Trang chủNewsChính trịĐổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đó là nhận định trong bài viết “Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” của TS. Nguyễn Hải Ninh – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Bộ trưởng.

1. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã dày công xây dựng nền pháp luật mang bản sắc riêng, đáng tự hào với những bộ luật nổi tiếng thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Cùng với “khoan thư sức dân”, “trọng pháp”, “trọng kỷ luật, kỷ cương”, “trọng hiền tài” đã trở thành những kế sách trị quốc được lưu truyền mãi.

2. Trên hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của Hiến pháp, pháp luật, của “thần linh pháp quyền” đối với việc “bảo toàn lãnh thổ”, “kiến thiết quốc gia”. Ngay sau khi giành độc lập, trong điều kiện cách mạng “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ưu tiên hàng đầu cho việc tiến hành tổng tuyển cử để Nhân dân được hưởng quyền tự do, dân chủ, lập nên chính quyền của dân và ban hành bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, cũng là ngày sau này được lựa chọn là “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

TS. Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
TS. Nguyễn Hải Ninh – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3. Trải qua cuộc trường chinh gian khổ, năm 1975 nước nhà thống nhất và đến năm 1986, Đảng ta phát động công cuộc đổi mới vĩ đại, từng bước hoàn thiện mô hình phát triển phù hợp hơn với thực tiễn đất nước. Nhu cầu xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, chuyển phương thức quản lý, điều hành từ chủ yếu dựa trên mệnh lệnh hành chính, quan liêu sang dựa trên luật lệ và tuân thủ quy luật thị trường ngày càng trở nên cấp thiết. Từ đó đến nay, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói riêng, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, được thể hiện tập trung trong: Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ năm 1994; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011); Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đặc biệt là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Trên cơ sở đó, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo nền tảng pháp lý để phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Trong thành quả chung của quá trình Đổi mới, có đóng góp quan trọng của công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

4. Mặc dù vậy, thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta thời gian qua cho thấy còn những hạn chế, bất cập và những “điểm nghẽn” về thể chế như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra. Chẳng hạn: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, nhiều quy định còn gây khó khăn, cản trở việc thực thi, chưa tạo môi trường thật sự thuận lợi để thu hút các nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực trong dân; thủ tục hành chính còn rườm rà; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu…

5. Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu của đất nước 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở những định hướng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật, trong đó, cần chú trọng một số giải pháp trọng tâm sau đây:

Một là, cần đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, coi đây là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế phát triển. Trong kỷ nguyên mới, pháp luật phải thật sự là nền tảng của phát triển, phục vụ phát triển và thúc đẩy phát triển; “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể”. Công tác xây dựng pháp luật phải áp dụng cách tiếp cận thực tế và thực tiễn; bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, giải đáp các vướng mắc của cuộc sống và tìm ra con đường phát triển từ thực tiễn. Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, bắt kịp xu thế thời đại. Để đáp ứng yêu cầu này, pháp luật phải: (i) tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa nguồn lực xã hội bị đình trệ hoạt động trở lại; (ii) vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước; (iii) tạo cơ sở pháp lý hình thành các động lực tăng trưởng mới, các quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất mới, các ngành dịch vụ mới, các ngành công nghiệp mới.

Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật phải bắt đầu từ việc kiên quyết thay đổi nhận thức, phá bỏ mọi rào cản, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ của ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong xây dựng pháp luật. Tập trung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí tuân thủ, xóa bỏ cơ chế “xin – cho”; tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thuận lợi. Dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, thực hiện tốt nguyên tắc “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện đúng chức trách theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

Hai là, đổi mới mạnh mẽ quy trình xây dựng pháp luật gắn với nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Quy trình xây dựng pháp luật phải bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi và hiệu quả, gắn với phân công rành mạch, trách nhiệm rõ ràng của từng chủ thể trong từng khâu của quy trình xây dựng văn bản pháp luật. Quy định rõ hơn quy trình xây dựng chính sách, gắn với trách nhiệm của cơ quan chủ trì hoạch định chính sách, nhất là người đứng đầu. Chính sách phải cụ thể, rõ ràng, tránh chung chung, tránh việc nhầm lẫn giữa chính sách của Nhà nước và chủ trương của Đảng. Các hoạt động tổng kết, khảo sát thực tiễn, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, thu thập thông tin, đánh giá tác động chính sách, lựa chọn chính sách cần được thực hiện kỹ lưỡng, nghiêm túc. Phân định rõ khâu xây dựng chính sách và quy phạm hóa chính sách; nghiên cứu tổ chức cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tập trung, bảo đảm tính chuyên nghiệp, khoa học và sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Phân định rõ quy trình lập pháp và quy trình xây dựng văn bản dưới luật. Chú trọng đánh giá tác động chính sách thực chất; xây dựng cơ chế hiệu quả để tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các đối tượng chịu tác động, nhất là đối với người dân, doanh nghiệp; không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách và các quy định pháp luật. Thẩm quyền của chủ thể ban hành pháp luật phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp và các luật về tổ chức bộ máy; nghiên cứu việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế đặc thù, thí điểm tháo gỡ, giải quyết triệt để, kịp thời những khó khăn, vướng mắc và những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

Ba là, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với sắp xếp lại bộ máy trong hệ thống chính trị, bảo đảm “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát. Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm vận hành tốt nhất mối quan hệ giữa “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Khẩn trương xây dựng khuôn khổ pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới, nhất là những vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh… Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Đẩy mạnh nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong công tác xây dựng pháp luật trên cơ sở các định hướng nguyên tắc của Đảng, phục vụ việc hội nhập quốc tế sâu rộng. Tập trung kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ cương, kỷ luật, kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Pháp luật phải thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn và kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, là cầu nối đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Coi việc lãnh đạo thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Bốn là, xây dựng cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, đưa tuân thủ pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của xã hội. Thường xuyên theo dõi, rà soát, đánh giá hiệu quả pháp luật sau ban hành, ứng dụng công nghệ trong tiếp nhận, phản hồi và xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan đến việc thực hiện pháp luật, xác định lỗi của văn bản pháp luật để kịp thời hoàn thiện. Sớm hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật; hoàn thiện quy định, cơ chế hướng dẫn, giải thích, áp dụng pháp luật theo hướng ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, cơ sở giải thích, áp dụng pháp luật, để bảo đảm sức sống của quy định pháp luật thay vì thường xuyên thay đổi pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và bảo đảm nguồn lực tài chính cho tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật.

Năm là, quan tâm phát triển nguồn lực cho công tác pháp luật, tương xứng với tính chất là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, thành thạo chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn, trong đó, một bộ phận cán bộ sẵn sàng tham gia các thiết chế đa phương, tổ chức quốc tế để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu, ban hành cơ chế tài chính đặc thù cho công tác xây dựng pháp luật, chế độ chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế. Quan tâm đầu tư nguồn lực thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ, ứng dụng các nền tảng số, trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng, thi hành pháp luật và xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để kết nối, liên thông, làm giàu cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

6. Bám sát các chủ trương của Đảng, thực hiện nghiêm những chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước với tinh thần khẩn trương bằng quyết tâm, nỗ lực lớn, sự cố gắng vượt bậc, công tác xây dựng, thi hành pháp luật sẽ và phải đổi mới mạnh mẽ để đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

TS. Nguyễn Hải Ninh

(Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp)



Nguồn: https://daidoanket.vn/doi-moi-manh-me-cong-tac-xay-dung-va-thi-hanh-phap-luat-de-dat-nuoc-vung-buoc-tien-vao-ky-nguyen-moi-10294098.html

Cùng chủ đề

sắp xếp, tinh gọn bộ máy là đòi hỏi cấp thiết

Kinhtedothi - Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội nhìn nhận, tổ chức, bộ máy hiện nay còn cồng kềnh; do đó, đây là thời điểm thích hợp để thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình… Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa: Nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ...

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược giữa hai nước. - Trong những...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại đảo Bạch Long Vỹ

Kinhtedothi - Ngày 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã có chuyến thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, Nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vỹ. Huyện Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) là đảo nằm xa bờ nhất của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ, cách đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc 15 hải lý; cách Hòn Dáu (Đồ Sơn, Hải...

quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm

Kinhtedothi- Ngày 2/11 Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Các nội dung chỉ đạo, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm được quán triệt, triển khai tại Hội nghị này gồm: Nội dung chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; kết luận chỉ...

Tổng Bí thư chuyển sinh hoạt về Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội

Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị Nghị quyết quyết nghị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm chuyển sinh hoạt từ Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hưng Yên đến Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV thành phố Hà Nội. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng kết Cụm thi đua các tổ chức xã hội năm 2024

Sáng 18/12, tại Hà Nội, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Cụm thi đua các tổ chức xã hội năm 2024. Tham dự Hội nghị có bà Nguyễn Quỳnh Liên, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Dân chủ, giám sát và phản biện xã hội UBTƯ MTTQ Việt Nam. ...

Thêm nhiều trường bỏ xét tuyển học bạ

Năm 2025, nhiều trường đại học thông tin sẽ bỏ phương thức xét tuyển học bạ hoặc giảm chỉ tiêu xét tuyển của phương thức này trong tuyển sinh. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội vừa thông báo dự...

Tài năng của làng kịch nghệ

Đã tham gia hơn 200 vai diễn qua các vở kịch sân khấu, truyền hình, diễn viên Hoàng Trinh là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nghệ sĩ dành cả cuộc đời mình cho nghệ thuật biểu diễn. Với tài năng thiên bẩm, chị có khả năng diễn xuất đa dạng, hóa thân vào nhiều nhân vật, nhiều thể loại vai khác nhau. ...

Nghệ sĩ Samantha Fox phấn khích khi đến Việt Nam biểu diễn

Đến Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên trong dự án âm nhạc quốc tế “Dalat Spring Concert”, biểu tượng âm nhạc và thời trang thập niên 1980 Samantha Fox bày tỏ sự phấn khích và mong muốn trở lại vào năm tới trong một kỳ nghỉ dài cùng nhiều lần biểu diễn nữa. ...

Đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp học

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa có dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn TPHCM từ năm học 2025-2026 (không bao gồm học sinh đang học tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài). ...

Bài đọc nhiều

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới

Để phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập trên nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 16/12 tại TP Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. ...

Theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, môi trường, khai thác tài nguyên và xây dựng ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. ...

Sáp nhập 10 sở, cùng nhiều hội đoàn thể

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch sắp xếp, 10 sở thực hiện hợp nhất gồm: Sở...

Cùng chuyên mục

Sáp nhập 10 sở, cùng nhiều hội đoàn thể

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh. Theo kế hoạch sắp xếp, 10 sở thực hiện hợp nhất gồm: Sở...

Sắp xếp tổ chức bộ máy, không để ai bị bỏ lại phía sau

Yêu cầu việc sắp xếp tổ chức bộ máy phải gắn với tinh giản biên chế, Thủ tướng yêu cầu xây dựng chế độ, chính sách đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. ...

Theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo

Theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, tình hình khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, môi trường, khai thác tài nguyên và xây dựng ở một số địa phương vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. ...

Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ rõ ràng

Đồng chí Lê Minh Hưng cho biết, khi sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các Bộ phải rà soát rất kỹ, đảm bảo đúng yêu cầu một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì. ...

Quốc hội họp bất thường trong tháng 2/2025 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quán triệt rõ đây là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. ...

Mới nhất

Một ngân hàng bất ngờ tung gói cho vay lãi suất 1,2%/năm

(NLĐO) – Bất chấp lãi suất huy động nhích lên, mặt bằng lãi vay vẫn giảm so với đầu năm và doanh nghiệp có thể vay...

Huế: Tăng vốn trùng tu Quốc Tử Giám và Văn Miếu thời nhà Nguyễn

HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư đối với 2 dự án tu bổ, tôn tạo và phục hồi thích nghi di tích Quốc Tử Giám và Văn Miếu. Ngày 14.12, tin từ HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết vừa quyết định điều chỉnh mức đầu tư tu bổ, tôn tạo và...

tuổi trẻ Việt Nam không ngừng vươn lên, tự lực, tự cường

Kinhtedothi - Sáng 18/12, Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra phiên trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Cùng tham dự Đại hội có các đồng chí Ủy viên Bộ...

Thủ tướng: Tại sao chúng ta không tổng kết, nhân rộng 2 concert ‘anh trai’?

Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập khi phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sáng 18/12.Nhấn mạnh 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Thủ tướng cho...

Thủ tướng nhắc đến 2 concert “Anh trai”

Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý ngành VHTTDL nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, tạo phong trào, xu thế phát triển… ví dụ như 2 concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Anh trai say hi". Sáng 18.12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và...

Mới nhất