Trang chủNewsThế giớiĐồng minh lâu năm của Nga tập trận với Mỹ

Đồng minh lâu năm của Nga tập trận với Mỹ


Với vai trò là quốc gia bảo lãnh an ninh khu vực các nước từng thuộc Liên Xô, chính phủ Nga đã vô cùng bức xúc trước việc một nhóm các binh lính Mỹ có mặt tại Armenia nhằm tham gia một cuộc tập trận với mục đích bảo vệ hòa bình. 

Chương trình tập trận kéo dài 10 ngày mang tên “Đối tác đại bàng” sẽ bắt đầu vào thứ Hai, với sự tham gia của 85 binh lính Mỹ và 175 binh lính Armenia nhằm chuẩn bị cho lực lượng Armenia các sứ mệnh bảo vệ hòa bình quốc tế.

Mặc dù có quy mô nhỏ, cuộc diễn tập này là một phần trong chuỗi các “hành động không thân thiện” từ quốc gia vốn là đồng minh trong lịch sử theo đánh giá của bộ quốc phòng Nga.

Gần đây, Armenia đã gửi viện trợ nhân đạo tới Ukraine lần đầu tiên.

 

Những cử chỉ làm thân với đối tác quốc tế mới của Armenia một phần bắt nguồn từ thái độ bức xúc sau khi Nga đã không thể hoặc không muốn bảo vệ quốc gia này khỏi các hành vi gây hấn từ Azerbaijan, và đặt ra nghi vấn về khả năng kiểm soát các quốc gia và các cuộc xung đột của Nga tại khu vực, theo CNN. 

Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan cho biết quốc gia này đã bắt đầu cảm nhận được vị của “trái đắng” trong “những sai lầm chiến lược” từ quyết định tin tưởng trao gần như toàn bộ trách nhiệm bảo vệ nước ông cho Nga.

“Cấu trúc an ninh của Armenia gắn liền với Nga tới 99.999%. Nhưng hôm nay, chúng ta có thể thấy rằng Nga cũng đang cần thêm vũ khí. Kể cả khi có mong muốn, Nga cũng vẫn không thể cung cấp đủ cho nhu cầu quốc phòng của Armenia”, ông Nikol Pashinyan cho biết. 

Kể từ khi ông Pashinyan nhậm chức vào năm 2018 theo sau “Cách mạng Nhung” của Armenia, quốc gia của ông đã liên tục phải đối mặt với căng thẳng leo thang với Azerbaijan.

Tâm điểm của những căng thẳng này nằm tại Nagorno-Karabakh, một khu vực lãnh thổ không giáp biển tại vùng Núi Caucasus đã từng là nguyên nhân dẫn tới hai cuộc chiến giữa hai nước láng giềng này trong ba thập kỷ qua, và gần đây nhất là năm 2020. Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận thuộc về Azerbaijan, nhưng người dân sinh sống tại đây chủ yếu là người Armenia.

Cuộc xung đột kéo dài 44 ngày trong mùa thu năm 2020 đã thể hiện rõ sự yếu thế của quân đội Armenia. Azerbaijan với máy bay không người lái và máy bay chiến đấu F-16 do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp đã chiến thắng áp đảo, giành được một phần ba lãnh thổ Nagorno-Karabakh, cũng như tấn công trực diện Armenia.

Nga giúp kết thúc cuộc xung đột này bằng cánh đưa ra một thỏa thuận ngừng bắn. Thỏa thuận này cho phép 2000 binh lính bảo vệ hòa bình của Nga tới Nagorno-Karabakh bảo vệ hành lang Lachin, tuyến đường duy nhất nối liền vùng này với Armenia.

Nhưng lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga không ngăn cản quân đội Azerbaijan thiết lập một trạm kiểm soát quân sự dọc hành lang Lachin để ngăn chặn hoạt động vận chuyển thực phẩm vào vùng đất này. Azerbaijan phủ nhận cáo buộc phong tỏa, còn Nga khẳng định họ vẫn đang làm nhiệm vụ của mình.

 

Thế giới - Đồng minh lâu năm của Nga tập trận với Mỹ

Quân nhân Azerbaijan đứng gác tại một trạm kiểm soát ở hành lang Lachin, nối khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh với Armenia. Ảnh: Tofik Babayev/AFP/Getty Images

 

Nỗi lo ngại của Armenia

 

Vahram Ter-Matevosyan, một phó Giáo sư khoa chính sách đối ngoại tại Đại học Mỹ tại Armenia cho biết việc Nga không thể hoặc không muốn can thiệp đã khiến chính phủ Armenia cảm thấy bức xúc.

 

Ông Ter-Matevosyan cho biết “Armenia đã làm gần như mọi thứ mà Nga muốn trong suốt 30 năm qua”, bao gồm cả việc ngừng các nỗ lực hội nhập châu Âu trong năm 2013 sau khi Moscow thể hiện thái độ phản đối.

 

Sau thời gian quá lâu chiều theo mong muốn của Moscow, Yerevan đã kỳ vọng Nga sẽ thực hiện các cam kết về an ninh của mình, mà Nga cam đoan sẽ cung cấp thông qua Tổ chức Hiệp ước An ninh Chung (CSTO), một liên minh quân sự giữa các nước từng thuộc Liên Xô, bao gồm Armenia. Nhưng trong những năm qua, các nhà phân tích cho biết Nga đã liên tục phá vỡ nhiều cam kết trong tổ chức này.

 

“Nga đã không thực hiện đúng lời hứa sẽ bảo đảm an ninh cho hành lang Lachin… Nga đã không cung cấp đủ vũ khí mà Armenia đã mua từ Nga, Nga đã không ngăn cản được các hành vi bành trướng và gây hấn mà Azerbaijan thực hiện hướng vào Armenia”, ông Ter-Matevosyan cho hay.

 

Ông Ter-Matevosyan cho biết khi đối mặt với thực trạng này, Armenia không có lựa chọn nào khác ngoài quyết định đa dạng hóa bộ máy an ninh của mình. 

 

Hậu quả không lường trước

 

Một số nhà phân tích cho rằng Nga không thể giữ vững được các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn là do nước này đang bị phân tán bởi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Bà Marie Dumoulin, Giám đốc chương trình châu Âu thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu cho biết tình hình hiện tại một phần là hậu quả từ việc Nga cố gắng giữ cả Armenia và Azerbaijan về phe mình, một mục tiêu mà bà cho rằng là bất khả thi vì những hành vi gây hấn của Azerbaijan.

“Kể từ cuộc chiến năm 2020, Nga đã băn khoăn khi phải chọn giữa Armenia và Azerbaijan, và trong mắt quốc tế điều này có nghĩa là họ đã chọn Azerbaijan. Đó chỉ là thái độ bị động. Nhưng chính thái độ bị động này lại có vị thế ủng hộ Azerbaijan”, bà Marie Dumoulin cho biết.

Bà cũng chỉ ra những liên kết ngày càng bền chặt giữa Moscow và Baku – bắt nguồn từ quan hệ cá nhân giữa ông Putin và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev – một quan hệ ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ tới Armenia.

“Tôi không nghĩ ông Pashinyan là kiểu lãnh đạo mà ông Putin ưa. Ông trở thành lãnh đạo sau một cuộc cách mạng. Ông có quan điểm dân chủ, cải cách, chống tham nhũng. Ông Aliyev là kiểu lãnh đạo mà ông Putin dễ thân hơn nhiều”, bà Marie Dumoulin cho biết. 

 

Quan hệ giữa ông Putin và ông Pashinyan đã càng tồi tệ hơn khi Armenia dự kiến sẽ trở thành một phần của Quy chế Rome của ICC, mang lại cho Armenia một diễn đàn để thể hiện sự phản đối về các lo ngại nhân quyền hướng tới Azerbaijan. Armenia đã ký kết quy chế này trong năm 1999, nhưng Tòa án Hiến pháp nước này đã tuyên bố quy chế này vi hiến – một quyết định đã được đảo ngược trong tháng 3, mở đường cho khả năng thông qua quy chế này trong tương lai.

Nhưng trong khi tìm phương hướng củng cố quốc phòng nhằm đối trọng với Azerbaijan, Armenia đã vô tình làm ảnh hưởng tới Nga.

Ông Ter-Matevosyan cho biết: “Thời điểm mọi thứ xảy ra quá tồi tệ”. Ông cũng khẳng định “chính phủ Armenia đã không giải thích đầy đủ tới các đối tác Nga về hai ý nghĩa đằng sau quá trình thông qua Quy chế Rome”.

Tuyên bố tham gia tập trận chung với Mỹ đã càng ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ với Nga. Politico trong tuần vừa rồi đã cho biết chính phủ Nga đã triệu tập đại sứ Armenia tới Moscow nhằm thực hiện một số đàm phán “căng thẳng”.

Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết cuộc tập trận “không giúp cải thiện thái độ tin tưởng chung trong khu vực”.

 

“Bão hòa” ảnh hưởng của Nga

 

Hiện vẫn chưa rõ nỗ lực tạo dựng các mối quan hệ đối tác quốc tế mới của Armenia bắt nguồn chỉ từ những mong muốn cải thiện an ninh quốc gia, hay đây là biểu hiện cho thấy Armenia đang chuyển thái độ sang thân cận với các nước phương Tây.

Anna Ohanyan, chuyên gia chính sách đối ngoại Nga và là Giáo sư tại Đại học Stonehill của Massachusetts cho biết: “Armenia là một quốc gia nhỏ, việc họ quay đầu và thực hiện thay đổi quan điểm địa chính trị là rất nguy hiểm. Chúng ta đều nhận thấy những rủi ro từ đó”.

Thay vì cắt đứt quan hệ với Nga hoàn toàn, Armenia chỉ đang “bão hòa” các ảnh hưởng của Nga tại nước này.

Và mặc dù những bước mà họ đã thực hiện gần đây đều khá khiêm tốn, chúng có thể là những bước đầu đưa Armenia theo một con đường mà họ rất khó có thể quay lại được.

“Nếu như trong tương lai gần, ông Putin quyết định thực hiện một chính sách mới, cung cấp đảm bảo an ninh cho Armenia, tôi không nghĩ chính sách đối ngoại của Armenia sẽ cân bằng lại theo quan điểm như trước đây”.

 

Kẹt giữa hai bên

 

Các lãnh đạo của Armenia đều thấy rõ những thử thách trước mắt. Trước La Repubblica, ông Pashinyan cho biết ông lo ngại Armenia sẽ bị kẹt giữa Nga và phương Tây.

 

“Các nước phương Tây và chuyên gia của họ… đánh giá Armenia là quốc gia thân Nga. Trái lại, nhiều thành phần trong chính phủ Nga cho rằng Armenia và chính phủ của nước này thân phương Tây”.

 

Nếu không thể thỏa mãn một bên nào, Armenia có thể sẽ bị tách biệt khỏi cả hai phe, khiến quốc gia này rơi vào thế rủi ro.

 

Thế giới - Đồng minh lâu năm của Nga tập trận với Mỹ (Hình 2).

ông Pashinyan cho biết ông lo ngại Armenia sẽ bị kẹt giữa Nga và phương Tây. Ảnh: Karen Minasyan/AFP/Getty Images.

Nhiều quan chức Yerevan đã bắt đầu lo sợ về những trả đũa từ Nga. Chúng có thể là các biện pháp về kinh tế, vì Nga kiểm soát một phần không nhỏ nền kinh tế của Armenia, từ viễn thông tới điện lực. Điện Kremlin đã đặt lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm từ sữa của Armenia trong tháng 4 – với các cam đoan về phát hiện các lo ngại liên quan tới sức khỏe, nhưng bà Ohanyan cho rằng đây là sự trừng phạt sau khi Yerevan đã cân nhắc về việc thông qua phê chuẩn quy chế của ICC.

Hoặc chúng có thể còn tồi tệ hơn. Ter-Matevosyan khẳng định “chúng ta cần phải nhớ rằng Nga có khả năng tác động rất lớn trong khu vực này”, khi nhắc tới căn cứ quân sự lớn của Nga về phía Bắc Yerevan.

Với ông Ter-Matevosyan, chính phủ Armenia hiện tại với “những tư tưởng bắt nguồn từ các giá trị tự do của phương Tây” đã “chớp thời cơ” thực hiện “một số ý tưởng, suy nghĩ và niềm tin mà họ đã nắm giữ từ nhiều năm nay”.

“Việc họ có thành công hay không thì còn cần phải chờ thời gian trả lời. Nhưng bên cạnh đó cũng còn câu hỏi về cái giá của những thay đổi, những đa dạng hóa này. Đó là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra tại Armenia”, ông Ter-Matevosyan nhận định. 

 

Nguyễn Quang Minh (theo CNN)

 





Nguồn

Cùng chủ đề

Cổ phiếu HBC và HNG bị hủy niêm yết từ 6/9

Ngày giao dịch cuối cùng của hai cổ phiếu HBC và HNG trên sàn HoSE ngày 5/9. Hai cổ phiếu này sẽ chuyển sang giao dịch trên sàn UPCoM sau đó. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã ra quyết định hủy niêm yết hai cổ phiếu là HBC của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) và HNG của CTCP Nông...

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản ở Hòa Bình vẫn còn gặp khó

Về giải pháp, ông Hải thông tin - cần sớm xử lý những vướng mắc hồ sơ về giấy tờ đất cũng như cấp mặt nước, mặt biển để nuôi trồng thuỷ sản cho người dân, doanh nghiệp. Hiện đơn vị đang phối hợp với chính quyền địa phương để đi tuyên truyền, vận động bà con hiểu và thực hiện tốt quy định này.Cũng theo vị Chi cục trưởng, dự kiến trong năm 2024, cố gắng sẽ...

Việt Nam và Hoa Kỳ nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10-11/9/2023. Nhân dịp này, lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là lần đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều dự án sắp thoát cảnh xếp hàng “chốt” giá đất

Lối mở cho các dự án "vướng" giá đất Mới đây, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhận định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8 của chính quyền địa phương là khẩn trương tham mưu, củng cố lại...

5 cường quốc phương Tây lên tiếng

5 cường quốc phương Tây lên tiếngTổng thống Mỹ Joe Biden hôm 12/8 đã cùng với các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Italy, Anh thảo luận về việc hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông và lệnh ngừng bắn ở Gaza, Nhà Trắng cho biết.Trong...

Hiểu đúng về việc thu hồi, gia hạn thời gian sử dụng đất

Sợ bị thu hồi đất vì quy định gia hạn sử dụng đấtVừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Tp.HCM đã có văn bản về việc gia hạn thời gian sử dụng đất. Người sử dụng đất có nhu cầu gia hạn sử dụng...

Nga vẫn nhập khẩu hàng tỷ USD, Euro tiền mặt

Khoảng 2,3 tỷ USD và Euro vẫn được chuyển đến Nga kể từ khi Mỹ và EU cấm xuất khẩu tiền mặt sang nước này từ hồi tháng 3/2022 để phản ứng với chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine, Reuters đưa tin...

Quảng Nam từ chối gia hạn tiến độ dự án đang bị điều tra

Ngày 12/8, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký văn bản liên quan việc gia hạn tiến độ dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc của Chủ đầu...

Bài đọc nhiều

Bất chấp cảnh tượng đầy kịch tính vụ cháy lớn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, Ukraine và Nga vẫn không ngừng ‘vạch...

Các nhà lãnh đạo Ukraine và Nga đổ lỗi cho nhau sau khi xảy ra hỏa hoạn tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, nơi quân đội Nga kiểm soát từ tháng 3/2022. Khói đen bốc lên từ tháp làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. (Nguồn: Getty Images) ...

Iran có thể hành động ngay tuần này

Iran có thể tấn công trong tuần nàyMột vài báo cáo truyền thông vào cuối ngày 11/8 cho rằng Iran sẽ tiến hành một cuộc tấn công lớn nhằm vào Israel trong vài ngày tới.Trang Axios hôm 11/8 dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, hiện...

Giữa lúc Trung Đông ở thế ‘ngàn cân treo sợi tóc’, quân đội Iran có hành động, Israel cảnh báo về màn ‘đáp trả...

Trong khi Israel đang cảnh giác trước mọi nguy cơ về một cuộc trả đũa của Iran và phong trào Hezbollah ở Lebanon, có khả năng gây ra một cuộc xung đột toàn diện tại Trung Đông, Tehran vừa có động thái mới.

Ukraine gây bất ngờ ở Kursk, Nga triệu tập họp khẩn; ông Trump đòi ‘quyền hành’ cho Nhà Trắng; Chủ tịch Triều Tiên thăm...

Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin triệu tập họp khẩn sau khi Kiev tấn công tỉnh Kursk, bà Kamala Harris nêu lý do chọn Thống đốc Minnesota Tim Walz làm liên danh tranh cử, căng thẳng Hezbollah-Israel, Thế vận hội Paris 2024… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cùng chuyên mục

Biên giới Nga “nóng ran”, Iran khuyên 3 nước châu Âu đứng lên “một lần và mãi mãi”, Israel đột kích Dải Gaza

Tình hình căng thẳng ở vùng biên giới Nga do cuộc tấn công của Ukraine vào tỉnh Kursk, căng thẳng Iran-Israel với những nguy cơ lớn về xung đột Trung Đông, Sudan... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. Tình hình ở tỉnh Kursk của Nga đang rất căng thẳng, khi Ukraine chiếm quyền kiểm soát 28 điểm dân cư. (Nguồn:...

Hàn Quốc thông báo về hoạt động quân sự quy mô lớn năm thứ 2 liên tiếp

Ngày 13/8, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô lớn ở trung tâm thủ đô Seoul vào tháng 10 để kỷ niệm 76 năm ngày thành lập lực lượng vũ trang.

Iran tuyên bố sẽ “thận trọng và chín chắn” về việc đáp trả Israel, Mỹ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ ra mặt

Ngày 12/8, cố vấn phụ trách truyền thông trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết, nước này sẽ phản ứng có chừng mực với vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh.

Hàn Quốc và Mỹ sắp tổ chức cuộc tập trận lớn nhất khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) và Bộ Tư lệnh liên quân Hàn-Mỹ ngày 12/8 công bố triển khai cuộc tập trận “Lá chắn tự do Ulchi” (UFS) từ ngày 19-29/8.

5 cường quốc phương Tây lên tiếng

5 cường quốc phương Tây lên tiếngTổng thống Mỹ Joe Biden hôm 12/8 đã cùng với các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Italy, Anh thảo luận về việc hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông và lệnh ngừng bắn ở Gaza, Nhà Trắng cho biết.Trong...

Mới nhất

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai về tay Tập đoàn Mường Thanh

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai có địa chỉ tại số 1 đường Phù Đổng, Pleiku, Gia Lai.Khách sạn nêu trên được biết đến là khách sạn tiêu chuẩn bốn sao đầu tiên tại khu vực Tây Nguyên, nằm ngay quảng trường...

Huy động sức mạnh tổng lực để hoàn thành Đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối

NDO - Chiều 13/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về tình hình triển khai thi công công trình Đường dây 500kV mạch 3 trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và công tác chuẩn bị khánh thành...

Cá ngừ Việt Nam rộng cửa sang Anh nhờ UKVFTA

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, sau 3 tháng sụt giảm liên tục, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh đã tăng trở lại. Riêng trong tháng 6/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng 56%, đạt 742 triệu USD. ...

Thế Giới Di Động giảm đến ba triệu đồng cho tân sinh viên khi mua laptop Acer

Chương trình Nhả vía thu hút sự quan tâm của đối tượng học sinh - sinh viên trên cả nước Với chương trình này, tân sinh viên 2k6 có thể sử dụng điểm...

Mới nhất