Powered by Techcity

Khơi thông chính sách điện mặt trời mái nhà


Sau gần 4 năm bỏ trống, Chính phủ vừa ban hành nghị định về điện mặt trời (ĐMT) mái nhà hình thức tự sản xuất, tự tiêu thụ. Đây là cơ sở pháp lý để khơi thông nguồn điện tái tạo, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.





Mô hình dự án điện mặt trời mái nhà giới thiệu tại Diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh năm 2024. Ảnh: H.Lộc
Mô hình dự án điện mặt trời mái nhà giới thiệu tại Diễn đàn và triển lãm kinh tế xanh năm 2024. Ảnh: H.Lộc

Theo đánh giá của các chuyên gia, doanh nghiệp, nghị định có nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư.

Dùng không hết, được bán 20% công suất

Sau nhiều năm chờ đợi, cuối tháng 10-2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMT mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Theo nghị định, các dự án ĐMT tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái công trình xây dựng gồm: nhà ở của người dân, cơ quan công sở, khu và cụm công nghiệp nói chung, cơ sở kinh doanh được mua bán điện theo cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

Nghị định này quy định cụ thể 9 cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT mái nhà. Đáng chú ý là nội dung tổ chức, cá nhân lắp đặt ĐMT tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không bị giới hạn công suất lắp đặt trong trường hợp không đấu nối với hệ thống điện quốc gia hoặc dự án công suất dưới 100kW.




Đến hết năm 2020, có gần 5,9 ngàn hệ thống ĐMT ở Đồng Nai được ký hợp đồng mua bán điện. Từ đó đến nay, không có hệ thống nào được ký hợp đồng mua bán do “trống” chính sách.   

Chính sách ưu đãi đáng chú ý thứ 2 là dự án ĐMT mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia thuộc hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ có công suất dưới 100kW nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt, áp dụng phạm vi cả nước. Tại dự thảo nghị định trước đó, Bộ Công thương đề xuất phương án khu vực miền Bắc được bán lên lưới lượng điện dư là 20% tổng công suất lắp đặt, còn miền Trung và miền Nam chỉ được bán 10% tổng công suất.

Bên cạnh 2 chính sách khuyến khích nổi bật trên, nghị định còn đưa ra các ưu đãi thuế, không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh, không phải làm thủ tục bổ sung đất công trình năng lượng… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư.

Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xây lắp Tiến Thịnh (Thành phố Hồ Chí Minh) Trịnh Ngọc Quyết Tiến cho hay, đã gần 4 năm, doanh nghiệp kinh doanh thiết bị và đối tượng sử dụng chờ đợi chính sách ĐMT mái nhà. Cũng theo ông Tiến, thời gian qua, các dự án quy mô công suất lớn bị vướng nhiều vì không được đấu nối vào hệ thống lưới điện quốc gia. Còn các dự án nhỏ lắp đặt để sử dụng vào ban ngày thì không bị vướng mắc về đấu nối nhưng lại phải có giấy phép xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy… dẫn đến không lắp đặt được.

“Nghị định mới của Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi. Nghị định cũng quy định chi tiết, cụ thể các nội dung, điều này không chỉ giúp doanh nghiệp, hộ gia đình, cơ quan công sở thuận lợi đầu tư dự án điện sạch để sử dụng, mà còn giúp các địa phương có lợi thế như Đồng Nai thu hút được các tập đoàn đầu tư vào lĩnh vực này nhằm bán lại cho chính doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp” – ông Tiến chia sẻ.

Cơ hội gia tăng điện tái tạo

Phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có ĐMT mái nhà là chính sách quan trọng của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ; Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Quốc hội… và nhiều kế hoạch, nghị quyết, chương trình hành động liên quan đến tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khác.

Việc ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách khuyến khích ĐMT mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ nói trên là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Theo thạc sĩ Lê Thị Bích, Trường cao đẳng Công nghệ cao Lilama 2 (huyện Long Thành), sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng giá trị sản phẩm và lợi thế cạnh tranh. Dẫn chứng là hiện nay, các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU… đã áp dụng chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) đối với sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác. Doanh nghiệp có dự án ĐMT mái nhà phục vụ sản xuất là điều kiện để hàng hóa thâm nhập vào thị trường này. Bên cạnh đó, việc biết cách dùng dự án đầu tư năng lượng tái tạo để truyền thông, xây dựng giá trị thương hiệu sẽ mang thêm lợi ích về xã hội và môi trường cho doanh nghiệp.

