Powered by Techcity

Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Dù đã được cảnh báo nhiều, nhưng mới đây, tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô lại tiếp nhận điều trị các ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Nhiễm liên cầu khuẩn lợn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Phần lớn, các ca nhiễm bệnh đều liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các thức ăn được chế biến từ thịt lợn chưa được nấu chín.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận 1 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 8 ca mắc liên cầu khuẩn lợn, trong đó 1 ca tử vong. Ca bệnh vừa được ghi nhận là nam bệnh nhân (34 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm).

Ảnh minh họa.

Bệnh nhân này khởi phát bệnh vào ngày 29-8 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, rối loạn ý thức, lơ mơ, tiểu không tự chủ. Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Kết quả xét nghiệm dịch não tủy ngày 5/9 của bệnh nhân cho thấy, dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn. Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.

Không may mắn như trường hợp trên, sau khi ăn tiết canh để lấy may, nam bệnh nhân (27 tuổi, ở tỉnh Bắc Ninh) xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, đau người, sốt rét run. Sáng hôm sau, người nhà phát hiện bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, tím tái toàn thân.

Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản thở máy và chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Tại đây, bệnh nhân xuất hiện ban xuất huyết hoại tử rải rác toàn thân, tập trung nhiều vùng mặt, đầu chi. Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán cho thấy, nam bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết – viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn. Tại bệnh viện, bệnh nhân được điều trị biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng, được lọc máu liên tục, truyền các chế phẩm của máu…

Bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây ra. Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong.

Điều đáng nói là người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Bác sỹ Phan Văn Mạnh, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết thêm, bệnh liên cầu lợn thông thường sẽ gây ra 2 bệnh cảnh chính là nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào khỏe mạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể hay gặp hơn trên nền bệnh nhân lạm dụng rượu. Riêng với những bệnh nhân có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiều bệnh lý nền, tuổi cao thì bệnh càng diễn biến nặng.

Vì vậy, theo khuyến cáo của bác sỹ, để phòng nguy cơ nhiễm bệnh, người dân cần chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, rõ nguồn gốc, tránh mua thịt có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Mặt khác, không giết mổ, ăn thịt lợn bị ốm, không rõ nguồn gốc.

Vi khuẩn liên cầu lợn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm nấu chín kỹ. Do đó, người dân nên tuân thủ ăn chín uống sôi, không ăn thịt lợn chết, không ăn các món tái, sống, đặc biệt là tiết canh lợn và các loại tiết canh dê, ngan, vịt. Khi có các triệu chứng của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế khám để phát hiện và điều trị kịp thời.

Còn theo CDC Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai.

Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ. Thậm chí, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng. Vì vậy, khi ăn các món ăn được chế biến từ thịt lợn chưa nấu chín, như tiết canh, nem chua… dễ có nguy cơ mắc bệnh.

Ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến cho người giết mổ bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, vết trầy xước trên da. Hiện, bệnh chưa có vắc xin phòng. Do đó, tuân thủ ăn chín, uống sôi và các quy định bảo đảm an toàn khi giết mổ là vô cùng quan trọng.

Bộ Y tế khuyến cáo ăn chín, uống sôi để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm

Từ đầu năm 2024 tới nay, cả nước ghi nhận rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra với quy mô lớn. Điển hình như 153 người ở Sóc Trăng ngộ độc sau khi ăn bánh mì, patê, chả giò vào tháng 3. Các cơ quan chức năng xác định nguyên do nhiễm Salmonella trong thịt nguội ăn kèm bánh mì.

Cũng trong tháng 3 năm nay, 368 người phải nhập viện sau khi ăn cơm gà tại một quán ăn ở Nha Trang, Khánh Hòa. Các chuyên gia đã xác định nguyên nhân gây ngộ độc là vi khuẩn Salmonella trong thịt gà.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5, hơn 550 người ở Long Khánh, Đồng Nai phải nhập viện sau khi ăn bánh mì tại 1 cơ sở kinh doanh không giấy phép trên địa bàn. Nguyên nhân ngộ độc do vi khuẩn Salmonella và một số vi khuẩn khác trong thịt lợn và pate ăn kèm bánh mì.

Đến tháng 5/2024, 438 công nhân tại Vĩnh Phúc phải cấp cứu sau bữa ăn tại bếp ăn tập thể của công ty. Nguyên nhân ngộ độc được xác định do loại vi khuẩn hiếu khí rất khó gặp, nghi có trong món canh chua.

Tháng 8/2024, 150 công nhân tại Cụm công nghiệp Hoàng Xá, Phú Thọ đã phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do chất histamin với hàm lượng cao (3.806 mg/kg) có trong món cá kho trong bữa ăn.

Qua những vụ ngộ độc thực phẩm trên, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho rằng, những vụ việc trên xảy ra đều do vi sinh vật, gây ngộ độc cấp tính, tỷ lệ tử vong thấp hơn ngộ độc hóa chất, độc chất. Nếu nguyên nhân từ hóa chất thì tỷ lệ tử vong sẽ tăng hơn rất nhiều.

Các vụ ngộ độc đều xảy ra với quy mô hàng trăm người có xu hướng tăng, bác sỹ Nguyên cho biết do 2 yếu tố.

Thứ nhất, yếu tố khách quan là thời tiết, khí hậu nước ta nóng khiến vi khuẩn, vi trùng sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, Việt Nam trong xu hướng phát triển mở cửa, người dân chuyển dịch bữa ăn từ gia đình ra ngoài cộng đồng như ăn sáng ở quán, bữa ăn bán trú, bếp ăn tập thể.

Thứ hai, yếu tố chủ quan là trách nhiệm của cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý.

Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay, theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định 15 của Chính phủ có 3 cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn thực phẩm gồm Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Tuyên cho rằng, để làm tốt công tác an toàn thực phẩm cần triển khai tốt Luật An toàn thực phẩm và đảm bảo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức từ các cấp ủy chính quyền về vai trò giám sát. Tuyên truyền cho người dân đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Thời gian qua, các vụ ngộ độc đều liên quan tới bếp ăn tập thể, thực phẩm đường phố vì vậy, các địa phương phải tăng cường kiểm tra giám sát các khu vực này. Theo ông Tuyên, cần thanh tra, giám sát chặt chẽ trên địa bàn từ khâu nuôi trồng, thu hái, chế biến, sử dụng.

Khi có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, lĩnh vực như nuôi trồng do ngành nông nghiệp, lưu thông trên thị trường do ngành công thương, kiểm định trước khi sử dụng, cơ sở sản xuất và chế biến do cơ quan y tế, chắc chắn ngộ độc thực phẩm sẽ giảm.

Thứ trưởng Bộ Y tế còn nhấn mạnh mỗi người hãy thực hiện ăn chín uống sôi, không mua thực phẩm chưa rõ nguồn gốc, không sử dụng thức ăn đường phố chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, 6 tháng năm 2024, cả nước ghi nhận 55 vụ ngộ độc thực phẩm, 6 người tử vong, 2.397 người phải nhập viện.

Nguyên nhân xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở 1 trong nhiều khâu, từ lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản, bày bán thực phẩm tới tay người tiêu dùng.

Mắc hội chứng fournier do tự đắp thuốc lá chữa bệnh

Tự ý đắp thuốc lá chữa bệnh, bệnh nhân G.X.S, nam 59 tuổi, dân tộc Mông, sinh sống tại Hà Giang, đã trải qua những biến chứng nghiêm trọng của hội chứng Fournier (hoại tử vùng sinh dục và hậu môn).

Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết trước khi nhập viện 13 ngày, ông đã có triệu chứng sưng nóng, đỏ đau ở vùng bìu. Tin tưởng vào các phương pháp điều trị truyền thống, bệnh nhân đã tìm đến thầy lang trong khu vực để thăm khám và đắp thuốc lá tại nhà.

Tuy nhiên, sau khi áp dụng phương pháp này, tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân hoại tử toàn bộ vùng da bìu tầng sinh môn lan lên thành bụng

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng: sốt, vùng bìu tầng sinh môn và thành bụng hoại tử bốc mùi thối, nhiều mủ và giả mạc và rất đau đớn. Sau 2 ngày điều trị tại cơ sở y tế ban đầu nhưng không có cải thiện, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân lập tức được chỉ định nhập viện tại khoa Hồi sức tích cực. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng fournier, theo dõi nhiễm khuẩn huyết với biểu hiện rõ rệt: vùng bìu tầng sinh môn hoại tử nhiều mủ và lan lên cả thành bụng. Hội chứng này là một tình trạng hoại tử mô mềm vùng sinh dục và hậu môn, một biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Thạc sỹ, bác sỹ Hà Việt Huy, Khoa Hồi sức tích cực, cho biết, vùng sinh dục và hậu môn là khu vực có rất ít mạch máu nuôi dưỡng, vì vậy, điều trị nội khoa thường không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, chỉ có phẫu thuật ngoại khoa mới có thể cứu sống bệnh nhân.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Ngoại Tổng hợp – Tiết niệu và Nam học để thực hiện phẫu thuật. Theo BSCKII Trần Thượng Việt – Trưởng Khoa, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, các bác sỹ đã cắt lọc toàn bộ vùng bìu, tầng sinh môn bị hoại tử và phần thành bụng hoại tử. Tuy nhiên, tình trạng hoại tử vẫn có thể tiếp tục tiến triển và có khả năng bệnh nhân sẽ phải trải qua thêm một đến vài lần phẫu thuật nữa.

Sau phẫu thuật cắt lọc ổ hoại tử, bệnh nhân đã được chuyển lại khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục điều trị.

Theo bác sỹ Huy, hội chứng fournier thường gặp ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mất máu, sốc nhiễm khuẩn nguy cơ tử vong rất cao.

Trong trường hợp này, việc bệnh nhân tự ý điều trị bằng các loại thuốc lá không rõ thành phần đã tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, khiến tình trạng bệnh diễn tiến nhanh và phức tạp hơn.

Bác sỹ Huy cũng nhấn mạnh, nếu ngay từ đầu bệnh nhân được điều trị đúng cách và kịp thời, tình trạng hoại tử có thể đã không phát triển đến mức nghiêm trọng như vậy.

Hội chứng fournier, dù là bệnh hiếm gặp, nhưng vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh nhân và cộng đồng cần tránh việc tự ý điều trị bằng các phương pháp truyền miệng, đặc biệt là sử dụng thuốc lá hoặc các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.

Khi có các triệu chứng bất thường như sưng, nóng, đỏ đau vùng sinh dục hoặc hậu môn, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: https://baodautu.vn/tin-moi-y-te-ngay-179-nhiem-lien-cau-khuan-do-thoi-quen-an-thuc-pham-tai-song-d225106.html

Cùng chủ đề

Số người bị ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu tăng lên hơn 200

Một bệnh nhân ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở Vũng Tàu – Ảnh: ĐÔNG HÀ Lãnh đạo Bệnh viện Vũng Tàu cho biết đến 22h ngày 27-11, đã có 170 ca nhập vào bệnh viện này cấp cứu ngộ độc thực phẩm. Trong 170 ca, hiện vẫn còn 117 người ở lại điều trị nội trú, tiếp tục theo dõi, trong đó có 10 trường hợp theo dõi cấp cứu.  Ngoài ra, theo báo cáo của Phòng...

Tăng hơn 1.000 ca ngộ độc thực phẩm so với cùng kỳ

Tin mới y tế ngày 2/8: Tăng hơn 1.000 ca ngộ độc thực phẩm so với cùng kỳTheo Bộ Y tế, trong những tháng qua, số ca mắc ngộ độc thực phẩm tăng 1.432 người (tức tăng khoảng đến hơn 202%), số tử vong giảm 5 người (45,5%). Số mắc tăng, tử vong giảm Theo Bộ Y tế, số vụ ngộ độc thực phẩm có xu hướng giảm ở khu vực miền núi phía Bắc nhưng tăng ở khu vực duyên...

Cùng tác giả

Đồng Nai tổ chức chương trình giao lưu văn hóa hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản

(ĐN)- Ngày 30-11, tại Trường đại học Lạc Hồng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản năm 2024. Đây là một trong những hoạt động được Đồng Nai thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 51 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nguyễn Thành...

Tìm hướng đi cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã chỉ ra những lợi thế của vùng sông nước phương Nam như: Hệ thống sông ngòi dày đặc, dài hơn 28.000km; đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa sông nước phương Nam gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà...

Đồng Nai tăng cường công tác quản lý trong hoạt động công chứng

(ĐN)- Chiều 30-11, Sở Tư pháp đã có buổi làm việc với Hội Công chứng viên tỉnh Đồng Nai về nội dung liên quan đến hoạt động công chứng. Chủ trì buổi làm việc có 2 Phó giám đốc Sở Tư pháp: Phan Quang Tuấn, Lý Hậu Hồng Lê và Chủ tịch Hội Công chứng viên tỉnh Nguyễn Thị Hồng Vân. Phó giám đốc Sở Tư pháp Phan Quang Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: An Nhơn Tại buổi làm...

Đường tránh 800 tỉ đồng ở Lâm Đồng dừng thi công suốt 4 năm sắp được “giải cứu”

Ngày 30-11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở ngành liên quan nghiên cứu nội dung chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình liên quan đến tuyến đường tránh TP Bảo Lộc.Các đơn vị có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phương án thực hiện các hạng mục còn lại của tuyến đường tránh trước ngày 18-12-2024. Hạng mục tuyến tránh thành phố...

