Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐồng bào Mông tái hiện tết Nào Pê Chầu

Đồng bào Mông tái hiện tết Nào Pê Chầu

(CLO) Tết Nào Pê Chầu có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vạn vật hữu linh của đồng bào dân tộc Mông.

Tại không gian Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên vừa tổ chức các hoạt động tái hiện tết Nào Pê Chầu.

Người Mông sinh sống ở hầu khắp các địa phương của tỉnh Điện Biên, nhưng tập trung nhiều nhất ở các Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo, Mường Ảng, Nậm Pồ. Bất kể địa bàn cư trú nào, họ luôn chú trọng tổ chức tết Nào Pê Chầu – một nét đẹp cổ truyền.

dong bao mong tai hien tet nao pe chau tai lang van hoa hinh 1

Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng tổ tiên trong tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH

Tết Nào Pê Chầu có từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vạn vật hữu linh của đồng bào Mông. Trong một năm người Mông có rất nhiều lễ, ứng với tiết trời và mùa vụ khác nhau, nhưng trọng đại nhất vẫn là Tết cổ truyền Nào Pê Chầu. Tết bắt đầu cho năm mới, với hy vọng mọi sự may mắn, tốt lành và một tương lai tốt đẹp hơn.

Đối với người Mông, hàng năm sau khi thu hoạch mùa màng, cuối tháng 11 âm lịch, cơ bản mọi việc đã hoàn tất, hoa đào bắt đầu khoe sắc, hoa mơ nở trắng rừng cũng là lúc hết tháng 12 (theo cách tính âm lịch riêng của người Mông, thường sớm hơn tết Nguyên Đán một tháng) thì người Mông tổ chức ăn tết cổ truyền Nào Pê Chầu.

Nghi lễ của tết này thường diễn ra từ 10 đến 15 ngày với phần lễ và hội. Riêng phần lễ diễn ra từ chiều 30 cho đến hết chiều mùng 3 tết, các nghi lễ này chủ yếu diễn ra tại các gia đình, trưởng dòng họ. Còn phần hội diễn ra tại sân của bản cho đến hết Tết.

Để chuẩn bị các mâm cúng trong tết Nào Pê Chầu, các gia đình phải có đủ các đồ lễ là lợn, gà, bánh trái, hương hoa…

Lợn được các gia đình nuôi từ đầu năm đợi đến tết mới thịt, một phần thịt để dâng cúng và có thịt ăn tết. Người Mông thường chế biến món thịt sấy, thịt mỡ ngâm muối treo gác bếp dùng làm thực phẩm ăn lâu dài. Gà là vật dâng cúng chính trong các nghi thức cúng; ngoài ra có bánh dày được làm từ gạo nếp nương thơm dẻo được trồng ở mảnh đất tốt, để giã được bánh dày thơm ngon thì thóc nếp được chọn phải là nếp vùng cao không pha tạp.

dong bao mong tai hien tet nao pe chau tai lang van hoa hinh 2

Đồng bào dân tộc Mông giã bánh dày chuẩn bị cho tết Nào Pê Chầu. Ảnh: LVH

Mâm lễ tết của đồng bào Mông cũng không thể thiếu trứng gà. Theo quan niệm của người Mông, trứng gà tượng trưng cho sự sống, sinh sôi nảy nở. Dịp Tết, người Mông lấy trứng làm đồ lễ dâng gọi các hồn vía con cháu trong nhà, cùng với hồn vía của các loại nông sản và vật nuôi về với thân chủ và gia đình để cùng ăn tết.

Cũng không thể thiếu là hương dùng để thắp lên khi làm các nghi lễ thờ cúng. Hương được đồng bào làm từ một loại cây rừng có tên gọi là lộng xeng. Cây lộng xeng sau khi lấy từ rừng về đem phơi khô, dùng cối giã thành bột mịn và trộn thêm tro bếp theo tỷ lệ một chậu bột cây lộng xeng trộn với 1 bát tro bếp. Hỗn hợp bột sẽ được se vào tăm hương.

Ngoài ra, trong các nghi thức cúng lễ, người Mông thường lấy giấy dó cắt thành các mảnh to bằng bàn tay, sao cho đều nhau để làm tiền âm phủ, sau đó sẽ đốt khi các nghi thức cúng bái kết thúc.

Vào dịp gần tết, không khí tết vui tươi nhộn nhịp đã tràn ngập trong khắp bản làng, các gia đình bắt đầu mổ lợn, một phần thịt treo gác bếp, một phần mời anh em họ hàng đến ăn mừng và chúc mừng cùng gia đình.

Đến tối ngày 29, các gia đình bắt đầu ngâm gạo nếp để đến sáng sớm ngày 30 sẽ đồ chín, giã bánh dày. Việc giã bánh dày thường do những nam thanh niên khỏe mạnh đảm nhiệm.

Khi bánh dày vừa được giã nhuyễn, người ta nặn một cái to nhất vừa đầy cái mẹt và mang cất đi để đến ngày mồng ba tết cúng mời tổ tiên trong lễ hạ mâm. Số còn lại lấy lá chuối hay lá dong gói thành từng bánh tròn có kích thước bằng hai bàn tay để ăn trong những ngày tết.

Đồng bào Mông đón mừng Tết Nào Pê Chầu với niềm tin hiêng liêng của thời khắc đất trời chuyển giao sang một năm mới. Tết không chỉ là dịp đoàn tụ của mọi gia đình, mà còn là ngày con cháu cúng mời tổ tiên ông bà những người đã khuất về cùng vui tết với gia đình. Đồng thời, các gia đình, dòng họ cầu xin tổ tiên, các vị thần linh, thổ địa sẽ phù hộ cho con cháu sang năm mới sức khỏe dồi dào, nhiều tiền tài, nhiều may mắn và hạnh phúc.

dong bao mong tai hien tet nao pe chau tai lang van hoa hinh 3

Nghi thức quét bồ hóng, dọn vệ sinh nhà cửa cho sạch sẽ. Ảnh: LVH

Chiều ngày 30 tết, chủ nhà bắt đầu vào làm các nghi lễ quan trọng của năm. Trước hết là nghi lễ quét dọn nhà cửa (quét bồ hóng) với quan niệm quét đi những điều xấu xa, rủi ro, bệnh tật đi theo năm cũ, đồng thời cầu mong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, nhiều tiền lộc, của cải, gia đình khỏe mạnh và hạnh phúc.

Trong nghi lễ quét bồ hóng, chủ nhà tay cầm cái cuốc cào lần lượt hai phía bên ngoài nhà, vừa làm vừa khấn. Sau đó chủ nhà vào quét bồ hóng trong nhà, lúc này một tay cầm cái hót rác, tay kia cầm chổi được làm bằng ba ngọn cây tre nhỏ vừa quét vừa khấn quanh một vòng phía trong nhà và mang ra ngoài đổ ở phía cửa dưới.

Sau đó, nghi lễ được tiếp tục bằng việc dâng cúng tại bàn thờ “Xử Ca”. Đồng bào Mông quan niệm đây là vị thần quan trọng nhất mà bất kỳ gia đình nào cũng phải thờ, dù họ sinh sống ở đâu hay là ngành Mông gì nếu không thờ cúng “Xử Ca” thì không phải là người Mông.

Vì vậy, mỗi dịp tết đến các gia đình thường dán lại giấy tại bàn thờ “Xử Ca” sao cho mới hơn, gọn gàng và cầu mong năm mới gia đình sẽ được các vị thần che chở, phù hộ. Khi việc dán lại bàn thờ xong, chủ nhà sẽ thắp hương và tay cầm một con gà trống còn sống, rồi khấn… Khấn xong, gà được đem đi mổ, luộc chín và bày lên mâm cùng với một bát cơm, một bát canh, hai chén rượu.

Tối ngày 30 tết Nào Pê Chầu, đồng bào Mông tiến hành nhiều nghi lễ để dâng các đồ cúng mời ma nhà, các vị thần, trong đó mâm cúng mời tổ tiên là nghi lễ mang nhiều ý nghĩa với đồng bào Mông nhất, đây là lúc để nhớ về cội nguồn, những người đã khuất.

Nghi lễ cúng mời thần linh cai quản bản làng, sau đó chủ nhà lấy một ít thịt, một ít cơm vào thìa rồi mang ra ngoài khấn mời các thần thổ địa, thần núi, thần sông suối… để tạ ơn các vị thần linh đã phù hộ cho gia đình và dân bản được khỏe mạnh, mùa màng được bội thu.

dong bao mong tai hien tet nao pe chau tai lang van hoa hinh 4

Sau phần lễ là phần hội với các tiết mục dân ca dân vũ và trò chơi dân gian. Ảnh: LVH

Sau phần nghi lễ là phần hội với các tiết mục dân ca dân vũ và trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Mông vui Tết. Du khách đến đây dù là khách phương xa hay bà con dân tộc xóm giềng cũng đều được chủ nhà mời nâng chén rượu nồng cùng cạn kèm theo những lời chúc tốt đẹp cho năm mới, khi khách ra về họ tỏ lòng cảm mến, thân thiện bằng cách biếu những cặp bánh dày thơm ngon để cùng chia sẻ hương vị ngày tết của đồng bào.

Có thể thấy Tết Nào Pê Chầu là một sinh hoạt văn hoá cộng đồng, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, phản ánh tình đoàn kết dân tộc, thể hiện lòng hiếu khách của người Mông.

Thế Vũ



Nguồn: https://www.congluan.vn/dong-bao-mong-tai-hien-tet-nao-pe-chau-tai-lang-van-hoa-post328355.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lạm phát giảm, nghèo đói tăng ở Argentina

(CLO) Tháng trước, Tổng thống Argentina Javier Milei gây chú ý khi đăng tải bức ảnh ông cùng nội các tạo dáng với chiếc cưa máy vàng - biểu tượng của chiến dịch cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ mà ông cam kết thực hiện. ...

Tòa án Hàn Quốc phê duyệt lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

(CLO) Tòa án quận Tây Seoul ngày 31/12 đã phê duyệt lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol, người đã bị luận tội và đình chỉ quyền lực sau quyết định ban hành thiết quân luật vào ngày 3/12. ...

Khu vực sở hữu mức giá bất động sản cao bậc nhất hà nội được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng giá

(CLO) Hạ tầng giao thông tỷ đô, các đại dự án thương mại dịch vụ cùng quy hoạch trụ sở các cơ quan bộ ngành giúp bất động sản Tây Hồ luôn có sức hút và tăng giá ổn định theo thời gian. ...

Haus Da Lat – Khát vọng kiến tạo điểm đến toàn cầu từ những thương hiệu huyền thoại trên thế giới

Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố được đánh giá là đặc biệt hàng đầu Đông Nam Á về khí hậu, kiến trúc và thiên nhiên, vừa đón nhận một dự án bất động sản tiêu chuẩn ESG đầu tiên tại Việt Nam được truyền thông thế giới quan tâm, khẳng định...

Tổng thống Biden công bố gói viện trợ 2,5 tỷ đô la cho Ukraine

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa thông báo gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 2,5 tỷ USD dành cho Ukraine, nhằm củng cố sức mạnh của Kiev trong những tuần cuối cùng trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. ...

Bài đọc nhiều

Nỗ lực phủ sóng di động vùng biên giới ở Tây Ninh

Việc phủ sóng di động vùng biên giới Tây Ninh đảm bảo sự liền mạch, thông tin liên lạc xuyên suốt, thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tây Ninh có đường biên giới giáp với Campuchia trải dài 240km, bao gồm 5 huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu và Trảng Bàng. Trong đó khu vực đoạn qua huyện Tân Biên, Tân Châu chủ yếu là...

Choáng ngợp trước cổng cưới long phụng ‘khổng lồ’ của con gái đại gia ở Bạc Liêu

Ý tưởng thiết kế cổng cưới được ấp ủ trong 3 tháng. Sản phẩm hoàn thiện khiến đại gia Bạc Liêu ngỡ ngàng. ...

Xuất hiện phương thức lừa đảo mới nhắm vào tài khoản doanh nghiệp trên Facebook

Với phương thức lừa đảo mới được phát hiện, đối tượng gửi email giả danh ‘Meta for Business’, cáo buộc tài khoản doanh nghiệp đăng bài viết có nội dung không phù hợp, đính kèm đường dẫn tới tài khoản Messenger giả mạo. Trong cảnh báo mới phát ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, một phương thức lừa đảo mới nhắm đến các tài khoản doanh nghiệp trên nền tảng Facebook đã được hãng bảo mật...

Chiêu lừa bằng cuộc gọi video qua Messenger dùng AI giả mạo khuôn mặt

Lừa đảo bằng cuộc gọi video qua Messenger dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo khuôn mặt, giọng nói là 1 trong 3 thủ đoạn lừa đảo vừa được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác. Dưới đây là 3 thủ đoạn lừa đảo được các đối tượng sử dụng nhiều trên không gian mạng Việt Nam trong tuần, từ 23/12 đến ngày 29/12: Lừa đảo dưới hình thức...

Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel

Giáng sinh đang dần trở nên quan trọng khi là dịp để mỗi gia đình đoàn tụ yêu thương để chia sẻ và tận hưởng không khí vui tươi bên bạn bè, người thân. Theo truyền thống các nước phương Tây, Giáng sinh (Noel) là dịp để người ta gửi đến nhau...

Cùng chuyên mục

Sẵn sàng chờ đón hành trình mới

Ngày cuối cùng của năm cũ cùng nhìn lại như một khoảng nghỉ lấy đà cho một năm mới đang chào đón. Một số bạn trẻ chia sẻ cùng Tuổi Trẻ ước vọng với tâm thế sẵn sàng chờ đón hành trình mới.* Chị...

5 cung hoàng đạo nam tinh tế, rất hấp dẫn phái đẹp

GĐXH - Đây là những cung hoàng đạo nam tinh hoa hội tụ, phụ nữ rất yêu. ...

TPHCM đón đỉnh triều cường vào ngày đầu năm 2025

TPO - Đỉnh triều đợt này tại TPHCM sẽ xuất hiện vào ngày 1-3/1/2025 (tức mùng 2-4 tháng 12 âm lịch) với mức 1,5 - 1,55m (xấp xỉ hoặc trên Báo động II khoảng 0,05m). TPO - Đỉnh triều đợt này tại TPHCM sẽ xuất hiện vào ngày 1-3/1/2025 (tức mùng 2-4 tháng 12 âm lịch) với mức 1,5 - 1,55m (xấp xỉ hoặc trên Báo động II khoảng 0,05m). Theo Đài Khí tượng Thủy văn...

Thanh niên Cà Mau trồng hơn 4.200km bờ kè cây xanh chống sạt lở

Năm 2024, các lực lượng thanh niên tình nguyện trên tỉnh Cà Mau đã thực hiện được 795 công trình phần việc với tổng giá trị hơn 7 tỉ đồng. Trồng, chăm sóc, bảo vệ hơn 4.200km bờ kè cây xanh chống sạt lở. ...

‘Bác sĩ nông học’ trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp ở Cà Mau. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả...

Mới nhất

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế

Hôm nay, 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho "Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế"; công bố hoàn thành "Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa" và...

Chanh vàng tứ quý, quýt cảnh ‘đổ bộ’ xuống phố chơi Tết

TPO - Còn khoảng 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thời điểm này, các xe chở cây cảnh có giá trị cao bắt đầu đổ về thành phố Vinh (Nghệ An) để phục vụ người dân vui Tết, đón Xuân. Anh Doãn Trung Phong, người kinh doanh cây cảnh Tết ở...

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế: 42 năm hồi sinh di sản1

42 năm trước, một đơn vị non trẻ được tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập để mang trên mình nhiệm vụ hết sức nặng nề: Hồi sinh di sản Huế đang bên bờ vực bị xóa sổ.   Lầu Ngũ Phụng trên Ngọ Môn Huế vừa được trùng tu sau nhiều năm rệu rã - Ảnh: NGUYỄN T.A. PHONG Đơn vị ấy...

Kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được vinh danh di sản thế giới

Kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh Di sản thế giới là sự kiện đặc biệt trong chuỗi hoạt động của Festival Huế 2023   Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn Di...

Đặc sản OCOP tăng tốc phục vụ thị trường Tết

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tại Hà Tĩnh đang chủ động tăng tốc sản xuất, đa dạng sản phẩm sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên Đán Ất Tỵ. Cơ sở nước mắm tất bật vào vụ Tết Những ngày này, tại các cơ sở sản xuất nước mắm OCOP nổi tiếng ở Hà Tĩnh đang tất bật...

Mới nhất