Trang chủNewsKinh tếĐộng lực mới từ cơ chế đặc thù

Động lực mới từ cơ chế đặc thù


Các cơ chế đặc thù chính là “cú hích”, là “chìa khóa” để các địa phương tăng tốc phát triển.





Các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình về việc cho phép Đà Nẵng áp dụng chính sách đặc thù để thu hút đối tác chiến lược

Đặc thù để tạo đột phá

Một sự đồng thuận nhìn thấy rõ từ các đại biểu Quốc hội về việc cần thiết phải có cơ chế đặc thù cho TP. Đà Nẵng. Trong phiên thảo luận về nội dung này cuối tuần qua, dù cho rằng đó là những đề xuất rất mới, nhưng các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ sự đồng tình về việc cho phép Đà Nẵng mở khu thương mại tự do, áp dụng các chính sách đặc thù để thu hút đối tác chiến lược, cũng như phát triển các ngành công nghiệp 4.0 như bán dẫn, AI…

“Đà Nẵng sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa nếu chúng ta có cơ chế, chính sách đột phá dành cho thành phố này”, ông Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội đoàn TP.HCM, chuyên gia kinh tế đã nói như vậy.

Vị đại biểu dẫn câu chuyện rằng, kể từ sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng, phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và Quốc hội thể chế hóa nghị quyết này bằng Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, Đà Nẵng đã vươn mình mạnh mẽ với những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực chuyển đổi số công nghệ cao.

“Kinh tế Đà Nẵng đã phát triển và tăng tốc với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 9 năm (2011 – 2019) từ 7,9 đến 8%”, ông Trần Hoàng Ngân nói.

Khó khăn chỉ đến sau khi đại dịch Covid-19 tràn đến, khiến tốc độ tăng trưởng của thành phố này suy giảm. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của Đà Nẵng chỉ là 2,58%.

Nhưng đó là câu chuyện chung của kinh tế toàn cầu, chứ không riêng Việt Nam hay Đà Nẵng, do tác động của đại dịch Covid-19 và biến động địa chính trị toàn cầu. Một khi các cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng được thông qua, thành phố này sẽ có thêm động lực để phát triển bứt phá. Thậm chí, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bàn tới Đà Nẵng là không chỉ bàn riêng cho thành phố này, mà cho cả vùng động lực miền Trung và “bệ đỡ” cho Tây Nguyên.

“Đà Nẵng là một cực tăng trưởng của cả nước. Đà Nẵng phải đi trước, phải đạt được những thành tựu cao hơn, nhanh hơn nữa để còn lôi kéo, thúc đẩy và lan tỏa ra các địa phương khác trong vùng động lực, kể cả hỗ trợ cho vùng Tây Nguyên”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Tương tự là câu chuyện với Nghệ An, hay TP.HCM, Hải Phòng… Quốc hội đang xem xét Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, cũng giống như từng xem xét và thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương như TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột… Mục đích khi xây dựng các chính sách đặc thù này đều hướng đến việc tạo động lực tăng trưởng mới cho các địa phương này.

TP.HCM là ví dụ điển hình nhất. Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, mà Quốc hội thông qua vào năm ngoái, sẽ giúp TP.HCM lấy lại quỹ đạo phát triển của đầu tàu kinh tế.

Gần một năm sau khi thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15, những thành quả ban đầu đã có: hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm được triển khai, TP. Thủ Đức – “thành phố trong thành phố” – đang có cơ hội để tăng tốc phát triển.

Có nên nhân rộng cơ chế đặc thù?

Khi các cơ chế đặc thù bắt đầu được xây dựng và triển khai, mà đến nay đã có 10 địa phương được hưởng lợi, cũng có ý kiến cho rằng, có nên nhân rộng cơ chế này hay không? Và rằng, đã là “đặc thù” thì chỉ nên dành cho một số địa phương.

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội mới đây, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội về các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Quốc hội cho phép sơ kết, tổng kết đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù đã áp dụng cho 10 tỉnh, thành phố hiện nay.

Để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật, cũng như sự bình đẳng giữa các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng 6 nghị quyết về cơ chế đặc thù cho 6 vùng kinh tế.

“Nếu cơ chế, chính sách nào đã rõ, đã phù hợp với tình hình thực tiễn và pháp luật, thì cho phép nhân rộng cho các địa phương khác cùng được thực hiện, có thể bằng một nghị quyết của Quốc hội trong khi chưa sửa được các luật liên quan”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Điều này đã nhận được sự đồng thuận của nhiều đại biểu Quốc hội. Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận), Quốc hội, Chính phủ nên cho chủ trương chỉ đạo tổng kết việc thực hiện các nghị quyết đặc thù đang được triển khai và thực hiện ở các địa phương hiện nay để kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm, luật hóa và nhân rộng áp dụng chung cho cả nước hoặc cho các vùng, các tỉnh có tính chất tương đồng với nhau.

Theo đại biểu Nguyễn Hữu Thông, việc này cũng là để nhân rộng các chính sách mang lại hiệu quả cao và kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những chính sách còn bất cập, đồng thời tạo thêm động lực, điều kiện và cơ chế để cho các địa phương khác trong cả nước cùng phát triển.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng, việc cho đến nay có 10 địa phương có cơ chế, chính sách đặc thù là “tốt và cần thiết”, nhưng cũng cần tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng. “Những nội dung đã chín, đã thành công và có hiệu quả thật sự thì cần kịp thời nhân rộng, nếu cần thiết thì phải sửa luật, sửa nghị quyết”, đại biểu Nguyễn Anh Trí nói.

Vị đại biểu của Hà Nội cũng đề cập thực tế là, các cơ chế đặc thù mới tập trung vào những tỉnh, thành phố có nhiều thế mạnh, nói nôm na là “tỉnh giàu”. “Rất cần có những cơ chế đặc thù phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa của từng địa phương để hạn chế khó khăn, bất lợi và phát huy thế mạnh, thuận lợi của từng địa phương. Như vậy thì địa phương đó mới bứt phá, mới đi lên được. Các tỉnh còn khó khăn, còn nghèo, còn yếu, ở xa, rất cần thí điểm các cơ chế đặc thù. Rất mong Quốc hội, Chính phủ quan tâm điều đó”, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề xuất.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, để đảm bảo thống nhất trong hệ thống pháp luật, cũng như sự bình đẳng giữa các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng 6 nghị quyết về cơ chế đặc thù cho 6 vùng kinh tế.

“Thủ tướng Chính phủ cũng giao chúng tôi rà soát lại tất cả các cơ chế, chính sách của 10 địa phương vừa qua và liên quan đến từng địa phương của từng vùng, nếu thấy phù hợp với các chính sách này thì cho phép được áp dụng và nhân rộng cho các địa phương khác. Chúng ta sẽ không cần phải chờ, làm mất cơ hội của các địa phương khác”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.





Nguồn: https://baodautu.vn/dong-luc-moi-tu-co-che-dac-thu-d217195.html

Cùng chủ đề

Rà soát cơ chế đặc thù phát triển Nghệ An, Đà Nẵng

Sáng 12/6, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 2 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về: thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và thành phố Đà Nẵng. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/ra-soat-co-che-dac-thu-phat-triennghe-an-da-nang-124123.htm

Lập Khu thương mại tự do không thể thiếu chính sách nâng cao chất lượng cán bộ

Sáng 7/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Nhiều đại biểu quan tâm thảo luận chính sách thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng. Phải phân cấp trọn gói cho Đà Nẵng  Đại biểu Trần...

Đà Nẵng nên chọn thứ tự ưu tiên để có bước đi vững chắc

Sáng 7/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng. ...

Thí điểm cơ chế đặc thù: “Nếu không làm, muôn đời chiếc áo cơ chế vẫn chật”

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng nghị quyết cho địa phương chính sách mới, khác biệt nhưng cần kèm theo các chính sách về phân cấp, phân quyền thì chính sách đặc thù mới thực sự đi vào cuộc sống. Nhấn mạnh “chiếc áo cơ chế đang chật so với cơ thể cường tráng của đất nước như ở tuổi 18 đôi mươi nên cần phải có chiếc áo khác rộng hơn để phát huy được nguồn lực, phát...

Lo cơ chế, chính sách đặc thù làm tăng chênh lệch giàu, nghèo giữa các tỉnh

Lo cơ chế, chính sách đặc thù làm tăng chênh lệch giàu, nghèo giữa các tỉnhCác cơ chế, chính sách thí điểm đang là vướng mắc chung của các địa phương thì phải sớm được nhân rộng và áp dụng chung, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm tổng kết, đánh giá các cơ chế đặc thù. Nhân rộng cơ chế, chính sách đặc thù...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VN-Index chinh phục thành công mốc 1.300 điểm, cao nhất trong 2 năm qua

VN-Index chinh phục thành công mốc 1.300 điểm, cao nhất trong 2 năm quaChỉ số chứng khoán đại diện cho sàn TP.HCM tăng gần 16 điểm trong phiên 12/6, chinh phục thành công mốc 1.300 điểm, vùng giá cao nhất 2 năm trở lại đây. Sau phiên giảm nhẹ hôm qua, nhiều công ty chứng khoán khẳng định mốc 1.300 điểm đang là thử thách...

Hậu Giang được phép chuyển 12,5 ha đất lúa sang thực hiện dự án khu đô thị mới

Hậu Giang được phép chuyển 12,5 ha đất lúa sang thực hiện dự án khu đô thị mớiTại văn bản 381/TTg-NN ngày 10/6/2024, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Hậu Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 12,5 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu đô thị mới thị xã Long Mỹ 2, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ. ...

Casumina bổ nhiệm hai Phó tổng giám đốc mới, triệu tập họp cổ đông bất thường

Casumina bổ nhiệm hai Phó tổng giám đốc mới, triệu tập họp cổ đông bất thườngÔng Nguyễn Văn Hiền và ông Nguyễn Ánh vừa được Chủ tịch HĐQT Casumina ký quyết định bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc. Riêng ông Hiền được giao thực hiện nhiệm vụ của Tổng giám đốc. Ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Công nghiệp...

Nghệ An yêu cầu rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025

Nghệ An yêu cầu rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025 UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 4631/UBND-KT yêu cầu các Sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024, rà soát xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2025. ...

Quỹ hơn 2.000 tỷ đồng nhận định có nhiều yếu tố vĩ mô hỗ trợ chứng khoán

Quỹ hơn 2.000 tỷ đồng nhận định "có nhiều yếu tố vĩ mô hỗ trợ chứng khoán"Quỹ đầu tư có tổng tài sản hơn 2.000 tỷ đồng của VinaCapital “duy trì quan điểm tích cực” đối với VN-Index trong nửa cuối năm nhờ yếu tố vĩ mô khả quan cộng thêm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết đang trên đà hồi phục. ...

Bài đọc nhiều

Đốc thúc nhà đầu tư sớm khởi công dự án bệnh viện quốc tế

Quảng Trị: Đốc thúc nhà đầu tư sớm khởi công dự án bệnh viện quốc tế Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cho biết vừa có văn bản đề nghị Công ty CP TTH Group thực hiện một số nội dung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Bệnh viện Quốc tế TTH Đông Hà. Theo Sở Kế hoạch và Đầu...

Giá tiêu trong nước tiếp đà giảm mạnh?

Dự báo giá tiêu ngày 12/6/2024: Tăng như vũ bão chạm mốc 190.000 đồng/kg? Dự báo giá tiêu ngày 13/6/2024: Tiếp nối đà tăng hướng đến kỷ lục mới? Dự báo giá tiêu ngày 14/6/2024 sẽ nối tiếp đà giảm. Sau chuỗi ngày tăng liên tiếp, giá tiêu nội địa hôm nay giảm mạnh về mốc 160.000 đồng/kg. Theo chia sẻ của một số chuyên gia ngành hàng, việc giá tiêu sụt...

Quy hoạch đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới. Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng...

TP Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp phát triển kinh tế

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị lần thứ 31, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 được khai mạc vào ngày 13/6. ...

Giá vé máy bay hạ nhiệt, du lịch nội địa có lợi thế

  Giá vé máy bay giảm là cơ hội cho các điểm đến du lịch trong nước. Ảnh: Hải Nguyễn Giá vé máy bay hạ nhiệt Đầu tháng 6, Cục Hàng không Việt Nam công bố, giá vé máy bay trên các chặng bay nội địa hạng phổ thông (chưa gồm thuế, phí) đang được các hãng công bố thấp hơn đáng kể so với mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản...

Cùng chuyên mục

VN-Index chinh phục thành công mốc 1.300 điểm, cao nhất trong 2 năm qua

VN-Index chinh phục thành công mốc 1.300 điểm, cao nhất trong 2 năm quaChỉ số chứng khoán đại diện cho sàn TP.HCM tăng gần 16 điểm trong phiên 12/6, chinh phục thành công mốc 1.300 điểm, vùng giá cao nhất 2 năm trở lại đây. Sau phiên giảm nhẹ hôm qua, nhiều công ty chứng khoán khẳng định mốc 1.300 điểm đang là thử thách...

Tăng thu nhập cho phụ nữ Mường Lai từ nghề thủ công truyền thống

Vốn chỉ là các sản phẩm tự cung tự cấp được sử dụng tại mỗi gia đình, nhưng nhờ nhanh nhạy nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của khách du lịch, một nhóm chị em phụ nữ...

Trung Quốc dẫn đầu về nhu cầu vàng trong khu vực

Bình luận thị trường vàng tháng 5 của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho biết, giá vàng trong tháng 5, với mức tăng 2% lên 2.348 USD/ounce, đánh dấu mức tăng hàng tháng lần thứ 3 liên tiếp. Mặc dù có mức tăng nhẹ hơn so với tháng 3 và tháng 4, giá vàng vẫn đạt mức cao nhất lịch sử là 2.427 USD/ounce vào giữa tháng 5 trước khi quay đầu giảm. Tình hình sôi...

Sinh vật gây hại tấn công cây nông nghiệp, 11 tỉnh nhận chỉ đạo khẩn

Trong văn bản vừa gửi đi của Bộ NN-PTNT nêu rõ, châu chấu tre lưng vàng (và vài loài châu chấu hại tre khác thuộc nhóm châu chấu đàn) khi trưởng thành có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn và di cư đi tìm nguồn thức ăn, tìm nơi đẻ trứng. Những năm gần đây, châu chấu tre lưng vàng đã phát sinh và gây hại khá nghiêm trọng cho cả cây trồng nông, lâm nghiệp...

Hậu Giang được phép chuyển 12,5 ha đất lúa sang thực hiện dự án khu đô thị mới

Hậu Giang được phép chuyển 12,5 ha đất lúa sang thực hiện dự án khu đô thị mớiTại văn bản 381/TTg-NN ngày 10/6/2024, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chấp thuận UBND tỉnh Hậu Giang quyết định chuyển mục đích sử dụng 12,5 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Khu đô thị mới thị xã Long Mỹ 2, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ. ...

Mới nhất

Sinh vật gây hại tấn công cây nông nghiệp, 11 tỉnh nhận chỉ đạo khẩn

Trong văn bản vừa gửi đi của Bộ NN-PTNT nêu rõ, châu chấu tre lưng vàng (và vài loài châu chấu hại tre khác thuộc nhóm châu chấu đàn) khi trưởng thành có thể tập hợp thành đàn với số lượng lớn và di cư đi tìm nguồn thức ăn, tìm nơi đẻ trứng. Những năm gần đây, châu...

Sử dụng nội dung sáng tạo của báo chí thì phải trả bản quyền tác giả

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, cần phải thay đổi thể chế theo hướng khi sử dụng nội dung sáng tạo của báo chí thì phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả. Sáng 14/6, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp...

Bán đấu giá kiệt tác khắc họa về Chúa Jesus của danh họa Ý Titian

Một bức tranh nổi tiếng của danh họa người Ý Tiziano Vecellio (còn được gọi là Titian) dự kiến sẽ được đưa ra bán đấu giá vào tháng 7 tới.Christie's nhấn mạnh đây là bức tranh từng được giới quý tộc, công...

Bị dừng đón trả khách trên đường Nguyễn Huệ, đơn vị vận hành xe buýt 2 tầng nói gì?

TPO - Sở Xây dựng TPHCM vừa có công văn chỉ đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật yêu cầu đơn vị vận hành tuyến xe buýt 2 tầng không đón trả khách tại nhà chờ trước địa chỉ 92-96 đường Nguyễn Huệ (quận 1- TPHCM). Ngay sau khi có công văn, đại diện doanh...

Quảng cáo cá độ, cờ bạc online xuất hiện tràn lan ở Hà Nội

14/06/2024 | 06:30 TPO - Gần đây, hàng loạt ghế đá tại các công viên, tường nhà ở Thủ đô bị xịt sơn quảng cáo website...

Mới nhất