Trang chủNewsChính trịĐồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đổi thay từ...

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đổi thay từ một Cuộc vận động


Thực hiện Kết luận số 08-KL/TU, ngày 24/2/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về chủ trương triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” (Cuộc vận động) trên địa bàn, đến nay, nhiều thôn, làng đã triển khai thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan làm ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe và môi trường.

Nhiều hộ gia đình đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc nuôi, dạy con cháu, tự nguyện đưa con, em trong độ tuổi đến trường, tham gia các lớp học bổ túc văn hóa, xóa mù chữ, thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, thay đổi dần cách thức lao động sản xuất, mạnh dạn đổi mới cách làm ăn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và năng lực tổ chức sản xuất của gia đình, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn đầu tư cho tái sản xuất…

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đổi thay từ một Cuộc vận động ảnh 1

Người dân xã Đăk Trâm, huyện Đăk Tô mạnh dạn đầu tư trồng thơm.

Cuộc vận động đã được cả hệ thống chính trị tích cực vào cuộc, các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đồng tình, hưởng ứng, đạt được kết quả, như: Công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến Cuộc vận động được triển khai đồng bộ, thường xuyên, liên tục, với những nội dung, hình thức đa dạng, phong phú. Công tác xây dựng mô hình điển hình tiên tiến, đặc biệt là các mô hình giúp nhau làm kinh tế được chú trọng, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì 866 mô hình hỗ trợ giúp nhau làm kinh tế, chỉnh trang, cải tạo vườn tạp, bảo vệ môi trường, tuyên truyền, phổ biến pháp luật…; thu hút 23.636 lượt đồng bào dân tộc thiểu số tham gia (trong đó có 6.737 lượt hộ nghèo, 3.858 lượt hộ cận nghèo). Các mô hình trên đã huy động được trên 96 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu về số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục lạc hậu; biết áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; có đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện; tham gia các hợp tác xã, tổ hợp tác đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2023, đã có 5.549 hộ nghèo và 2.654 hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo.

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đổi thay từ một Cuộc vận động ảnh 3

Ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Sa Thầy Y Sâm cho biết, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai Cuộc vận động, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo Cuộc vận động để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tổ chức phát động và triển khai rộng khắp Cuộc vận động đến từng thôn, làng với phương châm “Mưa dầm thấm lâu”, “Cầm tay chỉ việc”; trong đó, tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế, chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, vật nuôi hiệu quả, chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp.

Từ năm 2021 đến nay, huyện Sa Thầy đã triển khai xây dựng 61 mô hình với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng; có 1.416 hộ dân tộc thiểu số được tham gia mô hình (trong đó có 385 hộ nghèo và 299 hộ cận nghèo); có 409 hộ tham gia dự án trồng rừng sản xuất quy mô 542ha. Việc xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi để hộ dân tộc thiểu số tham gia mô hình phát triển kinh tế, điển hình như: mô hình nuôi lợn sọc dưa sinh sản; mô hình trồng sầu riêng DoNa theo hướng VietGap; mô hình trồng mắc-ca chuyên canh và trồng xen cà phê…

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đổi thay từ một Cuộc vận động ảnh 4

Chuyên viên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Tô hướng dẫn đồng bào trồng hồng đẳng sâm.

Trong đó, mô hình cải tạo vườn tạp đã giúp cho diện tích cây ăn quả của huyện tăng từ 285,4ha năm 2020 lên 1.570ha năm 2023, riêng sầu riêng tăng từ 35ha lên hơn 666ha. Việc cấp 2 mã số vùng trồng đối với cây sầu riêng (diện tích là gần 31ha/2 hộ dân trên địa bàn xã 2 xã Ya Ly và Sa Nghĩa), sản lượng khoảng 350 tấn là kết quả vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và là sự nỗ lực rất đáng ghi nhận của nhân dân huyện Sa Thầy; tạo điều kiện thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm… góp phần thực hiện hiệu quả tốt công tác giảm nghèo của huyện.

Kết quả sau 3 năm đã có 2.741 hộ thoát nghèo và 1.285 hộ thoát cận nghèo; 2.767 hộ biết áp dụng khoa học-kỹ thuật; 2.741 hộ có đời sống vật chất tinh thần được cải thiện; 269 hộ tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã. Toàn huyện có 38/38 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã hoàn thành việc xây dựng hương ước, quy ước; 100% thôn (làng) đã bổ sung nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, phong tục không còn phù hợp vào hương ước, quy ước để thực hiện; có 16/38 nhà rông truyền thống được khôi phục, tu sửa, nâng cấp (lợp cỏ tranh truyền thống), với tổng kinh phí gần 1,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện, xã hội hóa và trên 3.000 ngày công của nhân dân tham gia.

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đổi thay từ một Cuộc vận động ảnh 5

Mô hình trồng chanh dây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Thầy.

Ghé thăm vườn chị Y Dum (xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy) khi chị đang cải tạo lại vườn, giăng dây để trồng chanh dây. Chị Y Dum cho biết, trước đây gia đình chị trồng sắn cho thu hoạch tầm 20 triệu đồng/năm nhưng rất bấp bênh, giá cả lên xuống thất thường, đến khi chị chuyển qua trồng cà-phê thì thu nhập cao hơn gấp đôi mà lại ổn định hơn. Đến nay chị quyết định trồng xen cây sầu riêng vào vườn cà-phê và trồng thêm chanh dây để đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình.

“Được cán bộ vận động trồng cây ăn trái nên mình quyết định trồng sầu riêng. Mình được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng sầu riêng rất cụ thể từ khâu tư vấn, hướng dẫn cách trồng, cách chăm bón tới khi thu hoạch nên gia đình mình rất tự tin khi đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, chị Y Dum cho biết thêm.

Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum đổi thay từ một Cuộc vận động ảnh 6

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum khen thưởng các tập thể tại Hội nghị sơ kết 3 năm Cuộc vận động.

Để Cuộc vận động ngày càng phát huy hiệu quả, Tỉnh ủy Kon Tum xác định, thời gian đến cần thường xuyên tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về Cuộc vận động; trong đó, đội ngũ làm công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn hướng dẫn phải có kiến thức, sự am hiểu phong tục tập quán và lòng kiên trì, nhiệt huyết đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ ban đầu cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các mô hình sản xuất phát triển kinh tế.





Nguồn: https://nhandan.vn/dong-bao-dan-toc-thieu-so-tinh-kon-tum-doi-thay-tu-mot-cuoc-van-dong-post837634.html

Cùng chủ đề

Nhiều nghi lễ sẽ được trình diễn tại Ngày hội của đồng bào dân tộc vùng Đông Bắc 2024

Ngày hội nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Đông Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Nhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững- Nhìn từ thực tiễn vùng đồng bào DTTS và...

Trong năm 2023, huyện huy động được gần 35 tỷ đồng, để tổ chức 77 dự án, mô hình sản xuất. Tổng kết lại, sau một năm, huyện đã giảm được 6,17% số hộ nghèo và cận nghèo (854 hộ). Một số xã có tỷ lệ giảm nghèo cao, như: Cốc Dế (giảm 8,1%), Tả Nhìu (10,4%), Nà Chì (8,8%)... Như vậy, chủ trương đa dạng hóa mô hình của huyện Xín Mần đã cho thấy, đó...

Rầm rộ trồng cây, dựng hàng rào trái phép, vì sao hàng chục hộ dân ở Kon Tum lại tháo gỡ đi rồi?

Ngày 17/10, ông Phạm Khắc Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, cho biết đã vận động, thuyết phục thành công 31 hộ dân ở thôn Đăk Ven và thôn 14A, xã Đăk Pét tự nguyện tháo dỡ...

Phát hiện 2 con khỉ đi lạc vào vườn nhà, người phụ nữ ở Kon Tum giao nộp ngay cho cơ quan chức năng

Sáng 17/10, ông Đặng Quốc Thắng – Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận cá thể khỉ đuôi lợn và khỉ mặt đỏ thuộc nhóm IIB, nằm trong danh mục thực vật rừng, động...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Kỳ vọng vào những đột phá để tháo gỡ khó khăn thực tiễn

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 21/10/2024. (Ảnh: ĐĂNG KHOA) NDO - Sau Hội nghị Trung ương 10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV diễn ra với những nhiệm vụ đặc biệt, không chỉ về khối lượng công việc lớn, đặc biệt là trong công tác lập pháp, mà còn ở sự đổi mới trong tinh thần xây dựng luật. Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng những đổi mới...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào gửi thư chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

NDO - Nhân dịp đồng chí Lương Cường được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith đã gửi thư chúc mừng. Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ nhậm chức, ngày 21/10/2024. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định việc đồng chí Lương Cường được bầu giữ chức...

Chủ tịch Hạ viện Malaysia thăm chính thức Việt Nam

Ngày 22/10, Chủ tịch Hạ viện Malaysia Tan Sri Dato’ Johari Bin Abdul và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Tháp tùng Chủ tịch Hạ viện Malaysia trong chuyến thăm có: Phu nhân Chủ tịch Hạ viện Malaysia, bà Puan Sri Datin Noraini Binti Mohd; Thư ký riêng cấp cao của Chủ tịch Hạ viện Malaysia, ông Ahmad Farhan Bin Mohd Khalid; Trợ lý Chủ tịch Hạ...

Chân dung tân Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Tân Chủ tịch nước Lương Cường là Cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, có hơn 40 năm làm việc gắn bó với quân đội. Trước khi được bầu làm Chủ tịch nước, ông giữ chức Thường trực Ban Bí thư. Thiết kế: Tuấn Huy Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/chan-dung-tan-chu-tich-nuoc-luong-cuong-20241021113513473.htm

Tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng khu vực

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, ngày 21/10, Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) đã tổ chức thành công Hội nghị Chủ tịch lần thứ 41 tại Viêng Chăn, Lào do Văn phòng Ủy ban Chứng khoán Lào (LSCO) chủ trì. Đây là Hội nghị cấp chủ tịch ACMF thường niên với sự tham dự của đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý thị trường vốn của mười quốc gia thành viên ASEAN...

Bài đọc nhiều

Hôm nay (21/10), khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luậtThông báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 8, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội...

Hà Tĩnh long trọng kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng

Đọc diễn văn tại lễ khai mạc, đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, đã ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và lý tưởng cách mạng vẻ vang của đồng chí Lý Tự Trọng-Người đoàn viên Thanh niên cộng sản đầu tiên, trong đó nhấn mạnh: Khí phách hiên ngang, sự hy sinh anh dũng của Lý Tự Trọng là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh...

Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước trong ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 8

Kịp thời tháo gỡ vướng mắc về thể chế, chính sách Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, kỳ họp sẽ khai mạc trọng thể vào ngày 21/10, dự kiến bế mạc vào sáng 30/11, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ...

Phát huy vai trò Nghị viện trong bước chuyển mình mạnh mẽ của ASEAN

Trong chuyến thăm chính thức Lào, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu luôn nhận được sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị, chu đáo và thắm tình đồng chí anh em. ...

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước

Tại phiên họp, báo cáo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa...

Cùng chuyên mục

Ông Vũ Anh Tuấn làm Tổng Giám đốc TKV

Theo Quyết định số 1968/QĐ-TKV của Hội đồng thành viên TKV, ông Vũ Anh Tuấn, Thành viên Hội đồng thành viên TKV được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc TKV kể từ ngày 21/10/2024. Thời hạn...

Không chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh: "Việt Nam không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần".Ông Bruno Jaspaert...

Phát huy vai trò Nghị viện trong bước chuyển mình mạnh mẽ của ASEAN

Trong chuyến thăm chính thức Lào, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu luôn nhận được sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị, chu đáo và thắm tình đồng chí anh em. ...

Chính phủ “xin” Quốc hội thông qua dự án Luật Điện lực sửa đổi trong 1 kỳ họp

Ông Diên cho biết, dự thảo Luật kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và...

Mới nhất

Mỹ cử đại diện đến Lebanon, úp mở “công thức” giải quyết xung đột, Israel phá hủy “mỏ tiền” của Hezbollah

Ngày 21/10, Đặc phái viên Mỹ Amos Hochstein đã đến thủ đô Beirut của Lebanon để gặp lãnh đạo nước chủ nhà và đại diện của phong trào Hezbollah, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho xung đột ở biên giới Israel-Lebanon.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp: Lòng dân vững chắc, biên cương vững bền

Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (ĐBP CKQT) Bình Hiệp được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 9,5km; trong đó, có 4km đường bộ và 5,5km đường sông, với 9 mốc giới, thuộc 2 xã Bình Hiệp và Bình Tân (thị xã Kiến Tường) tiếp giáp với xã Th’Mây, huyện Kungpungro, tỉnh Svay...

Kiến nghị dành nguồn lực hỗ trợ nhân dân phục hồi sản xuất, ổn định đời sống sau bão lũ

VTV.vn - Cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng cơn bão số 3 gây ra thiệt hại rất lớn cho 26 tỉnh thành, đời sống của nhân dân sẽ khó khăn hơn, nguy cơ tái nghèo cao. Cử tri và nhân dân đau xót trước sự tàn phá nặng nề của thiên tai Tại phiên khai mạc Kỳ họp...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam phải là “công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước”

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chất chiến lược để phát triển hạ tầng đất nước và là công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Sơ bộ tổng mức đầu tư...

MC Mạnh Khang ‘phải lòng’ với vải thổ cẩm Tây nguyên

Tham gia dẫn chương trình Việt Nam nguồn cội (phát sóng trên VTV1), Mạnh Khang cảm thấy may mắn khi có cơ hội trải nghiệm văn hóa dân gian các vùng miền, nhất là việc khám phá nét đặc sắc của vải thổ cẩm.   MC Mạnh Khang thích thú khi trải nghiệm về văn hóa các vùng miền Ảnh: NVCC Với Mạnh...

Mới nhất