“Siêu trăng được tạo ra từ 3 hiện tượng Mặt Trăng xảy ra cùng lúc, biệt danh trăng xanh xuất phát từ thực tế đây là lần trăng tròn thứ hai trong tháng 8”, theo Live Science.
“Đây là một hiện tượng hiếm gặp, trăng xanh tiếp theo dự kiến phải đến năm 2037 mới xuất hiện trở lại”. Theo NASA.
Siêu trăng lần này thuộc nhóm thứ nhất trong hai loại trăng xanh – đánh dấu hai lần trăng tròn diễn ra trong cùng một tháng và là kết quả từ việc trăng tròn mọc theo chu kỳ 29,5 ngày. Vào ngày đầu tháng 8, hiện tượng trăng cá tầm đã xảy ra, trăng xanh vào ngày mai chỉ xuất hiện 2 – 3 năm một lần. Lần tiếp theo sẽ rơi vào ngày 31/5/2026.
Loại thứ hai gọi là trăng xanh theo mùa, chỉ lần trăng tròn thứ 3 trong số 4 lần trăng tròn ở một mùa thiên văn. Điều này xảy ra khi năm dương lịch có 13 lần trăng tròn thay vì 12 như thông thường. Lần tiếp theo xuất hiện trăng xanh theo mùa là ngày 19/8/2024.
“Biệt danh trăng xanh gắn liền một sự kiện vào năm 1883. Lúc đó, vào đúng ngày siêu trăng, một vụ phun trào núi lửa chết người ở đảo Krakatau (Indonesia) đã giết chết 36.000 người. Hợp chất sulfur dioxide và tro tràn ngập không khí, khiến Mặt trăng trông có màu xanh lam vì các hạt khói từ núi lửa chặn ánh sáng đỏ mà không chặn các màu sắc khác”. Theo tạp chí Business Insider.
Khi hiện tượng này diễn ra. Trăng tròn sẽ lớn hơn một chút và sáng hơn thông thường khoảng 15%. Việc quan sát sự kiện này hoàn toàn như đối với Trăng tròn thông thường, tức là chỉ cần trời ít mây, đủ để nhìn thấy Mặt Trăng. Người quan sát cũng không cần chuẩn bị bất cứ dụng cụ bảo vệ mắt nào khi quan sát.