Phó giám đốc Sở Công thương Thái Thanh Phong cho rằng, Đồng Nai có tiềm năng tốt để phát triển các dự án ĐMT mái nhà. Tại kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh được phân bổ chỉ tiêu nguồn điện này là 229MW, khá khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu. Nghị quyết về cơ chế, chính sách khuyến khích ĐMT mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ sẽ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án lắp đặt, sử dụng tại chỗ mà không bán điện lên lưới.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng nhiều lần chia sẻ, không ít doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh muốn lắp đặt ĐMT mái nhà để sử dụng, đáp ứng tiêu chí “xanh” trong xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, do thủ tục nhiều và phức tạp, chính sách khuyến khích phát triển ĐMT mái nhà chậm được ban hành dẫn đến khó triển khai.

Chính sách mới sẽ tạo thuận lợi cho các dự án ĐMT tự sản xuất, tự tiêu thụ, nhất là với các doanh nghiệp trong khu/cụm công nghiệp để đạt mục tiêu “kép” có chứng chỉ xanh, gia tăng tỷ lệ điện tái tạo trong sản phẩm và giảm phát thải khí nhà kính.

Hoàng Lộc

 

 

 





Nguồn: https://baodongnai.com.vn/kinh-te/202410/khoi-thong-chinh-sach-dien-mat-troi-mai-nha-db50b45/

Cùng chủ đề

Mùa mưa năm 2024 có khả năng kết thúc trong khoảng từ 25-11 đến 5-12

(ĐN) - Ngày 1-11, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai Nguyễn Phước Huy dự báo mùa mưa năm 2024 có khả năng kết thúc vào khoảng xấp xỉ muộn hơn trung bình nhiều năm từ 5-10 ngày, trong khoảng từ ngày 25-11 đến 5-12. Tại Đồng Nai hôm nay nhiệt độ trung bình từ 25 - 33 độ C. Ảnh chụp trên đường Phan Văn Trị (thành phố Biên Hòa). Ảnh: Kim Liễu Theo ông Huy, từ khoảng nửa...

Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh...

(ĐN) - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã ký ban hành kế hoạch xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nghệ nhân dân gian Phạm Lơ (bìa trái), nghệ nhân dân gian Lê Văn Lợi (bìa phải) được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trên lĩnh vực di sản văn hóa phi...

Làm lúa sạch thân thiện với môi trường

Với diện tích trồng lúa gần 3 ngàn hécta, nông dân huyện Vĩnh Cửu đã và đang thực hiện các giải pháp trồng lúa sạch, thân thiện môi trường nhưng vẫn giữ năng suất cao. Chủ tịch Hội Tiểu nông Cuba Félix Duarte Ortega thăm ruộng lúa của nông dân xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu. Ảnh: N.Liên Thực tế, trên địa bàn huyện đã có những cánh đồng lúa được nông dân áp dụng các giải pháp chăm sóc theo...

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ chính sách ESG

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đa số các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam cũng như Đồng Nai hiện nay chưa nắm rõ các chính sách về ESG. Đây là 3 tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững của DN. Trong đó, bao gồm trách nhiệm của DN với môi trường, xã hội và quản trị. ESG là căn cứ để các quốc gia nhập khẩu hàng...

Đồng Nai 3 lần ‘lỡ hẹn’ với cao tốc Biên Hòa

TPO – Sau 3 đợt chốt thời gian hoàn tất giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu thi công, Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Đồng Nai lại tiếp tục gia hạn thời gian hoàn thành vào cuối năm nay. UBND tỉnh Đồng Nai vừa có công văn yêu cầu các cơ quan chức năng hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1 – Dự án cao tốc Biên...

Cùng tác giả

Mùa mưa năm 2024 có khả năng kết thúc trong khoảng từ 25-11 đến 5-12

(ĐN) - Ngày 1-11, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai Nguyễn Phước Huy dự báo mùa mưa năm 2024 có khả năng kết thúc vào khoảng xấp xỉ muộn hơn trung bình nhiều năm từ 5-10 ngày, trong khoảng từ ngày 25-11 đến 5-12. Tại Đồng Nai hôm nay nhiệt độ trung bình từ 25 - 33 độ C. Ảnh chụp trên đường Phan Văn Trị (thành phố Biên Hòa). Ảnh: Kim Liễu Theo ông Huy, từ khoảng nửa...

Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh...

(ĐN) - Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã ký ban hành kế hoạch xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nghệ nhân dân gian Phạm Lơ (bìa trái), nghệ nhân dân gian Lê Văn Lợi (bìa phải) được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trên lĩnh vực di sản văn hóa phi...

3 triệu người dùng 5G Viettel sau 15 ngày ra mắt

Ngày 31/10, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sau 15 ngày chính thức ra mắt, mạng 5G Viettel đã có 3 triệu người dùng. Trong đó Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng được ghi nhận là 5 địa phương tập trung nhiều khách hàng 5G nhất, chiếm gần 50% tổng số thuê bao hiện có. Viettel đánh giá tốc độ tăng trưởng thuê bao 5G đang “cao gấp đôi” so với mạng 4G...

Làm lúa sạch thân thiện với môi trường

Với diện tích trồng lúa gần 3 ngàn hécta, nông dân huyện Vĩnh Cửu đã và đang thực hiện các giải pháp trồng lúa sạch, thân thiện môi trường nhưng vẫn giữ năng suất cao. Chủ tịch Hội Tiểu nông Cuba Félix Duarte Ortega thăm ruộng lúa của nông dân xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu. Ảnh: N.Liên Thực tế, trên địa bàn huyện đã có những cánh đồng lúa được nông dân áp dụng các giải pháp chăm sóc theo...

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ chính sách ESG

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đa số các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam cũng như Đồng Nai hiện nay chưa nắm rõ các chính sách về ESG. Đây là 3 tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững của DN. Trong đó, bao gồm trách nhiệm của DN với môi trường, xã hội và quản trị. ESG là căn cứ để các quốc gia nhập khẩu hàng...

Cùng chuyên mục

Làm lúa sạch thân thiện với môi trường

Với diện tích trồng lúa gần 3 ngàn hécta, nông dân huyện Vĩnh Cửu đã và đang thực hiện các giải pháp trồng lúa sạch, thân thiện môi trường nhưng vẫn giữ năng suất cao. Chủ tịch Hội Tiểu nông Cuba Félix Duarte Ortega thăm ruộng lúa của nông dân xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu. Ảnh: N.Liên Thực tế, trên địa bàn huyện đã có những cánh đồng lúa được nông dân áp dụng các giải pháp chăm sóc theo...

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ chính sách ESG

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đa số các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam cũng như Đồng Nai hiện nay chưa nắm rõ các chính sách về ESG. Đây là 3 tiêu chuẩn để đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững của DN. Trong đó, bao gồm trách nhiệm của DN với môi trường, xã hội và quản trị. ESG là căn cứ để các quốc gia nhập khẩu hàng...

Đồng Nai xây dựng đội ngũ nông dân mới

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW ngày 20-7-2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân (ND) Việt Nam về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động ND trong tình hình mới, những năm qua, hội ND các cấp đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện. Hình thức, nội dung tuyên truyền có nhiều đổi mới, gắn bó thiết thực  với nhu cầu sản xuất, đời sống của ND....

Phó chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực tế khu đất công 543 hécta tại Xuân Lộc

(ĐN) - Chiều 31-10, đoàn công tác của UBND tỉnh do Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi  làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế khu vực đất công do Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh quản lý tại huyện Xuân Lộc. Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi kiểm tra thực tế vị trí đất công tại huyện Xuân Lộc. Ảnh: Hoàng Oanh Tại đây, đoàn đã đi kiểm tra thực tế khu đất có diện...

Thay đổi tư duy, nhận thức, tạo bước đột phá trong công tác quy hoạch

(ĐN)- Ngày 31-10, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành và các địa phương về tình hình thực hiện lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: Phạm Tùng Sở Xây dựng cho biết, theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2030, toàn...

Tăng cường quảng bá, phát triển thương hiệu, phấn đấu nâng hạng cho sản phẩm OCOP

(ĐN) - Ngày 31-10, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (Ban chỉ đạo 264) tỉnh do Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Tấn Linh, Phó trưởng ban chỉ đạo 264 tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chương trình OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tại huyện Xuân Lộc và thành phố Long Khánh. Tham dự đoàn còn có Phó giám đốc Sở Thông...

Nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp

(ĐN) - Ngày 31-10, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) phối hợp với Sở Công thương tổ chức hội thảo tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (FTA). Quang cảnh hội thảo tập huấn. Ảnh: C.T. Tại hội thảo, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được các chuyên gia, đại diện Cục Thương...

Quy hoạch lại cụm công nghiệp Đồng Nai

Đến năm 2030, Đồng Nai được giữ lại 20 cụm công nghiệp (CCN) trong tổng số các CCN đã quy hoạch trước đó. Đồng thời, các địa phương trong tỉnh kiến nghị bổ sung thêm 11 khu vực để thu hút đầu tư xây dựng CCN mới nhằm đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. Đoàn công tác của Sở Công thương kiểm tra thực tế một cụm công nghiệp trên...

Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ động vật

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và thú y Đồng Nai, trong 9 tháng của năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện kiểm dịch động vật hơn 149 triệu con, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản phẩm động vật được kiểm dịch hơn 15 ngàn tấn, tăng 55,9% so với cùng kỳ. Kiểm soát giết mổ hơn 13,3 triệu con, tăng 24,8% so với cùng kỳ.  Ngành thú y cũng chú...

Đồng Nai phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai Đề án Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao năng lực giết mổ, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh xúc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất