Trang chủNewsThời sựĐời thủy thủ - Bước chân trên sóng cả: 'Bốn cột trụ...

Đời thủy thủ – Bước chân trên sóng cả: ‘Bốn cột trụ thuyền trưởng’ Việt Nam

Bám biển từ tuổi thanh xuân, những thủy thủ Việt ngược xuôi khắp năm châu bốn biển.Họ ghi dấu cuộc đời mình bằng những hải trình xa khơi dài đằng đẵng. Từ thế hệ đầu tiên cho tới người tiếp nối hôm nay, những thủy thủ Việt đã kể lại câu chuyện cuộc đời họ, từ biển cả.
Vì sao “Hà – Từ – Dư – Khôi” là bốn cái tên được các thế hệ thủy thủ trong ngành hàng hải Việt Nam xem như “bốn cột trụ”?

Những người mở đường trên biển
Dân đi biển hay gọi thuyền trưởng là “Capt.”, rút gọn của từ “captain” trong tiếng Anh. Cuối tháng 10.2023, các thành viên trong Câu lạc bộ (CLB) thuyền trưởng TP.HCM đến thăm

Capt. Nguyễn Mạnh Hà đang sống tại Q.4, TP.HCM. Ở tuổi 85, đôi chân Capt. Hà từng đạp sóng cả vượt qua các đại dương, nay đi phải vịn vào ghế. Ông nhích từng bước theo chiếc ghế có bánh xe ra mở cửa, giọng nói hào sảng khi đón những đàn em trong ngành. Capt. Hà nheo mắt nhận dạng khách đến thăm, dí dỏm đùa: “Hai con mắt tôi hơn 40 năm đi biển, 17 năm làm chuyên viên nên phải thay thủy tinh thể, giờ là “mắt Mỹ” chứ đâu còn là mắt của cha mẹ cho nữa”.

Đời thủy thủ - Bước chân trên sóng cả: 'Bốn cột trụ thuyền trưởng' Việt Nam- Ảnh 1.Từ trái qua: Capt. Nguyễn Mạnh Hà, Capt. Trần Khánh Dư, Capt. Nguyễn Văn Trưởng, cố thuyền trưởng Nguyễn Đình Từ

Dân hàng hải Việt thường nhắc đến “bốn cột trụ thuyền trưởng Việt Nam”, Capt. Hà lý giải: “Năm 1966, máy bay Mỹ đánh phá ác liệt các tàu vận tải Việt Nam trên biển. Để tăng cường lực lượng cho ngành vận tải biển, từ tháng 6 – 9.1966, Cục Đường biển và Công ty vận tải biển quyết định bổ nhiệm bốn thuyền trưởng trẻ, có kiến thức hàng hải, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, để phụ trách các tàu có trọng tải lớn nhất của ngành hàng hải Việt Nam bấy giờ”. Cụ thể, thuyền trưởng Nguyễn Đình Tú khi đó 29 tuổi, được bổ nhiệm thuyền trưởng tàu Hữu Nghị, trọng tải 750 tấn. Sau đó đến Capt. Hà, 27 tuổi, làm thuyền trưởng tàu Hòa Bình, trọng tải 750 tấn. Tháng 9.1966, thuyền trưởng Trần Khánh Dư, 31 tuổi, chỉ huy tàu 20 Tháng 7, trọng tải 1.000 tấn. Và ông Ngô Đình Khôi, xuất thân từ hải quân, 32 tuổi, làm thuyền trưởng tàu chở hàng Thống Nhất, trọng tải 800 tấn. “Họ gọi chúng tôi như vậy vì ví von những thuyền trưởng đầu tiên như cột trụ của ngành hàng hải thời bấy giờ”, Capt. Hà kể.

Nhiệm vụ của đội tàu đầu tiên trong thời chiến là vượt qua vòng vây phong tỏa của Mỹ, duy trì tuyến hoạt động Hải Phòng – Hồng Kông – Quảng Châu, chở hàng xuất khẩu ngoại thương ra nước ngoài và chở các mặt hàng cần thiết về nước. Sau tháng 4.1975, ngoài Capt. Ngô Đình Khôi tiếp tục phục vụ trong quân đội, ba vị thuyền trưởng còn lại đều đóng vai trò mở đường cho các chuyến tàu vận tải đi viễn dương đầu tiên ở Việt Nam.

Capt. Hà sôi nổi kể lại những hải trình năm 1975: Chiều tháng 9 đến cuối tháng 10.1975, dưới sự chỉ huy của ông, con tàu chở dầu có tên Cửu Long 01 trọng tải 20.000 tấn rời cảng Rotterdam (Hà Lan), vượt Bắc Đại Tây Dương, qua vịnh Biscay vào vùng biển Địa Trung Hải đến cảng Porto Torres (Ý) nhận 20.000 tấn dầu rồi vượt kênh đào Suez (Ai Cập) ghé cảng Singapore trước khi về neo tại vịnh Hạ Long. Đây là tàu dầu đầu tiên của Việt Nam, một tài sản quốc gia lớn vào thời kỳ đất nước mới thống nhất. Năm đó Capt. Hà 36 tuổi. “Nhờ có chuyến đi này tôi trưởng thành hơn trong nghề thuyền trưởng, dù chỉ được đào tạo từ ngành hàng hải trong nước”, Capt. Hà bộc bạch. Sau chuyến đi, ông được xem là thuyền trưởng Việt đầu tiên mở đường đi viễn dương.

Đời thủy thủ - Bước chân trên sóng cả: 'Bốn cột trụ thuyền trưởng' Việt Nam- Ảnh 2.

Nguyễn Mạnh Hà (thứ 2, từ trái qua) cùng đoàn cán bộ được giao theo dõi đóng mới tàu Ro-Ro Hậu Giang năm 1977

Ngày hai miền Nam – Bắc thống nhất, Capt. Hà là vị đại phó tàu Sông Hương – chuyến tàu đầu tiên chở 541 cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết về tiếp quản Sài Gòn. Capt Hà xúc động: “Trong số các cán bộ chiến sĩ ấy, có nhiều người quê ở Sài Gòn, khi con tàu cập bến Nhà Rồng vào ngày 13.5.1975, họ đã vỡ òa trong vòng tay gia đình, bè bạn”.

Tìm nét bút chì trên hải đồ

Bốn cột trụ thuyền trưởng của Việt Nam bây giờ chỉ còn lại hai người là Capt. Nguyễn Mạnh Hà và Capt. Trần Khánh Dư. Thời hội nhập, những chuyến tàu viễn dương đầu tiên của các sĩ quan thuyền viên (SQTV) Việt Nam đã được dẫn dắt bởi các vị thuyền trưởng đầu tiên mở đường đi biển xa. Tháng 9.1977, Capt. Hà được chỉ định đi mua chiếc tàu đóng mới đầu tiên của Việt Nam mang tên Ro-Ro Hậu Giang, 12.800 tấn ở Hà Lan. Ông Trần Khánh Dư được phân công làm thuyền trưởng, cùng Capt. Hà đưa con tàu này mở đường từ Copenhagen (Đan Mạch), vượt biển Baltic đến cảng Skellftehamn (Thụy Điển) lấy hàng, sau đó vượt Bắc Đại Tây Dương, Địa Trung Hải qua kênh đào Suez, vượt Ấn Độ Dương về Việt Nam.

Năm 1982, lần đầu tiên trong lịch sử hàng hải Việt Nam, tàu Thái Bình có trọng tải trên 15.000 tấn, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Nguyễn Đình Từ cùng các SQTV vượt biển Ấn Độ Dương, qua mũi Hảo Vọng (CH Nam Phi) mở đường đến Bờ Biển Ngà. Sau đó vượt Đại Tây Dương đến Cuba, rồi đưa tàu qua kênh đào Panama, vượt Thái Bình Dương về Nhật Bản rồi trở về Tổ quốc. Capt. Từ là thuyền trưởng Việt Nam đầu tiên dẫn dắt một con tàu có trọng tải lớn thực hiện chuyến đi vòng quanh trái đất từ Tây sang Đông (ông Từ đã qua đời năm 1997 vì bệnh hiểm nghèo).

Đời thủy thủ - Bước chân trên sóng cả: 'Bốn cột trụ thuyền trưởng' Việt Nam- Ảnh 3.

Dụng cụ đo hàng hải sextant để đo góc kẹp giữa thiên thể và đường chân trời, xác định vị trí của tàu tại thời điểm quan trắc

Khi đó trang thiết bị trên tàu chỉ có radar, la bàn con quay và vô tuyến định hướng để xác định vị trí trên biển. Về thông tin liên lạc, thời ấy chỉ có trạm thông tin vô tuyến phát tín hiệu VHF, chưa có thiết bị định vị toàn cầu GPS như bây giờ. Việc xác định vị trí tàu trên các đại dương chủ yếu là nhờ vào dự đoán của các thuyền trưởng và xác định hướng tàu qua thiên văn.

Capt. Nguyễn Mạnh Hà, vị thuyền trưởng với hơn 40 năm đi biển, nhớ lại kỷ niệm đi trên tàu chở hàng mang tên Fareast: “Một đêm trăng sáng, biển êm, khoảng 2 giờ sáng, tôi còn ở buồng lái để quan sát tàu chạy qua vùng biển sâu nhất ở Thái Bình Dương, được ghi trên hải đồ là 10.000 m. Nhìn mặt biển xanh đen, bất chợt tôi rùng mình khi nghĩ bất cứ tàu nào bị chìm ở đây thì chắc chắn không có phương tiện nào có thể cứu hộ”.

Còn chuyến đi đáng nhớ với Capt. Trần Khánh Dư là vào năm 1968. Khi đó, ông được lệnh làm thuyền trưởng con tàu Cửu Long chở 1.500 tấn xăng máy bay phản lực từ Quảng Châu (Trung Quốc) về Hải Phòng giao cho Tổng cục Hậu cần để cấp cho lực lượng không quân. Đến năm 1969, tàu Cửu Long được giao nhiệm vụ thuộc chiến dịch “VT5” – vận tải tranh thủ. Chiến dịch diễn ra trong 3 tháng, hàng vận chuyển chủ yếu là vũ khí, đạn dược, quân trang và nhiên liệu cho chiến trường miền Nam. Trong 3 tháng, tổng khối lượng vận chuyển của tàu Cửu Long bằng cả năm 1969. Đó là kỷ niệm khó quên với Capt. Dư, được ông viết lại trong đoạn thơ đầy cảm xúc năm 1969: “Vượt mìn, vượt tàu chiến, tiến dưới bom rơi. Thông biển khơi đưa thật nhiều súng đạn. Vào miền Trung, vào các vùng hải đảo. Vá ống Trường Sơn cho dầu chảy mãi. Cho đồng bào, cho chiến sĩ Miền Nam”. (còn tiếp)

Thời đó chúng tôi dùng mắt thường và sextant (dụng cụ đo lường hàng hải) để quan sát và đo độ cao mặt trời hoặc các định tinh sáng rõ nhất trên bầu trời sao để xác định vị trí tàu trên đại dương bao la. Chúng tôi thường nói vui là tìm một chấm bút chì trên tấm hải đồ đại dương xa xôi.

Capt. Nguyễn Mạnh Hà

Ông Hà là người trẻ nhất trong các vị thuyền trưởng thời chiến tranh ở Việt Nam. Ông cũng là người đầu tiên được cử đi tàu viễn dương sau năm 1975.

Thuyền trưởng Tiếu Văn Kinh85 tuổi, nguyên Chủ tịch câu lạc bộ thuyền trưởng Việt Nam

Báo Thanh Niên

Nguồn

 

 

Cùng chủ đề

Thông luồng cho tàu lớn vào sông Hậu

Hiện nay, các tàu ra vào các cảng biển khu vực ĐBSCL qua luồng sông Hậu có trọng tải chủ yếu khoảng 10.000 DWT giảm tải. ...

Cảng biển phát triển, cơ hội lớn cho logistics

Các chuyên gia quốc tế kỳ vọng trong tương lai, TP.HCM với lợi thế tiềm năng sẽ phát triển cảng trung chuyển hàng hóa từ các khu vực với hàng siêu trường siêu trọng lên đến hàng nghìn tấn. ...

Cứu nạn trên biển hiệu quả hơn nhờ hệ thống lập kế hoạch và tìm kiếm tối ưu

Việc ứng dụng hệ thống lập kế hoạch tìm kiếm và cứu nạn tối ưu (Sarops) giúp công tác tìm kiếm cứu nạn rút ngắn được thời gian, tăng cường hiệu quả khi cứu người gặp nạn trên biển. ...

Tăng cường quan hệ vận tải biển Việt Nam – Malaysia

Ngày 5/11, tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA) Lê Anh Sơn, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón tiếp phái đoàn của Hiệp hội Chủ tàu Malaysia(MASA) do ông Mohamed Safwan Bin Othman dẫn đầu. Cuộc họp diễn ra với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hàng hải thành viên VSA như Vosco, PG Tanker, Hải An, SBIC, VIMC Shipping, VIMC...

Hệ thống truyền hình trực tuyến hỗ trợ đắc lực cho cứu nạn trên biển

Việc ứng dụng công nghệ với hệ thống truyền hình trực tuyến VSAT nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp, chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Quốc hội thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

(ĐCSVN) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, chiều 13/11, với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương (NSTW) năm 2025. Theo đó, năm 2025, Quốc hội quyết nghị tổng số thu NSTW là 1.020.164 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng. Trong đó, sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền...

Cùng chuyên mục

“Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”

(ĐCSVN - Với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, trong năm Chủ tịch G20-2024, Brazil thúc đẩy 03 ưu tiên gồm: Thúc đẩy bao trùm xã hội và chống đói nghèo, chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững, cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu. ...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Sáng 15/11, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững".Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến...

Toàn cảnh thiết kế 5 dự án BOT cửa ngõ TP.HCM

TP.HCM đang nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo tiền khả thi cho 5 dự án BOT trọng điểm nhằm nâng cấp hạ tầng giao thông và cải thiện khả năng kết nối khu vực. ...

Thu hồi giải thưởng ‘Thanh niên sống đẹp’ đối với Nguyễn Đỗ Trúc Phương

Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã có công văn thông báo thu hồi giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" năm 2020 đối với Nguyễn Đỗ Trúc Phương do vi phạm pháp luật. Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam vừa có công văn thông báo thu hồi Giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" năm 2020 đối với Nguyễn Đỗ Trúc Phương. Công văn được gửi tới Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam các tỉnh, thành phố và các cơ...

Kéo dài thời gian mở Triển lãm quốc phòng Việt Nam 2024

Ngày 15/11, trong họp báo thông tin về các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Bộ Quốc phòng tổ chức, Thiếu tướng Lê Ngọc Thân, Chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cho biết, lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ 2 (2024) sẽ diễn ra trong sáng 19/12 với sự tham...

Mới nhất

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức ngày 20-12

Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân sẽ được tổ chức trang trọng vào sáng 20-12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, dự kiến có sự tham dự của lãnh...

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi: Khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

Dự Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. ...

Tiềm năng từ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là rất lớn, lợi ích kinh tế lên tới 79,3 tỷ USD

Sáng nay (15/11), Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Google tổ chức Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”.

Khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025)

Quang cảnh hội nghị Theo báo cáo từ Cục Thủy lợi, Việt Nam đã xây dựng được hơn 900 hệ thống thủy lợi có quy mô phục vụ từ 200 ha trở lên; trong đó, có 122 hệ thống vừa và lớn phục vụ trên 2.000 ha, hơn 40.000 km đê sông và đê biển đã được xây dựng...

Mới nhất