàng chục sản phẩm gốm cổ với những dòng men, kiểu dáng, họa tiết xưa và nay, độc đáo và hấp dẫn được sưu tầm, gìn giữ trong suốt thời gian qua. Từ triển lãm, CLB mong muốn địa phương quan tâm hơn đến phong trào sưu tầm, gìn giữ gốm Biên Hòa nói riêng, gốm Nam Bộ nói chung để các thế hệ biết đến dòng gốm Biên Hòa trứ danh”.

Giám đốc Bảo tàng Đồng Nai Nguyễn Việt Sơn cho biết, Triển lãm Gốm Biên Hòa xưa và nay trưng bày, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu văn hóa, lịch sử vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai từ nay cho đến hết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Qua đó, góp phần gìn giữ, lan tỏa nghề gốm truyền thống Biên Hòa xưa và nay đến công chúng.

Cội nguồn của sự sáng tạo

Theo dòng chảy lịch sử, từ thời tiền sử cách nay hơn 4 ngàn năm, cư dân cổ Đồng Nai nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung đã biết chế tạo và sử dụng đồ gốm. Cùng với các di tồn vật chất khác, người cổ trên vùng đất này đã tạo ra văn hóa Đồng Nai xuyên suốt từ thời đồ đá cũ, đến đá mới, sang kim khí và nhà nước sớm.

Phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Hồng Ân cho biết, trong tiến trình ấy, cư dân cổ Đồng Nai đã để lại cho đời sau một kho tàng di sản văn hóa, lịch sử đồ sộ, phong phú, có giá trị tiêu biểu, độc đáo mang tầm khu vực. Trong đó có sản phẩm gốm và nghề làm gốm. Khảo cổ học đã dày công tìm kiếm và phát hiện nhiều di tích khảo cổ học chứa đựng trong tầng văn hóa một số lượng gốm, mảnh gốm các loại với nhiều đồ án hoa văn sinh động phản ánh trung thực thế giới quan và đời sống hiện tại.





Các sản phẩm gốm Biên Hòa trưng bày, phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách tại Bảo tàng Đồng Nai.
Các sản phẩm gốm Biên Hòa trưng bày, phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách tại Bảo tàng Đồng Nai.

“Nhiều di tích chứa đựng di tồn gốm và chứng tỏ nghề làm gốm tiền sử đã phát triển đến trình độ cao, mang tính chuyên môn hóa của ngành nghề thủ công với những bậc thấy của gốm. Tiểu biểu như: Cầu Sắt, Suối Linh, Bình Đa, Gò Me, Cái Vạn, Cái Lăng, Bưng Bạc, Suối Chồn, Hàng Gòn…” – ông Ân nói.

Sang thời kỳ Óc Eo và các vương quốc cổ, nghề gốm ở Đồng Nai đã phát triển lên tầm cao mới. Trong những di sản vật chất tìm thấy từ lòng đất chứng tỏ Đồng Nai là nơi giao thoa, hội tụ của nhiều dòng gốm, trong đó đáng kể là gốm Óc Eo, Chăm pa, Khmer. Đến cuối thế kỷ 16 và những thế kỷ sau, những đợt di dân của người Việt và người Hoa từ vùng ngũ Quảng vào khai phá xây dựng vùng đất mới, Biên Hòa – Đồng Nai lại có dòng gốm mới: gốm Việt – Hoa…

Đầu thế kỷ 20, Trường mỹ nghệ Biên Hòa thành lập (nay là Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai). Đây là ngôi trường dạy nghề gốm đầu tiên và duy nhất của xứ Nam Kỳ. Từ đây, gốm mỹ nghệ Biên Hòa bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ. Những sản phẩm gốm ra lò được công chúng đánh giá cao bởi men gốm được chế tạo từ nguyên liệu tự nhiên như tro rơm, tro lò, thủy tinh; men xanh đồng, men đá đổ (làm từ đá ong Biên Hòa). So sánh với gốm sành, sứ châu Âu, châu Á thì gốm Biên Hòa được ưa chuộng hơn bởi nó được làm bằng tay, không rót khuôn, khác với sản phẩm làm bằng máy móc.

Cũng theo Phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Hồng Ân, cùng với gốm Lái Thiêu (Bình Dương) và gốm Cây Mai (Sài Gòn), gốm Biên Hòa đã góp phần đánh dấu một giai đoạn phát triển của nghệ thuật gốm Việt mang phong cách Nam Bộ trong giai đoạn cận – hiện đại.

Ly Na

 





Nguồn: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202412/ton-vinh-net-dep-gom-bien-hoa-xua-va-nay-0c00532/

Cùng chủ đề

Du lịch ven hồ Trị An hấp dẫn nhà đầu tư

Sau một năm thông báo mời gọi đầu tư các dự án du lịch, đến nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu Bảo tồn) đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm và nộp hồ sơ đăng ký đầu tư. Cảnh đẹp khu vực hồ Thủy điện Trị An. Ảnh: N.Liên Trong số các địa điểm, tuyến du lịch mà doanh nghiệp quan tâm, khu vực ven hồ Trị An được các nhà...

Điểm tin ‘5 phút biết hết’ sáng 11-2: Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành...

(ĐN)- Những thông tin đáng chú ý như: Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành cho 4,8 ngàn lao động Đồng Nai; Gần 50 ngàn lượt người tham gia Lễ hội chùa Ông năm 2025; Khởi tố Chủ tịch UBND huyện Long Thành... * Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành cho 4,8 ngàn lao động Đồng Nai Đồng Nai phê duyệt Đề...

Giá heo hơi tiếp tục giữ đà tăng sau Tết

Theo các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn Đồng Nai, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, giá heo hơi tiếp tục giữ đà tăng so với cao điểm tiêu thụ Tết. Cụ thể, giá heo hơi hiện nay bán ra thị trường dao động từ 68-70 ngàn đồng/kg, các trại nuôi quy mô lớn, heo đẹp có giá bán đến 72 ngàn đồng/kg, tăng từ 2-3 ngàn đồng/kg so với cao điểm tiêu thụ Tết. Ghi nhận sức...

[Chùm ảnh] Hoa đăng lung linh, huyền ảo trên sông Đồng Nai trong ngày kết Lễ hội chùa Ông

Tối 10-2 (nhằm 13 tháng Giêng), Lễ hội chùa Ông khép lại với nghi thức thả hoa đăng trên sông Đồng Nai. Đây là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp lễ hội. Hàng ngàn hoa đăng đã được thả theo dòng Đồng Nai, mang theo những lời nguyện ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc... Như thường lệ, thả hoa đăng là một trong những nghi thức thu hút rất đông...

Bệnh cúm nguy hiểm ra sao, những ai dễ mắc bệnh?

Từ đầu tháng 12-2024 đến nay, thời tiết tại Đồng Nai có sự thay đổi rõ rệt. Nhiệt độ vào buổi sáng sớm thấp hơn so với các thời điểm khác trong ngày. Bác sĩ chuyên khoa I Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Hạnh Dung Bác sĩ chuyên khoa I PHAN VĂN PHÚC, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho...

Cùng tác giả

Du lịch ven hồ Trị An hấp dẫn nhà đầu tư

Sau một năm thông báo mời gọi đầu tư các dự án du lịch, đến nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu Bảo tồn) đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm và nộp hồ sơ đăng ký đầu tư. Cảnh đẹp khu vực hồ Thủy điện Trị An. Ảnh: N.Liên Trong số các địa điểm, tuyến du lịch mà doanh nghiệp quan tâm, khu vực ven hồ Trị An được các nhà...

Điểm tin ‘5 phút biết hết’ sáng 11-2: Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành...

(ĐN)- Những thông tin đáng chú ý như: Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành cho 4,8 ngàn lao động Đồng Nai; Gần 50 ngàn lượt người tham gia Lễ hội chùa Ông năm 2025; Khởi tố Chủ tịch UBND huyện Long Thành... * Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành cho 4,8 ngàn lao động Đồng Nai Đồng Nai phê duyệt Đề...

Giá heo hơi tiếp tục giữ đà tăng sau Tết

Theo các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn Đồng Nai, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, giá heo hơi tiếp tục giữ đà tăng so với cao điểm tiêu thụ Tết. Cụ thể, giá heo hơi hiện nay bán ra thị trường dao động từ 68-70 ngàn đồng/kg, các trại nuôi quy mô lớn, heo đẹp có giá bán đến 72 ngàn đồng/kg, tăng từ 2-3 ngàn đồng/kg so với cao điểm tiêu thụ Tết. Ghi nhận sức...

[Chùm ảnh] Hoa đăng lung linh, huyền ảo trên sông Đồng Nai trong ngày kết Lễ hội chùa Ông

Tối 10-2 (nhằm 13 tháng Giêng), Lễ hội chùa Ông khép lại với nghi thức thả hoa đăng trên sông Đồng Nai. Đây là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp lễ hội. Hàng ngàn hoa đăng đã được thả theo dòng Đồng Nai, mang theo những lời nguyện ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc... Như thường lệ, thả hoa đăng là một trong những nghi thức thu hút rất đông...

Bệnh cúm nguy hiểm ra sao, những ai dễ mắc bệnh?

Từ đầu tháng 12-2024 đến nay, thời tiết tại Đồng Nai có sự thay đổi rõ rệt. Nhiệt độ vào buổi sáng sớm thấp hơn so với các thời điểm khác trong ngày. Bác sĩ chuyên khoa I Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Hạnh Dung Bác sĩ chuyên khoa I PHAN VĂN PHÚC, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho...

Cùng chuyên mục

[Chùm ảnh] Hoa đăng lung linh, huyền ảo trên sông Đồng Nai trong ngày kết Lễ hội chùa Ông

Tối 10-2 (nhằm 13 tháng Giêng), Lễ hội chùa Ông khép lại với nghi thức thả hoa đăng trên sông Đồng Nai. Đây là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp lễ hội. Hàng ngàn hoa đăng đã được thả theo dòng Đồng Nai, mang theo những lời nguyện ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc... Như thường lệ, thả hoa đăng là một trong những nghi thức thu hút rất đông...

Gần 50 ngàn lượt người tham gia Lễ hội chùa Ông năm 2025

(ĐN) - Quyền Trưởng ban Trị sự Thất phủ Cổ miếu Huỳnh Hữu Nghĩa cho biết, trong 6 ngày (từ 5 đến 10-2), Lễ hội chùa Ông năm 2025 đã thu hút gần 50 ngàn lượt người đến tham quan, chiêm bái. Biểu diễn nghệ thuật trong Lễ hội chùa Ông năm 2025. Ảnh: My Ny Năm nay, lễ hội không thực hiện nghi thức nghinh thần trên sông Đồng Nai. Lễ nghinh thần được thực hiện qua nhiều tuyến đường của thành phố Biên...

Gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ Xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng 7/02, tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh, Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự buổi gặp mặt có gần 300 đại biểu đại diện cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và báo chí truyền thông của tỉnh. Nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn nghệ thuật tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức,...

Khai mạc Lễ hội chùa Ông năm 2025

Tối 7/2 (tức mồng 10 tháng Giêng), tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra khai mạc Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa cùng đông đảo người dân, du khách tham dự. Các đại biểu đã cùng dâng hương khai hội ​Tại Lễ khai mạc, các đại biểu đã cùng dâng hương khai hội, tham gia đóng góp quỹ vì người nghèo. Toàn bộ số tiền quyên...

Văn nghệ sĩ tuổi Tỵ và ước vọng đầu Xuân

Mùa xuân mới đã về tràn ngập trong không khí vui tươi, phấn khởi. Đây cũng là thời điểm càng trở nên ý nghĩa hơn với văn nghệ sĩ, nhất là những người tuổi Tỵ. Nhà thơ Minh Hạ (bìa phải) đi thực tế sáng tác, tìm hiểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thống Nhất. Ảnh: L.Na Họ luôn xem năm tuổi là năm mang đến những nguồn năng lượng mới để sáng tác thêm nhiều...

Khởi nghiệp với mô hình trồng rau khí canh

Từ một giáo viên giảng dạy tin học, sau thời gian nghỉ việc vì điều kiện hoàn cảnh, chị Trần Thị Tuyết Mai (ngụ ấp Lê Lợi 2, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) đã khởi nghiệp bằng mô hình trồng rau khí canh với hy vọng đem lại nguồn rau sạch đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và cộng đồng. Chị Trần Thị Tuyết Mai chăm chút cho từng trụ rau. Ảnh: N.Sơn Ngã rẽ… Vốn đam mê...

Khai mạc Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025

(ĐN) - Tối 7-2 (mùng 10 tháng Giêng), Ban Trị sự Thất phủ Cổ miếu, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa đã tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025. Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà trao hoa cho Ban tổ chức Lễ hội chùa Ông năm 2025. Ảnh: Ly Na Đến dự lễ có: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Minh Dũng; Ủy viên Ban Thường...

Tăng cường tuyên truyền, phát huy giá trị di tích trong đời sống văn hóa

(ĐN)- Sáng 5-2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã đến dâng hương Đền thờ Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo) tại huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng thăm hỏi, trò chuyện với Ban trị sự Đền thờ Đức thánh Trần (thành phố Biên Hòa). Ảnh: CTV Tại đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã thăm hỏi và chúc mừng năm mới đến Ban trị sự đền thờ. Đồng thời nghe...

Chùa Gia Lào, núi Chứa Chan đón hơn 30 ngàn người chiêm bái dịp Tết

(ĐN)- Chùa Gia Lào (Bửu Quang) là ngôi chùa cổ kính nằm trên ngọn núi cao nhất Đồng Nai, thu hút hàng chục ngàn du khách tham quan vào những ngày đầu năm vì không chỉ linh thiêng, mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Chị Nguyễn Thị Thúy Phượng (thứ 2 từ phải qua) cùng gia đình đi viếng chùa tại núi Chứa Chan. Ảnh: N.Hoàng Những ngày đầu năm, hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về...

Vào mùa lễ hội – Báo Đồng Nai điện tử

Mùa lễ hội năm 2025 ở Đồng Nai đã và đang diễn ra rộn ràng với đa dạng hoạt động văn hóa, vừa tạo điều kiện để người dân vui xuân, vừa là cơ hội để quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất hơn 325 năm hình thành và phát triển. Hoạt động diễu hành và biểu diễn văn nghệ trên đường phố trong Lễ hội chùa Ông, thành phố Biên Hòa được người dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất