Powered by Techcity

Tiếng Việt gần gũi và thiêng liêng trong mỗi người

“…Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết

Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời…”

Ai đã đọc qua những vần thơ thắm thiết trong bài Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ đều dấy lên trong lòng một cảm xúc dâng trào về “lời ăn tiếng nói” hàng ngày của chính mình, gia đình và cộng đồng mình đang sống. Để rồi chợt nhận ra tiếng Việt gần gũi và thiêng liêng đến lạ!





Nhóm sinh viên đang thảo luận về văn hóa các vùng miền ở Việt Nam. Ảnh: L.Viên
Nhóm sinh viên đang thảo luận về văn hóa các vùng miền ở Việt Nam. Ảnh: L.Viên

Nguồn gốc tiếng Việt và quá trình giao lưu tiếp biến ngôn ngữ

Tiếng Việt là một ngôn ngữ có nguồn gốc Mon – Khmer, Nam Á. Tiến sĩ Lý Tùng Hiếu, trong cuốn Giao lưu tiếp biến văn hóa và sự biến đổi văn hóa Việt Nam nhận định rằng: “Do bị “hóa thạch” từ lâu, hệ thống phụ tố Nam Á trong tiếng Việt ngày nay chỉ còn là những dấu vết khó nhận diện. Nhưng với các luận cứ chứng minh sự hiện diện của 6 phụ tố tạo từ của ngữ hệ Nam Á còn để lại dấu vết trong tiếng Việt (…), phối hợp với các luận cứ khác, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ có nguồn gốc Mon – Khmer, Nam Á”.

Quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hóa Tày cổ đã làm biến đổi sâu sắc và nâng cao văn hóa của cư dân Việt – Mường. Trong đó, theo tiến sĩ Lý Tùng Hiếu: “ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Tày cổ đối với Việt – Mường thể hiện trong ngôn ngữ là ở mảng văn hóa ẩm thực, phục sức, cư trú, giao thông”.

Đáng chú ý là, trải qua thời Bắc thuộc hàng ngàn năm (năm 111 trước công nguyên đến năm 938 – Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ cho dân tộc) cho đến các triều đại phong kiến Việt Nam, văn hóa, ngôn ngữ Trung Hoa đã có ảnh hưởng sâu sắc vào Việt Nam với những tác dụng tiêu cực và tích cực.

Bên cạnh đó, các từ ngữ gốc Chăm, gốc Khmer, các từ ngữ gốc Pháp trong tiếng Việt, cũng như các phương ngữ địa lý trong tiếng Việt… là những bằng chứng cho thấy sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, ngôn ngữ hết sức phong phú của tiếng Việt.

Trên hành trình lịch sử hơn 4 ngàn năm, trải qua nhiều biến cố, thử thách với quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, “cho dù đã biến đổi sâu xa, văn hóa Việt và tiếng Việt vẫn là chính nó. Tất cả là nhờ tộc Việt vốn có một nội lực văn hóa mạnh, tích hợp từ các tộc người cộng cư, để từ đó có thể chủ động tiếp thu, cải biến các yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm giàu hành trang văn hóa của mình, để phát triển và bảo vệ quốc gia dân tộc” – tiến sĩ Lý Tùng Hiếu khẳng định.

Trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chắc chắn ngôn ngữ sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Bên cạnh sự mất đi của những từ cổ, từ cũ, hiển nhiên sẽ có thêm những từ ngữ mới sáng tạo, các từ nước ngoài phổ biến, từ chuyên ngành… được bổ sung vào kho từ vựng của người dân. Đó là câu chuyện bình thường và tất yếu. Thế nhưng việc sử dụng trong hoàn cảnh nào, với “liều lượng” và mức độ ra sao… cũng là một câu chuyện văn hóa với tinh thần “gạn đục khơi trong”, ý thức giữ gìn bản sắc và sự trong sáng, phong phú của tiếng Việt.

Ngôn ngữ thể hiện tính cách con người Việt

GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam có nêu 3 đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam: một là, tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa, công thức hóa với những cấu trúc cân đối, hài hòa; hai là, rất giàu chất biểu cảm; ba là, tính động và linh hoạt.

Tất cả những đặc điểm ấy, khi lý giải dưới lăng kính văn hóa học cho thấy bản sắc của văn hóa gốc nông nghiệp trọng âm, với tư duy tổng hợp nên người Việt luôn coi trọng các mối quan hệ; từ đó trong lời ăn tiếng nói luôn cân xứng, hài hòa. Dễ dàng bắt gặp trong tiếng Việt nhiều cấu trúc song tiết và tiêu biểu hơn cả là hệ thống các câu thành ngữ, tục ngữ trong dân gian như: Ăn vóc, học hay/ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn…

Tiếp đến, là sản phẩm của một nền văn hóa trọng tình cảm, tiếng Việt rất giàu biểu cảm với các từ ngữ thể hiện đa dạng cảm xúc người nói. Biểu hiện rõ và phong phú nhất là các từ láy trong tiếng Việt rất giàu biểu cảm. Cũng chính vì thế mà ở Việt Nam, thơ ca rất phổ biến, từ thơ ca truyền miệng trong dân gian như những bài ca dao, đồng dao, cho đến những kiệt tác như Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du…

GS-TSKH Trần Ngọc Thêm đúc kết: “Trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng hình thức động (cấu trúc động từ, ngữ pháp, ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó, người phương Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (cấu trúc danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ). Mới hay, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc và tác động của luật âm dương thật là rộng lớn và sâu xa!”.

Không phải ngẫu nhiên mà có nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng “ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc”. Thật vậy, có thể tìm thấy tính cách, tâm hồn, giá trị văn hóa… “rất Việt” trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của chính mình và cộng đồng mình đang sinh sống.

Ý thức hơn nữa việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Là sinh ngữ, cũng như tất cả các ngôn ngữ khác, tiếng Việt đã, đang và sẽ có những đổi thay để phù hợp với xu thế của thời đại.

Hiện nay, trên không gian mạng cũng như ngoài đời thực, một bộ phận người dân, trong đó chủ yếu là giới trẻ sáng tạo ra những từ ngữ mới như: “k” (ngàn đồng, chỉ đơn vị tính tiền), “trẻ trâu”, “trẩu trẩu” (ý chỉ hành động mang tính con nít), “ăn cơm chó” (có hành động thể hiện tình cảm yêu đương)… Ngoài ra, còn có thực trạng tiếng Việt pha những từ nước ngoài như: ship, chat, rì view (review), check in, drama, chill, hot… khá phổ biến.





Một biển hiệu gây chú ý ở trung tâm thành phố Biên Hòa.
Một biển hiệu gây chú ý ở trung tâm thành phố Biên Hòa.

Tác động tích cực và tiêu cực khi sử dụng những từ ngữ mới, từ nước ngoài như những trường hợp nêu trên như thế nào và ở mức độ nào thì rất cần nhà khoa học, nhà nghiên cứu làm rõ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, việc sử dụng quá nhiều từ ngữ nước ngoài, để tiếng Việt trở nên ngoại lai, pha tạp trong một đoạn trao đổi ngắn là hết sức khó chịu đối với đa phần người nghe.

Không khó bắt gặp trên mạng xã hội, một số người trẻ bình luận về sản phẩm hay nêu ý kiến về một vấn đề nào đó với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và sử dụng rất nhiều từ ngữ nước ngoài mà không phải người nghe nào cũng hiểu. Mục đích của những hành động này là gì nếu không phải là sự thể hiện “đẳng cấp” (?), khoe mẽ một cách không cần thiết? Hay một số cửa hiệu, để thu hút sự chú ý của khách hàng, cố tình viết sai chính tả tên cửa hàng và làm biển hiệu thật bắt mắt.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đặt ra nhiều vấn đề cần suy ngẫm, không chỉ đối với ngành chức năng, nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, văn hóa… mà còn đối với mỗi người.

Lâm Viên



Nguồn

Cùng chủ đề

Đại võ sư Lê Văn Ngói tái đắc cử Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền tỉnh Đồng Nai khóa III

(ĐN)- Sáng 28-12, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền (VTCT) tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại hội đại biểu Liên đoàn VTCT tỉnh khóa III nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Đến dự Đại hội có Phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Bùi Thanh Nam; lãnh đạo Liên đoàn võ thuật cổ truyền các tỉnh bạn, Trung tâm Huấn luyện – thi đấu...

Tổng kết giai đoạn 1 và khởi động giai đoạn 2 Học kỳ doanh nghiệp dành cho sinh viên

(ĐN) – Sáng 28-12, tại Trường đại học công nghệ Đồng Nai, Hội Sinh viên tỉnh và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã phối hợp tổ chức tổng kết giai đoạn 1 Học kỳ doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai lần thứ IV năm 2024. Các đại biểu trao học bổng cho 5 học viên tiêu biểu. Ảnh: Nga Sơn Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên tỉnh Võ Văn Trung cho biết, Học kỳ doanh nghiệp...

Cần phải đổi mới tư duy trong hoạt động thanh tra

(ĐN)- Đó là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2024 vào sáng 28-12. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, dự hội nghị tại điểm cầu Đồng Nai. Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đồng Nai. Ảnh: Trần Danh Theo Thanh tra Chính phủ, năm 2024, Thanh tra Chính phủ và thanh tra...

Nâng cao hiệu quả giao dịch và kiến thức pháp lý trong thương mại điện tử

(ĐN) - Ngày 28-12, Sở Công thương và Trường đại học Lạc Hồng tổ chức hội thảo Giao dịch thương mại trên sàn giao dịch thương mại điện tử và các vấn đề pháp lý quan trọng. Phó giám đốc Sở Công thương Trần Dương Hùng phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Hải Quân Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó giám đốc Sở Công thương Trần Dương Hùng chia sẻ, hội thảo nhằm mục đích phổ biến các giải...

Báo Người Lao động khánh thành ‘Đường cờ Tổ quốc’, trao học bổng cho học sinh nghèo tại Đồng Nai

(ĐN)- Ngày 28-12, Sở Văn hoá, thể thao và du lịch Đồng Nai, UBND thành phố Biên Hòa, Báo Người Lao động (Thành phố Hồ Chí Minh) đã phối hợp tổ chức lễ khánh thành công trình “Đường cờ Tổ quốc” trên địa bàn phường Tân Hạnh và trao học bổng hỗ trợ học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số, học sinh nghèo. Đại diện Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, thành phố Biên Hòa và Báo...

Cùng tác giả

Nguyễn Ngọc Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Clip đăng quang của Nguyễn Ngọc Kiều Duy: Từ đầu mùa giải, Kiều Duy luôn là ứng viên thể hiện xuất sắc các phần thi, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả. Kiều Duy cũng nhận danh hiệu Người đẹp đồng bằng sông Cửu Long. Với danh hiệu cao nhất, Nguyễn Ngọc Kiều Duy sẽ đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Quốc tế 2025 (Miss International 2025). Á hậu 1 cuộc thi là Đỗ Thị Phương...

AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững

AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững – biểu tượng của tương lai Hòa chung nhịp độ khẩn trương của dự án sân bay quốc tế Long Thành, không khí tại Khu công nghiệp Công nghệ cao Long Thành (hay còn gọi là AMATA City Long Thành) đang vô cùng sôi động. Với định hướng của khu công nghiệp thế hệ mới, tập trung thu hút các ngành công nghiệp hiện đại, tập thể...

Đại võ sư Lê Văn Ngói tái đắc cử Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền tỉnh Đồng Nai khóa III

(ĐN)- Sáng 28-12, Liên đoàn Võ thuật cổ truyền (VTCT) tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại hội đại biểu Liên đoàn VTCT tỉnh khóa III nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Đến dự Đại hội có Phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Bùi Thanh Nam; lãnh đạo Liên đoàn võ thuật cổ truyền các tỉnh bạn, Trung tâm Huấn luyện – thi đấu...

Tổng kết giai đoạn 1 và khởi động giai đoạn 2 Học kỳ doanh nghiệp dành cho sinh viên

(ĐN) – Sáng 28-12, tại Trường đại học công nghệ Đồng Nai, Hội Sinh viên tỉnh và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã phối hợp tổ chức tổng kết giai đoạn 1 Học kỳ doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai lần thứ IV năm 2024. Các đại biểu trao học bổng cho 5 học viên tiêu biểu. Ảnh: Nga Sơn Phó bí thư thường trực Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên tỉnh Võ Văn Trung cho biết, Học kỳ doanh nghiệp...

Cần phải đổi mới tư duy trong hoạt động thanh tra

(ĐN)- Đó là chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2024 vào sáng 28-12. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, dự hội nghị tại điểm cầu Đồng Nai. Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đồng Nai. Ảnh: Trần Danh Theo Thanh tra Chính phủ, năm 2024, Thanh tra Chính phủ và thanh tra...

Cùng chuyên mục

Văn học Đồng Nai – một năm

2024 được xem là một năm thành công của văn nghệ sĩ Đồng Nai. Không chỉ liên tiếp đoạt các giải thưởng văn học nghệ thuật (VHNT) trong và ngoài nước, văn nghệ sĩ Đồng Nai còn ra mắt nhiều tác phẩm mới có giá trị, gần gũi với cuộc sống. Nhiều tác phẩm văn học của hội viên Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai ấn hành trong năm 2024. Trong dòng chảy đó, lĩnh vực văn học của Đồng...

Diễn báo cáo vở cải lương Hào khí Hoan Châu

(ĐN) - Chiều 27-12, Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đã tổ chức buổi diễn báo cáo Hội đồng Nghệ thuật Sở Văn hóa, thể thao và du lịch vở cải lương Hào khí Hoan Châu (tác giả kịch bản: Nghệ sĩ Nhân dân Quế Anh; đạo diễn: Nghệ sĩ Nhân dân Giang Mạnh Hà). Một cảnh trong vở cải lương Hào khí Hoan Châu. Ảnh: My Ny Hào khí Hoan Châu là vở cải lương đề tài lịch sử, kể...

Quan tâm tu bổ, tôn tạo di tích xuống cấp

Nhiều hạng mục ở các di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn Đồng Nai hiện nay đã xuống cấp, hư hỏng, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ du khách, người dân. Dãy nhà cấp 4 (bên phải và cuối cùng) xung quanh Di tích Nhà hội Bình Trước hiện đã xuống cấp, được đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương tháo dỡ. Ảnh: L.Na Trước thực trạng trên, Sở Văn hóa, thể thao và...

Chào đón năm mới 2025, drone hỏa thuật kết hợp pháo hoa sẽ “thắp sáng” bầu trời Biên Hòa

Chương trình nghệ thuật countdown đón chào năm mới 2025 với điểm nhấn là màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật đặc sắc bằng drone hỏa thuật sẽ được Biên Hòa tổ chức tại công viên Dương Tử Giang vào đêm 31-12-2024. Đây cũng là lần đầu tiên loại hình trình diễn ánh sáng này xuất hiện tại khu vực miền Nam. Màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật đặc sắc bằng drone hỏa thuật sẽ được Biên Hòa tổ...

Biệt đội tí hon – Báo Đồng Nai điện tử

Dàn nhân vật tí hon nổi tiếng của tộc người tí hon Elfkins từng xuất hiện trong Tí hon hậu đậu (The Elfkins - Baking a Difference) vào năm 2020 trở lại với phần tiếp theo mang tên Biệt đội tí hon(The Super Elfkins).   Giống như phần đầu, Biệt đội tí hon vẫn do Ute von Münchow-Pohl đạo diễn, gây ấn tượng ở những nhân vật tí hon đầy dí dỏm và lí lắc với phương châm “chiều cao có...

Sẽ trao Giải thưởng văn học nghệ thuật Đồng Nai năm 2024 trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(ĐN) - Sáng 25-12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành và đơn vị liên quan về Giải thưởng văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Đồng Nai năm 2024. Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc về Giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2024. My Ny Báo cáo của Hội VHNT Đồng Nai, năm 2024 Hội đã xây dựng kế hoạch, thông báo giải...

Động lực mới từ nền tảng văn hóa

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp phát triển văn hóa Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phong trào Văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh hoạt động sôi nổi, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, Đồng Nai đã quan tâm đầu tư xây dựng, phát...

Niềm vui mùa Giáng sinh

Hôm nay, ngày 24-12, gần 1,2 triệu đồng bào tín đồ Công giáo, Tin Lành tại tỉnh Đồng Nai đón mừng thánh lễ Chúa Giáng sinh năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh trò chuyện cùng giám mục Chính tòa Giáo phận Xuân Lộc Đỗ Văn Ngân. Khi đến thăm, chúc mừng Giáng sinh. Ảnh: Huy Anh Ngoài mừng ngày Chúa ra đời, đồng bào Công giáo, Tin Lành tại Đồng Nai còn đón nhận...

Nhân lên giá trị nhân văn từ lễ hội sách

Hoạt động chưa đầy một tuần song Lễ hội Sách thành phố Biên Hòa lần thứ I-2024 đã trở thành điểm đến sinh hoạt văn hóa, phục vụ công chúng và những người yêu sách Đồng Nai. Đại tá Đoàn Hoài Trung, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh (thứ 4, từ trái qua), trao tặng sách tại Lễ hội Sách thành phố Biên Hòa năm 2024. Ảnh: L.Na Không chỉ là cơ hội để người dân và...

Giới thiệu tour tham quan thực tế ảo 360 Đền thờ, mộ Nguyễn Hữu Cảnh

Bảo tàng Đồng Nai vừa phối hợp với Công ty CP Số hóa Thăng Long thực hiện tour tham quan thực tế ảo 360 Di tích quốc gia Đền thờ, mộ Nguyễn Hữu Cảnh (ở phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa). Tour tham quan mô phỏng nghe nhìn về di tích cho phép du khách được nghe thuyết minh, nhìn xung quanh theo mọi hướng, giống như trong đời thực. Các hình ảnh về đền thờ, nhà khách, lăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất