Powered by Techcity

Mơ ước của người nghệ sĩ là có được những vai diễn để đời





Nghệ sĩ Võ Hoài Minh. Ảnh: NVCC

Nghệ sĩ cải lương trẻ Võ Hoài Minh, sinh năm 1990, quê ở tỉnh Tây Ninh nhưng lại chọn Đồng Nai là nơi lập nghiệp. Anh được đánh giá là gương mặt triển vọng trong làng sân khấu cải lương; là người không ngại gian khó, luôn nỗ lực, cố gắng từng ngày và đa năng hóa bản thân để nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật.

Theo nghệ sĩ Võ Hoài Minh, cải lương nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung đang gặp khó khăn bởi sự cạnh tranh với các nghệ thuật khác, điều đó đòi hỏi cải lương cần làm mới mình để phù hợp với thị hiếu, nhịp sống đương đại của xã hội. Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng anh đã đoạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi cải lương.

“Chạy” đủ nghề để nuôi dưỡng đam mê cải lương

 Điều gì thôi thúc anh đến với nghệ thuật cải lương?

– Thực sự, cải lương đối với tôi như là mối lương duyên. Vốn dĩ, quê tôi ở Tây Ninh, gia đình không có truyền thống nghệ thuật này nhưng mẹ tôi lại thích hát nhạc trữ tình. Thế nên, hồi nhỏ, tôi nghe nhiều, học theo nên cũng có chút năng khiếu ca hát và tham gia vào các hoạt động văn nghệ của trường học, địa phương.

Theo Nghệ sĩ Nhân dân QUẾ ANH, Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai, nghệ sĩ Võ Hoài Minh là gương mặt trẻ triển vọng của đơn vị. Năm 2020, anh đoạt huy chương bạc Cuộc thi Tài năng trẻ diễn viên cải lương toàn quốc năm 2020 tại Cà Mau. Đồng thời, anh đoạt Giải diễn viên trẻ xuất sắc trong Liên hoan Tân cổ giao duyên và chặp cải lương Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. Năm 2023, anh đứng thứ 4 trong Chương trình Chuông vàng vọng cổ do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi thi đậu ngành quản trị kinh doanh ở một trường đại học, đồng thời đăng ký thi thêm Trường đại học Sân khấu – điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn được làm diễn viên. Thế nhưng, tôi được gợi ý theo Khoa Kịch hát dân tộc, trong đó có dạy về cải lương. Thời điểm mới vào học, tôi là một “trang giấy trắng”, không biết một chút gì về cải lương. Trong lớp tôi học, đa số các bạn đều nắm được nhịp, bài bản, còn tôi phải bắt đầu từ những bài học vỡ lòng. Đến bây giờ nhìn lại, đó là một hành trình dài đằng đẵng đầy gian truân. Tôi cố gắng vượt lên chính mình và được các thầy cô kèm cặp, dạy dỗ nên càng học càng thấy yêu, thấy đam mê nhiều hơn.

 Theo anh, cái khó của hát cải lương so với lĩnh vực nghệ thuật khác là gì? Để một nghệ sĩ cải lương được nhiều người biết đến thì cần các tố chất gì?

– Cải lương không chỉ có hát mà còn cần rất nhiều yếu tố, nhất là về nghệ thuật diễn xuất. Diễn cải lương là phải thật tròn vai, chạm tới cảm xúc của khán giả. Đây chính là thử thách bởi nó phải xuất phát từ trong tim, phải cảm, phải hiểu và sống cùng với nhân vật. Làm sao để hóa thân trọn vẹn vào nhân vật là khó nhất. Ngoài giọng hát, người nghệ sĩ còn phải biết nuôi dưỡng cảm xúc để hóa thân vào vai diễn. Để lại dấu ấn trong mỗi vai diễn là điều mà nghệ sĩ nào cũng muốn hướng tới.

 Với các nghệ sĩ trẻ, hình như rất ít người đạt tới “cảnh giới” đó?

– Đa số là như vậy, ngay cả với chính bản thân tôi, dù rất muốn có được những dấu ấn với các vai diễn nhưng mới chỉ dừng lại ở mức tròn vai, chưa để lại ấn tượng sâu sắc. Thế hệ nghệ sĩ lớn, tên tuổi họ “đóng đinh” với vai diễn, vai diễn được viết ra để “đo ni đóng giày” bởi chỉ cần nói đến tuồng này, tuồng kia, nhân vật nọ là khán giả nghĩ đến ngay đến nghệ sĩ nào.

Còn ngày nay thì rất khó. Điều đó đòi hỏi những người trẻ phải nỗ lực nhiều, học hỏi từ các thế hệ đi trước, bù đắp vốn sống của mình để khi lên sân khấu cố gắng có được những vở diễn, vai diễn có sức nặng, lưu lại trong lòng công chúng nét riêng của mình.

 Nghệ sĩ cải lương thu nhập sẽ không cao như ca sĩ hát những dòng nhạc trẻ. Giữa bộn bề của cơm áo gạo tiền, anh có cách nào vừa đảm bảo đời sống vừa nuôi giữ được đam mê với sân khấu cải lương?

– Tôi vốn là con người không chịu ngồi yên một chỗ. Để theo đuổi được nghệ thuật truyền thống, trước hết mình phải có cái nghề và sau đó phải nỗ lực hàng ngày. Có thể với người khác, họ chỉ “đóng khung” mình là diễn viên cải lương, rất ngại khi phải đóng vai khác ngoài vở diễn nhưng tôi thì khác. May mắn là tôi có năng khiếu các loại nhạc trữ tình, nhạc cách mạng, làm MC, tổ chức sự kiện… Tôi buộc phải đa năng, tham gia nhiều công việc để có điều kiện dốc sức với nghề diễn.

Mong cải lương được cách tân để “sống” cùng dòng chảy của thời đại

 Vì sao anh chọn Đồng Nai làm nơi để đầu quân, theo đuổi và phát triển lĩnh vực nghệ thuật mà mình lựa chọn?





Nghệ sĩ Hoài Minh (bìa phải) trong một vở diễn.
Nghệ sĩ Hoài Minh (bìa phải) trong một vở diễn.

– Lại cũng như là cái duyên, khi đang học tập, hoạt động ca hát ở Thành phố Hồ CHí Minh thì có một người bạn ở Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai (nay là Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai) bảo rằng đang tuyển diễn viên. Thế là năm 2017, tôi đầu quân về đây và gắn bó với mảnh đất, con người Đồng Nai đến nay.

Nhà hát là sân khấu chuyên nghiệp để tôi có cơ hội nhiều hơn với nghề. Các cô chú, bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ tạo điều kiện cho mình phát triển bản thân. Dù nghệ thuật truyền thống đang đứng trước những khó khăn và thử thách nhưng Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đã và đang được địa phương quan tâm, tạo điều kiện để nghệ sĩ làm nghề và giữ lửa cho nghệ thuật.

Tôi nghĩ rằng, nếu nhận được những quan tâm, hỗ trợ, người nghệ sĩ sẽ luôn có được động lực trong việc phấn đấu với nghề. Hơn nữa, Đồng Nai giáp với Thành phố Hồ Chí Minh nên tôi có thể đi về giữa hai nơi để học hỏi, biểu diễn. Mình làm nghệ thuật nên ở đâu có khán giả là mình tới đó!

 Nghệ thuật cải lương, nghệ thuật truyền thống đang gặp khó khăn, anh có thể cho biết rõ hơn những khó khăn của lĩnh vực này?

– Với tôi, cải lương gặp khó chứ không mai một, cải lương vẫn có nhiều người theo đuổi và có một bộ phận đáng kể công chúng của mình. Vấn đề là hiện nay, xã hội phát triển, có nhiều yếu tố khác để người ta quan tâm, nhiều loại hình nghệ thuật mới, tân thời xuất hiện, vì thế sự cạnh tranh giữa nhau là điều tất yếu.

Trong những năm qua, việc tuyển chọn và đào tạo tài năng cải lương rất khó khăn. Hầu hết những người làm nghề đều nhận thấy đang có sự báo động lớn về việc tìm thế hệ nghệ sĩ cải lương kế cận. Nếu không có giải pháp thì rất đáng lo ngại, về lâu dài cải lương không có lực lượng kế cận nữa.

“Niềm vui, hạnh phúc của một người nghệ sĩ là được khán giả nhớ mặt, quen tên, đó là động lực lớn lao để tôi cố gắng đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng”.

Trong khi đó, công chúng trẻ lại là “nguồn khán giả” về sau, họ có cách nhìn mới, tất yếu nghệ thuật truyền thống cũng cần phải biến chuyển để phù hợp hơn với những chất liệu sống của xã hội.

 Có nghĩa là chúng ta cần sự cách tân?

– Không hẳn là vậy, ý tôi muốn nói là dựa trên nền truyền thống, phải làm sao để đưa cải lương gần gũi với công chúng hơn. Nghệ thuật cải lương từng có thời hoàng kim và đến bây giờ thì chững lại. Là bộ môn nghệ thuật dân tộc nhưng bản thân cải lương lại có những phẩm chất đương đại do phản ánh đời sống xã hội.

Vấn đề là hiện nay đang ngày càng ít những kịch bản hay, những vở diễn được dàn dựng nóng bỏng với hơi thở cuộc sống và những người làm được điều đó thì không có nhiều.

Trong điều kiện có thể, chúng ta cần đổi mới khâu xây dựng kịch bản (gần gũi, sát thực tế), dàn dựng, thiết kế sân khấu (sử dụng màn hình led, công nghệ); đồng thời phải đổi mới cả cách diễn, lối diễn của từng nghệ sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng một cách thực tế hơn.

 Xin cảm ơn anh!

Đào Lê (thực hiện)



Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn cán bộ lãnh đạo, quản lý Đồng Nai tham quan nhà máy Ajinomoto Việt Nam

(ĐN)- Sáng 17-10, tại nhà máy Biên Hòa, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã tổ chức tour tham quan nhà máy cho một số khách mời là cán bộ, lãnh đạo quản lý các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Đồng Nai. Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng tham quan Công ty Ajinomoto Việt Nam. Ảnh: V.Thanh Tham dự có Phó bí...

Tin tức nổi bật trên Báo Đồng Nai ra ngày 18-10-2024

e7837c02876411cd0187645a2551379f ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 adf923dc88492e0f018856282f8901b7 adf923dc88492e0f018856274dac0170 /media/infographic/ Tin tức nổi bật trên Báo Đồng Nai ra ngày 18-10-2024 adf923dc9296992d01929ade14750176 Infographic (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: https://baodongnai.com.vn/media/infographic/202410/tin-tuc-noi-bat-tren-bao-dong-nai-ra-ngay-18-10-2024-4750176/

Đề xuất đặt tượng cũ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh tại một trường học ở Long Khánh

Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đã có văn bản gửi UBND tỉnh về việc đặt tượng cũ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh. Theo Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Sở Giáo dục và đào tạo đã có ý kiến về việc tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh (thành phố Biên Hòa) đã xây dựng tượng Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh và bố trí phù hợp với cảnh quan. Bên cạnh đó, theo...

Đồng Nai và Đà Nẵng trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý đô thị, bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ...

(ĐN)- Ngày 17-10, tại thành phố Đà Nẵng, đoàn công tác của tỉnh do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh dẫn đầu đã có buổi làm việc, trao đổi các kinh nghiệm về công tác quản lý đô thị, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư với Thành ủy Đà Nẵng. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại buổi...

Đồng Nai có bao nhiêu khu xử lý chất thải?

(ĐN) - Theo Đề án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do UBND tỉnh ban hành cuối năm 2023, trên địa bàn tỉnh có 7 khu xử lý chất thải đang hoạt động. Đồ họa thể hiện vị trí, quy mô, nhà đầu tư các khu xử lý chất theo Quyết định số 6232/QĐ-UBND ngày 13-12-2023 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh...

Cùng tác giả

Đoàn cán bộ lãnh đạo, quản lý Đồng Nai tham quan nhà máy Ajinomoto Việt Nam

(ĐN)- Sáng 17-10, tại nhà máy Biên Hòa, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã tổ chức tour tham quan nhà máy cho một số khách mời là cán bộ, lãnh đạo quản lý các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Đồng Nai. Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng tham quan Công ty Ajinomoto Việt Nam. Ảnh: V.Thanh Tham dự có Phó bí...

Tin tức nổi bật trên Báo Đồng Nai ra ngày 18-10-2024

e7837c02876411cd0187645a2551379f ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 adf923dc88492e0f018856282f8901b7 adf923dc88492e0f018856274dac0170 /media/infographic/ Tin tức nổi bật trên Báo Đồng Nai ra ngày 18-10-2024 adf923dc9296992d01929ade14750176 Infographic (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: https://baodongnai.com.vn/media/infographic/202410/tin-tuc-noi-bat-tren-bao-dong-nai-ra-ngay-18-10-2024-4750176/

Đề xuất đặt tượng cũ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh tại một trường học ở Long Khánh

Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đã có văn bản gửi UBND tỉnh về việc đặt tượng cũ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh. Theo Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Sở Giáo dục và đào tạo đã có ý kiến về việc tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh (thành phố Biên Hòa) đã xây dựng tượng Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh và bố trí phù hợp với cảnh quan. Bên cạnh đó, theo...

Công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn của các dự án

(ĐCSVN) – Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho rằng, những khó khăn, vướng mắc do công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn của các dự án. Cùng với đó, trình tự thủ tục còn kéo dài, phức tạp, chính sách bồi thường hỗ trợ chưa phù hợp thực tế.  Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: Thành ủy...

Đồng Nai và Đà Nẵng trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý đô thị, bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ...

