Powered by Techcity

Cư dân đô thị với xu hướng tiêu dùng xanh

Những năm gần đây, người dân, nhất là những cư dân ở các thành phố, đô thị lớn ngày càng quan tâm tới tiêu dùng thông minh, bền vững, cũng như những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến tiêu thụ và sử dụng sản phẩm.

Người dân chọn mua các loại nông sản sạch tại một siêu thị ở TP.Biên Hòa. Ảnh: H.Hà

Tiêu dùng ngày nay không chỉ đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, mà còn đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về tính xã hội và tính nhân văn của từng sản phẩm. Một số người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao hơn đối với những sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn sản xuất xanh, có thông điệp bền vững, xem đó là tiêu chuẩn cho một sản phẩm chất lượng cao.

Dần thay đổi thói quen tiêu dùng

Trong những năm gần đây, sự quan tâm của người dân đối với môi trường đã được cải thiện. Với nhận thức ngày càng cao, người dân, nhất là ở đô thị quan tâm hơn đến việc tiêu dùng xanh, đòi hỏi cao hơn về chất lượng, sự thông minh và tiện dụng của sản phẩm. Đặc biệt là những sản phẩm ưu tiên cho bảo vệ sức khỏe, tái tạo năng lượng, bảo vệ môi trường.

Đã thành thói quen, mỗi lần đi chợ là chị Nguyễn Thị Kim Dung (P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa) lại đem theo chiếc giỏ đan bằng mây tre để đựng thực phẩm như rau củ quả, gia vị. “Túi ny-lông tiện dụng và rẻ nhưng vô cùng gây hại cho môi trường và sức khỏe. Thử nhẩm tính mỗi sạp hàng, mỗi lần mua bất cứ thứ gì từ mớ rau con cá đến trái chanh, trái ớt đều sử dụng bao ny-lông thì mỗi ngày lượng rác thải nhựa sẽ quá tải như thế nào? Để thay đổi thói quen của người tiêu dùng sẽ phải mất nhiều thời gian nhưng với sự sẵn sàng, hiểu biết, chắc chắn xu hướng tiêu dùng xanh tại đô thị sẽ ngày càng lan tỏa và phát triển mạnh mẽ hơn” – chị Kim Dung nói.

Khảo sát đầu năm 2023 của NielsenIQ – một công ty về nghiên cứu thị trường cho thấy, 49% người tiêu dùng mang túi riêng, sử dụng túi tái chế; 47% chỉ mua đồ cần thiết, tránh lãng phí; 45% người tiêu dùng có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện.

Tương tự, chị Kim Hoàng (P. Thống Nhất, TP. Biên Hòa) cho hay, những ngày bận rộn chị thường đặt đồ ăn online. Chị thường tham khảo lựa chọn cửa hàng nào sử dụng chất liệu thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng với môi trường như: ly, hộp, ống hút bằng giấy hoặc tre nứa, bã mía… thì chị mới đặt.

“Một thao tác mà có lẽ nhiều người mua sắm hiện đại ít chú ý, là ở bước thanh toán của các ứng dụng giao đồ ăn online sẽ có lựa chọn “lấy dụng cụ ăn uống” hoặc không, việc lựa chọn thế nào góp phần thể hiện sự văn minh, hành động vì môi trường từ chính hành động nhỏ của những người tiêu dùng hiện đại. Theo tôi, việc xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững chính là kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tốt đẹp” – chị Kim Hoàng chia sẻ.  Ngoài tiêu dùng xanh thì gần đây trào lưu mua sắm xanh cũng bước đầu có những tín hiệu tích cực đến với người dân, nhất là giới trẻ.

Bên cạnh việc cân nhắc kỹ xem các sản phẩm, dịch vụ có cần thiết hay không, việc sửa chữa/thay đổi các sản phẩm thay vì mua mới, giải pháp thuê/cho thuê hay “cũ người mới ta” cũng được cân nhắc kỹ lưỡng. Cụ thể như fanpage Give Away Biên Hòa hoạt động từ những năm 2018, đã nhận ký gửi cho hơn 4 ngàn khách ở Biên Hòa, bán ra hơn 46 ngàn sản phẩm cũ, góp phần giúp người tiêu dùng vừa có thêm nguồn thu từ đồ cũ, vừa bảo vệ môi trường.

Hướng tới các giá trị bền vững

Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống của con người. Hiện nay, người tiêu dùng trên cả nước nói chung và tại các đô thị nói riêng đang dần dần hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Hội doanh nghiệp (DN) hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh chia sẻ, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang dần phát triển thực sự về chiều sâu. Người tiêu dùng không chỉ coi trọng các yếu tố rất cơ bản như chất lượng cảm nhận, độ bền, giá cả, mà còn quan tâm nhiều đến các yếu tố an toàn sử dụng, sản phẩm tươi ngon, thông tin về thành phần dinh dưỡng, nguồn gốc – xuất xứ, hay công dụng, tính năng sản phẩm, hoặc sản phẩm đạt chứng nhận chất lượng…

Đồng Nai đã có kế hoạch về sản xuất, tiêu dùng bền vững trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2030. Theo đó, tỉnh khuyến khích phát triển, sử dụng các nguồn tài nguyên, nhiên, vật liệu có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế.

Ông Phạm Gia Hải, Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Đồng Nai nhấn mạnh, xu hướng tiêu dùng xanh mang tính xã hội sâu sắc với những sản phẩm nhãn xanh, nhãn an toàn, sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng, hướng tới kinh tế xanh, bền vững… Bên cạnh đó, các DN, đơn vị cung ứng cần đảm bảo đạo đức, chữ tín trong sản xuất, kinh doanh, từ đó giữ vững thương hiệu của DN, xây dựng môi trường kinh doanh – tiêu dùng lành mạnh, văn minh.

Việc phát triển các hệ thống siêu thị, bán lẻ hiện đại góp phần không nhỏ trong việc đưa các sản phẩm xanh, sạch đến gần hơn với người tiêu dùng vì đa số đều được kiểm soát về chất lượng, mẫu mã và giá cả với hệ thống phân phối, logistics chuyên nghiệp. Trên thực tế, thời gian qua, nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã áp dụng nhiều chương trình thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh, khuyến khích người dân sử dụng các bao bì thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc phổ biến rộng các mô hình này là không dễ dàng. Việc này cần có lộ trình dài hơi với nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp với từ khu vực dân cư bởi giá thành để sản xuất các mặt hàng, sản phẩm xanh còn cao. Đại diện một số siêu thị trong tỉnh cho hay, nhiều trào lưu về sử dụng các loại ny-lông dễ phân hủy, lá chuối, bã mía… để làm bao bì cũng nhanh chóng “hụt hơi” vì thiếu tính tiện lợi, bền, rẻ so với các loại bao bì ny-lông thông dụng.

Cùng với đó, trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng, thói quen mua hàng qua mạng cũng kéo theo sự tăng trưởng nhanh và nhiều túi ny-lông, hộp nhựa… bởi khi vận chuyển thức ăn, hàng tiêu dùng, các loại bao bì thân thiện với môi trường đều khó đáp ứng các tiêu chí “bền, rẻ, tiện lợi”.

Theo nhiều chuyên gia, để các loại sản phẩm xanh nên phổ biến rất cần những cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp của các cơ quan chức năng, địa phương trong việc khuyến khích các mô hình sản xuất, tiêu dùng xanh, bền vững, các DN sản xuất, cung ứng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để người tiêu dùng ngày càng quan tâm, tìm hiểu và dần thay đổi thị hiếu, thói quen tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường.

Hải Hà

Cùng chủ đề

Tỉnh nào rộng nhất miền Nam?

Miền Nam có 2 thành phố trực thuộc trung ương là TPHCM, Cần Thơ và 17 tỉnh gồm: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.  Diện tích của miền Nam là 64.473,1km2 theo Tổng cục Thống kê năm 2023. Trong đó, Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất...

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Chuẩn bị nguồn nhân lực để đón “sóng” đầu tư

Từ nay cho đến những năm tới, Đồng Nai sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư vào trong và ngoài các khu công nghiệp (KCN), trong đó có nhà đầu tư trong nước và nước ngoài (FDI). Để đón được dòng vốn lớn cho các dự án xanh, có công nghệ hiện đại, công nghệ cao thì tỉnh phải chuẩn bị sẵn các tiêu chí nhà đầu tư cần. Cụ thể, quy hoạch phải đồng bộ, đầy đủ,...

Canh tác lúa giảm phát thải khí mê-tan

Để đạt được những mục tiêu trên, những nông dân canh tác lúa tại Đồng Nai vẫn đang nỗ lực không ngừng để thay đổi lối canh tác truyền thống, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, hạn chế gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động trồng lúa. Đặc biệt, có những người nông dân coi đó là “việc lớn” không thể không làm. Trên những cánh đồng lúa Thu Đông đang bước vào giai đoạn trỗ...

Cùng tác giả

48 giờ ở Đồng Nai

Đồng Nai nằm gần TP HCM, thuận tiện cho chuyến đi nghỉ cuối tuần để tìm hiểu về lịch sử hay thư giãn ở những cánh rừng nguyên sinh. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai không chỉ nổi tiếng với những nhà máy mà còn là vùng đất đậm chất văn hóa, khung cảnh thiên nhiên hữu tình với rừng, thác, hồ. Lịch trình 48 giờ được gợi ý qua tư vấn của chị Ngọc...

Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Xây dựng môi trường làm việc văn hóa, lành mạnh, tiến bộ, góp phần hoàn thành tốt công việc và tạo mối quan hệ lao động hài hòa, phát triển… là mục tiêu mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh hướng đến. Đoàn viên, giáo viên Trường THCS Hoàng Văn Thụ (TP.Biên Hòa) diễn văn nghệ chào mừng lễ Quốc khánh 2-9. Ảnh: L.Mai Theo Liên đoàn Lao động tỉnh, thời gian qua, Chương trình...

Du lịch dịp lễ 2-9 đã sẵn sàng

Kỳ nghỉ lễ 2-9 được xem là đợt cao điểm cuối cùng trong chuỗi những tháng cao điểm du lịch hè. Thời điểm này, các khu, điểm du lịch, doanh nghiệp (DN) lữ hành đã sẵn sàng vào mùa phục vụ du khách. Khách tham quan Khu du lịch Bửu Long. Ảnh: N.Liên Theo các DN du lịch, dịp lễ năm nay, lượng khách tham quan theo đoàn lớn giảm mạnh, thay vào đó là những đoàn khách nhỏ (dưới 50...

Đồng Nai đi đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hiện nhiều địa phương trong cả nước vẫn đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn xã, huyện, tỉnh nông thôn mới (NTM). Trong khi đó, từ năm 2019, Đồng Nai đã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, tỉnh tiếp tục dẫn đầu trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu khi đến nay, toàn tỉnh có 96 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 21 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bí thư...

Doanh nghiệp Việt vươn mình ra biển lớn

Tính đến đầu tháng 8-2023, Đồng Nai có gần 51 ngàn doanh nghiệp (DN) đăng ký hoạt động với tổng vốn hơn 448 ngàn tỷ đồng. Quá trình hoạt động của các DN diễn ra nhiều thăng trầm, nhưng có những DN Việt đã vượt qua và không ngừng lớn mạnh, vươn ra biển lớn và vững vàng trên sân chơi quốc tế. Sản xuất thạch dừa xuất khẩu tại Công ty CP Thực phẩm GC ở Khu công nghiệp...

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị nguồn nhân lực để đón “sóng” đầu tư

Từ nay cho đến những năm tới, Đồng Nai sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư vào trong và ngoài các khu công nghiệp (KCN), trong đó có nhà đầu tư trong nước và nước ngoài (FDI). Để đón được dòng vốn lớn cho các dự án xanh, có công nghệ hiện đại, công nghệ cao thì tỉnh phải chuẩn bị sẵn các tiêu chí nhà đầu tư cần. Cụ thể, quy hoạch phải đồng bộ, đầy đủ,...

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng gần 11,5%

Theo Cục Thống kê Đồng Nai, trong tháng 10 vừa qua, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 18,4 ngàn tỷ đồng. Tính chung trong 10 tháng của năm 2024, tổng doanh thu bán lẻ của tỉnh ước đạt hơn 174,5 ngàn tỷ đồng, tăng gần 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Người tiêu dùng chọn mua các loại nông sản tại một siêu thị ở thành phố Biên Hòa. Ảnh: H.HẢI Trong...

Tọa đàm Hành trình 20 năm phát triển Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai

(ĐN)- Sáng 12-11, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu Bảo tồn) tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề Hành trình 20 năm phát triển Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai - Nhìn lại và bước tới tương lai (2004-2024). Cùng tham gia buổi tọa đàm có Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Khu Dự trữ sinh quyển...

Rà soát các công trình chậm, các công trình lãng phí trên địa bàn Đồng Nai

(ĐN)- Ngày 12-11, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Tổ trưởng Tổ chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh Hồ Thanh Sơn; Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã chủ trì Hội nghị giao ban các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh. Cùng tham dự...

Mỗi ngày Đồng Nai phát sinh từ 120-140 tấn rác thải nhựa

(ĐN)- Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai các giải pháp hạn chế sản phẩm nhựa sử dụng một lần trên địa bàn Đồng Nai do Sở Tài nguyên và môi trường tổ chức ngày 12-11. Đại diện Vườn quốc gia Cát Tiên chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Vương Thế Theo thống kê của Sở Tài nguyên và môi trường, trung bình mỗi ngày trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 2 ngàn tấn chất...

Liên doanh nhà đầu tư ngoại muốn đầu tư dự án xử lý nước thải

Hiện nay, tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều thiếu hạ tầng xử lý nước thải. Mới đây, một liên danh nhà đầu tư đã đề xuất làm các dự án xử lý nước thải ở 2 thành phố là Biên Hòa và Long Khánh. Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi kiểm tra việc xử lý thoát nước tại huyện Nhơn Trạch. Ảnh: H.Lộc Nếu làm được, đây sẽ là những dự án...

Phát triển kinh doanh sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Trong bối cảnh công nghệ, mạng xã hội ngày càng phát triển, việc đưa các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) lên các sàn thương mại điện tử; triển khai kinh doanh, quảng bá sản phẩm OCOP trên các nền tảng trực tuyến được xem là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP… tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, cũng như phát triển các kênh...

Tăng tốc lập quy hoạch, tạo đột phá trong phát triển đô thị

Để nâng cấp các đô thị, tạo cơ sở thu hút đầu tư, công tác lập quy hoạch đô thị, bao gồm quy hoạch chung đô thị và quy hoạch phân khu, cần được tăng tốc thực hiện. Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch đô thị là cơ sở để tỉnh Đồng Nai thực hiện thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Trong ảnh: Một góc đô thị Biên Hòa, đô thị trung tâm...

Tập đoàn KCMT Hàn Quốc muốn hợp tác, phát triển dòng sản phẩm thép thân thiện môi trường tại Đồng Nai

(ĐN)- Chiều 11-11, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đã làm việc với Tập đoàn KCMT của Hàn Quốc. Cùng tham gia có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức nghe đại diện Tập đoàn KCMT của Hàn Quốc trao đổi tại buổi tiếp. Ảnh: Ngọc Liên Ông Daeryun Kim, Trưởng ban Kinh doanh quốc tế, Công ty CP KCMT của Tập đoàn KCMT đã giới thiệu đến lãnh đạo tỉnh và...

222 dự án tại Đồng Nai cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất năm 2025

(ĐN) - Chiều 11-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi nghe Sở Tài nguyên và môi trường, các sở, ngành, địa phương báo cáo danh mục các dự án cần thu hồi đất; các dự án cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng năm 2025 trình HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp cuối năm 2024. Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi phát biểu kết luận buổi làm việc. Ảnh: Hoàng Lộc Ông...

Tin nổi bật

Tin mới nhất