Bé trai ở Trảng Bom tử vong do bệnh sởi chưa được tiêm mũi vaccine phòng sởi nào

(ĐN)- Sau khi trên địa bàn tỉnh ghi nhận trường hợp bé trai 3 tuổi, ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom tử vong nghi do sởi biến chứng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cùng các đơn vị liên quan đã tiến hành điều tra dịch tễ. Đồng thời tổ chức phun thuốc khử trùng khu vực nhà bé trai sinh sống. Tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh:...

Cùng chuyên mục

Đồng Nai tổ chức chương trình giao lưu văn hóa hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản

(ĐN)- Ngày 30-11, tại Trường đại học Lạc Hồng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản năm 2024. Đây là một trong những hoạt động được Đồng Nai thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 51 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Nguyễn Thành...

Tìm hướng đi cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đã chỉ ra những lợi thế của vùng sông nước phương Nam như: Hệ thống sông ngòi dày đặc, dài hơn 28.000km; đa dạng về văn hóa, đặc biệt là văn hóa sông nước phương Nam gắn với đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, với hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Nhà...

Đồng Nai tăng cường công tác quản lý trong hoạt động công chứng

(ĐN)- Chiều 30-11, Sở Tư pháp đã có buổi làm việc với Hội Công chứng viên tỉnh Đồng Nai về nội dung liên quan đến hoạt động công chứng. Chủ trì buổi làm việc có 2 Phó giám đốc Sở Tư pháp: Phan Quang Tuấn, Lý Hậu Hồng Lê và Chủ tịch Hội Công chứng viên tỉnh Nguyễn Thị Hồng Vân. Phó giám đốc Sở Tư pháp Phan Quang Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: An Nhơn Tại buổi làm...

Đường tránh 800 tỉ đồng ở Lâm Đồng dừng thi công suốt 4 năm sắp được “giải cứu”

Ngày 30-11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở ngành liên quan nghiên cứu nội dung chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình liên quan đến tuyến đường tránh TP Bảo Lộc.Các đơn vị có trách nhiệm tham mưu, đề xuất UBND tỉnh phương án thực hiện các hạng mục còn lại của tuyến đường tránh trước ngày 18-12-2024. Hạng mục tuyến tránh thành phố...

Bé trai ở Trảng Bom tử vong do bệnh sởi chưa được tiêm mũi vaccine phòng sởi nào

(ĐN)- Sau khi trên địa bàn tỉnh ghi nhận trường hợp bé trai 3 tuổi, ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom tử vong nghi do sởi biến chứng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cùng các đơn vị liên quan đã tiến hành điều tra dịch tễ. Đồng thời tổ chức phun thuốc khử trùng khu vực nhà bé trai sinh sống. Tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh:...

Kỳ họp Quốc hội thứ 8 có những tác động mang tính chất thời đại

Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã kết thúc. Trong kỳ họp, với tinh thần trách nhiệm, khẩn trương, dân chủ, trí tuệ, Kỳ họp thứ 8 đã hoàn thành 51 nội dung của các lĩnh vực: xây dựng pháp luật; giám sát tối cao; quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thể chế hóa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, góp phần quan trọng vào xây dựng và bảo vệ...

Đồng Nai ghi nhận gần 3 ngàn ca mắc sởi, Sở Y tế có văn bản hỏa tốc

(ĐN) - Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong tuần vừa qua (từ 22-11 đến 28-11), số ca mắc sởi tiếp tục lập đỉnh mới với 566 ca, cao hơn cả tuần trước đó 78 ca. Thành phố Biên Hòa là địa phương có số ca mắc trong tuần nhiều nhất với 225 ca. 10 địa phương còn lại đều ghi nhận ca mắc, trong đó Trảng Bom cũng có đến 113 ca. Huyện Cẩm Mỹ...

Tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin trong bối cảnh dịch sởi đang phức tạp

Tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin trong bối cảnh dịch sởi đang phức tạpTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên toàn cầu. Theo WHO, trong năm 2023, thế giới ghi nhận 10,3 triệu ca mắc sởi, tăng 20% so với năm 2022, trong đó có hơn 107.000 ca tử vong, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận số...

Áp dụng chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc- Nam

Chiều 30/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc – Nam Theo đó, mục tiêu nhằm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan...

Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ tham gia diễn tập phòng thủ khu vực tỉnh Đồng Nai

(ĐN) - Ngày 30-11, tại Trung đoàn Cảnh sát cơ động Đông Nam Bộ (phường Tam Phước, thành phố Biên Hòa) đã diễn ra lễ khai mạc Diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Đồng Nai năm 2024. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Quân khu 7 và tỉnh Đồng Nai dự và chỉ đạo công tác diễn tập. Ảnh: Công Nghĩa Dự lễ khi mạc và chỉ đạo công tác diễn tập có: trung tướng Nguyễn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất