Trang chủDi sảnĐồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước

Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước


VHO – Sáng nay 16.11 tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Đông Anh (Hà Nội), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11 và 20 năm thành lập Hội (2004-2024).

Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước - ảnh 1
PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam phát biểu tại lễ kỷ niệm

Dự lễ kỷ niệm có GS.TS Lưu Trần Tiêu, nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT, nguyên Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trần Chiến Thắng, Đặng Thị Bích Liên, Hồ Anh Tuấn; đại diện các ban, ngành Trung ương và Hà Nội; lãnh đạo huyện Đông Anh; lãnh đạo Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, đại diện các tổ chức cơ sở Hội và các hội viên…

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hoá Việt Nam nhấn mạnh, cách đây 79 năm, ngày 23.11.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “về bảo tồn cổ tích trong toàn cõi Việt Nam”- Sắc lệnh đầu tiên của chính thể mới về bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, khẳng định những luận điểm hết sức cơ bản, đặt nền móng, kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt cho sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá nước nhà.

Xuất phát từ ý nghĩa lịch sử của Sắc lệnh số 65/SL ngày 23.11.1945, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, theo đó hàng năm lấy ngày 23. 11 là ngày Di sản Văn hoá Việt Nam.

Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước - ảnh 2
Trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Di sản văn hóa Việt Nam” và Bằng khen cho các cá nhân đã có đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và sự phát triển Hội

Hằng năm, đến dịp này, từ Trung ương đến các địa phương trong cả nước đều tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm quảng bá di sản văn hoá, nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo vệ di sản văn hoá, làm cho tình yêu và ý thức trách nhiệm ấy ngày càng lan toả, thấm sâu đối với mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và toàn xã hội.

“79 năm qua, cùng với tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng được coi trọng và quan tâm. Hệ thống pháp luật về di sản văn hoá không ngừng được hoàn thiện, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước…”, PGS.TS Đỗ Văn Trụ khẳng định.         

Đến nay, cả nước đã xếp hạng được hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, thành  phố; 3621 di tích quốc gia, 130 di tích quốc gia đặc biệt, trên tổng số hơn 40.000 di tích, khoảng 7.000 di sản văn hoá phi vật thể đã được kiểm kê, trong đó có 534 di sản đã được ghi vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

 Nhiều di sản văn hoá của Việt Nam đã được UNESCO ghi danh, gồm 9 di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hoá phi vật thể; 9 di sản tư liệu, trong đó có 3 di sản tư liệu thế giới và 6 di sản tư liệu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước - ảnh 3
Trao tặng Bằng khen cho các tập thể, đơn vị thuộc Hội có đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam và sự phát triển của Hội

“Chúng ta có quyền tự hào về kho tàng di sản văn hoá phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc và tự hào về những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá dân tộc. Đó là nguồn động viên to lớn, giúp chúng ta càng thêm yêu và trách nhiệm với di sản văn hoá dân tộc…”, ông Trụ nhấn mạnh.

Nhìn lại chặng đường 2 thập kỷ Hội Di sản Văn hoá Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước, PGS.TS Đỗ Văn Trụ cho biết, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam đang ở vào độ tuổi sung sức, tràn đầy năng lượng, nhiều hoài bão, nhiều khát vọng và nhiều ước mơ, cống hiến.

“Nhìn lại chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, chúng ta tự hào về những kết quả hoạt động của mình, luôn luôn khắc phục khó khăn của một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, không ngừng vươn lên, tự khẳng định mình trong xã hội, được xã hội biết đến, quan tâm, ủng hộ và khuyến khích”, Chủ tịch Hội nhấn mạnh.

Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước - ảnh 4
Trình diễn áo dài tại lễ kỷ niệm

Từ một vài tổ chức và vài trăm hội viên buổi đầu thành lập, đến nay Hội Di sản Văn hoá Việt Nam đã xây dựng được hệ thống tổ chức tương đối rộng khắp từ Trung ương đến địa phương,với gần 200 tổ chức thành viên và gần 20.000 hội viên, phong phú, đa dạng về loại hình, trở thành những cánh tay nối dài của Hội, đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá và lan toả tình yêu di sản văn hoá.

Hội Di sản Văn hoá Việt Nam luôn lấy cộng đồng là trung tâm, khích lệ tình yêu di sản của cộng đồng, qua đó tạo nên sự gắn kết lẫn nhau, gắn kết với Hội, vì sự nghiệp chung.

Trong 20 năm qua, Hội đã từng bước đẩy mạnh nhiều hoạt động về phản biện xã hội trong lĩnh vực di sản văn hoá, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, toạ đàm khoa học xung quanh những chủ đề cấp thiết về di sản văn hoá, tham gia trách nhiệm vào xây dựng Luật Di sản văn hoá, đóng góp ý kiến nhiều văn bản có liên quan về di sản văn hoá của Bộ VHTTDL, Quốc hội và Chính phủ.

Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước - ảnh 5

Công tác thông tin, quảng bá, tuyên truyền giới thiệu về di sản văn hoá được đẩy mạnh với các hình thức phong phú, đa dạng thông qua Tạp chí Thế giới Di sản, các cuộc thi, các cuộc trưng bày, triển lãm, xuất bản sách…

Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hoá Việt Nam có bước tiến mới trong hoạt động, bước đầu đã có sự tài trợ cho một số hoạt động về di sản văn hoá…

Chủ tịch Hội khẳng định, thành tựu qua 20 năm thành lập Hội Di sản Văn hoá Việt Nam là niềm tự hào, là cơ sở, động lực và niềm tin để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ nhấn mạnh: “20 năm xây dựng và phát triển Hội cũng bước đầu để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là những bài học kinh nghiệm về việc nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn chỉ, mục đích của Hội, bài học về tinh thần khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đa dạng hoá các hình thức hoạt động; bài học về xây dựng mối quan hệ, sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Hội vì mục đích chung; bài học về coi trọng tính hiệu quả, làm việc bài bản, khoa học, bộ máy làm việc tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả…”.

Đồng hành cùng sự nghiệp di sản văn hóa của đất nước - ảnh 6

Với những kết quả hoạt động đó, Hội Di sản Văn hoá Việt Nam đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba, được Thủ tướng Chính phủ tặng 2 Bằng khen cùng nhiều Bằng khen của Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành khác.

Tại Lễ kỷ niệm, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Di sản văn hóa Việt Nam” và Bằng khen của Hội cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Hội cũng trao tặng Bằng khen cho các đơn vị trực thuộc Hội đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc và công tác xây dựng Hội.

Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm, nhiều tiết mục nghệ thuật tôn vinh vẻ đẹp các loại hình di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam đã được trình diễn.

Trước lễ kỷ niệm, các đại biểu đã dâng hương tại Đền thờ An Dương Vương- Khu Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Chiều cùng ngày, các đại biểu tham quan Khu Di tích Cổ Loa.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dong-hanh-cung-su-nghiep-di-san-van-hoa-cua-dat-nuoc-111860.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh

VHO - Sau mấy chục năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) chuẩn bị được triển khai tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Kinh thành Huế, là nơi các vua Nguyễn thiết triều và tiếp sứ bộ ngoại giao. Dưới triều Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều vào các ngày 5, 10, 20...

Chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy giá trị di sản

VHO - Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số để bảo tồn di tích, di sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cầu nối đưa các di tích, di sản đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng...

Cần giải pháp bảo tồn phù hợp

 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã nhấn mạnh như vậy tại buổi kiểm tra hiện trường khai quật và làm việc với đơn vị chủ trì khai quật khảo cổ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) vào chiều qua 12.11. Cùng dự buổi làm việc còn có nhiều chuyên gia, nhà khoa học về lịch sử, văn hóa; Cục Di sản văn hóa và đơn vị chức năng của Hà Nội.“Vấn...

Triển khai hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà rường cổ Bao Vinh

VHO - Ngày 8.11, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức khởi công công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường cổ tại phố cổ Bao Vinh, phường Hương Vinh. Theo kế hoạch, công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại 77B Bao Vinh sẽ hoàn thành trong vòng 150 ngày. Dự kiến, trong giai đoạn 2023 - 2026, sẽ có 7 nhà rường cổ ở Bao Vinh được hỗ trợ...

Kỷ niệm 15 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể

VHO - Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11-30.11 sẽ có nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đó, chương trình gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sĩ dân ca Quan họ Bắc Ninh, gắn với kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc...

Bài đọc nhiều

Những Bước Tiến Trong Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Pháp Tại Việt Nam Thông Qua Hợp Tác Quốc Tế

Việt Nam sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, từ các khu phố cổ, biệt thự đến những công trình công cộng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Những công trình này không chỉ gắn liền với ký ức của đô thị mà còn là phần quan trọng trong diện mạo kiến trúc của các thành phố lớn. Dưới sự ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Cổng Đoan Môn: Cánh Cửa Vàng Mở Lối Vào Vùng Đất Ngàn Năm Hoàng Thành Thăng Long

Cổng Đoan Môn, cánh cửa vàng dẫn vào lòng Hoàng thành Thăng Long, tựa như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng ngàn năm văn hiến của kinh đô xưa. Sừng sững qua bao thế kỷ, Đoan Môn không chỉ là một phần của quần thể kiến trúc hoàng gia mà còn lưu giữ hơi thở của những thời đại huy hoàng. Bước chân qua cánh cổng này, người ta như chạm vào quá khứ xa xăm, khi những...

Sức bật từ các “thành phố sáng tạo”

Các thành phố ở nước ta không chỉ mang bản sắc chung của các vùng, miền mà còn có những nét đặc trưng riêng và thế mạnh tiềm năng của mình để có thể vừa phát huy trở thành những thành phố sáng tạo, vừa phát triển kinh tế. Nếu như thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế để phát triển ngành điện ảnh, thành phố Huế có thế mạnh về thủ công mỹ nghệ, mỹ...

Bộ VHTTDL: Thực hiện ngay các giải pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật chùa Xuân Lũng

VHO - Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương vừa ký công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề nghị chỉ đạo Sở VHTTDL Phú Thọ, UBND huyện Lâm Thao và các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng- chùa Phổ Quang (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ), trong đó có Bảo vật Quốc gia Bàn...

Cùng chuyên mục

Những Bước Tiến Trong Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Pháp Tại Việt Nam Thông Qua Hợp Tác Quốc Tế

Việt Nam sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, từ các khu phố cổ, biệt thự đến những công trình công cộng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Những công trình này không chỉ gắn liền với ký ức của đô thị mà còn là phần quan trọng trong diện mạo kiến trúc của các thành phố lớn. Dưới sự ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh

VHO - Sau mấy chục năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) chuẩn bị được triển khai tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Kinh thành Huế, là nơi các vua Nguyễn thiết triều và tiếp sứ bộ ngoại giao. Dưới triều Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều vào các ngày 5, 10, 20...

Chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy giá trị di sản

VHO - Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số để bảo tồn di tích, di sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cầu nối đưa các di tích, di sản đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng...

Cần giải pháp bảo tồn phù hợp

 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã nhấn mạnh như vậy tại buổi kiểm tra hiện trường khai quật và làm việc với đơn vị chủ trì khai quật khảo cổ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) vào chiều qua 12.11. Cùng dự buổi làm việc còn có nhiều chuyên gia, nhà khoa học về lịch sử, văn hóa; Cục Di sản văn hóa và đơn vị chức năng của Hà Nội.“Vấn...

Mới nhất

Phát hiện đàn cá heo bị mắc cạn, người dân cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu tìm cách giải cứu đưa về biển

Đàn cá heo hơn 10 con, trọng lượng trên dưới 10 tấn được ngư dân ở cửa biển Cái Cùng, tỉnh Bạc Liêu phát hiện bị mắc cạn nên tìm cách...

8.600 học sinh tham gia dự án ‘Khát vọng thống nhất’

Dự án 'Khát vọng thống nhất' thu hút 8.600 học sinh từ 8 trường THPT thuộc cụm chuyên môn 1 tại TP.HCM tham gia với hơn 1.000 sản phẩm độc đáo, mang đậm dấu ấn lịch sử. ...

Bức ảnh chụp chiếc bánh pizza làm “tan chảy” trái tim cộng đồng mạng

Câu chuyện vừa buồn lại vừa vui sau đó đã khiến mọi người cảm động. ...

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký...

Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GDĐT tổng kết công tác năm 2024

Ngày 16/11, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GDĐT tổ chức họp mặt kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), tổng kết công tác hội và mừng thọ hội...

Mới nhất