Phiên đầu tuần, tỷ giá đồng Yên có thể phải đối mặt với áp lực bán khi các thị trường xem xét các tin tức về xung đột Iran – Israel.
Đồng đôla Mỹ và Yên là những loại tiền tệ trú ẩn an toàn. Các nhà đầu tư thường ưa chuộng đồng Yên Nhật hơn đồng đôla Mỹ. Tuy nhiên, thông tin về xung đột leo thang có thể hạn chế tác động lên thị trường tài chính.
Đầu phiên, các chỉ số kinh tế từ Nhật Bản thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Đơn đặt hàng máy móc giảm 1,8% so với cùng kỳ trong tháng 2 sau khi giảm 10,9% trong tháng 1. Những con số tốt hơn mong đợi có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng lãi suất từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Ngoài những con số, thị trường được khuyến nghị theo dõi các phát ngôn từ BOJ. Phản ứng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản trước mối đe dọa gia tăng về một cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông có thể khiến tình hình trở nên khó khăn.
Tại Mỹ, chỉ số Sản xuất và doanh số bán lẻ của NY Empire State sẽ là tâm điểm. Số liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ có thể sẽ tác động đến tỷ giá USD/JPY nhiều hơn trong bối cảnh kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sớm giảm lãi suất đang nguội dần.
Các nhà kinh tế dự báo, doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ tăng 0,3% trong tháng 3 so với tháng trước. Trong tháng 2, doanh số bán lẻ đã tăng 0,6%.
Những con số tốt hơn mong đợi có thể làm giảm thêm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của FED vào tháng 6. Xu hướng chi tiêu tiêu dùng tăng lên có thể thúc đẩy lạm phát do nhu cầu. Lộ trình lãi suất “cao hơn trong thời gian dài hơn” của FED có thể làm tăng chi phí đi vay, làm giảm thu nhập khả dụng. Xu hướng giảm thu nhập khả dụng có thể hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng, làm giảm lạm phát do nhu cầu.
Những phát ngôn từ các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cũng rất đáng chú ý. Thành viên FOMC Mary Daly sẽ có lịch phát biểu trong bối cảnh xung đột Trung Đông đang căng thẳng.
Theo công cụ CME FedWatch Tool, xác suất EDd cắt giảm lãi suất vào tháng 6 đã giảm từ 50,8% xuống 26,9% trong tuần qua. Các bài phát biểu gần đây của FED và con số lạm phát của Mỹ đã ảnh hưởng đến kỳ vọng lãi suất ở nền kinh tế số một thế giới.
Xu hướng ngắn hạn của tỷ giá USD/JPY phụ thuộc vào tin tức cập nhật từ Trung Đông và bình luận của ngân hàng trung ương. Xu hướng tìm kiếm nơi trú ẩn tài sản an toàn có thể lấn át những ảnh hưởng từ dữ liệu kinh tế.
Về mặt kỹ thuật, hiện tỷ giá đồng Yên đang nằm phía trên trên đường EMA 50 ngày và 200 ngày, khẳng định tín hiệu giá tăng. Tỷ giá USD/JPY quay trở lại mức cao nhất hồi ngày 12.4 là 153,384 sẽ hỗ trợ cho mức cao mới 154.
Ngược lại, việc tỷ giá USD/JPY giảm xuống dưới ngưỡng 152,500 có thể khiến đồng Yên được giải tỏa áp lực ở mức 151,685.
Chỉ số RSI 14 ngày ở mức 72,50 cho thấy USD/JPY đang nằm trong vùng quá mua.