(ĐN)- Ngày 17-10, tại thành phố Đà Nẵng, đoàn công tác của tỉnh do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh dẫn đầu đã có buổi làm việc, trao đổi các kinh nghiệm về công tác quản lý đô thị, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư với Thành ủy Đà Nẵng. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại buổi...

Cùng chuyên mục

Đề xuất đặt tượng cũ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh tại một trường học ở Long Khánh

Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đã có văn bản gửi UBND tỉnh về việc đặt tượng cũ Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh. Theo Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Sở Giáo dục và đào tạo đã có ý kiến về việc tại Trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh (thành phố Biên Hòa) đã xây dựng tượng Đức ông Nguyễn Hữu Cảnh và bố trí phù hợp với cảnh quan. Bên cạnh đó, theo...

Tập huấn nghiệp vụ sáng tác văn học năm 2024

(ĐN) - Sáng 17-10, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Đồng Nai đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ sáng tác văn học năm 2024. Các đại biểu tham gia tập huấn nghiệp vụ văn học năm 2024. Ảnh: Ly Na Theo đó, hội viên và cộng tác viên Ban văn học, Hội VHNT Đồng Nai đã tham gia hội nghị. Trong chương trình, các đại biểu đã được nghe nhà văn Trần Đức Tiến, nguyên Chủ tịch Hội...

Lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh cho ‘nhà lầu ông Phủ’

(ĐN) - Sáng 17-10, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TTDL) đã có buổi làm việc với các sở, ngành và địa phương liên quan về bảo tồn nhà cổ Võ Hà Thanh (nhà lầu ông Phủ), phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa. Đại diện các sở, ngành xem bản đồ, tìm phương án bảo tồn, phát huy nhà cổ Võ Hà Thanh. Ảnh: My Ny Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa...

Chuẩn bị chu đáo Ngày hội Văn hóa – thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai

(ĐN) - Chiều 14-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, đơn vị liên quan về công tác tổ chức Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai lần thứ 5-2024. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: My Ny Báo cáo tại buổi làm việc, Ban Dân tộc tỉnh cho biết, ngày hội năm nay có...

Cần giải pháp căn cơ để ứng xử tốt hơn với các công trình kiến trúc văn hóa – lịch sử

Ông Trần Quang Toại.   Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Đồng Nai vừa có các quyết định giữ lại công trình kiến trúc biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh (nhà lầu ông Phủ, thành phố Biên Hòa) sau nhiều ý kiến của người dân, nhà khoa học và cơ quan quản lý. Đây là điều vui mừng đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị kiến trúc, lịch sử trên địa bàn nhưng về lâu dài cũng...

Góp phần bảo tồn giá trị dân ca Nam Bộ

Để dân ca Nam Bộ phù hợp với đời sống đương đại, ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã tổ chức các hội thi sáng tác lời mới, ca ngợi quê hương, con người Đồng Nai. Phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Thị Mộng Bình trao giải nhất, nhì, ba cho các tác giả. Ảnh: L.Na Không chỉ góp phần bảo tồn giá trị dân ca Nam Bộ tại Đồng Nai, mà qua...

Thu hẹp khoảng cách về hạ tầng văn hóa…

Liên quan đến lĩnh vực văn hóa, Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có đề cập sẽ: “Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ, xứng tầm với tiềm năng của tỉnh đảm bảo đủ điều kiện để tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa thể thao của khu vực và thế giới…”. Thực tế, dù là tỉnh phát triển trong vùng...

Nhiều địa danh của Biên Hòa – Đồng Nai lên phim

Với lợi thế về di sản văn hóa, cảnh quan…, nhiều địa danh của Biên Hòa - Đồng Nai đã và đang được các nhà làm phim lựa chọn. Chương trình truyền hình thực tế 2 ngày 1 đêm năm 2024 được quay tại Văn miếu Trấn Biên. Ảnh: VMTB Không chỉ thực hiện các phim điện ảnh, phim truyền hình, phim tài liệu, phim quảng bá du lịch, mà nhiều địa danh còn được lựa chọn thực hiện các...

Bửu Long – nơi ra đời ca khúc Đêm buồn tỉnh lẻ

Ca khúc Đêm buồn tỉnh lẻ do nhạc sĩ Bằng Giang - Tú Nhi sáng tác. Hai ông đã từng sống và làm việc tại Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai. Nhạc sĩ Bằng Giang tên thật là Trần Văn Khôi, sinh ra tại Biên Hòa. Cùng sáng tác ca khúc Đêm buồn tỉnh lẻ với Bằng Giang là Tú Nhi. Đây là bút danh của ca sĩ Chế Linh. Ca sĩ Chế Linh tên thật là Trà - Len...

Tin nổi bật

Tin mới nhất