Powered by Techcity

Xuất khẩu thịt để phát triển chăn nuôi bền vững

Từ sau đại dịch Covid-19, chăn nuôi không còn mang lại lợi nhuận “khủng” như trước, thậm chí nhiều thời điểm giá sản phẩm chăn nuôi giảm dưới giá thành sản xuất do nguồn cung lớn hơn cầu. Nguyên nhân, tổng đàn vật nuôi trong nước không ngừng tăng nhanh, cộng với nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt từ nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng đột biến.





Trang trại chăn nuôi gà đạt chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tại huyện Long Thành. Ảnh: B.Nguyên
Trang trại chăn nuôi gà đạt chuẩn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tại huyện Long Thành. Ảnh: B.Nguyên

Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những giải pháp góp phần tạo đầu ra bền vững cho ngành chăn nuôi. Xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) theo chuẩn quốc tế là một trong những yêu cầu quan trọng để đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần phát triển ngành chăn nuôi bền vững trong giai đoạn hội nhập.

Áp lực cung vượt cầu

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), năm 2023, tổng đàn heo của cả nước đứng thứ 5 về đầu con và đứng thứ 6 thế giới về sản lượng thịt hơi. Việt Nam cũng là nước có tổng đàn gia cầm lớn của thế giới, trong đó đàn thủy cầm lớn thứ 2 thế giới với khoảng 100 triệu con/năm. Giai đoạn 2018-2023, tốc độ tăng trưởng chăn nuôi của nước ta đạt từ 4-6%/năm; sản lượng thịt hơi các loại tăng bình quân 3,5%/năm; sản lượng trứng tăng 6,9%/năm…

Các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục đầu tư mạnh vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp với quy mô lớn. Mặt khác, Việt Nam là nước nhập siêu sản phẩm chăn nuôi. Chỉ tính riêng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam là 3,53 tỷ USD (chưa kể một lượng lớn gia súc, gia cầm sống nhập lậu theo đường tiểu ngạch). Trong khi đó, xuất khẩu chỉ đạt 515 ngàn USD.

Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đang được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung đẩy mạnh trong thời gian tới.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, Chính phủ đang rất quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Để xuất khẩu, đầu tiên là ATDB, an toàn thực phẩm. Tồn tại lớn nhất trong nhiều năm qua là tỷ lệ tiêm vaccine còn chưa đạt nên các tỉnh, thành trong cả nước cần phải rà soát lại vấn đề này để tham mưu, tháo gỡ, có chính sách hỗ trợ.

Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Trung Quốc đang cần nhập khoảng 25 triệu con heo/năm, nếu Việt Nam không xuất khẩu được thì đến khi họ đã có đối tác sẽ rất khó cạnh tranh. Doanh nghiệp phải đi tiên phong trong việc xây dựng vùng ATDB để xuất khẩu chứ đừng nghĩ sẽ chỉ bán mãi ở Việt Nam, gây ra “cái chết” của chăn nuôi nông hộ và các trang trại; phải tính lộ trình xuất khẩu, chứ không chỉ đổ đầu 100 triệu dân nội địa.

Cuối tháng 12-2023, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết “Bản ghi nhớ các yêu cầu đối với vùng ATDB lở mồm long móng có sử dụng vaccine”. Điều này được kỳ vọng là “đòn bẩy” giúp các sản phẩm thịt của Việt Nam có mặt ở thị trường tỷ dân này. Ngoài ra, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước châu Âu… cũng là các thị trường nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi giàu tiềm năng của Việt Nam.

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TRẦN LÂM SINH, muốn xuất khẩu phải hình thành được những chuỗi chăn nuôi khép kín quy mô lớn. Trong đó, việc giám sát, kiểm soát dịch bệnh phải chặt chẽ.

Xây dựng vùng chăn nuôi ATDB theo chuẩn quốc tế

Theo yêu cầu của Tổ chức Thú y thế giới, một trong những điều kiện tiên quyết để xuất khẩu thịt là phải xây dựng được vùng chăn nuôi ATDB. Đây cũng là chìa khóa để phát triển chăn nuôi bền vững. Người chăn nuôi thực hiện ATDB sẽ hạ được chi phí chăn nuôi xuống thấp vì giảm được đầu tư phòng, chữa bệnh cho vật nuôi, tiêu hủy khi vật nuôi gặp dịch bệnh; vấn đề tồn dư hóa chất, thuốc phải giám sát, cảnh báo…

Hiện cả nước đã có 18 huyện ATDB, chủ yếu tập trung vào các tỉnh Đông Nam Bộ với hàng ngàn cơ sở ATDB. Nhưng đến nay vẫn chưa có vùng, cơ sở nào đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới làm cơ sở trong đàm phán, mở cửa thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y Đồng Nai Nguyễn Trường Giang, Đồng Nai thuộc tốp đầu xây dựng vùng ATDB của cả nước. Hiện toàn tỉnh có 5 huyện được công nhận vùng ATDB; 11 xã được chứng nhận ATDB với bệnh cúm gia cầm và Newcastle; 657 trang trại chăn nuôi được chứng nhận ATDB. Ngành chăn nuôi Đồng Nai tiếp tục phát triển theo hướng trang trại công nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn sinh học theo chuỗi khép kín. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh nhân rộng vùng, cơ sở ATDB đáp ứng thị trường xuất khẩu.

Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường khó tính, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát (huyện Long Thành) Lê Văn Quyết cho biết, từ năm 2017, hợp tác xã đã xây dựng chuỗi chăn nuôi gà theo chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hiện chuỗi liên kết nuôi gà trong chuồng lạnh của hợp tác xã cung cấp cho thị trường xuất khẩu với tổng đàn gà thịt lên đến 2 triệu con/năm. Thị trường xuất khẩu còn giàu tiềm năng vì không chỉ Nhật Bản, mà nhiều nước khác cũng có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Lâm Sinh cho biết, thời gian tới, Đồng Nai sẽ tập trung xây dựng chuỗi chăn nuôi gia cầm xuất khẩu gắn với hình thành các vùng chăn nuôi ATDB theo chuẩn quốc tế. Chuỗi này do một tập đoàn chăn nuôi đầu tư có quy mô lớn, liên kết nhiều tỉnh, thành trong vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra, theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng vùng ATDB xuất khẩu heo sống sang thị trường lớn Trung Quốc, năm 2024, tỉnh đã chọn 2 vùng chăn nuôi ATDB là huyện Vĩnh Cửu và huyện Trảng Bom đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Bình Nguyên 



Nguồn

Cùng chủ đề

Quy hoạch, quản lý, sử dụng đất quốc phòng phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí

(ĐN)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26-10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Đại biểu Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy,...

Đồng Nai kiến nghị phân bổ ngân sách phải công bằng, tạo sự phát triển đồng đều

Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26-10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các nội dung quan trọng. Đại biểu Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Ảnh: CTV Thảo luận tại tổ, các đại biểu đề nghị cần tạo cơ chế, chính sách và nguồn lực phù hợp trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các đại biểu của...

Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển với tư duy đổi mới

(ĐN)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26-10, Quốc hội thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025. Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường chủ trì phiên thảo luận ở tổ vào sáng 26-10. Ảnh: CTV Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%;...

Đồng Nai: Bắt khẩn cấp Phó chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom

Ngày 26/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận đã bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự ông Nguyễn Đình Thanh – Phó chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom để điều tra hành vi nhận hối lộ. Phó chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom bị bắt khẩn cấp để điều tra hành vi nhận hối lộ. (Ảnh minh hoạ) Trước đó,...

Trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai

(ĐN) - Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Đồng Nai lần thứ 5-2024, chiều 26-10, các đơn vị đã tham gia phần thi trình diễn trang phục truyền thống. Các thí sinh trình diễn trang phục tự chọn. Ảnh: My Ny Theo đó, 8 đơn vị gồm: thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và các huyện: Cẩm Mỹ, Tân Phú, Thống Nhất, Định Quán, Trảng Bom, Long Thành tham...

Cùng tác giả

Quy hoạch, quản lý, sử dụng đất quốc phòng phù hợp, hiệu quả, tránh lãng phí

(ĐN)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26-10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Đại biểu Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy,...

Giải bóng bàn các đội mạnh 2024 tổ chức tại Đồng Nai

Ngày 26/10, Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam phối hợp cùng Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo và bốc thăm chia bảng giải bóng bàn các đội mạnh quốc gia 2024 tranh cúp Đăng Quang watch. Theo kết quả bốc thăm, nội dung đồng đội nam, bảng A, bao gồm các đội: Hà Nội 1, Đồng Nai 1 và Hải Dương Long Hải 2. Bảng B, gồm: Time City, Công...

Đồng Nai kiến nghị phân bổ ngân sách phải công bằng, tạo sự phát triển đồng đều

Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26-10, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các nội dung quan trọng. Đại biểu Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh. Ảnh: CTV Thảo luận tại tổ, các đại biểu đề nghị cần tạo cơ chế, chính sách và nguồn lực phù hợp trong phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các đại biểu của...

Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển với tư duy đổi mới

(ĐN)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26-10, Quốc hội thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025. Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường chủ trì phiên thảo luận ở tổ vào sáng 26-10. Ảnh: CTV Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%;...

Đồng Nai: Bắt khẩn cấp Phó chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom

Ngày 26/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận đã bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự ông Nguyễn Đình Thanh – Phó chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom để điều tra hành vi nhận hối lộ. Phó chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom bị bắt khẩn cấp để điều tra hành vi nhận hối lộ. (Ảnh minh hoạ) Trước đó,...

Cùng chuyên mục

Nước sông dâng cao, Thủy điện Trị An đóng xả tràn

(ĐN) - Ngày 26-10, Công ty Thủy điện Trị An có thông về việc kết thúc xả tràn hồ chứa Thủy điện Trị An (đợt 3). Thủy điện Trị An xả tràn. Ảnh CTV Theo thông báo từ công ty, vào lúc 10g ngày 26-10, mực nước thượng lưu hồ là 61,57m, mực nước hạ lưu tại nhà máy là 4,2m, lưu lượng nước về hồ là 640m3/s. Theo bản tin cảnh báo triều cường khu vực hạ lưu sông Sài Gòn -...

[Chùm ảnh] ‘Hình hài’ 7km đường cao tốc Bến Lức – Long Thành qua Đồng Nai khai thác tạm từ tháng 11-2024 trông ra...

(ĐN) - Hơn 7km trong tổng số gần 29km đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua địa bàn tỉnh sẽ được đưa vào khai thác tạm trong tháng 11-2024. Đây cũng là một trong hai đoạn tuyến của dự án sẽ được khai thác tạm trong năm 2024. Đoạn tuyến dài hơn 7km thuộc Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn qua địa bàn tỉnh sẽ được đưa vào khai thác tạm trong...

Quan tâm kết nối dịch vụ cho nông nghiệp hữu cơ

Phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là một trong những nhiệm vụ đột phá được Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra. Theo đó, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung triển khai các giải pháp phát triển NNHC trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm vật tư nông nghiệp được giới thiệu tại Hội nghị Giới thiệu, kết nối cung ứng các dịch vụ nông nghiệp công nghệ...

Thêm tuyến kết nối giao thông cho Sân bay Long Thành

Để hình thành thêm trục giao thông kết nối với Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành đáp ứng nhu cầu phát triển cũng như tránh tình trạng quá tải cho các tuyến giao thông kết nối với sân bay ở khu vực phía Nam, Đồng Nai sẽ đầu tư xây dựng tuyến đường tỉnh 769E. Tuyến đường tỉnh 769E được đầu tư xây dựng để tạo thêm tuyến kết nối giao thông cho Sân bay Long Thành....

Khí hậu cực đoan gia tăng

Tháng 5-2023, hồ thủy điện lớn nhất miền Nam là hồ Thủy điện Trị An tiệm cận mực nước chết, thấp nhất trong 12 năm qua. Tháng 10-2024, sông Đồng Nai - dòng sông lớn thứ nhì ở Nam Bộ về lưu vực, có triều cường lập đỉnh, cao nhất trong 24 năm trở lại đây. Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi đi kiểm tra khu vực ngập tại huyện Nhơn Trạch do triều cường tháng 10-2024. Ảnh:...

Hơn 2.240 doanh nghiệp dừng kinh doanh, giải thể

Theo Sở Kế hoạch và đầu tư, trong 9 tháng của năm 2024, trên địa bàn Đồng Nai có hơn 2.240 doanh nghiệp giải thể và tạm dừng hoạt động. Trong đó, có 484 doanh nghiệp giải thể, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước và 1.758 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 26%. Lý do khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động và giải thể là kinh doanh không hiệu quả. Quy mô...

Sẽ bổ sung hơn 670 hécta làm cụm công nghiệp

Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Nai sẽ bổ sung hơn 670 hécta đất để làm 11 cụm công nghiệp tại các địa phương. Các cụm công nghiệp sẽ có diện tích từ 30-75 hécta. Tỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp để di dời các cơ sở sản xuất trong khu dân cư không phù hợp quy hoạch và thu hút thêm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở...

Đồng Nai quảng bá du lịch tại Bình Thuận

(ĐN) - Sáng 25-10, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh (VHTT-DL) tổ chức Ngày Du lịch Đồng Nai tại Khu đô thị Novaworld, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.  Cùng tham dự sự kiện có lãnh đạo Sở VHTT-DL tỉnh Bình Thuận, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp, điểm đến du lịch tỉnh Đồng Nai và các tỉnh Bình Thuận, Tây Ninh, Bến Tre, Thừa Thiên Huế, Lâm...

Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng tại Nhơn Trạch được đề cử tốp 7 điểm du lịch sinh thái ấn tượng Việt...

(ĐN) - Khu Du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng (KDL Bò Cạp Vàng) cho biết, KDL Bò Cạp Vàng vừa được đề cử bình chọn tốp 7 điểm du lịch sinh thái ấn tượng Việt Nam năm 2024. Đây là một trong 5 hạng mục trong Chương trình "tốp 7 ấn tượng Việt Nam” năm 2024 do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức. Khách du lịch tham gia trò chơi dưới nước tại Bò Cạp Vàng. Ảnh: Ngọc Liên Chương trình “tốp 7...

Khu công nghiệp Biên Hòa 1: Sớm hoàn thành chính sách hỗ trợ di dời, giải phóng mặt bằng

Di dời các doanh nghiệp (DN) là bước quan trọng trong việc thực hiện Đề án Chuyển đổi công năng Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường. Việc thực hiện di dời các nhà máy, xí nghiệp hoạt động tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 đang bị chậm tiến độ. Ảnh: P.Tùng Tuy nhiên, thời gian qua, việc hoàn thành xây dựng cơ chế chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất