Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐộng lực phát triển du lịch bền vững

Động lực phát triển du lịch bền vững


Trong bối cảnh hiện đại hóa và toàn cầu hóa, việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trở thành một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng, nơi có 48 dân tộc anh em cùng sinh sống.

Văn hóa truyền thống định hình bản sắc văn hóa địa phương và quốc gia

Lâm Đồng sở hữu một kho tàng tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú, đặc sắc với nhiều phong tục tập quán; hệ thống trang phục đa dạng về kiểu dáng, sắc màu của người Thái, Tày, K’ho, Churu, Mạ,..; kiến trúc nhà dài độc đáo; lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc như: Lễ hội Nhô Lir bong (mừng lúa mới), Lễ Nhơu Phú (cầu mùa) tại Lạc Dương, Lễ Nhô Dơng (lễ cầu mưa) huyện Đam Rông, Lễ cưới của người K’,ho, Lễ vào Nhà mới,…; hệ thống truyện kể đa dạng của dân tộc K,ho, Mạ, Churu; 17 loại hình văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc.

Địa phương này còn có 15 nghệ nhân ưu tú lĩnh vực văn hóa phi vật thể và hàng trăm nghệ nhân nắm giữ các loại hình văn hóa phi vật thể đặc sắc như cồng chiêng, truyện dân gian, thổ cẩm, đan lát, nhẫn bạc…

Văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Lâm Đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa của tỉnh và đất nước. Đặc biệt, không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số Lâm Đồng cùng các tỉnh Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số Lâm Đồng: Động lực phát triển du lịch bền vững - Ảnh 1.

Biểu diễn cồng chiêng.

Không chỉ có giá trị về mặt tinh thần, văn hóa truyền thống còn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch. Những nét văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm.

Tham gia các tour cộng đồng, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Lâm Đồng, mà còn có cơ hội hòa mình vào cuộc sống thường ngày của đồng bào dân tộc, từ việc tham dự lễ hội đến thưởng thức các món ăn truyền thống hay học cách làm nghề thủ công như dệt thổ cẩm, đan lát.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn văn hóa truyền thống không chỉ bảo tồn những giá trị di sản vật thể và phi vật thể, mà còn bảo vệ tinh hoa của những thế hệ đi trước. Đây là nguồn tài sản vô giá mà thế hệ trẻ cần tiếp tục duy trì và phát huy để giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Nhiều khó khăn và thách thức

Mặc dù văn hóa truyền thống đóng vai trò quan trọng nhưng việc bảo tồn và phát huy các giá trị này lại gặp phải không ít khó khăn và thách thức. Một trong những khó khăn lớn nhất là tác động của kinh tế thị trường và quá trình đô thị hóa.

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã làm thay đổi nhiều khía cạnh đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Họ dần tiếp cận với cuộc sống hiện đại hơn. Vì thế, các phong tục tập quán truyền thống dần bị phai mờ.

Thêm vào đó, sự giao thoa và tiếp biến văn hóa từ các khu vực khác cũng làm giảm sự gắn kết với những giá trị truyền thống của người dân tộc thiểu số. Nhiều nghi lễ và phong tục tập quán không còn được duy trì thường xuyên, đặc biệt là trong thế hệ trẻ.

Các nghi lễ dân gian, các làn điệu dân ca, dân nhạc vốn là linh hồn của văn hóa dân tộc đang có nguy cơ mai một, trong khi không gian tổ chức các hoạt động văn hóa cũng bị thu hẹp do quá trình hiện đại hóa và thay đổi lối sống.

Ngoài ra, vấn đề tài chính cũng là một thách thức lớn trong việc bảo tồn văn hóa. Các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa đòi hỏi nguồn lực lớn, từ việc duy trì, phục dựng các lễ hội đến đào tạo và truyền dạy cho thế hệ kế cận. Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động này tại Lâm Đồng vẫn còn hạn chế, khiến nhiều kế hoạch bảo tồn văn hóa gặp khó khăn trong việc triển khai.

Một thách thức khác là đội ngũ nghệ nhân, những người nắm giữ kiến thức và kỹ năng về văn hóa truyền thống, đang ngày một già đi. Việc thiếu hụt lớp kế cận có khả năng tiếp nối truyền thống đang tạo ra khoảng trống lớn trong việc duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số Lâm Đồng: Động lực phát triển du lịch bền vững - Ảnh 2.

Văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng không chỉ là di sản quý giá mà còn là tài sản lớn để phát triển du lịch bền vững.

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững

Để bảo tồn văn hóa truyền thống hiệu quả, đồng thời phát triển du lịch bền vững, tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra nhiều giải pháp thiết thực.

Đầu tiên, cần đẩy mạnh công tác giáo dục và nâng cao nhận thức về giá trị của văn hóa truyền thống trong cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Việc giáo dục về văn hóa dân tộc không chỉ giúp giới trẻ hiểu biết về di sản của mình mà còn tạo động lực để họ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn. Các chương trình giáo dục về văn hóa có thể được lồng ghép vào các hoạt động du lịch trải nghiệm, giúp du khách và người dân địa phương cùng nhau khám phá và gìn giữ di sản.

Thứ hai, việc kết hợp văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng là một hướng đi bền vững. Các làng văn hóa dân tộc thiểu số, như làng Churu ở Đơn Dương hay làng K’ho ở Lạc Dương, đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách. Những trải nghiệm thực tế như tham gia nghi lễ cồng chiêng, thưởng thức món ăn truyền thống hay học cách làm nghề thủ công giúp du khách hiểu thêm về văn hóa bản địa, đồng thời đóng góp vào việc bảo tồn di sản.

Việc phát triển các mô hình du lịch homestay, du lịch sinh thái gắn với văn hóa truyền thống cũng đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng dân tộc thiểu số. Các hoạt động du lịch này vừa giúp bảo tồn văn hóa, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, tạo điều kiện cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống mà vẫn giữ được bản sắc riêng.

Cuối cùng, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền và các tổ chức quốc tế trong việc đầu tư vào hạ tầng du lịch và văn hóa. Chính phủ cần tăng cường đầu tư phục dựng các di sản văn hóa, tổ chức các sự kiện văn hóa lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Đồng thời, cần khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức du lịch tham gia vào quá trình bảo tồn văn hóa, thông qua việc xây dựng các sản phẩm du lịch bền vững, sử dụng các giá trị văn hóa bản địa làm điểm nhấn.

Bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số Lâm Đồng không chỉ là nhiệm vụ cấp bách để giữ gìn di sản mà còn là động lực quan trọng cho sự phát triển du lịch bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với sự kết hợp giữa chính quyền, cộng đồng dân cư và ngành du lịch, việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần tạo dựng hình ảnh một Lâm Đồng đa dạng về văn hóa và phát triển bền vững trong tương lai.

Tour cồng chiêng Đà Lạt phục vụ khách du lịch.



Nguồn: https://toquoc.vn/bao-ton-van-hoa-dan-toc-thieu-so-lam-dong-dong-luc-phat-trien-du-lich-ben-vung-20241007105636955.htm

Cùng chủ đề

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số phát triển phong phú và đa dạng

Báo cáo đề dẫn, ông Nông Quốc Bình - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, khẳng định “với tính đa dạng văn hóa vùng miền, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số mấy chục năm qua đã góp vào vườn...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa địa phương

Độc đáo vũ điệu dâng trời "Tung tung za zá" Tự hào là điệu múa truyền thống thể hiện tinh thần vững chãi trước mọi sóng gió và khát vọng vươn cao, vươn xa của đồng bào Cơ Tu nói riêng và dân tộc Việt...

Đắk Lắk nỗ lực thu hút đầu tư phát triển du lịch cộng đồng

Từ khi buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột được tỉnh Đắk Lắk công nhận là buôn du lịch cộng đồng vào năm 2021, chị Dyum Byă dệt vải không kịp tay để bán các sản phẩm trang phục truyền thống của đồng bào Ê Đê cho...

Đẩy mạnh thu hút khách tàu biển đến Thừa Thiên Huế

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, trong năm 2023 đã có 24 du tàu với gần 51.307 khách và thuyền viên cập cảng cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế). Đến thời điểm này của năm 2024, đã có 40 tàu đăng ký cập...

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Với 49 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu trên vùng đất này. Đây là được coi "vốn quý" nhằm thúc đẩy phát triển du lịch, vừa góp phần bảo tồn bản sắc văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ hội áo dài 2024

Tại lễ bế mạc, Ban tổ chức cũng đã khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực cho lễ hội năm nay. Được bắt đầu triển khai từ tháng 8 với rất nhiều các hoạt động thiết thực, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 7/10/2024

1. Lĩnh vực Văn hóa- Báo Văn Hóa, Tổ Quốc ngày 6, 7/10 đưa tin: Sáng ngày 5.10.2024 theo giờ Paris, tại Grand Palais, Paris, Pháp, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã có buổi hội kiến với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Cộng hòa Pháp Rachida Dati...

Khai mạc hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô”

Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” là một trong hai sự kiện cấp Quốc gia trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ...

Lễ cúng cơm mới ở Đền Đông Cuông 2024

Theo truyền thống, nghi lễ cúng cơm mới vào ngày Mão tháng Chín âm lịch hàng năm là một nghi lễ nông nghiệp truyền thống mang đậm bản sắc của người Tày Khao. Nghi lễ cúng cơm mới mang ý nghĩa tổng kết một năm lao động, sản xuất, tạ...

Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số phát triển phong phú và đa dạng

Báo cáo đề dẫn, ông Nông Quốc Bình - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, khẳng định “với tính đa dạng văn hóa vùng miền, văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số mấy chục năm qua đã góp vào vườn...

Bài đọc nhiều

Vietnam Phở Festival 2024 – Tôn vinh tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt Nam tại Hàn Quốc

Bát phở thơm lừng với hương vị đặc trưng của nước dùng trong veo, sợi phở dai mềm được làm từ gạo, cùng những lát thịt bò tái hồng, hành lá xanh tươi, đã trở thành một biểu tượng ẩm thực Việt Nam, được người dân khắp nơi trên thế giới yêu thích

400 nhân viên sau một đêm bỗng trở thành triệu phú đô la chỉ vì một quyết định của founder 46 tuổi: Chuyện gì...

Vào năm 2017, AppDynamics chỉ còn vài ngày nữa lên sàn thì gã khổng lồ công nghệ truyền thông Cisco đã đưa ra đề nghị mua...

“Hồi sinh” những ngôi đình trong phố

Chủ Nhật, 06:00, 06/10/2024 VOV.VN - Vừa qua, cùng với sự hỗ trợ của UBND quận Hoàn Kiếm giải tỏa lấn chiếm, nâng cấp cải tạo những ngôi đình trong phố, nhóm nghệ sĩ tại Hà Nội đã khởi động dự án “Đình trong phố”, tạo nên những cuộc “đối thoại” giữa quá khứ và...

Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác điện ảnh tại Liên hoan phim quốc tế Busan

Liên hoan phim quốc tế (LHP) Busan lần thứ 29 (BIFF-29) được tổ chức từ ngày 2-11/10 tại thành phố cảng Busan, phía Nam Hàn Quốc. Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, tham dự Liên hoan phim quốc tế Busan năm nay, phía Việt Nam có bà Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VFDA), nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh-Trưởng đoàn; Cục...

Cùng chuyên mục

“Chung tay chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc của người cao tuổi”

NCT cần được quan tâm trong chính sách lao động và việc làm Chỉ chưa đầy 15 năm nữa Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia có dân số già. Tuy nhiên, 2/3 số người cao tuổi (NCT) không được hưởng trợ cấp xã hội phải sống dựa vào con cháu hoặc tự lao động kiếm sống và khoảng 70% NCT Việt Nam sống tại khu vực nông thôn và làm nông nghiệp, trong khi đồng ruộng không...

Tài xế taxi kể lúc đỗ xe ở làn khẩn cấp, dọn gần 100 viên gạch vỡ giữa đường vành đai 3 trên cao

Lý giải về hành động trên, nam tài xế nhận định đường vành đai 3 trên cao là tuyến cao tốc, xe chạy tốc độ cao. Hơn nữa mặt đường không quá rộng (chỉ có 2 làn mỗi chiều) nên không có nhiều dư địa cho ô tô tránh vật cản. Nếu đè vào gạch có thể gây trượt bánh, hoặc mảnh vỡ...

Nông dân Hải Dương viết tiếp giấc mơ nông nghiệp công nghệ cao

Chạy đua khôi phục sản xuất Sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới vốn là niềm tự hào của 189 thành viên Hợp tác xã Tân Minh Đức ở xã Phạm Trấn (Gia Lộc). Nhờ mạnh dạn đổi mới mà từ hợp tác xã chuyên canh nông sản truyền thống, Tân Minh Đức đã gây dựng được tiếng tăm về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cả nước. Với hơn 45 ha...

Lễ Phát động Cuộc thi Ca hát trực tuyến Bài Ca Thống Nhất

(NADS) - Ngày 7/10, tại Hà Nội, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với TikTok LIVE và Công ty và MATE Media tổ chức Lễ Phát động Cuộc thi Ca hát trực tuyến Bài Ca Thống Nhất. Đại thắng mùa Xuân năm...

133 đại biểu dự Đại hội đại biểu Hội Thanh niên khuyết tật Việt Nam lần I

Nguồn: https://tuoitre.vn/133-dai-bieu-du-dai-hoi-dai-bieu-hoi-thanh-nien-khuyet-tat-viet-nam-lan-i-20241007130839771.htm

Mới nhất

Khởi công dự án Phố thương mại công viên Glory Downtown tại thành phố Thái Bình

Khởi công dự án Phố thương mại công viên Glory Downtown tại thành phố Thái BìnhSáng 5/10, tại TP. Thái Bình (tỉnh Thái Bình), CTCP xây dựng Nhà Hà Thành chính thức khởi công dự án nhà phố thương mại Glory Downtown. Sở hữu hệ lợi thế thương mại độc đáo, dự án được kỳ vọng sẽ tạo...

Thép không gỉ cán nguội Việt Nam lại bị điều tra tại Thái Lan

Thái Lan vừa khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam theo yêu cầu từ nguyên đơn là công ty TNHH Posco-Thainox Public. Thép không gỉ cán nguội Việt...

Thanh khoản ảm đạm, VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp

VN-Index giảm 0,67 điểm, xuống 1.269,93 điểm trong phiên đầu tuần và nối dài chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp bởi áp lực bán lan rộng trên nhiều nhóm cổ phiếu trong khi dòng tiền vẫn đứng ngoài quan sát thị trường. Tâm lý nhà...

Đánh giá cao ban soạn thảo, cần thiết có Luật Nhà giáo

Dự phiên họp có các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Nguyễn Lâm Thành, Trần Thị Hoa Ry, Quàng Văn Hương, Đinh Thị Phương Lan; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Đinh Công Sỹ; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng; các thành viên Hội đồng...

Các kỹ thuật phẫu thuật lõm xương ức và lưu ý cho người bệnh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng lõm xương ức. Đây là tình trạng bất thường khiến cho ngực trẻ bị lõm, thậm chí gây biến...

Mới nhất