Trang chủNewsThời sựĐối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở...

Đối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở ngại


Đối thoại Shangri-La năm 2023 vừa khẳng định vai trò, vị trí địa chiến lược của khu vực vừa cho thấy nhiều căng thẳng, thách thức an ninh đang tiềm ẩn.

Đối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở ngại
Đối thoại Shangri-La khép lại với nhiều nhận thức, tuyên bố quan trọng, nhưng vẫn còn những vấn đề chưa tìm ra cách tiếp cận mới.

Đối thoại Shangri-La là diễn đàn an ninh hàng đầu của châu Á-Thái Bình Dương; nơi trao đổi, tranh luận về những thách thức an ninh cấp bách, các khác biệt và hy vọng tìm ra cách tiếp cận mới. Khủng hoảng Ukraine, xung đột Mỹ-Trung, nguy cơ tiềm ẩn ở eo biển Đài Loan, Biển Đông, bán đảo Triều Tiên, xu hướng gia tăng năng lực quân sự và các thách thức an ninh phi truyền thống toàn cầu phủ bóng hội nghị lần thứ 20 năm 2023, đậm đặc trong 7 chủ đề thảo luận chung và các cuộc tiếp xúc riêng.

Việc Nga vắng mặt, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc không gặp nhau và sự hiện diện của đoàn đại biểu Liên minh châu Âu (EU) là những sự kiện đáng chú ý. Đó là những lý do thu hút hơn 550 đại biểu từ gần 50 quốc gia trong và ngoài khu vực tham dự hội nghị.

Các nhà lãnh đạo chính phủ, Bộ Quốc phòng và chuyên gia nói gì trong 7 phiên họp toàn thể, 6 phiên thảo luận song song và nhiều cuộc gặp song phương? Họ trông đợi gì ở hội nghị? Khu vực sẽ dịch chuyển ra sao?… Là điều các quốc gia, chính khách, chuyên gia quan tâm và còn nghiền ngẫm sau hội nghị. Các vấn đề đó có thể phần nào tìm thấy trong các thông điệp của Đối thoại Shangri-La năm 2023.

Một là, thúc đẩy hợp tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; xây dựng châu Á-Thái Bình Dương ổn định và cân bằng. Đối thoại Shangri-La năm 2023 vừa khẳng định vai trò, vị trí địa chiến lược của khu vực vừa cho thấy nhiều căng thẳng, thách thức an ninh đang tiềm ẩn. Đó là trật tự an ninh hàng hải, sự hiện diện của các cường quốc; sự phát triển của nhiều cấu trúc an ninh, thỏa thuận hợp tác an ninh ba, bốn bên và đa phương giữa Mỹ – Nhật – Ấn, Nhật – Ấn – Australia, Bộ tứ (Quad), Hiệp định đối tác an ninh Mỹ – Anh – Australia (AUKUS), hay cơ chế hợp tác tuần duyên giữa 5 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam)…

Căng thẳng, mệt mỏi vì khủng hoảng ở Ukraine; đối đầu giữa Nga và phương Tây; nguy cơ va chạm hạt nhân, xu hướng chạy đua vũ trang, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế…, khu vực không muốn có thêm một cuộc chiến địa chính trị trên không gian hợp tác phát triển của mình. Điều này thể hiện trong các bài phát biểu của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, diễn giả chính; Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J.Austin; Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc và nhiều đại biểu khác.

Nguyện vọng chung là động lực thúc đẩy nỗ lực hợp tác, đối thoại của khu vực, nhưng cũng bị chia rẽ, cản trở bởi sự khác biệt trong mục tiêu chiến lược, lợi ích cốt lõi, sự khác biệt trong nhận thức và hành động của một số nước, nhất là nước lớn.

Đối thoại Shangri-La năm 2023, thông điệp, hy vọng và những trở ngại
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 ở Singapore. (Nguồn: Bloomberg)

Hai là, Mỹ-Trung vừa mâu thuẫn vừa cần nhau, nhưng chưa tìm ra cách “hạ nhiệt”. Căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung là một chủ đề chính chi phối hội nghị. Thể hiện quan điểm, khẳng định vai trò, phê phán đối thủ, tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác là nội dung chính trong bài phát biểu của đại diện Mỹ và Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J.Austin nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; bày tỏ quan ngại sâu sắc khi Trung Quốc không sẵn sàng tham gia nghiêm túc vào các cơ chế xử lý khủng hoảng tốt hơn giữa quân đội hai nước; có các hành động gây hấn không cần thiết…

Trong bài phát biểu về sáng kiến an ninh mới của Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc không nêu đích danh, nhưng đủ rõ để cáo buộc Mỹ tăng cường chạy đua vũ trang, thiết lập các liên minh quân sự “kiểu NATO” ở châu Á Thái Bình Dương, cố ý can thiệp công việc nội bộ nước khác, đẩy khu vực vào “vòng xoáy xung đột”. Ông nhấn mạnh Mỹ không nhìn nhận đúng các mối quan ngại của Trung Quốc và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng xấu đi trong quan hệ song phương.

Vấn đề Đài Loan là một chỉ dấu quan trọng của mối quan hệ Mỹ-Trung hiện nay. Ngay trước Đối thoại Shangri-La, Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) ký kết “Sáng kiến Mỹ-Đài Loan về thương mại thế kỷ XXI”. Theo Đài Loan, đây không chỉ là một sáng kiến lịch sử về kinh tế, thương mại mà có ý nghĩa biểu tượng nhiều mặt, đánh dấu một bước khởi đầu mới. Trung Quốc ra sức phản đối, coi Mỹ hỗ trợ Đài Loan tăng cường khả năng tự vệ là “hành động khủng bố”.

Dù vậy, các quốc gia cũng nhìn thấy tia hy vọng trong các bài phát biểu. Bộ trưởng Lý Thượng Phúc cho rằng Trung Quốc và Mỹ có các hệ thống và nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, điều này không nên ngăn cản hai bên tìm những điểm chung và lợi ích chung để phát triển quan hệ song phương, làm sâu sắc thêm hợp tác.

Ông Lloyd J.Austin cũng bày tỏ, cạnh tranh không bao giờ được phép chuyển thành xung đột và Mỹ không hướng đến một cuộc Chiến tranh lạnh mới. Bởi họ thừa hiểu, một cuộc xung đột hoặc đối đầu nghiêm trọng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là thảm họa không thể chịu đựng được đối với thế giới. Mỹ cũng mệt mỏi trong cuộc đối đầu với Nga, bất lợi khi đồng thời mở “hai mặt trận” với hai đối thủ lớn nhất.

Chủ nhà Singapore có chủ ý bố trí đại diện Mỹ, Trung Quốc ngồi đối diện trong cùng một bàn tiệc; phát biểu mở đầu trong các phiên họp quan trọng ngày 3, 4/6. Các đại biểu khác dành sự quan tâm lớn đến quan điểm của hai cường quốc. Nhưng sự khác biệt quan điểm rõ ràng, sự thiếu vắng lòng tin trong tuyên bố và hành động của Mỹ và Trung Quốc chưa cho thấy khả năng, cách thức để “hạ nhiệt” căng thẳng.

Các quốc gia đều mong muốn Mỹ và Trung Quốc đối thoại, tháo gỡ mâu thuẫn, căng thẳng. Một số quốc gia cũng có phần quan ngại nếu hai cường quốc thỏa hiệp theo hướng phân chia khu vực ảnh hưởng, không quan tâm đúng mức đến lợi ích, nguyện vọng chung của cộng đồng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, chính khách, điều này ít khả năng xảy ra.

Ba là, cách thức thúc đẩy hợp tác, duy trì hòa bình lâu dài, ổn định tại khu vực. Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là mục tiêu, nguyện vọng chung của các quốc gia. Điểm nổi bật trong Đối thoại Shangri-La năm 2023 là các đại biểu thống nhất cao về “chìa khóa” để mở cánh cửa, thực hiện mục tiêu nêu trên.

Đó là thượng tôn luật pháp quốc tế; nỗ lực tăng cường liên lạc, đối thoại, củng cố lòng tin chiến lược; vừa hợp tác vừa cạnh tranh, xây dựng cơ chế quản lý rủi ro, ổn định, cân bằng quan hệ dựa trên các quy tắc và chuẩn mực quốc tế; đề cao trách nhiệm của các quốc gia trong và ngoài khu vực, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace nhấn mạnh, luật lệ áp dụng cho tất cả, các quốc gia đều bình đẳng, dù là quốc gia nhỏ nhất hay quốc gia lớn nhất. Ý kiến của ông được các đại biểu đồng tình.

Trách nhiệm trước hết và lớn nhất thuộc về Mỹ và Trung Quốc. Nhưng các quốc gia, nhất là quốc gia đang phát triển, mới nổi, có vai trò ngày càng quan trọng đối với “ngôi nhà chung”; đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.

Thực tế cho thấy các tổ chức cơ chế hợp tác tiểu khu vực giữa các quốc gia đang phát triển, mới nổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, ngoại giao, vì lợi ích riêng và chung của khu vực ngày càng phát huy vai trò, tác dụng. Cộng đồng ASEAN là một minh chứng cho xu hướng này. Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little đánh giá mối quan hệ lâu dài giữa các quốc gia nhỏ hơn là “điều giúp mọi thứ cân bằng”. Đây cũng là nhận thức của nhiều đại biểu khác.

Bốn là, trở ngại chính và câu hỏi còn bỏ ngỏ. Các quốc gia có diễn đàn để thể hiện quan điểm, đề xuất, đóng góp, nêu quan ngại và tranh luận, phản biện lập trường của quốc gia khác. Trung Quốc và Mỹ cũng đều thừa nhận, càng trao đổi nhiều, càng tránh được hiểu lầm và tính toán sai lầm có thể dẫn đến khủng hoảng hoặc xung đột.

Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt trong nhận thức về lợi ích cốt lõi, lợi ích chung và riêng. Một số nước lớn tuyên bố ủng hộ hòa bình, hợp tác và phát triển, nhưng lại muốn môi trường, xu thế đó nằm trong vòng ảnh hưởng, chịu sự chi phối và mang lại lợi ích cho mình.

Các quốc gia đều tuyên bố thượng tôn luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, nhưng lại diễn giải biện minh cho chiến lược, chính sách của mình, vận dụng nó phục vụ cho mục tiêu quốc gia, không tính đến lợi ích chính đáng của các quốc gia khác.

Cản trở lớn nhất là sự không thống nhất giữa tuyên bố và hành động, nhất là của các nước lớn. Các quốc gia khác nhận thức được vấn đề này, không muốn phải chọn bên. Nhưng làm thế nào để hóa giải được trở ngại lớn nhất lại là chuyện khó và là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

***

Trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La, đoàn Việt Nam Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tham dự đầy đủ các phiên họp toàn thể và nhiều cuộc gặp gỡ song phương. Qua đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò tích cực, chủ động và trách nhiệm cao đối với các vấn đề quốc tế, khu vực; thể hiện thiện chí, mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong giải quyết những thách thức chung.

Diễn đàn Đối thoại Shangri-La năm 2023 khép lại với nhiều nhận thức, tuyên bố quan trọng, nhưng vẫn còn những vấn đề chưa tìm ra cách tiếp cận mới. Thế giới, khu vực vẫn tiếp tục vận động. Nhiều diễn đàn, hội nghị, hoạt động khác sẽ tiếp tục diễn ra, nhằm tìm cách giải quyết các vấn đề còn bỏ ngỏ, các vấn đề nảy sinh. Mỗi sự kiện là một cột mốc trên hành trình phát triển của nhân loại.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Tăng tuổi nghỉ hưu cấp tướng lên 62, cấp tá không lên tướng được

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho rằng, nếu tăng tuổi nghỉ hưu với sĩ quan cấp tướng lên 62 tuổi, mà cấp tá 58 tuổi đã nghỉ hưu thì cấp tá không lên cấp tướng được, trong khi trong lực lượng quân đội có rất nhiều cấp, chức vụ khác nhau. Ngày 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân...

Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II

Sáng 3/11, Tổng cục II tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đại biểu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chức...

Bộ trưởng Phan Văn Giang lý giải quy định cấp Tướng quân đội nghỉ hưu ở tuổi 60

Phát biểu trong cuộc thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang làm rõ những băn khoăn về đề xuất nâng hạn tuổi nghỉ hưu với sĩ quan theo dự thảo luật.  Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, việc nâng hạn tuổi phục vụ sẽ cho phép sĩ quan là cấp trung tá trở xuống khi nghỉ hưu, có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa...

Bộ trưởng Quốc phòng lý giải đề xuất không nâng tuổi hưu cấp tướng quân đội

Giải thích việc không nâng tuổi nghỉ hưu cấp tướng lên 62 tuổi, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang chia sẻ công việc sĩ quan quân đội rất đặc biệt. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

7 cách khắc phục iPhone không nhận sạc hiệu quả

Khắc phục tình trạng iPhone không nhận sạc, cắm sạc nhưng không lên pin được nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ hướng dẫn phương pháp đơn giản, hiệu quả!

Anh dự định “chơi lớn” tại Hội nghị COP29

Thụy Sỹ và Anh đang dẫn đầu các nỗ lực tài trợ và giảm phát thải để ứng phó biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hội nghị COP29 diễn ra tại Azerbaijan từ ngày 11-21/11.

Đồn đoán danh tính Ngoại trưởng mới, Hàn Quốc toan tính trước chính sách đối ngoại của Washington thời “Trump 2.0”

Báo chí Mỹ đưa tin, Tổng thống đắc cử nước này Donald Trump dự kiến sẽ bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio làm Ngoại trưởng trong chính quyền mới.

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: ‘Quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô trong thời gian gần’

Chắc chắn quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô la trong thời gian không xa, chứ không nằm trong quy mô gần 500 tỉ đô như hiện nay. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN Đầu giờ chiều 11-11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phần giải trình nhóm chất vấn về lĩnh vực ngân hàng. "Quy mô kinh tế sẽ tăng 3-4 lần...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. Chủ tịch nước đánh giá cao việc hai nước, hai đảng chia sẻ nhiều...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất của bộ máy hành chính thì phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp...

Vietjet nhận giải thưởng lớn về công nghệ số

Vietjet vừa được vinh danh tại Giải thưởng ASOCIO DX Award ghi nhận các sáng kiến và giải pháp công nghệ số trong việc xây dựng hệ sinh thái số và cải thiện trải nghiệm người dùng. ...

Thủ tướng nêu rõ hướng phát triển điện hạt nhân, tạo các tiền đề để phát triển

Thủ tướng cho biết, trong tháng 10, kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội hơn tháng 9; tính chung 10 tháng kết quả đạt được tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực. Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đồng bộ quy định pháp luật để tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai các dự án hạ tầng nguồn...

Cần đổi mới, tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để báo chí phát triển, thời gian tới, cần hoàn thiện Luật Báo chí và các luật có liên quan. Đồng thời, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. ...

Chương trình MTQG 1719 góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào Khmer Cà Mau

Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc thực hiện hiệu quả Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt...

Mới nhất

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong...

Bài 3 – Cần hài hòa lợi ích

Nếu áp thuế VAT 5% với mặt hàng phân bón, nông dân sẽ là người chịu thiệt. Tuy nhiên, không chỉ xoay quanh câu chuyện thiệt – hơn mà là bài toán hài hòa lợi ích Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh...

Cách ăn chay giúp giảm huyết áp

Một trong những điều quan trọng nhất với người bị huyết áp cao là phải kiểm soát được huyết áp. Vì áp lực...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh Báo chí Trung ương và Hà Nội nhiệm kỳ 2024-2029

(NADS) - Sáng nay, ngày 12 tháng 11 năm 2024, tại Hà Nội, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Báo chí Trung ương và Hà Nội đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024-2029 ...

Nga, Trung Quốc nhấn mạnh nỗ lực chung chống vòng ‘kiềm tỏa’ của Mỹ

Hai quan chức cao cấp Trung Quốc và Nga tuyên bố sẵn sàng tăng cường phối hợp an ninh chung và nhấn mạnh...

Mới nhất