Trang chủNewsNhân quyềnĐổi mới công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách...

Đổi mới công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong tình hình mới


Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đưa ra yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong tình hình mới. Trong đó trọng tâm là thực hiện hiệu quả Chiến lược dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Tham dự Hội nghị, có các đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội; Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng lãnh đạo các bộ, ngành ở Trung ương và lãnh đạo 52 tỉnh, thành phố trên cả nước tham dự hội nghị trực tuyến.

Hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức

Trong năm qua, Ủy ban Dân tộc thực hiện các nhiệm vụ công tác dân tộc trong bối cảnh có nhiều thách thức và khó khăn hơn so dự báo: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thiên tai, gây thiệt hại lớn tại các tỉnh miền núi phía bắc và các tỉnh miền trung, Tây Nguyên; tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán vẫn tiếp diễn ở đồng bằng sông Cửu Long…

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Ủy ban Dân tộc đã nỗ lực với quyết tâm cao nhất thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp công tác dân tộc năm 2021, bảo đảm an sinh xã hội, tạo chuyển biến tích cực đúng hướng trong phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong số, 7 chương trình, đề án, chính sách dân tộc được giao, hết năm 2021, UBDT đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 4 đề án; 2 đề án đã trình chờ phê duyệt; 1 đề án đang chờ ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụBộ Tư pháp để có căn cứ trình Chính phủ.

Năm 2021 cũng là năm thứ hai dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ủy ban Dân tộc đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch bằng các thứ tiếng dân tộc; kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai các gói cứu trợ của Nhà nước đến những người bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ kịp thời đối với lao động là người dân tộc từ vùng dịch trở về địa phương; hỗ trợ trực tiếp cho gia đình hộ nghèo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số bị mắc Covid-19 có đời sống khó khăn…

Với 52 tỉnh, thành phố vùng dân tộc thiểu số và miền núi, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc cũng luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Trong đó, năm 2021, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Ban Dân tộc và cơ quan dân tộc các tỉnh, thành phố đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển bị các điều kiện liên quan để thực hiện chương trình. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình, các địa phương đã tiến hành rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn và cam kết giải ngân vốn đầu tư công theo quy định.

Đổi mới công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong tình hình mới -0
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Dân tộc chủ trì hội nghị. 

Cùng với việc thực hiện các Chương trình, chính sách dân tộc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số địa phương còn ban hành các chính sách đặc thù riêng của địa phương dành cho đồng bào dân tộc thiểu số như: Hỗ trợ khám, chữa bệnh; hỗ trợ học phí và trợ cấp xã hội; đãi ngộ với các y, bác sĩ làm việc tại các trạm y tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; bảo tồn tiếng nói, chữ viết; hỗ trợ lãi suất; bảo hiểm y tế… Nhờ đó, tình hình kinh tế, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục ổn định, đời sống người dân cơ bản được đảm bảo, an ninh-trật tự được giữ vững.

Tập trung triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia

Trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2021, để chương trình công tác năm 2022 và những năm tiếp theo đạt được các mục tiêu đề ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, năm 2022, Uỷ ban Dân tộc sẽ tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác dân tộc.

Tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Tập trung xây dựng các đề án, chính sách dân tộc trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2022. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chương trình, chính sách dân tộc để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của chính sách giai đoạn 2021-2025.

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, tham luận với hội nghị, nhiều địa phương đã chủ động nêu ra những đề xuất, kiến nghị. Trong đó, với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đề nghị Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành sớm hoàn thiện và ban hành cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Cùng với đó, Chính phủ sớm giao kế hoạch vốn năm 2021 và vốn trung hạn để các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện. Đồng thời, cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình kế hoạch 2021 sang niên độ tài chính 2022.

Nhấn mạnh vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh khẳng định: Trong mỗi giai đoạn lịch sử, chính sách dân tộc của Việt Nam luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước. Với hệ thống các chính sách ngày càng phủ kín các lĩnh vực, địa bàn, có tính toàn diện, bám sát thực tiễn… đời sống tinh thần, vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện.

Thời gian tới, để công tác dân tộc và chính sách dân tộc tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước… Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đề nghị, cần lưu ý tới một số nhiệm vụ trọng tâm như: Triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đề án tổng thể và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Đồng thời, hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật về công tác dân tộc; cải cách về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Dân tộc và tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước thực hiện công tác dân tộc các cấp. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về công tác dân tộc nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà tài trợ nước ngoài đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thực hiện công tác đối ngoại nhân dân, giao lưu cộng đồng các dân tộc thiểu số với các nước trong khu vực….

Nghiên cứu, đề xuất tiếp tục đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trong tình hình mới, trong đó chú trọng các chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, xây dựng chuỗi giá trị và chuyển giao công nghệ để tạo sinh kế bền vững và nâng cao trình độ, tay nghề, nhận thức, tinh thần tự lực tự cường, thoát nghèo vượt khó cho đồng bào các dân tộc; từng bước thay thế các chính sách “cho không” bằng các chính sách hỗ trợ tín dụng, công cụ, phương tiện sản xuất.

Trước khối lượng lớn công việc đặt ra trong việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… thường xuyên phối hợp với Ủy ban Dân tộc, tham mưu, xử ý, kiến nghị lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để sớm có văn bản giải quyết những đề xuất, kiến nghị mà Ủy ban Dân tộc và các địa phương nêu ra tại hội nghị.





Nguồn

Cùng chủ đề

Làm rõ lý do lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026

Hầu hết công trình hạ tầng thuộc 4 dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ lần lượt hoàn thành trong quý I, quý II/2026. Làm rõ lý do lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026Hầu hết công trình hạ tầng thuộc 4 dự án thành phần của Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ lần...

Thỏi nam châm hút dòng tiền cho nhà phố Vinhomes Global Gate

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) hoàn thành vào tháng 7/2025 sẽ là biểu tượng mới của Thủ đô, tạo thêm động lực tăng trưởng, đồng thời là lực đẩy kích hoạt làn sóng nhà đầu tư đổ về Vinhomes Global Gate khai thác “mỏ vàng” từ nền kinh tế Expo. Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia: Thỏi nam châm hút dòng tiền cho nhà phố Vinhomes Global GateTrung tâm Hội chợ...

Chấm dứt tình trạng viêm mũi xoang tái phát kéo dài 1 năm bằng phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi

Hơn 1 năm trở lại đây, nam thanh niên 36 tuổi ở Hà Nội trải qua biết bao đợt khó chịu như ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu… đã điều trị bằng thuốc nhưng không đỡ. Đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, sau khi tìm chính xác nguyên nhân, bệnh...

Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024

Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với chủ đề “Sống lành từ thiên nhiên” vừa khai mạc và diễn ra từ ngày 7/11 đến hết ngày 09/11/2024 tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Agritrade), Hà Nội. Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với...

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Hơn 50 quốc gia cảnh báo về các vụ tấn công mã độc nhằm vào bệnh viện

Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, những cuộc tấn công này, khi nhằm vào các bệnh viện có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng con người. Ngày 8/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đại diện từ hơn 50 quốc gia đã đưa ra lời cảnh báo chung tại Liên hợp quốc về sự gia tăng của các cuộc tấn công mã độc tống tiền (ransomware) nhằm vào...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

NDO - Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón được 17-18 triệu lượt khách.   Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần...

Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, trong hai ngày 6-7/11, Hội nghị các nhà lãnh đạo truyền thông châu Á 2024 đã diễn ra tại Grand Copthorne Hotel, Singapore. Đây là diễn đàn do Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức để các nhà lãnh đạo báo chí từ châu Á và trên toàn thế giới chia sẻ kiến thức, cơ hội cũng như kinh nghiệm giải quyết những thách thức mà...

Bài đọc nhiều

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Mèo Vạc (Hà Giang): Khởi sắc ở xã biên giới Thượng Phùng

Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời...

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Mới nhất

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả

Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả Nấm bàn chân gây nên tình trạng bong tróc, ngứa và nổi mụn nước ở da chân. Tình trạng này sẽ...

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người...

Mới nhất