Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.Cao Bằng hiện là một trong những tỉnh có nhiều địa bàn khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ nghèo cao nhất, điều kiện kinh tế – xã hội hạn chế nhất. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xác định là động lực để tỉnh quyết tâm xóa “5 nhất” này.Sáng 9/12, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.Trong thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều hoạt động để nỗ lực đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.Dự án xây dựng Khu Phi thuế quan, Khu kinh tế Nhơn Hội (Bình Định) bắt đầu thực hiện công tác bồi thường GPMB cho các hộ dân từ đầu năm 2007. Nhưng vì nhiều nguyên nhân, việc bồi thường cho những hộ bị ảnh hưởng bởi dự án chưa chính xác, khiến cho việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Trong đó có hộ ông Huỳnh Văn Cảnh đã “đội đơn” khiếu nại khắp nơi nhưng quyền lợi vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đã được đầu tư công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống người dân, diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới.Những Người có uy tín, trưởng thôn gương mẫu tại huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) với tinh thần trách nhiệm cao, không quản khó khăn đến từng hộ dân, bằng uy tín của mình đã trở thành cầu nối quan trọng đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa.Bằng tâm huyết của mình, chị Trương Thị Bạch Thủy, dân tộc Khmer, Giám đốc Hợp tác xã Mây tre đan Thủy Tuyết, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, trong nhiều năm qua đã làm thay đổi diện mạo, khơi dậy sức sống mới cho làng nghề đan đát (miền Bắc gọi là đan lát) truyền thống Phú Tân và tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (Trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh.Với hơn 235 tỷ đồng thực hiện Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu hoàn thành xây mới, sửa chữa nhà ở đối với các hộ đủ điều kiện.Với cách làm theo hướng đa dạng hóa nguồn lực trên tinh thần “ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều”, sau hơn 1 tháng triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, đến nay tỉnh Hà Giang đã có hơn 900 ngôi nhà được khởi công, xây dựng.Trong hai ngày 7 và 8/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thuận Nam phối hợp UBND xã Phước Hà tổ chức bàn giao 126 bò cái giống sinh sản cho đồng bào Raglay thuộc diện hộ cận nghèo. Kinh phí hỗ trợ bò giống từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, tránh trường hợp lợi dụng chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát để phá rừng.
Nâng cao đời sống người dân
Sau hơn 1 năm đầu tư nâng cấp sửa chữa, tháng 11/2023, cây cầu dân sinh của làng Hde bắc qua suối Đak Pơ Tang đã được bàn giao đưa vào sử dụng. Từ nay, người dân không còn “rùng mình” mỗi lần di chuyển qua cây cầu cũ có ván gỗ mục nát, xập xệ. Những nụ cười, niềm hân hoan có cây cầu mới hiện rõ trên khuôn mặt của đồng bào Ba Na nơi đây.
Ngày 2/10, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn, đã có buổi kiểm tra thực tế tại xã Đăk Tơ Ver, huyện Chư Păh. Tại đây, Thứ trưởng Y Vinh Tơr đã ghi nhận và đánh giá cao quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại xã Đăk Tơ Ver nói riêng, trên địa bàn huyện chung. Nhờ triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 xã vùng khó, vùng đồng bào DTTS Đăk Tơ Ver có nhiều thay đổi đáng kể, nhà cửa khang trang, đường sá thuận tiện, nhiều nhà đã đầu tư vật dụng, công nông vận chuyển nông sản, nâng cao thu nhập…
Ông Yung, Trưởng thôn làng Hde cho biết: Làng có 62 hộ dân với 321 khẩu. Trên 90% người dân trong làng có đất sản xuất bên kia suối Đak Pơ Tang. Việc sửa chữa cầu treo giúp người dân đi lại thuận tiện, không còn lo lắng mỗi khi đi qua cầu vào khu vực sản xuất. Đồng thời, yên tâm khi chở nông sản từ rẫy về nhà hay chở phân bón ra rẫy bằng xe máy đi trên cầu treo. Từ đó, cuộc sống bà con cũng được nâng cao hơn.
Đối với chị Wang ở làng Om không còn phải đi xa tới tận cuối làng để tìm nguồn nước sạch nữa. Bởi công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã đưa giọt nước mát lành về đến gần nhà chị. Chị Wang chia sẻ: “Chiều nào mình cũng cho con ra đây tắm rồi giặt đồ sạch sẽ. Từ khi có công trình nước sạch, mình đỡ vất vả mất thời gian đi xa lấy nước về, thay vào đó mình có nhiều thời gian chăm sóc con cái, lên rẫy trồng mì”.
Cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư
Đak Tơ Ver là xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Păh với khoảng 90% dân số là đồng bào DTTS Ba Na. Thực hiện Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG 1719 về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, Nhà nước đầu tư 12,1 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường từ xã Đăk Tơ Ver đi xã Hà Tây và nâng cấp cầu treo làng Hde với chiều dài 60 m, mặt cầu rộng 1,5 m giúp người dân đi lại thuận tiện, an toàn. Ngoài ra, xã được đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho khoảng 370 hộ dân với tổng kinh phí 3 tỷ đồng; đầu tư làm mới 2,2 km đường giao thông liên thôn, nội bộ khu dân cư, đường giao thông nội đồng, kè chống sạt lở cánh đồng Ia Yố; hỗ trợ xây dựng 28 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở…
Ông Yung, Trưởng thôn làng Hde chia sẻ: “Đến nay, 90% đường nội làng đã được bê tông hóa. 100% người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Từ sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đời sống người dân từng bước được cải thiện, việc đi lại, giao thương hàng hóa cũng dễ dàng hơn. Hiện làng còn 17 hộ nghèo, 16 hộ cận nghèo”.
Từ nguồn đầu tư thuộc Chương trình MTQG 1719, bà con đã có động lực vươn lên phát triển kinh tế. Đời sống của bà con đã khá hơn trước, nhiều hộ đã đầu tư xây dựng những ngôi nhà kiên cố khang trang, mua sắm các nông cụ phục vụ sản xuất, phương tiện đi lại, chuyên chở hàng hóa, nông sản phục vụ cho gia đình.
Ông Cao Phi Văn, Chủ tịch UBND xã Đăk Tơ Ver thông tin: Tính đến tháng 10/2024, toàn xã còn 105 hộ nghèo (chiếm 15,9%) giảm 30 hộ nghèo so với năm 2023. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước, hầu hết các tuyến giao thông trục chính đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 100% thôn, làng có nhà sinh hoạt cộng đồng; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt 95%; tỷ lệ đồng bào DTTS được nghe đài phát thanh đạt 95%; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%… Việc thực hiện Chương trình MTQG 1719, đặc biệt, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nguồn: https://baodantoc.vn/doi-thay-o-dak-to-ver-1733739309454.htm