Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐổi mới giáo dục không chủ động về người và tiền, khó...

Đổi mới giáo dục không chủ động về người và tiền, khó có thể làm tốt

Trong phiên thảo luận kinh tế xã hội sáng nay (1/6) Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, đổi mới giáo dục, mà hai yếu tố quan trọng nhất là người và tiền, đều không chủ động được khó có thể làm tốt.

Đổi mới giáo dục không chủ động về người và tiền, khó có thể làm tốt
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy phát biểu tại Quốc hội cho rằng, đổi mới giáo dục không chủ động về người và tiền, khó có thể làm tốt.

Tranh luận tự chủ đại học ‘bó buộc’ hay ‘rất thoáng’

Theo ĐB Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh), bên cạnh các thành tựu nhất định trong thực hiện tự chủ đại học là những thách thức trong huy động các nguồn lực tài chính.

Đại biểu cho biết thực tế khảo sát cho thấy cũng chính từ cơ chế tự chủ đã làm cho cạnh tranh giữa các trường ngày càng gay gắt hơn. Các trường đại học sẽ chạy theo những ngành đào tạo dễ tuyển sinh, làm mất cân đối trong chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.

“Chất lượng đầu vào, đầu ra của sinh viên và học viên, đặc biệt trong đào tạo thạc sĩ, chất lượng đào tạo giảng dạy ở nhiều trường đại học không còn là mối quan tâm hàng đầu nữa mà thay vào đó là nguồn thu, số lượng sinh viên, học viên có thể tuyển sinh được”, bà Thơ đưa nhận định.

Vị đại biểu này cho rằng do chưa có sự thống nhất giữa Luật Giáo dục Đại học với một số luật chuyên ngành khác trong điều chỉnh giáo dục đại học nên các công cụ, chính sách để thực hiện tự chủ vẫn còn nhiều hạn chế, khiến nhiều trường gặp khó.

“Về quản lý nhân sự, đại học công không được tự quyết định việc sử dụng, tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm… mà phải thực hiện theo đúng quy định của Luật viên chức và cơ quan chủ quản. Điều này sẽ làm cho việc tuyển dụng lao động, bố trí nhân sự phù hợp, có chất lượng gặp khó khăn…

Về tài chính có nhiều rào cản do sự thiếu đồng bộ trong Luật Giáo dục Đại học với Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý sử dụng tài sản công… Các đơn vị sự nghiệp công phải cắt giảm ngân sách theo lộ trình mỗi thời kỳ 5 năm, làm cho việc chi tiêu tại các cơ sở giáo dục ngày càng bị thắt chặt”.

Vì vậy, đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ đề nghị cần phải nhanh chóng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học. Mạng lưới này phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, định hướng phát triển của vùng kinh tế và các địa phương.

“Quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học cần phải dựa trên việc phân tầng các trường, không có quy định chung đối với tất cả các trường trong cả nước.

Đồng thời, quán triệt nguyên tắc song song với quyền tự chủ và thực hiện quyền tự chủ là tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học, quyền tự chủ đến đâu trách nhiệm tương xứng tới đó…

Về chi ngân sách nhà nước, các khoản chi thường xuyên cho ngành giáo dục nên được coi như chi đầu tư phát triển. Từ đó, nhà nước có chiến lược đầu tư phân bổ một cách hợp lý hơn và phát triển ngành giáo dục đào tạo, đặc biệt giáo dục đại học, một cách đúng mục tiêu và định hướng đề ra”, bà Thơ đưa đề xuất.

Tranh luận về nhận định trường đại học đang bị bó buộc bởi các quy định nên không tự chủ được của ĐB Quỳnh Thơ, ĐB Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) cho rằng bên đó vẫn có những quy định “đường mòn, lối mở” cho các trường vận dụng.

“Nhiều khi đó là những chính sách rất thoáng”, ông Nghĩa khẳng định.

Minh chứng cho nhận xét của mình, ông Nghĩa cho biết theo Nghị định 81, các trường sẽ được tự quyết học phí nếu kiểm định chương trình đào tạo. Việc này tạo nên làn sóng đua nhau thực hiện kiểm định để tăng học phí. Trên thực tế, hiện nay học phí đại học đang tăng rất cao. Có những trường không mở ngành học bình thường nhưng lại mở ngành chất lượng cao để thu học phí.

“Nếu là dự án BOT, đường cũ vẫn để dân đi, người nào có tiền thì đi đường mới với sự đầu tư mới. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường có những ngành học tăng học phí từ 20, 30 lên 60 triệu đồng bởi chỉ có “đường BOT”. Có ngành chất lượng cao nhưng điểm đầu vào thấp hơn ngành bình thường, chỉ tăng thêm một số môn học, sau khi kiểm định xong thì tăng học phí”, ông Nghĩa so sánh.

“Sai phạm không phải không có cách giải quyết”

Cũng trong phiên thảo luận sáng nay, ĐB Kim Thúy ghi nhận nỗ lực rất lớn của Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và chỉ đạo biên soạn, xuất bản, phát hành sách giáo khoa (SGK) mới theo đúng tiến độ. Bà Thúy cũng chia sẻ với những vướng mắc về nhân sự và tài chính mà Bộ và ngành giáo dục nói chung khó một mình giải quyết.

“Làm một việc được cả nước đặt kì vọng rất lớn là đổi mới giáo dục, mà hai yếu tố quan trọng nhất là người và tiền, đều không chủ động được khó có thể làm tốt”, vị đại biểu này nhận định.

Tuy nhiên, theo bà Thúy, nếu Bộ GD&ĐT kiểm tra, thanh tra sâu sát, kịp thời trao đổi với lãnh đạo địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có biện pháp tháo gỡ, xử lý thì những khó khăn, vướng mắc, sai phạm không phải không có cách giải quyết.

Trong bài phát biểu của mình, bà Thúy chỉ nêu khó khăn, vướng mắc và có 3 điểm cụ thể mà bà đưa ra.

Thứ nhất, “Những sai phạm ở NXB Giáo dục Việt Nam (doanh nghiệp trực thuộc Bộ), phải xử lý hình sự có phần trách nhiệm của cơ quan chủ quản bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo không đúng và thiếu kiểm tra, thanh tra sâu sát”.

Thứ hai, về sai sót trong một số cuốn SGK và khả năng thiếu SGK trong năm học sắp tới, bà Thúy cho biết tuy chia sẻ với khó khăn của Bộ và ngành giáo dục “nhưng tôi cho rằng thái độ của Bộ và các NXB trong việc tiếp thu ý kiến phê bình mới là điều khiến cử tri lo lắng, dư luận không đồng tình. Hiện nay, hầu hết các ý kiến phê bình, góp ý không được các NXB và Bộ trả lời. Một số trường hợp được trả lời thì không đúng thực tế”.

Bà Thúy đưa ví dụ: “Trong văn bản trả lời chất vấn của tôi, Bộ trưởng khẳng định: “NXB Giáo dục Việt Nam đã thu hồi để sửa chữa 110.000 cuốn, đồng thời hủy và in lại 38.000 cuốn sách Khoa học tự nhiên lớp 6 của Bộ kết nối tri thức với cuộc sống.

Nhưng theo phản ánh của giáo viên nhiều trường, sách chưa được thay bằng sách mới. Muốn biết thông tin nào đúng, thông tin nào sai, chỉ cần kiểm tra hồ sơ thẩm định sách là rõ: Nếu sách được sửa chữa thì việc sửa chữa diễn ra vào thời gian nào, quyết định thành lập Hội đồng thẩm định và biên bản của Hội đồng thẩm định, quyết định phê duyệt của Bộ trưởng có hay không…?

Nếu chúng ta không kiên quyết phát hiện, xử lý những hiện tượng chạy chọt, đi đêm trong việc này, giống như các vụ án hình sự về đấu thầu trang thiết bị trong chính ngành giáo dục”.

Thứ ba, bà Thúy cho rằng đây là điều đáng lo ngại nhất, là việc lựa chọn sách thiếu minh bạch, khách quan. Việc này “chẳng những không khuyến khích được sự thi đua giữa các tổ chức, cá nhân biên soạn, xuất bản, phát hành SGK nhằm không ngừng nâng cao chất lượng SGK, có lợi cho người dạy và học mà còn có khả năng khuyến khích cạnh tranh không lành mạnh, dần dần làm sai lệch chủ trương xã hội hoá, thậm chí xoá bỏ việc xã hội hoá trong lĩnh vực này, trở lại tình trạng độc quyền như cũ”.

Với những lí do đã nêu, bà Thúy kiến nghị “Chính phủ chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Đồng thời yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương rà soát sửa đổi ngay quy định bất hợp lý của Thông tư 25”.

Và kiến nghị thứ hai là “Quốc hội và Chính phủ xem xét việc sửa đổi Luật Giáo dục để tiếp tục thực hiện chủ trương “đa dạng hoá tài liệu học tập” đã được nêu trong Nghị quyết 29 của Trung ương và “xã hội hoá việc biên soạn SGK” đã được quy định trong Nghị quyết 88 của Quốc hội”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các ý kiến góp ý từ thực tiễn của các chuyên gia, nhất là giáo viên, sẽ đóng góp cho báo cáo của Bộ GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ đề xuất sửa luật và...

Chuyên gia quốc tế giúp 3 đại học lớn của Việt Nam đổi mới giáo dục

Các chuyên gia đầu ngành từ dự án Hợp tác đổi mới giáo dục đại học đã hỗ trợ 3 đại học lớn của Việt Nam từng bước trở thành cơ sở giáo dục đại học mang tầm quốc tế. Ngày 12-12, dự án...

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp xúc cử tri tại Phú Quốc

(NLĐO) - Nhiều cử tri đã kiến nghị những vấn đề “nóng” đối với lãnh đạo TP Phú Quốc, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và các ngành chức năng ...

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội sửa 2 luật về tổ chức tại kỳ họp bất thường

Thông tin trên được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đề cập tại phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ 8, chuẩn bị bước đầu cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV, sáng 11/12.Ông Trần Văn Sơn cho biết, ngay sau khi bế mạc Kỳ họp thứ 8, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành khẩn trương tham...

“Tinh gọn bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội”

Những nhiệm kì gần đây, bộ máy, biên chế của Quốc hội tăng chủ yếu ở đội ngũ cán bộ công chức viên chức tham mưu, giúp việc ở Văn phòng Quốc hội và Ban thư ký giúp việc Tổng thư ký Quốc hội. Do đó, cần tập trung tinh gọn đội ngũ này. Tuần Việt Nam giới thiệu tiếp phần 2 cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phúc, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Gần 200 quân nhân các nước ASEAN diễu hành qua đường phố Hà Nội

Gần 200 quân nhân thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc, Quân đội nhân dân Lào, Quân đội Malaysia, Lục quân Myanmar đã có màn diễu hành qua các đường phố Hà Nội ngay trong tối ngày 19/12.

Nga “thách” phương Tây “thượng đài”, tuyên bố đã sẵn sàng với vũ khí bất khả chiến bại

Ngày 19/12, trong cuộc họp báo cuối năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thách thức phương Tây "đấu công nghệ cao" để chứng minh sức mạnh tên lửa của mình.

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Trong hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi tại New Delhi hôm 16/12, Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng "theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ".

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Nhân viên trường học: ‘Vào nghề gần 20 năm nhưng lương còn thua người giúp việc’

Nhiều nhân viên trường học chạnh lòng khi phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhưng chế độ, thu nhập còn chưa thỏa đáng, có những người vào nghề 15-20 năm nhưng nhận mức lương chỉ hơn 6 triệu đồng. Cô giáo Huyền Thanh (nhân viên trường tiểu học ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) chia sẻ, hiện nay cô làm văn thư trường tiểu học kiêm lưu trữ, thiết bị đồ dùng, có lúc kiêm cả nhân viên y tế nhưng không...

Công bố danh sách sinh viên nhận học bổng ‘Nâng bước thủ khoa 2024’

TPO - Ngày 19/12, Ban Tổ chức học bổng “Nâng bước thủ khoa” đã quyết định trao học bổng cho 90 sinh viên là tân thủ khoa trường, thủ khoa ngành, thứ hạng điểm cao đến từ các trường đại học trên toàn quốc.  TPO - Ngày 19/12, Ban Tổ chức học bổng “Nâng bước thủ khoa” đã quyết định trao học bổng cho 90 sinh viên là tân thủ khoa trường, thủ khoa ngành, thứ hạng...

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030. ...

Tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện giáo dục quyền con người tại cơ sở giáo dục mầm non

NDO - Giáo dục quyền con người là chìa khoá để góp phần nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền, bảo đảm mỗi cá nhân biết tự bảo vệ quyền của mình và biết tôn trọng phẩm giá, quyền và tự do của người khác; trong đó có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào...

Mới nhất

Bộ trưởng đi công tác được nghỉ phòng 3 triệu đồng/ngày

Lãnh đạo cấp bộ trưởng và các chức danh tương đương có thể được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ lên 3 triệu đồng/ngày/phòng, thay vì như hiện tại là 2,5 triệu đồng. Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ...

Indonesia ‘chiến thắng’ Apple nhưng còn là nơi hấp dẫn với đại bàng công nghệ?

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto “bật đèn xanh” tháo dỡ lệnh cấm bán iPhone 16 tại nước này, sau khi Apple đề xuất đầu tư bổ sung 1 tỷ USD. Tháng trước, Indonesia đã cấm bán iPhone 16 với lý do Apple không tuân thủ các yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa đối với điện thoại thông minh...

Việt Nam lên tiếng việc công dân bị sát hại ở Singapore

(Dân trí) - Một công dân Việt Nam đã bị tấn công và tử vong tại Singapore, cơ quan chức năng nước sở tại đã bắt giữ hung thủ và tiến hành xét xử theo quy định, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Chiều 19/12, tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu...

Bài học từ “cuộc cách mạng” sắp xếp bộ máy chưa từng có tiền lệ

(Dân trí) - Dù không phải lần đầu tiên sắp xếp bộ máy, song với quy mô và quyết tâm "cách mạng" lần này, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị tin vào sự đồng thuận và hiệu quả của chủ trương tinh gọn. Cùng với việc chỉ ra những bất cập trong bộ máy cồng kềnh, nhiều...

Mới nhất