Powered by Techcity

Khai thác các mô hình kinh tế dưới tán rừng

Thời gian qua, Đồng Nai đã phát triển kinh tế rừng theo hướng đa dụng. Cụ thể là triển khai các mô hình kết hợp trồng dược liệu trong rừng sản xuất, nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn. Việc lấy ngắn nuôi dài rất cần thiết để bảo đảm hiệu quả bảo vệ rừng và tăng độ che phủ của rừng trong tương lai.





Mô hình trồng thử nghiệm linh chi dưới tán rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc. Ảnh: B.Nguyên
Mô hình trồng thử nghiệm linh chi dưới tán rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc. Ảnh: B.Nguyên

Với lợi thế diện tích đất rừng lớn, nhất là diện tích rừng trồng, Đồng Nai rất quan tâm phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, tỉnh chưa khai thác hiệu quả các mô hình kinh tế rừng do còn nhiều rào cản về cơ chế, chính sách.

Triển khai nhiều mô hình dưới tán rừng

Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về diện tích đất rừng, các địa phương có rừng trên địa bàn tỉnh đã triển khai một số mô hình kinh tế rừng như: Nuôi thủy sản dưới tán rừng ngập mặn ở huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành; mô hình nông lâm kết hợp như trồng dược liệu dưới tán rừng, du lịch sinh thái rừng ở các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán…

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 124 ngàn hécta rừng tự nhiên, tập trung ở Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai (Khu bảo tồn), Vườn Quốc gia Cát Tiên, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà… Trong các rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh có cả ngàn loài cây dược liệu đang sinh trưởng.

Dự án “Vườn cây thuốc quốc gia Nam Bộ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai” giai đoạn 2021-2030 là một trong những mô hình kinh tế rừng được Đồng Nai triển khai khá sớm. Theo báo cáo của Khu bảo tồn, đơn vị đề xuất xây dựng Vườn cây thuốc quốc gia Nam Bộ với diện tích khoảng 200 hécta. Vườn sẽ chia ra làm 3 khu vực gồm: Khu vực bảo tồn; khu vực nghiên cứu và phát triển; khu vực hành chính và dịch vụ. Vườn thuốc này sẽ sưu tập, bảo tồn, lưu trữ các loài cây thuốc, nhất là với những loại dược liệu quý; sẽ xây dựng các quy trình gây giống, trồng, khai thác đồng thời chuyển giao cho người dân tại địa phương phát triển cây dược liệu và quảng bá về nguồn dược liệu gắn với phát triển tham quan du lịch.

Theo kết quả đánh giá, điều tra, tại Khu bảo tồn hiện có trên 900 loại cây thuốc, trong đó có nhiều loại đặc hữu, quý hiếm. Dự án Vườn cây thuốc quốc gia Nam Bộ tại Khu bảo tồn đã sưu tập và trồng được hơn 300 loài cây thuốc, phần lớn là cây thuốc có giá trị. Vùng này về thổ nhưỡng, sinh thái, thời tiết, môi trường rất phù hợp để xây dựng vườn cây thuốc quốc gia. Việc phát triển, bảo tồn các cây dược liệu quý hiếm tại các rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh, từ đó nhân rộng để người dân tại địa phương có thể trồng cây dược liệu nhằm tăng thu nhập. Mục tiêu của dự án trên phải vừa đảm bảo mục tiêu về kinh tế; vừa có giá trị về giáo dục chính trị, môi trường sinh thái, về đa dạng sinh học…

Năm 2023, đề tài “Nghiên cứu mô hình trồng thử nghiệm nấm linh chi dưới tán rừng keo lai” do Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai chủ trì thực hiện được công nhận là đề tài khoa học – công nghệ cấp tỉnh. Năm 2018, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai đã tiến hành trồng thử nghiệm 300 phôi nấm linh chi tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán). Kết quả, nấm linh chi đỏ sinh trưởng tốt và sản phẩm đạt chất lượng cao. Đề tài này đã thu hút được doanh nghiệp tham gia với mục tiêu ứng dụng kết quả nghiên cứu nhân rộng vào thực tế, nhằm thương mại hóa sản phẩm. Qua đó góp phần tạo công việc làm và phát triển kinh tế cho các hộ dân đang nhận khoán trồng và giữ rừng phòng hộ tại địa phương.

Hiện toàn tỉnh có hơn 48,5 ngàn hécta rừng trồng. Trong đó, việc kinh doanh phát triển rừng sản xuất, kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm lâm nghiệp là mục tiêu ngành lâm nghiệp Đồng Nai đang hướng đến.

Cần gỡ rào cản về chính sách

Tuy nhiều mô hình phát triển kinh tế rừng đã chứng minh hiệu quả nhưng đến nay, những mô hình này vẫn khó nhân rộng do còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, có rào cản không nhỏ về mặt chính sách.

Cụ thể, dự án Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng The Coi tại khu vực thuê môi trường rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú (huyện Định Quán) được doanh nghiệp đầu tư với nội dung thuê 10 điểm trong rừng phòng hộ Tân Phú với tổng diện tích khoảng 480 hécta. Dự án sẽ xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu vực thuê môi trường rừng. Tuy nhiên, hơn 10 năm nay, dự án chưa được phê duyệt do vướng rất nhiều quy định trong việc thuê môi trường rừng, trong đầu tư xây dựng, đầu tư về đường, điện…

Dự án “Vườn cây thuốc quốc gia Nam Bộ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai” qua nhiều năm thực hiện vẫn nằm trên giấy.  Khu bảo tồn vẫn tiếp tục có nhiều đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ngành hỗ trợ, đặc biệt tháo gỡ những vướng mắc về mặt chính sách, cơ chế để đề án được triển khai.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Văn Gọi cho biết, Đồng Nai đóng cửa rừng từ lâu. Tuy nhiên, quan điểm phát triển rừng của tỉnh là bảo vệ rừng gắn với tăng khai thác kinh tế rừng, tạo đa giá trị cho rừng và không làm tổn hại rừng. Ở đây, cần tạo sinh kế cho rừng để đến 1 ngày rừng tự nuôi rừng chứ không phải tốn kinh phí nhà nước để duy trì, bảo vệ rừng như thời gian qua.

Theo ông Lê Văn Gọi, hiện nay, có nhiều mô hình phát triển kinh tế rừng đã được triển khai thí điểm hoặc ứng dụng trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển rừng theo hướng đa giá trị như: Nuôi thủy sản trong rừng ngập mặn; trồng dược liệu dưới tán rừng, kinh doanh du lịch rừng… Đồng Nai không thiếu mô hình kinh tế rừng hay, hiệu quả nhưng vẫn khó triển khai hoặc nhân rộng vào thực tế do rào cản về pháp lý. Tiêu biểu, nhiều dự án du lịch rừng vẫn chưa có sự đồng bộ về mặt pháp lý khiến việc triển khai vào thực tế còn nhiều rào cản. Ông Gọi cho biết thêm: “Những vướng mắc, khó khăn về mặt pháp lý, Chính phủ đã thấy và đang tháo gỡ. Đồng Nai cũng rất quan tâm hỗ trợ, đồng hành với doanh nghiệp, người trồng rừng, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư phát triển kinh tế rừng trong thời gian tới”.


Thạc sĩ NGÔ VĂN VINH, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, chủ nhiệm thực hiện đề tài “Nghiên cứu mô hình trồng thử nghiệm nấm linh chi dưới tán rừng keo lai”: Đồng Nai phù hợp để trồng nấm linh chi dưới tán rừng

Sau hơn 2 năm nghiên cứu và thử nghiệm, đề tài đã xác định được nguyên liệu tạo phôi giống nấm, kỹ thuật sản xuất phôi giống nấm linh chi bằng khúc gỗ keo lai; xây dựng kỹ thuật trồng nấm trên rừng keo lai; kỹ thuật sơ chế bảo quản nấm linh chi sau thu hoạch; quy trình sản xuất giống nấm linh chi đỏ phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tại Đồng Nai. Đề tài này hoàn toàn có khả năng ứng dụng và nhân rộng vào thực tế sản xuất.

Thực tế, giá trị kinh tế thu trên diện tích đất rừng hiện rất thấp, bình quân chỉ thu được khoảng 20-25 triệu đồng/hécta/năm. Trong nhiều năm qua, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai rất quan tâm tìm kiếm, áp dụng các mô hình nhằm vừa đảm bảo đúng mục đích sử dụng đất vừa tăng nguồn thu, ổn định cuộc sống cho người trồng rừng nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Mô hình trồng thử nghiệm nấm linh chi dưới tán rừng keo lai bước đầu cho thấy nhiều hiệu quả tích cực như: phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết tại địa phương; tận dụng nguồn đất rừng trồng vốn có. Nếu nhân rộng mô hình này thành công vào thực tế sẽ giải được bài toán sinh kế cho người trồng rừng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, môi trường, giúp công tác quản lý, phát triển rừng bền vững hơn.

Ông LẠI VĂN LUYẾN, nông dân tại xã Lang Minh (huyện Xuân Lộc): Thu tiền tỷ với mô hình xen canh cây rau dưới tán rừng trồng

Tôi là nông dân đi tiên phong tại địa phương trong thử nghiệm mô hình nông lâm kết hợp khi trồng rau ngót dưới tán rừng gỗ sưa. Hiện tôi đã nhân rộng được mô hình này ra 5 hécta. 

Cây sưa là loài gỗ quý mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cần đến hàng chục năm mới cho thu hoạch khiến nông dân e ngại đầu tư. Mô hình nông – lâm kết hợp, trồng rau ngót dưới tán cây rừng này giúp nông dân có thu hoạch ngay, có vốn tiếp tục đầu tư trồng cây rừng. Hiện chỉ tính thu nhập từ rau ngót, đây đã là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao vì 1 hécta trồng rau dưới tán rừng, tôi đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm. Cây gỗ sưa có bộ rễ bám sâu, tỉa cành nhánh đi vẫn phát triển tốt nên trồng xen canh trong vườn rau lại nhanh lớn hơn nhờ tận dụng được nguồn phân, nước chăm sóc cho rau. Hiệu quả của mô hình này giúp nông dân làm giàu. Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để nhân rộng mô hình này cho các hộ dân khác.


Bình Nguyên



Nguồn

Cùng chủ đề

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp có 99,5% dân số là đồng...

(ĐN)- Ngày 8-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại ấp Dốc Mơ 2, xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh trò chuyện cùng linh mục Công giáo khi về tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại ấp Dốc Mơ 2, xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất....

Chìa khóa để doanh nghiệp phát triển bền vững

Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn xem trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp (DN). Do đó, văn hóa DN được đề cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để góp phần xây dựng các DN ngày càng lớn mạnh, vươn xa, hướng tới phát triển bền vững. Đây cũng được xem là giá trị cốt lõi, trụ cột tinh thần để tạo nên vị thế riêng của DN...

Phải giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại ma túy

(ĐN)- Chiều 8-11, Quốc hội thảo luận ở tổ về: chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: CTV Kịp thời ứng phó sự cố hóa...

Hình thành từ quá trình kiến tạo và chọn lọc

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp (DN) không phải chuyện một sớm, một chiều mà là cả một quá trình kiến tạo, điều chỉnh và chọn lọc để hình thành. Những hành vi tuy nhỏ nhưng chuẩn mực sẽ góp phần hướng tới một kết quả tốt đẹp trong hình thành, duy trì và phát huy văn hóa DN. Công ty TNHH Thuế kế toán Luật Việt Á thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao ngoài...

Trải nghiệm cuối tuần cùng gốm Biên Hòa

Bên cạnh các hoạt động vui chơi, giải trí, những ngày cuối tuần, nhiều người đã chọn cho mình hoạt động trải nghiệm gốm Biên Hòa, vừa để tìm hiểu văn hóa truyền thống, vừa có thể thỏa sức sáng tạo những mẫu gốm theo cách riêng. Các em học sinh trên địa bàn thành phố Long Khánh trải nghiệm làm gốm tại Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai năm 2024. Ảnh: L.Na Một trong những địa chỉ...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp có 99,5% dân số là đồng...

(ĐN)- Ngày 8-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh đã tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại ấp Dốc Mơ 2, xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh trò chuyện cùng linh mục Công giáo khi về tham dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại ấp Dốc Mơ 2, xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất....

Chìa khóa để doanh nghiệp phát triển bền vững

Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn xem trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp (DN). Do đó, văn hóa DN được đề cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để góp phần xây dựng các DN ngày càng lớn mạnh, vươn xa, hướng tới phát triển bền vững. Đây cũng được xem là giá trị cốt lõi, trụ cột tinh thần để tạo nên vị thế riêng của DN...

Phải giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại ma túy

(ĐN)- Chiều 8-11, Quốc hội thảo luận ở tổ về: chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận tổ. Ảnh: CTV Kịp thời ứng phó sự cố hóa...

Hình thành từ quá trình kiến tạo và chọn lọc

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp (DN) không phải chuyện một sớm, một chiều mà là cả một quá trình kiến tạo, điều chỉnh và chọn lọc để hình thành. Những hành vi tuy nhỏ nhưng chuẩn mực sẽ góp phần hướng tới một kết quả tốt đẹp trong hình thành, duy trì và phát huy văn hóa DN. Công ty TNHH Thuế kế toán Luật Việt Á thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao ngoài...

Trải nghiệm cuối tuần cùng gốm Biên Hòa

Bên cạnh các hoạt động vui chơi, giải trí, những ngày cuối tuần, nhiều người đã chọn cho mình hoạt động trải nghiệm gốm Biên Hòa, vừa để tìm hiểu văn hóa truyền thống, vừa có thể thỏa sức sáng tạo những mẫu gốm theo cách riêng. Các em học sinh trên địa bàn thành phố Long Khánh trải nghiệm làm gốm tại Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai năm 2024. Ảnh: L.Na Một trong những địa chỉ...

Cùng chuyên mục

Chìa khóa để doanh nghiệp phát triển bền vững

Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn xem trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp (DN). Do đó, văn hóa DN được đề cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để góp phần xây dựng các DN ngày càng lớn mạnh, vươn xa, hướng tới phát triển bền vững. Đây cũng được xem là giá trị cốt lõi, trụ cột tinh thần để tạo nên vị thế riêng của DN...

Hình thành từ quá trình kiến tạo và chọn lọc

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp (DN) không phải chuyện một sớm, một chiều mà là cả một quá trình kiến tạo, điều chỉnh và chọn lọc để hình thành. Những hành vi tuy nhỏ nhưng chuẩn mực sẽ góp phần hướng tới một kết quả tốt đẹp trong hình thành, duy trì và phát huy văn hóa DN. Công ty TNHH Thuế kế toán Luật Việt Á thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao ngoài...

Thúc đẩy quảng bá, kinh doanh sản phẩm OCOP Đồng Nai trên các nền tảng thương mại điện tử

(ĐN) - Ngày 8-11, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (Ban chỉ đạo 264) tỉnh do Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo 264 tỉnh Vũ Đình Trung làm trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chương trình OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tại các huyện: Tân Phú và Định Quán. Đoàn khảo sát thực tế sản xuất,...

Bãi bỏ thông báo thu hồi đất để thực hiện khảo sát, đo đạc, lập Dự án Đường liên cảng huyện Nhơn Trạch

(ĐN)- UBND tỉnh đã có Thông báo số 616/TB-UBND về việc bãi bỏ Thông báo thu hồi đất số 6170/TB-UBND ngày 2-8-2010 của UBND tỉnh về thu hồi đất để thực hiện khảo sát, đo đạc, lập dự án đầu tư đường liên cảng tại các xã Phước Khánh, Phú Đông, Phú Hữu, Đại Phước huyện Nhơn Trạch. Đường liên cảng huyện Nhơn Trạch sẽ kết nối từ Khu công nghiệp Ông Kèo với đường vào cảng Việt Thuận Thành....

Tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn: Biên Hòa cần quy hoạch xứng tầm để khai phá những cơ hội...

Thành phố Biên Hòa đang thực hiện lập Đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung đến năm 2045. Trên quan điểm của một người làm nghề lâu năm và từng tham gia thực hiện nhiều đồ án quy hoạch của các đô thị lớn, tiến sĩ khoa học, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đánh giá, thành phố Biên Hòa đang hội tụ nhiều tiềm năng phát triển nên rất cần một quy hoạch xứng tầm...

“Săn” giải thưởng để quảng bá sản phẩm du lịch

Việc “săn” các giải thưởng, kỷ lục, chứng nhận về du lịch, ẩm thực trong nước và thế giới đang thu hút sự quan tâm từ các địa phương, doanh nghiệp (DN) lữ hành, cũng như các khu, điểm du lịch trong cả nước. Giải thưởng du lịch không chỉ giúp DN, điểm đến khẳng định được giá trị, mà còn có tác dụng quảng bá thương hiệu cho đơn vị đoạt giải. Khu nghỉ dưỡng, cắm trại TimeOut Island...

Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên của Đồng Nai

Vựa gà Long Khánh tại phường Bàu Sen (thành phố Long Khánh) hiện cung cấp ra thị trường sản phẩm thịt gà tre, trứng gà tre thảo mộc… Với chuỗi chăn nuôi gà tre thảo mộc quy mô 400 ngàn con, có thể nói đây là một trong những mô hình chăn nuôi gà đặc sản thảo mộc quy mô lớn của cả nước.  Trại nuôi gà tre thảo mộc trong chuỗi liên kết của Vựa gà Long Khánh,...

Thách thức khi vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Để vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp (DN) đều phải tham gia vào cuộc đua chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Trong cuộc đua trên, nếu DN nào đi trước sẽ chiếm được thế thượng phong. Tại Đồng Nai cũng như các tỉnh, thành khác, khoảng 5-6 năm trở lại đây, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh rất được chú trọng, vì đây là điều kiện để các DN...

Rà soát công tác chuẩn bị Tuần lễ Văn hóa, du lịch và ẩm thực Đồng Nai 2024

(ĐN)- Ngày 7-11, Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Lê Thị Ngọc Loan đã chủ trì buổi làm việc với đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương để rà soát công tác chuẩn bị Tuần lễ Văn hóa, du lịch và ẩm thực Đồng Nai năm 2024 (Tuần lễ VHDLAT 2024). Giám đốc Sở VHTT-DL Lê Thị Ngọc Loan phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Liên Theo kế hoạch, Tuần lễ VHDLAT...

Gc Food – Doanh nghiệp tiêu biểu của Đồng Nai được vinh danh Thương hiệu quốc gia 2024

Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food), với vai trò tiên phong trong ngành sản xuất nông sản, tự hào là một trong bốn doanh nghiệp tại Đồng Nai được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024. Sự kiện này không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng cho GC Food mà còn tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại Đồng Nai trong việc mở rộng thị trường và khẳng định vị thế nông sản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất