Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐổi mới đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội

Đổi mới đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội


Vì vậy, số lượng chương trình đào tạo được kiểm định và công bố khoa học quốc tế tăng mạnh, một số cơ sở giáo dục đại học và nhóm ngành đào tạo được xếp hạng cao trong khu vực và thế giới.

Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục đại học đã chủ động tận dụng được lợi thế trong việc huy động nguồn lực từ xã hội, đa dạng hóa nguồn thu phục vụ cho phát triển nhà trường thông qua các dịch vụ đào tạo, chương trình đào tạo chất lượng cao và có tính hội nhập.

Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Nguyễn Thu Thủy cho biết, kết thúc năm học 2023-2024, quy mô đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học có xu hướng tăng đều trở lại ở tất cả các khối ngành so với năm học trước. Riêng quy mô đào tạo đại học chính quy có xu hướng tăng nhẹ với tổng số hơn 1,94 triệu sinh viên. Trong đó lĩnh vực toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm và thủy sản, thú y tăng mạnh cho thấy các cơ sở đào tạo đã quan tâm đến xu hướng phát triển bền vững, nhất là với các ngành kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Ðáng chú ý, trong đào tạo, việc tự chủ trong chuyên môn, học thuật tiếp tục được đẩy mạnh, số lượng ngành đào tạo được mở mới tiếp tục tăng trong năm vừa qua, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của đất nước và của từng địa phương.

Công tác bảo đảm chất lượng cũng được chú trọng, số lượng giảng viên tăng lên không ngừng, năm 2022 có hơn 86.000 giảng viên, trong đó có hơn 27.000 giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thì năm 2024, cả nước có hơn 91.000 giảng viên, trong đó có hơn 30.000 giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ.

Năm học 2023-2024 đã có thêm 592 chương trình đào tạo và 12 cơ sở đào tạo được kiểm định bằng bộ tiêu chuẩn trong nước và nước ngoài. Với kết quả kiểm định năm 2023-2024 đạt được đưa toàn hệ thống giáo dục đại học có 204/239 cơ sở giáo dục đại học đã được kiểm định chất lượng.

Cùng với nâng cao chất lượng đào tạo, các hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế có xu hướng tăng bền vững. Thống kê của Bộ Giáo dục và Ðào tạo cho thấy, năm 2022, trong số 18.441 bài báo Scopus của cả nước thì riêng 67 cơ sở giáo dục đại học công bố nhiều nhất đã có 15.186 bài (chiếm 82,35%); bảy tháng đầu năm 2024, trong số 12.567 bài báo Scopus của cả nước thì 67 cơ sở giáo dục đại học công bố nhiều nhất có 10.613 bài báo (chiếm 84,45%).

Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ được Bộ Giáo dục và Ðào tạo duy trì thường xuyên. Tất cả các đề tài được phê duyệt có sản phẩm công bố quốc tế ISI, Scopus, ACI và công bố trong nước trên các tạp chí khoa học trong danh mục tính điểm công trình của Hội đồng Giáo sư nhà nước…

Nhiều cơ sở đào tạo thực hiện tốt việc đào tạo, nghiên cứu khoa học hiệu quả. Ðiển hình như tại Ðại học Ðà Nẵng, để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, từ năm 2015 đã thành lập “Quỹ phát triển khoa học công nghệ” triển khai kinh phí cho các đề tài cấp Ðại học Ðà Nẵng; hỗ trợ giảng viên trẻ và thưởng cho giảng viên là tác giả các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín quốc tế.

Theo PGS, TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc Ðại học Ðà Nẵng, những năm gần đây, mỗi năm Ðại học Ðà Nẵng có từ 60 đến 70 giảng viên tốt nghiệp tiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ với tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm gần 47% số giảng viên của đơn vị.

Mặc dù chất lượng đào tạo đã được nâng lên đáng kể nhưng thực tế cho thấy nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, quy mô đào tạo trình độ đại học tăng nhưng tập trung ở các ngành, lĩnh vực có khả năng xã hội hóa cao như khối ngành kinh tế, tài chính hoặc khối ngành có nhu cầu nguồn nhân lực lớn; trong khi các nhóm ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật, nông nghiệp… chưa có sức hút đối với người học.

Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động đào tạo đại học, chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho đào tạo sau đại học gắn với nghiên cứu khoa học. Công tác đào tạo chưa gắn kết chặt chẽ, thường xuyên với yêu cầu sử dụng lao động và nhu cầu xã hội.

Vì vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học cần đổi mới mạnh mẽ chương trình và phương thức đào tạo gắn với tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo gắn với tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo; huy động mọi nguồn lực để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong toàn hệ thống; chuẩn bị tốt các tiền đề cho giai đoạn phát triển mới của giáo dục đại học.

Giám đốc Ðại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Quyết Thắng cho rằng, quy mô tuyển sinh, đào tạo đại học của hầu hết các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đang gia tăng khá nhanh trong thời gian gần đây. Ðiều này phản ánh nhu cầu học tập ở bậc đại học ngày càng tăng của thế hệ trẻ, gắn với yêu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Vì vậy, các cơ sở đào tạo cần có giải pháp đầu tư, cải tiến, đổi mới phải mạnh mẽ để bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng nhân lực; trong đó, đẩy mạnh đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng bài giảng, giáo trình; đổi mới phương thức giảng dạy, đầu tư hạ tầng chuyển đổi số và các phòng thí nghiệm đào tạo, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo…

Theo Thứ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Hoàng Minh Sơn, để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, các trường đại học cần tạo điều kiện tối đa cho giảng viên bằng những giải pháp hỗ trợ. Ðặc biệt, trong hợp tác quốc tế, cần có hợp tác chiến lược với một số cơ sở giáo dục nước ngoài, thuận tiện hơn trong việc cử giảng viên đi học, nhất là những giảng viên trẻ. Việc phát triển giảng viên, không chỉ là vấn đề thu hút, cạnh tranh trong nước, mà còn phải phát triển, thu hút người Việt Nam có trình độ cao ở nước ngoài về làm việc, nhất là trong những lĩnh vực mà đất nước cần, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm như trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao, công nghệ bán dẫn…





Nguồn: https://nhandan.vn/doi-moi-dao-tao-nhan-luc-dap-ung-nhu-cau-xa-hoi-post825703.html

Cùng chủ đề

Chương trình Thuyên chuyển Đào tạo VIMC mùa 1: Nâng tầm nhân lực, Kiến tạo tương lai

Trong bối cảnh ngành hàng hải Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đối mặt với nhiều thách thức từ thị trường quốc tế, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của các doanh nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã khởi động Chương trình thuyên chuyển đào tạo cán bộ, nhằm...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Quốc gia có hơn 108 triệu người nói tiếng Anh nhưng trình độ vẫn thấp

PAKISTAN - Theo báo cáo gần đây, bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực giáo dục khiến phần lớn học sinh Pakistan từ các trường 'trung bình' vẫn thiếu kỹ năng cần thiết để theo học bậc cao và phát triển sự nghiệp dù học tiếng Anh hơn 14 năm. Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng tại Pakistan với hơn 108.036.049 người sử dụng, đưa quốc gia này trở thành cộng đồng nói tiếng Anh lớn thứ...

Lương giáo viên, giảng viên trường nghề cao nhất là bao nhiêu?

Lương giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công mức cao nhất là 18,72 triệu đồng/tháng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư số 10/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2023 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. Quy định áp dụng cho...

RMIT Việt Nam thúc đẩy đổi mới AI trong giáo dục đại học

Hội thảo về tầm nhìn giáo dục đại học do Đại học RMIT Việt Nam tổ chức lần đầu đã nêu bật tác động mang tính chuyển đổi của AI và những đổi mới trong giáo dục. Tiềm năng cải cách các hoạt động giáo dục của trí tuệ nhân tạo (AI) là trọng tâm được các diễn giả và khách tham dự trao đổi sôi động.  Các diễn giả uy tín, trong đó có GS. Lê Anh Vinh - Viện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thông cáo báo chí số 12 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ hai, ngày 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về 4 nội dung sau: Một là, Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch...

Lào Cai tiếp tục nỗ lực toàn diện để vượt qua khó khăn

Ngày 4/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024. Tham dự cuộc họp có đầy đủ các ban ngành, địa phương dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường. Tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn, thách thức (đặc biệt là bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi), tuy...

FPT hợp tác với đối tác Saudi Arabia nhằm thúc đẩy chuyển đổi số

NDO - FPT vừa ký biên bản ghi nhớ hợp tác với THIQAH, nhà cung cấp giải pháp kinh doanh thông minh hàng đầu tại Saudi Arabia nhằm mở ra cơ hội cung cấp các giải pháp chuyển đổi số đột phá trong nhiều lĩnh vực, góp phần thực hiện các mục tiêu tham vọng theo Tầm nhìn 2030 của quốc gia Hồi giáo này. Lễ ký kết có sự tham dự của Thủ tướng Chính...

AWS ra mắt Liên minh Đổi mới đối tác trí tuệ nhân tạo tạo sinh

NDO - Ngày 4/11, Amazon Web Services (AWS), công ty thuộc tập đoàn Amazon công bố Liên minh Đổi mới đối tác trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI Partner Innovation Alliance) với mục tiêu mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng của Trung tâm Đổi mới AI tạo sinh (GenAIIC), một chương trình hỗ trợ khách hàng trong việc phát triển và triển khai thành công các giải pháp AI tạo sinh. Ra mắt lần...

VN-Index rời mốc 1.250 điểm, khối ngoại bán ròng hơn 700 tỷ đồng

NDO - Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 4/11, thị trường giao dịch giằng co với lực bán chiếm ưu thế, cổ phiếu nhiều nhóm ngành chìm trong sắc đỏ, các cổ phiếu lớn như VCB, VPB, GVR, FPT... giảm mạnh, tác động tiêu cực khiến VN-Index giảm 10,18 điểm khi chốt phiên, xuống mức 1.244,71 điểm. Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục tăng đáng kể so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

‘Lễ về hưu’ của thầy hiệu trưởng 38 năm bám bản gây sốt mạng

“Học sinh toàn trường tổ chức lễ về hưu khiến tôi rất bất ngờ. Khoảng khắc toàn thể giáo viên và học sinh hô vang tên, tôi lắng đọng và cố gắng nén lại nước mắt. Giờ tan trường, tôi đứng trước cổng chào các em, khi đó tôi đã khóc”, thầy hiệu trưởng Hoàng Minh Ngọc (huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ.Sau 38 năm, 2 tháng cống hiến cho sự nghiệp trồng người ở mảnh...

Cùng chuyên mục

Trở thành đại sứ văn hóa đọc nhờ có tư duy phản biện, chất vấn

Hai lần tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc toàn quốc đều đạt giải, chưa kể có nhiều thành tích học tập và hoạt động tại trường, Văn Duy Phúc, sinh viên ngành quan hệ công chúng, Trường ĐH Văn Lang...

Chìa khóa cho nguồn nhân lực phát triển đô thị thông minh

Các chuyên gia nhấn mạnh ưu tiên đào tạo bậc thạc sĩ để hình thành nguồn nhân lực có chuyên môn, góp phần phát triển và quản lý đô thị bền vững. ...

Tháo gỡ “điểm nghẽn” cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội để tháo gỡ điểm nghẽn cho trung tâm giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp; đồng thời đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định 127 về trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Chiều ngày 4/11, phát biểu giải trình, làm rõ một...

50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

Ngày 4-11, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố danh sách 50 giáo viên, cán bộ quản lý nhận Giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 27 năm 2024. Danh sách nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay có 37 giáo...

Công bố hơn 600 ứng viên chức danh GS, PGS

TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 vừa xét tại Phiên họp lần thứ II của Hội đồng nhiệm kỳ 2024-2029, ngày 2-3/11. TPO - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được công nhận chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024 vừa xét tại Phiên họp...

Mới nhất

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá với nhôm đùn ép Việt Nam

Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) kết luận, ngành công nghiệp của Mỹ không bị thiệt hại đáng kể do nhôm đùn ép nhập khẩu từ một số quốc gia trong đó có Việt Nam. Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (ITC) kết luận, ngành công nghiệp của Mỹ không bị thiệt hại đáng kể do nhôm...

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trường

Chiều ngày 4/11/2024, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng...

Hội nghị trực tuyến về Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển …

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo các đơn vị gồm: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ Pháp chế, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Điều tiết điện lực, Viện Năng lượng, Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO) và Tập đoàn...

Tác dụng với an thần tốt nhưng cần lưu ý khi dùng

Khi bị căng thẳng, kích động hoặc lo âu thái quá, mất ngủ, nhiều người thường tìm đến những loại thuốc hướng thần như Diazepam 5mg. Tuy vậy, để hạn chế tối đa tác...

Châu Âu sắp sang thanh tra IUU, Thủ tướng yêu cầu xử lý tàu cá ‘3 không’

Thủ tướng yêu cầu mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác hải sản (tàu cá '3 không') để đón đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC). ...

Mới nhất