Powered by Techcity

Đền Thủy Lâm Động và dấu ấn tín ngưỡng thờ Mẫu tại Đồng Nai


Ngày 12-7-2024, UBND huyện Định Quán phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, các đơn vị liên quan tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh và trao bằng xếp hạng cấp tỉnh di tích lịch sử đền Thủy Lâm Động (huyện Định Quán). Đây là nơi gắn liền với lịch sử phát triển vùng đất Túc Trưng – Định Quán, của đội ngũ công nhân cao su và dấu ấn đậm nét quá trình du nhập tín ngưỡng thờ Mẫu vào vùng đất Đồng Nai.





Nghi thức hầu đồng tại đền Thủy Lâm Động
Nghi thức hầu đồng tại đền Thủy Lâm Động

 

Từ đồn điền cao su Túc Trưng đến sự ra đời đền Thủy Lâm Động

Năm 1884, sau khi cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp bước vào công cuộc khai thác thuộc địa, vơ vét, bóc lột sức lao động, thành lập đồn điền cao su trên khắp các tỉnh ở Nam Kỳ. Lô cao su đầu tiên với tên gọi “Lô 9” được thực dân Pháp trồng thử nghiệm tại đồn điền Suy-da-na (Dầu Giây) thuộc làng An Lộc, tổng Bình Lâm Thượng, tỉnh Biên Hòa. Năm 1908, Công ty Cao su Đồng Nai (Les caoutchous du Donai, viết tắt LCD) được thành lập (trụ sở chính đóng ở Paris – Pháp). Trong các năm từ 1914-1918, công ty tập trung khai thác, xây dựng 3 đồn điền cao su: đồn điền Trảng Bom, đồn điền Cây Gáo (huyện Trảng Bom) và đồn điền Túc Trưng (huyện Định Quán).

Tại đồn điền Túc Trưng đội ngũ công nhân phần lớn là dân phu từ miền Bắc (Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng), miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị…) được tuyển mộ vào đồn điền, đa số họ là những nông dân nghèo bị địa chủ phong kiến bóc lột, phải chấp nhận ký giao kèo “contrat” vào miền Nam làm phu cao su. Cuộc sống của người công tra tại các đồn điền hết sức vất vả, phải lao động khổ sai, ở tập trung trong những lán trại rách nát, ăn uống khổ cực. Thân phận những người nông dân nghèo khi đi làm phu cao su không có của cải đáng giá, thứ duy nhất họ mang theo là niềm tin vào các vị thần linh được tôn thờ khi còn ở quê hương xứ sở. Trên vùng đất mới, đối diện với thiên nhiên còn hoang hóa, dịch bệnh, sự hà khắc của chủ đồn điền cùng bọn cai, xu và tư bản thực dân Pháp; người công tra chỉ biết khấn nguyện mong được thần linh phù hộ, che chở cho họ có cuộc sống bớt khổ cực.

Năm 1924 tại con suối nơi thường lấy nước sử dụng sinh hoạt, các công tra xin chủ đồn điền cho dựng ngôi miếu thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Năm 1957, ông Nguyễn Gia Sản cùng với các công tra cao su Túc Trưng tiến hành sửa chữa, mở rộng diện tích và bổ sung ban thờ Mẫu Liễu Hạnh, đặt tên đền Thủy Lâm Động. Năm 2002 đền được trùng tu tạo nên diện mạo ngày nay với các hạng mục: cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, Đức thánh Trần Hưng Đạo, nhà tổ… thờ Tam Phủ (mẫu Liễu Hạnh, mẫu Thượng Ngàn, mẫu Thoải), Đức thánh Trần Hưng Đạo, Quán Thế Âm Bồ Tát, phối thờ Chầu Lục, Chầu Bé… và những bậc tiền hiền có công tạo dựng đền. Hàng năm, tại đền tổ chức lễ tiệc Mẫu ngày 26-2 (âm lịch), lễ tiệc Bản đền ngày 20-9 (âm lịch)…

Những giá trị lịch sử – văn hóa

Tại Định Quán, đền Thủy Lâm Động gắn liền với quá trình phát triển của cộng đồng cư dân ở vùng đất Túc Trưng từ lúc lập làng, là chứng tích cho lịch sử đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Túc Trưng chống thực dân Pháp. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, công nhân cao su Túc Trưng tiếp tục góp phần xây dựng lực lượng vũ trang huyện Định Quán, cùng cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.

Đền Thủy Lâm Động có kết cấu kiến trúc mái chồng diêm, nội thất trang trí hệ thống hoành phi, liễn đối, cửa võng nhiều chủ đề “lưỡng long chầu nhật”, “long phụng”, “tứ linh”… và hệ thống tượng thờ có giá trị lịch sử, mỹ thuật được người xưa tạo tác, gửi gắm thông điệp cầu cho cuộc sống ấm no, mưa thuận gió hòa. Đặc biệt, hệ thống các vị thần được thờ cúng vốn là những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Xí… Khi sống họ là những người có tài, có đức, góp phần vào sự nghiệp dựng nước, bảo vệ người dân, khi mất hiển linh, là chỗ dựa tinh thần, thể hiện ý thức về cội nguồn dân tộc, giáo dục thế hệ trẻ về tinh thần yêu nước.

Việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua nghi lễ lên đồng tại đền Thủy Lâm Động thể hiện đức tin về sự giáng/nhập của các vị thần đươc cộng đồng thực hành, sáng tạo và trao truyền qua các thế hệ. Thông qua các yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian trong hầu đồng thể hiện nhu cầu và khát vọng của con người về sức khỏe, cầu bình an, làm ăn phát đạt, mong ước đất nước thái bình, qua đó lan tỏa và làm phong phú thêm giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO ghi danh trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Tất cả những yếu tố đó đã trở thành hạt nhân quan trọng cấu thành một quần thể kiến trúc thờ Mẫu độc đáo của tỉnh Đồng Nai.

Việc UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử đền Thủy Lâm Động là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích, cụ thể hóa nội dung của Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12-12-2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, con người Đồng Nai trở thành nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển toàn diện và bền vững.

  Nguyễn trí Nghị





Nguồn: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202410/den-thuy-lam-dong-va-dau-an-tin-nguong-tho-mau-tai-dong-nai-f3549c4/

Cùng chủ đề

Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển với tư duy đổi mới

(ĐN)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26-10, Quốc hội thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025. Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường chủ trì phiên thảo luận ở tổ vào sáng 26-10. Ảnh: CTV Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%;...

Đồng Nai: Bắt khẩn cấp Phó chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom

Ngày 26/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận đã bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự ông Nguyễn Đình Thanh – Phó chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom để điều tra hành vi nhận hối lộ. Phó chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom bị bắt khẩn cấp để điều tra hành vi nhận hối lộ. (Ảnh minh hoạ) Trước đó,...

Trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai

(ĐN) - Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai lần thứ 5-2024, chiều 26-10, các đơn vị đã tham gia phần thi trình diễn trang phục truyền thống. Các thí sinh trình diễn trang phục tự chọn. Ảnh: My Ny Theo đó, 8 đơn vị gồm: thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và các huyện: Cẩm Mỹ, Tân Phú, Thống Nhất, Định Quán, Trảng Bom, Long Thành tham...

Giải bóng bàn các đội mạnh quốc gia lần đầu tiên tổ chức tại Đồng Nai

(ĐN)- Giải bóng bàn các đội mạnh quốc gia lần đầu tiên tổ chức tại Đồng Nai có mức giải thưởng cao nhất trong lịch sử giải đấu với tổng giải thưởng lên đến 185 triệu đồng. Các đại biểu tham dự buổi họp báo. Ảnh: Huy Anh Sáng 26-10, tại khách sạn The Mira Central Park, Liên đoàn bóng bàn Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Đồng Nai tổ chức họp báo và...

Dự án Chăn nuôi dê thịt hộ gia đình đoạt giải Nhất cuộc thi Thanh niên nông thôn sáng tạo khởi nghiệp

(ĐN) – Sáng 26-10, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh phối hợp tổ chức cuộc thi Thanh niên nông thôn sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Đồng Nai lần thứ III năm 2024. Các đại biểu trao giải Nhất cho tác giả của dự án Chăn nuôi dê thịt hộ gia đình. Ảnh: Nga Sơn Theo tin từ Ban Tổ chức, cuộc thi được phát động từ tháng 9-2024. Sau gần 1 tháng, Ban Tổ chức đã nhận được 16...

Cùng tác giả

Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển với tư duy đổi mới

(ĐN)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26-10, Quốc hội thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025. Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường chủ trì phiên thảo luận ở tổ vào sáng 26-10. Ảnh: CTV Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%;...

Đồng Nai: Bắt khẩn cấp Phó chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom

Ngày 26/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận đã bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự ông Nguyễn Đình Thanh – Phó chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom để điều tra hành vi nhận hối lộ. Phó chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom bị bắt khẩn cấp để điều tra hành vi nhận hối lộ. (Ảnh minh hoạ) Trước đó,...

Hoạt động của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trong khuôn khổ chuyến công tác tháp tùng Thủ …

Tại Hội nghị, Việt Nam đã tích cực tham gia thảo luận về tăng cường hợp tác giữa BRICS với các nước đối tác nhằm thúc đẩy các động lực truyền thống, đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng một hệ sinh thái quản trị toàn cầu cân bằng, hiệu quả, bao trùm, đề cao vai trò...

Trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai

(ĐN) - Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai lần thứ 5-2024, chiều 26-10, các đơn vị đã tham gia phần thi trình diễn trang phục truyền thống. Các thí sinh trình diễn trang phục tự chọn. Ảnh: My Ny Theo đó, 8 đơn vị gồm: thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và các huyện: Cẩm Mỹ, Tân Phú, Thống Nhất, Định Quán, Trảng Bom, Long Thành tham...

Giải bóng bàn các đội mạnh quốc gia lần đầu tiên tổ chức tại Đồng Nai

(ĐN)- Giải bóng bàn các đội mạnh quốc gia lần đầu tiên tổ chức tại Đồng Nai có mức giải thưởng cao nhất trong lịch sử giải đấu với tổng giải thưởng lên đến 185 triệu đồng. Các đại biểu tham dự buổi họp báo. Ảnh: Huy Anh Sáng 26-10, tại khách sạn The Mira Central Park, Liên đoàn bóng bàn Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Đồng Nai tổ chức họp báo và...

Cùng chuyên mục

Trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai

(ĐN) - Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai lần thứ 5-2024, chiều 26-10, các đơn vị đã tham gia phần thi trình diễn trang phục truyền thống. Các thí sinh trình diễn trang phục tự chọn. Ảnh: My Ny Theo đó, 8 đơn vị gồm: thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và các huyện: Cẩm Mỹ, Tân Phú, Thống Nhất, Định Quán, Trảng Bom, Long Thành tham...

Người nối nhịp cầu đoàn kết Hoa – Việt ở Đồng Nai

Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần X đã thành công tốt đẹp, hiệp thương 405 vị ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X; trong đó, ông Huỳnh Hữu Nghĩa tiếp tục được tái nhiệm. Ông Huỳnh Hữu Nghĩa tại Lễ hội Chùa Ông Biên Hòa năm 2023. Huỳnh Hữu Nghĩa (còn có tên là Thái Văn Nghĩa) sinh năm 1958, nguyên quán ở tỉnh Phước Kiến (Trung Quốc), sinh quán ở Biên Hòa,...

Bảo tồn, phát huy di tích khảo cổ học

Hoạt động khảo cổ học trên địa bàn Đồng Nai vài năm trở lại đây diễn ra sôi động với nhiều đợt khai quật cùng với hoạt động trùng tu tôn tạo, xếp hạng di tích khảo cổ… Các em học sinh tham quan Di tích khảo cổ Tân Lại, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Ảnh: L.Na Việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích khảo cổ học không chỉ góp phần kết nối quá khứ...

Sân chơi cho người yêu Truyện Kiều ở Đồng Nai

Tròn 10 năm kể từ ngày thành lập, Văn phòng Ðại diện Hội Kiều học Việt Nam tại Đồng Nai (khu phố 4, phường Bình Đa, thành phố Biên Hòa) không chỉ tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Truyện Kiều của Nguyễn Du mà còn trở thành sân chơi cho các hội viên trong và ngoài tỉnh. PGS-TS Huỳnh Văn Tới, Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ dân gian...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa – thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai

(ĐN) - Sáng 25-10, UBND tỉnh tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Đồng Nai lần thứ 5-2024. Các đại biểu, vận động viên, nghệ nhân thực hiện nghi thức chào cờ tại lễ khai mạc. Ảnh: My Ny Ngày hội thu hút 12 đơn vị với hơn 900 vận động viên, diễn viên quần chúng, nghệ nhân DTTS đến từ 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh...

Sắc màu văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai

Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Đồng Nai lần thứ V-2024 diễn ra từ ngày 25 đến 27-10 với nhiều hoạt động hấp dẫn, đa sắc màu, trong đó điểm nhấn là các hoạt động biểu diễn văn nghệ, trang phục truyền thống, thi đấu thể thao… Đẩy gậy là một trong những trò chơi dân gian tại Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng...

Quan tâm đào tạo nhân lực văn hóa là người dân tộc thiểu số

Thông tin từ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, công tác đào tạo nguồn nhân lực đối với học sinh là người dân tộc thiểu số được sở quan tâm, chú trọng ưu tiên, đãi ngộ. Từ năm 2019 đến nay, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật Đồng Nai và Trường phổ thông Năng khiếu thể thao Đồng Nai đã tuyển sinh và đào tạo 88 học sinh người dân tộc thiểu số. Hàng năm, đánh giá kết...

Ngày xưa có một chuyện tình: Khi yêu thương không dễ nói thành lời…

Phân cảnh lấy nước mắt của tôi nhiều nhất không phải là những khoảnh khắc đẹp và buồn đến nghẹt thở của mối tình tay ba Miền – Vinh – Phúc, mà là giây phút cha Miền dùng cây roi quất túi bụi vào người mình, khi đứa con gái út xinh đẹp ngoan hiền quỳ dưới sàn nhà thú tội. Phúc và Miền trong Ngày xưa có một chuyện tình. Ảnh: Đoàn phim cung cấp Người đàn ông miền Trung...

Đề xuất nắn tuyến đường ven sông Đồng Nai để bảo tồn ‘nhà lầu ông Phủ’

(ĐN) - Sở Văn hóa, thể thao và du lịch vừa có văn bản gửi UBND tỉnh tham mưu phương án bảo tồn nhà cổ Võ Hà Thanh (còn gọi là nhà lầu ông Phủ), phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Để bảo tồn nhà lầu ông Phủ, các sở, ngành và địa phương đề xuất UBND tỉnh nắn tuyến đường ven sông. Ảnh: Hạnh Theo đó, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch cùng các sở, ngành và...

Đồng Nai đoạt 3 huy chương vàng Hội diễn Tiếng hát miền Đông lần thứ 21

(ĐN) - Tối 23-10, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) phối hợp Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ bế mạc Hội diễn Tiếng hát miền Đông lần thứ 21-2024. UBND tỉnh Bình Thuận trao bằng khen cho các đoàn nghệ thuật tham gia hội diễn (đoàn Đồng Nai thứ 2, từ phải qua). Ảnh: CTV Với chủ đề Khát vọng tỏa sáng miền Đông, Hội diễn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất