Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đã đầu tư các công trình phục vụ nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận thông tin; đồng thời hỗ trợ các hộ đồng bào DTTS có nhu cầu bức thiết về nhà ở, nước sinh hoạt. Vốn của Chương trình MTQG 1719 đã tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Ngày 10/12, tại Trung tâm Hội nghị nghị tỉnh, UBND tỉnh Tây Ninh long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tây Ninh lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, dân chủ, đổi mới sáng tạo, phát huy bản sắc văn hóa, hội nhập và phát triển”.Sáng 10/12, tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình – sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân Công an nhân dân Việt Nam.Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đã đầu tư các công trình phục vụ nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận thông tin; đồng thời hỗ trợ các hộ đồng bào DTTS có nhu cầu bức thiết về nhà ở, nước sinh hoạt. Vốn của Chương trình MTQG 1719 đã tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo đa chiều ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh.Chiều ngày 10/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại tướng David Petraeus, đồng sở hữu Quỹ kiêm Chủ tịch Viện Toàn cầu của Quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts (KKR).Sáng 10/12, tại Tp. Hội An (Quảng Nam), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất.Ngày 10/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã thông báo kết quả kiểm kê cồng chiêng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hiện tỉnh còn lưu giữ 4.576 bộ cồng chiêng và 117 chiếc chiêng lẻ. So với kết quả kiểm kê năm 2008, số lượng cồng chiêng trên địa bàn tỉnh giảm 1.079 bộ.Ngày 10/12, tại Làng tái định cư Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông phối hợp với Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Sâm Ngọc Linh – Sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 10/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghìn năm trò diễn Xuân Phả. Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ. Tar lốq – Món ăn đặc trưng của người Pa Kô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trước diễn biến bất thường của thời tiết, nền nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm cả chục độ C, ngành Y tế Sơn La đã chủ động triển khai các phương án bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.Ngày 10/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Quỹ học bổng Vừ A Dính phối hợp cùng Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh, sinh viên DTTS, con em cán bộ – quân nhân thuộc Bộ đội Biên phòng, học sinh bị ảnh hưởng do COVID-19 đang theo học tại Thành phố và khu vực Nam Bộ.Đa dạng hóa truyền thông về “xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, phòng, chống bạo lực gia đình” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Cao Bằng trong triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới (BĐG) đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực tại cơ sở.Với bao biến cố đã trải qua, bao đổi thay của bản làng từ thuở khai sơn phá thạch… nhưng tiếng khèn của người Mông ở miền biên viễn xứ Nghệ vẫn luôn là hồn cốt của dân tộc. Âm thanh ấy không chỉ là bài ca lao động, là tâm tư, tình cảm mà còn là lịch sử tộc người, là cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc trên đỉnh núi cao.“Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam. Ngại chi đường xa không tới, về để nói với nhau mấy lời”. Lời bài hát “Áo mới Cà Mau” của nhạc sĩ Thanh Sơn đã thôi thúc nhiều người, trong đó có tôi đến với vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Giải quyết các nhu cầu bức thiết
Vùng đất Lục Khu là tên gọi xưa chỉ vùng đất thuộc 6 xã (nay tách thành 7 xã: Lũng Nặm, Tổng Cọt, Nội Thôn, Cải Viên, Thượng Thôn, Mã Ba, Hồng Sỹ) của huyện Hà Quảng là nơi sinh sống của khoảng 3.962 hộ, gần 18.000 đồng bào dân tộc Mông, Nùng. Do địa hình cao, núi đá vây quanh, lượng mưa ít, trên vùng Lục Khu không có sông, suối cung cấp nước, nên đây là địa bàn khô hạn, khó khăn bậc nhất của tỉnh Cao Bằng.
Triển khai Chương trình MTQG 1719, từ tháng 6/2023 đến đầu năm 2024, UBND huyện Hà Quảng đã cấp 803 téc nước sinh hoạt cho 803 hộ nghèo đặc biệt khó khăn trên địa bàn; trong đó ưu tiên hỗ trợ các địa bàn khó khăn về nước sinh hoạt vào mùa khô thuộc vùng Lục Khu.
Theo ông Phạm Xuân Tùng, Chủ tịch UBND huyện Hà Quảng, nhiều năm nay, nước sinh hoạt là nhu cầu bức thiết của người dân trên địa bàn huyện, nhất là ở vùng Lục Khu. Khi Chương trình MTQG 1719 chính thức được triển khai, huyện đã chỉ đạo các địa phương rà soát nhu cầu từ người dân, lập danh sách trình UBND tỉnh phê duyệt. Do đó, khi vốn được phân bổ, huyện đã nhanh chóng triển khai, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân.
Cùng với hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, huyện Hà Quảng cũng đang tích cực triển khai Đề án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn huyện. Kinh phí thực hiện Đề án được lồng ghép vốn các Chương trình MTQG và vốn xã hội hóa; trong đó, các hộ DTTS nghèo sinh sống ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn có nhu cầu về nhà ở thì được hỗ trợ từ vốn Chương trình MTQG 1719.
Theo Quyết định số 477/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2021 – 2025, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 và Chươn trình MTQG giàm nghèo bền vững, toàn huyện có 2.238 hộ được hỗ trợ về nhà ở. Sau khi có quyết định của tỉnh, huyện Hà Quảng đã tích cực triển khai; nhiều hộ đã tiếp cận được nguồn vốn để xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Chủ tịch UBND huyện Hà Quảng, ông Phạm Xuân Tùng cho biết, Chương trình MTQG 1719 đã và đang là động lực hỗ trợ địa phương giải quyết các nhu cầu cấp bách trong vùng đồng bào DTTS, góp phần bù đắp các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, qua đó thúc đẩy công tác giảm nghèo da chiều của huyện. Những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giàm bình quân từ 4% – 6%/năm. Huyện phấn đấu hết năm 2025 cơ bản trở thành huyện thoát nghèo.
Tăng điều kiện tiếp cận y tế, giáo dục, thông tin
Cũng như huyện Hà Quảng, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tập trung giải quyết các nhu cầu bức thiết trong vùng đồng bào DTTS. Trong đó, về nhà ở, theo Quyết định số 477/QĐ-UBND ngày 19/4/2024 của UBND tỉnh Cao Bằng, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, tỉnh sẽ hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 16.627 hộ.
Riêng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG 1719, hiện toàn tỉnh đã hỗ trợ làm nhà được 589 hộ là hộ nghèo DTTS. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho trên 679 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 15.261 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung 149 công trình.
Cùng với ưu tiên giải quyết các nhu cầu bức thiết trong đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS, thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã tập trung triển khai đầu tư các công trình thiết yếu, đáp ứng nhu cầu cao hơn trong tiếp cận về giáo dục, y tế, thông tin cho người dân.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, từ vốn Chương trình MTQG 1719, toàn tỉnh hiện đã đầu tư được 37 công trình trạm y tế xã; 6 công trình trường học; 77 nhà văn hóa xóm, sân thể thao; 01 nhà văn hóa xã; 02 trụ sở xã, 44 công trình điện sinh hoạt; ngoài ra đã duy tu, sửa chữa, cải tạo 415 công trình khác.
Các công trình từ vốn Chương trình MTQG 1719 đã góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực y tế, giáo dục của tỉnh Cao Bằng. Đến nay, toàn tỉnh có 6.434 phòng học (trong đó, phòng học kiên cố 4.984 phòng, đạt tỷ lệ 77,46%), toàn tỉnh có 173/527 trường đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 32,8%; toàn tỉnh có 88,8% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế…
Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết, các công trình được đầu tư, cải tạo từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 đã góp phần cải thiện điều kiện học tập, chăm sóc sức khỏe và tiếp cận thông tin của Nhân dân trên địa bàn; đồng thời thúc đẩy công tác giảm nghèo đa chiều của tỉnh.
Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh Cao Bằng đã quan tâm hỗ trợ trực tiếp để tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục và tiếp cận thông tin. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, bình quân mỗi năm, tỉnh cấp trên 360.000 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, đồng thời hỗ trợ tiền điện cho trên 30.000 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
Đặc biệt, để giải quyết chiều thiếu hụt việc làm, thời gian qua, tỉnh đã quan tâm công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, lao động DTTS thuôc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Riêng trong năm 2024, toàn tỉnh Cao Bằng đã thực hiện hỗ trợ tạo việc làm cho 13.574 lao động; đồng thời đưa 243 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 121,5% kế hoạch.
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đặt mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 45% trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 35%. Dự kiến đến hết năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh 50,9%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 38,8%; hiện 96% hộ DTTS trên địa bàn tỉnh có thẻ bảo hiểm y tế.
Bài 3: Nâng chất lượng nguồn nhân lực
Bình luận (0)