Trang chủDestinationsĐiện BiênĐổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục quốc phòng, an ninh...

Đổi mới mạnh mẽ công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới


Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cần có các giải pháp, nhiệm vụ để đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, môn học quốc phòng và an ninh là một bộ phận quan trọng trong chương trình giáo dục quốc dân. Vì vậy, Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch) không chỉ đơn thuần về hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, mà còn có ý nghĩa chuyên môn đặc biệt trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh từ sớm, từ xa; góp phần thực hiện các quan điểm, mục tiêu về quốc phòng, an ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Không dừng ở phạm vi xây dựng cơ sở hạ tầng

Với tính chất, tầm quan trọng của hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh thuộc các bộ ngành, địa phương, Quy hoạch phải có sự đánh giá, phản ánh, thể hiện đầy đủ trong bối cảnh, tình hình mới phát sinh, xu thế mới đang hình thành, quan điểm, nhiệm vụ mới; bảo đảm mục tiêu giáo dục cho đối tượng học tập về tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nội dung chương trình giáo dục quốc phòng, an ninh cần có sự đổi mới, cập nhật, phù hợp với các đối tượng khác nhau, trên cơ sở kết hợp truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và bối cảnh, tình hình mới có nhiều diễn biến phức tạp, khó đoán định, nhằm bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa.

“Quy hoạch không chỉ xác định hệ thống cơ sở, vật chất, mà phải lồng ghép, tích hợp hoạt động giáo dục quốc phòng, an ninh một cách thực chất, cập nhật thường xuyên. Đây là quy hoạch về hình thức tổ chức, cơ chế phối hợp, lồng ghép hoạt động giữa các đơn vị, trung tâm đang đảm nhận nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh”, Phó Thủ tướng nói và cho rằng “Quy hoạch cần có các giải pháp, nhiệm vụ để đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp”.

Bên cạnh đó, giáo dục quốc phòng, an ninh không thể đứng ngoài xu thế chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo… giúp nâng cao hiệu quả dạy và học.

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm rõ một số nội dung của Quy hoạch – Ảnh: VGP/Minh Khôi

100% sinh viên rèn luyện theo nếp sống quân sự

Theo báo cáo của Cục Dân quân tự vệ (Bộ Quốc phòng), mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch là xây dựng, phát triển Hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh (Hệ thống trung tâm) theo hướng đồng bộ, hiện đại, toàn diện, nhằm nâng cao chất lượng dạy, học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

Dự kiến, đến năm 2030, ngoài 38 trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện có, sẽ thành lập thêm 8 trung tâm mới, bảo đảm 100% sinh viên các trường cao đẳng, đại học được học tập, ăn, ở, sinh hoạt tập trung để rèn luyện theo nếp sống quân sự, môi trường quân đội.

Đáng chú ý, Quy hoạch đặt mục tiêu nâng cao chất lượng chuẩn hoá trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên. Mục tiêu đến năm 2030, 100% cán bộ quản lý trình độ đại học trở lên, trong đó có 30% trình độ thạc sĩ, 5% trình độ tiến sĩ; 100% giảng viên có trình độ đại học trở lên, trong đó 35% có trình độ thạc sĩ, 5% có trình độ tiến sĩ chuyên ngành.

Tầm nhìn đến năm 2045, Hệ thống trung tâm được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng và an ninh; tiếp tục nâng cấp hoặc bổ sung quy hoạch thành lập trung tâm mới đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, Hệ thống trung tâm được quy hoạch trên định hướng phát triển các trường đại học, cao đẳng cũng như quy mô sinh viên. Mục tiêu của Quy hoạch là phổ cập kiến thức quốc phòng, an ninh cho toàn dân, trọng tâm là đối tượng sinh viên trên cơ sở Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh.

Có bộ tiêu chí đánh giá trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh

Tại cuộc họp, các uỷ viên phản biện, thành viên Hội đồng thẩm định đã đóng góp nhiều ý kiến chính xác nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng Quy hoạch.

Cụ thể, Quy hoạch cần bổ sung, thống kê các trung tâm chưa bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên; đánh giá thực trạng đào tạo giáo dục quốc phòng, an ninh của những cơ sở giáo dục đại học tự chủ. Đổi mới hoạt động giáo dục quốc phòng, an ninh gắn với chuyển đổi số, xây dựng thông tin liên kết đào tạo tại các trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các uỷ viên phản biện, thành viên Hội đồng thẩm định đóng góp nhiều ý kiến chính xác nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng Quy hoạch – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Thiếu tướng Đỗ Anh Tuấn cho rằng, cần đánh giá lại sự liên kết, hỗ trợ giữa các trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh; thực hiện sắp xếp, giải thể những trung tâm hoạt động kém hiệu quả; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ mới…

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương đề nghị bổ sung các trung tâm của các trường đại học tự chủ vào Quy hoạch; xây dựng tiêu chí về chất lượng (cơ sở vật chất, hạ tầng, cán bộ quản lý, giảng viên, tính hiện đại) cho các trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, đơn vị chủ trì xây dựng Quy hoạch cần bổ sung phân tích, đánh giá, dự báo số lượng sinh viên đại học, cao đẳng tham gia học tập an ninh, quốc phòng trong thời gian tới; dự báo nhu cầu sử dụng đất phát triển Hệ thống trung tâm phù hợp với từng vùng kinh tế-xã hội; có phương án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên…

Giải quyết “bài toán” tập trung và phân tán

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, Quy hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng để cụ thể hoá việc thực hiện Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh, các chiến lược liên quan đến quốc phòng, an ninh, giáo dục-đào tạo để bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ động bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có sự phối hợp, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch, và tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để tiếp thu đầy đủ, “đúng nơi, đúng chỗ” các ý kiến tại cuộc họp.

Về một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo Quy hoạch phải thu thập, đánh giá đầy đủ hiện trạng của các trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh (các trường quân đội, đại học, cao đẳng nghề nghiệp) hiện nay về cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động, chất lượng giảng dạy so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra.

Các quan điểm trong Quy hoạch phải bám sát, đáp ứng yêu cầu trong Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh, phù hợp với điều kiện, bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế, sự phát triển khoa học công nghệ. Từ đó, đổi mới toàn diện, đồng bộ, thực chất hoạt động giáo dục quốc phòng, an ninh, cùng với tận dụng thành tựu công nghệ hiện đại, chuyển đổi số.

Hoạt động triển khai Quy hoạch phải dựa vào hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, giải quyết “bài toán” tập trung và phân tán giữa các trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh của quân đội và của các trường đại học, cao đẳng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh phải gắn với giáo dục đại học, xây dựng cơ sở vật chất của các trường đại học, phát triển đội ngũ giảng viên – Ảnh: VGP/Minh Khôi

“Các trung tâm của trường đại học, cao đẳng sẽ đảm nhận giảng dạy phần kiến thức cơ bản về quốc phòng, an ninh, trong khi các cơ sở của quân đội đảm nhận truyền đạt kiến thức chuyên sâu, thực hành quân sự, kết hợp tổ chức các buổi học trực tuyến do những chuyên gia, giảng viên quân sự có kinh nghiệm giảng dạy. Quy hoạch phải gắn với giáo dục đại học, xây dựng cơ sở vật chất của các trường đại học, phát triển đội ngũ giảng viên”, Phó Thủ tướng gợi mở.

Ngoài ra, Quy hoạch cần có định hướng về chương trình, nội dung, phương pháp, giáo trình, mục tiêu cần đạt được của các trung tâm, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của khâu tổ chức thực hiện để bảo đảm tính khả thi của Quy hoạch, Phó Thủ tướng cho rằng, Quy hoạch phải đề ra hướng tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, chính sách pháp luật; hình thành cơ chế phối hợp giữa các trung tâm của quân đội và các trường đại học, cao đẳng; khẩn trương xây dựng chương trình khung về giáo dục quốc phòng, an ninh thiết thực, phù hợp với các đối tượng khác nhau theo Luật Giáo dục quốc phòng, an ninh; có bộ tiêu chí cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cán bộ quản lý, giảng viên của các trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh…



Source link

Cùng chủ đề

Độc đáo lớp vẽ không lời của những người khiếm thính ở TPHCM

TPO - Lớp vẽ chỉ rộng hơn 20m2 chất đầy những bức tranh tươi đẹp về thiên nhiên, làng quê yên bình… Điều bất ngờ hơn, đó là tác phẩm của những “họa sĩ” không nghe, không nói được. 03/11/2024 | 13:54 TPO - Lớp vẽ...

Bạn trẻ vượt trăm cây số chở áo ấm, chăn, áo mưa, dép… tặng học sinh vùng cao

TPO - Cuối tuần, nhóm bạn trẻ đoàn viên thanh niên“phượt” lên núi, cõng nhiều phần quà ý nghĩa, nấu bữa ăn thiện nguyện cho bà con và các em nhỏ vùng cao huyện Nam Trà My (Quảng Nam) TPO - Cuối tuần, nhóm bạn trẻ đoàn viên thanh niên“phượt” lên núi, cõng nhiều phần quà ý nghĩa, nấu bữa ăn thiện nguyện cho bà con và các em nhỏ vùng cao huyện Nam Trà My (Quảng...

Đà Nẵng mở đợt cao điểm thi đua giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên – Tuý Loan

Hưởng ứng Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc", thành phố Đà Nẵng quyết tâm hoàn thành giải phóng mặt bằng cao tốc đoạn Hòa Liên - Túy Loan. Đà Nẵng mở đợt cao điểm giải phóng mặt bằng cao tốc Hoà Liên - Tuý LoanHưởng ứng Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc", thành phố Đà Nẵng...

Nhà ở xã hội, nhưng giá như nhà thương mại

Tại các tỉnh phía Nam đang xuất hiện những dự án nhà ở xã hội mới. Tuy nhiên, mức giá chào bán từ 25 tới trên 30 triệu đồng/m2 được cho là quá cao, thậm chí bằng giá các dự án nhà ở thương mại đang giao dịch trong khu vực. Tại các tỉnh phía Nam đang xuất hiện những dự án nhà ở xã hội mới. Tuy nhiên, mức giá chào bán từ 25 tới trên 30 triệu đồng/m2...

Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác thương mại với Ả-rập Xê-út

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim vừa ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim vừa ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết án dân sự

Ông Phan Văn Kỷ, Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Viện KSND tỉnh xác định công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình là khâu công tác đột phá. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị...

Du lịch Việt Nam chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế

Tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại...

Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình, dòng họ học tập trong cộng đồng, xã hội

Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Các đồng chí: Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên...

Ðiện lực Tuần Giáo đảm bảo an toàn lưới điện mùa mưa lũ

Ðiện lực Tuần Giáo hiện đang quản lý 347,96km đường dây 35kV; 12,66km đường dây 22kV, 380km đường dây 0,4kV với 160 trạm biến áp ngành điện với tổng dung lượng 15.796kVA, 17 trạm biến áp khách hàng với dung lượng 3.550kVA. Là huyện có địa hình nhiều đồi núi,...

Ðiểm tựa lúc rủi ro cho người lao động

Chị Phạm Thị Út, giáo viên Khoa Lâm - Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Nghề Ðiện Biên, trong quá trình đi giảng dạy tại các xã, bản vùng sâu vùng xa bị tai nạn dẫn đến gãy chân. Biến cố xảy ra khiến gia đình chị Út bị xáo trộn,...

Bài đọc nhiều

Để xứng đáng là những “viên gạch hồng” (bài 4)

Ngược thời gian trước ngày 23/5/2021, đây là thời điểm các ứng cử viên thực hiện tiếp xúc cử tri, trình bày chương trình hành động và những cam kết của mình với cử tri nơi ứng cử nếu trúng cử đại biểu. Qua theo dõi, tổng hợp, chương trình...

Nâng cao hiệu quả quản lý, đo lường chất lượng kinh doanh xăng dầu

60 học viên tham dự tập huấn được nắm bắt và hiểu rõ hơn các quy định, yêu cầu bắt buộc của Nhà nước trong quản lý về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu. Trên cơ sở đó các đơn vị thực hiện tốt và chấp hành...

Bảo tồn và phát huy thực hành Then người Tày – Nùng – Thái

Ngày 3 tháng 9 năm 2022, Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng ghi danh " Thực hành Then" của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vào danh sách Văn hóa Phi vật thể đại diện cho nhân loại. Tại Điện Biên, Then là một hình thức sinh hoạt quen thuộc của đồng bào dân tộc Thái trắng, mang trong mình ý nghĩa tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho sức khỏe...

Điện Biên Đông nỗ lực xóa bản chưa có chi bộ

Đến thời điểm đầu năm 2021, Đảng bộ huyện Điện Biên Đông có 26 thôn, bản và 3 trạm y tế chưa có chi bộ độc lập, đảng viên phải sinh hoạt ghép tại các chi bộ khác; nhiều thôn, bản có nguy cơ tái “trắng” đảng viên. Trước tình...

Chung tay làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Theo rà soát của UBND tỉnh, hiện toàn tỉnh có gần 7.450 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo đang ở trong những ngôi nhà tạm, nhà dột nát, hư hỏng có nhu cầu hỗ trợ làm mới và sửa chữa. Trong đó, hộ nghèo, cận nghèo có...

Cùng chuyên mục

Thành phố Điện Biên – điểm đến của văn hóa cội nguồn

Đánh thức tiềm năng, biến lợi thế thành động lực phát triển, với khát vọng lớn, quyết tâm cao và nỗ lực đổi mới sáng tạo, Điện Biên đã và đang trên con đường trở thành trung tâm vùng Tây Bắc. Điện Biên, dấu ấn của những chiến tích với nhiều địa danh đi liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Điện Biên Phủ gắn liền với chiến thắng “ lừng lẫy năm châu, chấn động địa...

QUY HOẠCH TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Điện Biên là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc tổ quốc, với diện tích 9.540km2, dân số năm 2021 hơn 625 nghìn người. Điện Biên có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Là tỉnh duy nhất có đường biên giới giáp với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc tại cột mốc số 0 và cũng là tỉnh có tuyến đường biên giới dài nhất cả nước,...

Bảo tồn hát Then đàn tính

Ngày 3 tháng 9 năm 2022, Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng ghi danh "thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản Phi vật thể đại diện cho nhân loại.     Tại Điện Biên, Then là một hình thức sinh hoạt quen thuộc của đồng bào dân tộc Thái trắng mang trong mình ý nghĩa tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho...

Thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết án dân sự

Ông Phan Văn Kỷ, Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Viện KSND tỉnh xác định công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình là khâu công tác đột phá. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị...

Du lịch Việt Nam chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế

Tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại...

Mới nhất

Thống nhất trình Quốc hội chính sách thí điểm ‘gỡ vướng’ cho nhà ở thương mại

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá chi tiết, toàn diện tình hình thực tiễn việc phát triển nhà ở thương mại, hiệu quả sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở thương mại tại các tỉnh, thành phố. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Ảnh: GIA HÂN Ngày 3-11, Ủy ban Thường...

Vì sao các nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không được đặt quá gần?

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết các nhà ga thuộc tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không được đặt quá gần để đảm bảo hiệu quả đầu tư. ...

Hiện trạng dải công viên ven sông dọc khu đô thị đắc địa nhất TPHCM

(Dân trí) - Công viên chạy dọc 1,1km từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm, quy mô 10ha được đề xuất thực hiện để nối dài tổ hợp công viên ven sông Sài Gòn giúp người dân tiếp cận không gian quanh dòng sông nhiều hơn. Hơn 1,1km từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm - đoạn tiếp...

Đánh giá hiệu quả việc sử dụng quỹ đất để phát triển nhà ở thương mại

(ĐCSVN) - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị: Chính phủ đánh giá chi tiết, toàn diện thực tiễn phát triển nhà ở thương mại, hiệu quả của việc sử dụng quỹ đất dành cho phát triển nhà ở thương mại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương... ...

Bà Harris có thể lật ngược thế cờ ở bang ông Trump thắng 2 lần

(Dân trí) - Trong giai đoạn nước rút của bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên Dân chủ Kamala Harris bất ngờ vượt lên dẫn trước ứng viên Cộng hòa Donald Trump tại bang Iowa. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: Reuters). Một cuộc thăm dò dư luận trong tuần qua do công ty Selzer phối hợp với báo Des Moines...

Mới nhất