Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐổi mới học và thi ra sao?

Đổi mới học và thi ra sao?


CẦN QUAN TÂM CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 dự kiến 4 môn. Trong đó, 2 môn toán và ngữ văn bắt buộc; 2 môn học sinh (HS) lựa chọn trong các môn: ngoại ngữ, lịch sử, địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật.

Đổi mới học và thi ra sao ? - Ảnh 1.

Học sinh lớp 11 năm nay sẽ là lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo phương án mới

Như vậy, về số môn thi và việc HS biết trước môn thi của mình sẽ dự thi là hoàn toàn giống với thi THPT cách đây hơn 40 năm. Tuy nhiên, việc thi 4 môn năm 2025 có nhiều điểm mới (có 36 cách lựa chọn các môn thi, thay vì 4 tổ hợp như trước đây) và yêu cầu cần đạt là phẩm chất, năng lực chứ không là kiến thức, kỹ năng như trước đây. Vì vậy, cần thay đổi đồng bộ về giáo dục hướng nghiệp, quan điểm dạy và học, tuyển sinh ĐH ở một tầm cao mới.

Chương trình GDPT 2018 có mục tiêu phát triển HS theo phẩm chất và năng lực. GDPT chia làm 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS) và định hướng nghề nghiệp (cấp THPT). Ở cấp THPT, HS được phân hóa theo năng khiếu, định hướng nghề nghiệp bằng hình thức tự chọn bằng nhiều tổ hợp. Ngoài 8 môn/hoạt động giáo dục bắt buộc (toán, ngữ văn, ngoại ngữ, lịch sử, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp), HS được chọn thêm 4 môn trong số các môn (địa lý, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật, mỹ thuật, âm nhạc).

Điều này đòi hỏi HS phải biết được khả năng, năng lực, năng khiếu, xu hướng nghề nghiệp phù hợp với mình trong tương lai để chọn các môn học và môn thi tốt nghiệp phù hợp nhất. Vì vậy, công tác giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THCS, THPT rất quan trọng, bao gồm hướng học và hướng nghiệp.

Trong đó, hướng học là giúp người học hình thành xây dựng phương pháp học tập và chọn các môn học ở cấp THCS và THPT phù hợp nhất với từng cá nhân HS. Hướng nghiệp là giúp người học có khả năng đánh giá bản thân để chọn ngành, nghề phù hợp sau này.

Đề xuất thi tốt nghiệp THPT 4 môn: Đổi mới học và thi ra sao? - Ảnh 2.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Từ năm 2025 kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ đổi mới để phù hợp với Chương trình GDPT 2018.

KHÔNG COI TRỌNG MÔN NÀY, NHẸ MÔN KIA

Cần khẳng định vai trò các môn học góp phần vào sự thành công của HS là như nhau, không có môn chính, môn phụ. Một số môn công cụ như toán, văn, ngoại ngữ hay môn lịch sử có vai trò lớn trong giáo dục lòng yêu nước, là những môn học bắt buộc. Tuy nhiên, thành công của nhiều HS khi ra đời có thể ở các môn học khác chứ không chỉ là các môn học bắt buộc.

Nhà trường phải chú trọng dạy và học tất cả các môn, không coi trọng môn này, nhẹ môn kia. Thực tế có gần 40% HS dự thi tốt nghiệp với mục đích xét tốt nghiệp, do đó các môn như công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học… rất cần thiết cho những HS tham gia học nghề hay trực tiếp lao động sau THPT.

THAY ĐỔI CÁCH TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

Việc tuyển sinh ĐH từ năm 2025 phải thay đổi so với hiện nay. Một mặt, tăng cường thi đánh giá năng lực, mặt khác xây dựng các tổ hợp mới có các môn như tin học, công nghệ, giáo dục kinh tế và pháp luật; hoặc tuyển sinh theo học bạ cần đánh giá toàn diện, ít nhất là kết quả của 4 hoặc 5 học kỳ THPT. Các tổ hợp môn có ngoại ngữ hay lịch sử cần tăng chỉ tiêu, ưu tiên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế…

Đổi mới giảng dạy, kiểm tra, đánh giá tất cả các môn học. Đổi mới quan điểm về học. Học không phải để đối phó thầy cô hay học để thi (thi gì học nấy) mà học để phát triển phẩm chất năng lực, học để làm người, học để cạnh tranh việc làm với trí tuệ nhân tạo, đã và đang thay thế nhiều ngành nghề. Môn ngoại ngữ có vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế, để nước ta tham gia hiệu quả hơn chuỗi giá trị toàn cầu, nên chú trọng phát triển cho HS cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, theo chuẩn kỹ năng 6 bậc của VN. Chứng chỉ ngoại ngữ theo chuẩn của VN cần được ưu tiên trong tuyển sinh ĐH như chứng chỉ quốc tế, để việc dạy học ngoại ngữ ở trường phổ thông có thể cạnh tranh với các trung tâm dạy chứng chỉ quốc tế. Đổi mới mạnh mẽ dạy và học môn lịch sử chứ không nên chủ quan, là môn học bắt buộc nên dạy thế nào HS cũng phải học. 

Thi 4 môn theo ban cách đây hơn 40 năm

Phương thức thi tốt nghiệp THPT 4 môn đã áp dụng ở nước ta từ lâu. Sau năm 1975, ở miền Nam thực hiện giáo dục hệ 12 năm, cấp 3 (THPT) phân ban. Theo đó, HS được chọn một trong 4 ban sau: Ban A (văn – sử – địa), Ban B (văn – ngoại ngữ), Ban C (toán – lý), Ban Đ (hóa – sinh). HS các ban đều học tất cả các môn, nhưng nội dung kiến thức và thời lượng học từng môn là khác nhau, tùy theo ban.

Việc thi tốt nghiệp THPT 4 môn theo từng ban. Ban A (thi 4 môn: toán, văn, sử, địa); ban B (toán, văn, ngoại ngữ, sử), ban C (toán, văn, lý, hóa), ban Đ (toán, văn, hóa, sinh). Hai môn toán, văn tất cả các ban đều thi nhưng mức độ đề thi khó dễ khác nhau tùy theo ban.

Việc thi tốt nghiệp 4 môn thi ở miền Nam như trên thực hiện trong giai đoạn 1976 – 1980. Sau thi tốt nghiệp THPT, thi vào ĐH theo 3 khối: A (toán, lý, hóa), B (toán, hóa, sinh), C (văn, sử, địa). Nổi bật thi tốt nghiệp THPT trong giai đoạn này là coi thi và chấm thi rất nghiêm túc, không có dạy thêm, học thêm, nhà trường chỉ thực hiện ôn tập thi cho HS một số buổi. Đến lớp 12, HS đã biết trước và chuẩn bị tập trung nhiều hơn cho các môn thi tốt nghiệp, thi ĐH (nếu đăng ký dự thi). Đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH đều dạng tự luận, các môn toán, lý, hóa, sinh, ngoài phần lý thuyết có thêm phần giải toán.

Hạn chế trong việc thi tốt nghiệp THPT 4 môn giai đoạn 1976 – 1980 là hình thức đề thi tự luận, nặng về kiểm tra kiến thức nên HS thường phải học thuộc lòng, có khi phải học thuộc sách giáo khoa lớp 12, theo phương thức tụng bài. Một số HS ban C (thi tốt nghiệp toán, văn, lý, hóa), nhưng thi đại học khối B (toán, hóa, sinh), ngược lại có bạn ban Đ (toán, văn, hóa, sinh) nhưng lại thi ĐH khối A (toán, lý, hóa), là do chọn ban sai.

Để tránh tình trạng học lệch

Việc Bộ GD-ĐT đề xuất phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gồm 4 môn, hầu hết giáo viên thấy hợp lý, song vẫn mong Bộ tính toán một số điểm.

Thăm dò ý kiến HS khối lớp 11, lứa đầu tiên sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới từ năm sau, chúng tôi thấy hầu hết các em đều nhất trí với phương án ít môn. Hiện tại các em đã và đang học theo tổ hợp môn tự chọn với định hướng nghề nghiệp theo Chương trình GDPT 2018. Nên việc các em mong muốn thi ít môn, trong đó chủ yếu là những môn theo hướng lựa chọn của các em là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, với phương án thi 4 môn, về lâu dài sẽ có những hệ lụy kéo theo. Đó là việc HS sẽ học lệch ngay từ khi đăng ký vào lớp 10. Tình trạng quá chú trọng môn này mà xem nhẹ môn khác là khó tránh khỏi. Vì vậy, Bộ GD-ĐT có nên xét điều kiện tốt nghiệp dựa trên điểm số học bạ như thế nào? Tỷ lệ giữa học bạ và điểm thi ra sao?

Việc không bắt buộc thi môn ngoại ngữ sẽ làm giảm một phần động lực của HS khi học môn này. Vậy Bộ cần có cách khuyến khích HS.

Hiện nay các địa phương, các trường sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau. Thậm chí có trường học tài liệu riêng của mình biên soạn. Điều này đòi hỏi sự chính xác và công tâm của Bộ GD-ĐT trong khâu ra đề. Đề thi sẽ bám sát yêu cầu cần đạt như thế nào? Ai sẽ là người tham gia khâu làm đề?…

Ngọc Tuấn



Source link

Cùng chủ đề

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

TP HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ năm học 2025-2026

(NLĐO)- Theo dự thảo tờ trình của Sở GD-ĐT TP HCM, TP sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, THPT công lập, ngoài công lập, GDTX từ năm học 2025-2026 ...

Giải quyết hợp tình, hợp lý cho học sinh

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết hợp tình, hợp lý cho học sinh không cư trú tại thành phố trong kỳ nghỉ Tết ...

Giáo dục tài chính cho học sinh không đơn thuần là kiếm tiền

Lãnh đạo Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, giáo dục tài chính không đơn thuần là kiếm tiền hay tiết kiệm. Ở nước ta, nhiều người dân vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản, do...

Loay hoay chờ ‘chốt’ phương án thi vào lớp 10 năm 2025

Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT để lấy ý kiến góp ý đến hết ngày 18/12/2024. Theo dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT của GD&ĐT, học sinh thi vào lớp 10 sẽ thực hiện 3 môn thi gồm Toán, Ngữ văn và một môn thứ 3 hoặc bài thi tổ hợp do Sở GD&ĐT, cơ cở giáo dục đại học có trường THPT lựa chọn và được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà thờ lung linh trước đêm Noel

Không khí Giáng sinh đang tràn ngập khắp các con phố của Hà Nội trong những ngày cuối năm. Nhiều nhà thờ trên khắp thành phố đã khoác lên mình vẻ lộng lẫy với ánh đèn lung linh, cây thông Noel rực rỡ và những tiểu cảnh tái hiện câu chuyện Chúa giáng thế. Check in 3 nhà thờ cổ kính, nổi tiếng ở Hà Nội dịp Giáng sinh Nhà thờ Lớn nằm trên phố Nhà Chung (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn là điểm...

Bệnh nhân cần mổ phải ‘đi đường vòng’ do bệnh viện hết vật tư y tế

Trước thực tế bệnh viện đầu ngành hết vật tư y tế khiến bệnh nhân có chỉ định mổ phải tạm hoãn, hoặc phải chuyển viện, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết 'sẽ yêu cầu giám đốc các bệnh viện báo cáo...

Phong cách Old Money đáng mơ ước trong các bộ trang phục đường phố

Xu hướng Old Money dành cho mùa xuân 2025 vẫn khiến các tín đồ thời trang mơ ước. Ý...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Công an xác minh vụ nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn khác trường

Công an đang phối hợp xác minh vụ học sinh một trường tại xã Phú Quới, H.Long Hồ đánh hội đồng bạn học một trường THCS khác cũng thuộc H.Long Hồ, Vĩnh Long. ...

Sở GDĐT Hà Nội sẽ thanh tra trách nhiệm hiệu trưởng các trường nào trong năm 2025?

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Lê Hồng Sơn mới đây vừa ký quyết định về việc ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. ...

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Cùng chuyên mục

2,3 triệu học sinh ở Hà Nội được nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày

Học sinh từ mầm non tới THPT tại Hà Nội sẽ được nghỉ học 9 ngày liên tục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 25-1 đến 2-2-2025 (từ 26 tháng chạp đến mùng 5 Tết). Ngày 24-12, Sở Giáo dục...

“Hành trình yêu thương” vì một tương lai tươi sá

Ai lên cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, ngang con dốc Thẩm Mã sẽ thấy ngã 3 đường với một nẻo ngược lên Phố Cáo, hướng kia xuôi về Vần Chải, đường rẽ nhỏ còn lại...

Giám đốc Sở Giáo dục chỉ đạo ‘nóng’ về chấn chỉnh dạy thêm

Trước những thông tin của phụ huynh học sinh tỉnh Phú Thọ phản ánh về hiện tượng dạy thêm, học thêm trái quy định, Sở GD-ĐT Phú Thọ đã có chỉ đạo liên quan. Mới đây, ông Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ ký ban hành văn bản số 1931 về việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm, công tác thu chi trong các cơ sở giáo dục. Theo đó, Sở GD-ĐT Phú Thọ yêu...

Cần có giải pháp kiểm soát chất lượng đào tạo bán dẫn, tránh “trăm hoa đua nở”

Trong bối cảnh các trường đại học nở rộ mở nhóm ngành bán dẫn hiện nay ở nước ta, rất cần có giải pháp kiểm soát chất lượng đào tạo, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”...

Mới nhất

Bác bỏ thông tin Vịnh Hạ Long bị đưa ra khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới

Trong những ngày vừa qua, một số trang báo trong nước có chia sẻ, dẫn lời bài đăng của hãng Reuters đưa tin “UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra đối với việc bảo tồn vịnh Hạ Long tại Việt Nam, vì lo ngại về các dự án...

Người dân TPHCM hào hứng với ‘mưa tuyết’ ở nhà thờ trước thềm Giáng sinh

Hàng loạt nhà thờ tại TPHCM đã được trang hoàng rực rỡ sắc màu, thậm chí có nơi sử dụng máy phun tuyết nhân tạo thu hút người dân đến vui chơi, đón Giáng sinh sớm. Hàng loạt nhà thờ tại TPHCM đã được trang hoàng rực rỡ sắc màu, thậm chí có nơi sử dụng máy...

Diện mạo mới đường Giải Phóng sau dự án ‘tân trang’ tiền tỷ

TPO - Với mục tiêu cải tạo hạ tầng và lắp đặt lại hệ thống biển báo tổ chức giao thông cho đồng bộ và đúng tiêu chuẩn, sau gần một tháng thi công dự án duy tu với tổng kinh phí cả chục tỷ đồng, đến nay đường Giải Phóng đã có diện mạo mới. ...

Đắk Nông sắp nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ 2

Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2 sẽ được tỉnh Đắk Nông tổ chức vào lúc 19h00, ngày 26/12/2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh. Theo kế hoạch, từ ngày 24-26/12, Đắk Nông sẽ tổ chức chuỗi sự kiện đặc sắc nhân dịp đón nhận danh hiệu Công viên...

Mới nhất