Trang chủFigure"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

“Đôi mắt sáng” của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Bề ngoài cứng cỏi, ánh mắt tự tin và hy vọng, hoạt động mạnh mẽ và kiên nhẫn – đó sẽ là cảm nhận của bất kỳ ai tiếp xúc với Nguyễn Ngọc Như Uyên, tân sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Theo chân Uyên về nhà, theo xe Uyên đi làm, nghe lời reo vui sau buổi học đầu tiên, càng cảm nhận rõ điều đó.

Uyên năm nay đã 21 tuổi, bước vào đại học từ hệ bổ túc văn hóa. Uyên đã có 5 năm đi làm, từ phụ quán cà phê, trà sữa đến shipper công nghệ. Uyên đã nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, rồi lại tự thu xếp công việc, thu nhập để có thể đi học lại, tốt nghiệp phổ thông và vào đại học.

Trên vai Uyên không chỉ là hành trang tri thức và trải nghiệm cần tích lũy, mà còn có gánh nặng cơm áo gạo tiền của một gia đình, còn có gánh ước mơ ánh sáng của rất nhiều người…

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường
"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Trong căn nhà trọ trong con hẻm sâu ở Gò Vấp, TP.HCM, chị Xuân – mẹ của Uyên – ngồi cạnh mấy bịch gạo chị mới mang về từ một sự kiện từ thiện tận quận 12, chúng tôi liền nhận ra người quen. Nguyễn Thị Minh Xuân, tôi từng gặp chị trong những buổi Thư viện sách nói Hướng Dương tổ chức sinh hoạt, trong lớp phổ cập tin học dành cho người mù.

Chị gật đầu nhận người quen, nhắc lại câu chuyện trong bóng tối của chị. ” Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, ở tỉnh lỵ nhỏ. Lên 5 tuổi tôi mắc bệnh sởi, không được chữa trị kịp thời, di chứng bệnh khiến tôi thành người mù. Cha mẹ bán nhà bán đất đưa tôi vào TP.HCM nhưng cũng không thể nhìn thấy gì nữa. Tôi cố gắng đi học ở trường Nguyễn Đình Chiểu đến hết lớp 9, nương nhờ những mái ấm khiếm thị, rồi học làm đủ việc. Bó chổi, làm nhang, bán vé số… Tôi lấy chồng, cũng là một người đồng cảnh ngộ”.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Như Uyên phụ giúp sắp xếp xe hàng rong cho ba chuẩn bị đi bán dạo – Ảnh: TỰ TRUNG

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Anh Nguyễn Quốc Phụng, chồng chị – cha của Uyên, nghe nhà có khách cũng liền gọi xe về sớm. Người bạn chạy xe ôm đưa đón anh mỗi ngày cùng lỉnh kỉnh chiếc xe đẩy treo lủng lẳng nào bàn chải, bông tắm, mút rửa chén, chà nồi, cây rửa ly…. và cây đàn guitar. Thế giới của anh không thuần màu đen mà là màn sương trắng đục với những bóng người chập choạng.

“Chúng tôi biết nhau trong những sinh hoạt của người khiếm thị, thương nhau vì đồng cảnh, rồi cưới, dẫn nhau về cùng một căn phòng trọ. Đi bán vé số thì phải đi riêng, kèm với một người sáng, kẻo ngày nào cũng bị giật hết vé. Có vợ, có con, sáng tôi đi bán vé số và mớ hàng tạp phẩm, chiều tối mang đàn đi hát ở quán ăn, nhà hàng. Cứ vậy bao nhiêu năm, nay sức khỏe cũng kém rồi, hàng quán cũng vắng khách lắm…”.

Đến hôm nay mẹ Xuân vẫn chưa biết mặt Uyên, chỉ nghe người ta nói con gái giống cha lắm. Sinh con, bà ngoại đến giúp chăm sóc, con biết bò thì đeo chiếc lục lạc vào chân để cha mẹ lần mò trông con. Chị Xuân kể: “Tôi nghe nói trẻ con lên 3 tuổi hay quấy phá, còn bé Như Uyên thì lên 3 đã biết làm cặp mắt cho cha mẹ. Nhặt chiếc dép, lấy cái chén, cái ly…, chúng tôi đều nhờ vào con bé”.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Uyên dần lớn rồi Uyên có em trai. Hai chị em gắng lo việc học, việc nhà, bù vào những thiệt thòi. Uyên mê học và biết chỉ có việc học mới giúp mình vượt lên bóng tối vốn đã sẵn có quá nhiều trong gia đình. Năm nào cũng được học sinh giỏi, nhưng năm 2020, vừa vào lớp 11 được hai tháng, Uyên quyết định nghỉ học.

Uyên giải thích rành rẽ: “Ba tôi bệnh nằm viện, rồi ba ra viện cũng không thể đi làm được vì ảnh hưởng dịch COVID-19. Nhà trường yêu cầu học online mà mình không có điều kiện để lên mạng. Quán cà phê phụ bán cũng đóng cửa. Cả nhà không còn nguồn thu nhập nào ngoài mấy bịch gạo từ thiện. Ở trọ ai cũng lo mắc bệnh, cha mẹ thì lo lắng từng chén cơm, từng ngày tiền nhà. Mình không thể ngồi đó làm thêm gánh nặng. Thời gian ấy chỉ những người giao hàng là có việc làm thường xuyên, có thu nhập…”.

Uyên nghỉ học và trở thành người giao hàng, giao đồ ăn đặt sẵn. Miệt mài từng đơn hàng, cô đã gánh được gia đình qua cả mùa dịch.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường
"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Kiếm được tiền rồi đó nhưng khao khát với việc học không dứt. Uyên nhìn các bạn mình lần lượt tốt nghiệp rồi vào đại học mà rơi nước mắt. Mặc cảm thua thiệt, cô đóng trang mạng xã hội cá nhân, tập trung vào việc làm, dành dụm một khoản riêng và âm thầm nuôi một kế hoạch.

Năm 2022, Uyên đi đến một quyết định táo bạo hơn cả quyết định nghỉ học của mình: là đăng ký đi học lại vào lớp 11 hệ bổ túc văn hoá.

Lớp học buổi tối, Uyên xin cắt bớt ca làm, đăng ký giao hàng từ 8-13h mỗi ngày để đầu giờ chiều có thể về nhà, vừa nghỉ ngơi vừa chuẩn bị bài vở cho buổi học từ 18-22h.

Cứ vậy suốt hai năm, Uyên trở lại là một học sinh giỏi, đạt giải ba môn Văn kỳ thi học sinh giỏi toàn thành phố.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Uyên chọn khoa Marketing trường ĐH Công nghiệp TP.HCM để ứng tuyển: “Nhận đơn đặt đồ ăn thức uống, tiếp xúc với các hàng quán, người dùng, tôi nhận thấy mình có thể thích hợp với công việc sáng tạo trên thị trường, kết nối giữa sản phẩm và khách hàng. Trường ĐH Công nghiệp gần nhà, gần địa bàn mà mình đi làm mỗi ngày, để có thể tranh thủ chạy đơn sau buổi học”.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Nói vậy nhưng việc vào đại học của Uyên vẫn là một bài toán khó cho cả gia đình. Em trai tự nhận mình không có sức học tốt, đã nghỉ học đi làm để nhường may mắn đến trường cho chị gái. Mỗi ngày cha vẫn miệt mài rong ruổi với gánh hàng buổi sáng, cây đàn buổi chiều tối nhưng việc bán mua ca hát dựa vào lòng từ tâm của người đời cũng ngày một mai một cùng với sự kinh doanh sụt giảm chung của hàng quán trong thời kinh tế khó.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường

Mẹ cô nhẩm tính: mỗi tháng, “hụi chết” có hai khoản, một là tiền thuê nhà 8,5 triệu – tôi đã chia lại một phòng cho một người bạn khiếm thị để bạn đóng đỡ tiền điện nước, hai là tiền xe tiền xăng cho người bạn đưa đón anh đi làm mỗi ngày. Gạo thì thường được các hội nhóm từ thiện cho từng đợt như Tết, tháng tư, tháng bảy, tháng mười rồi để dành ăn cả năm; dư được đồng nào mới là mắm dầu, rau cá, sinh hoạt phí.

Hai chị em Uyên đi làm, tự lo xăng xe, những chi phí cá nhân, rồi phụ mẹ tiền nhà, tiền chợ… Tính hoài mà chưa ra được khoản nào để đóng học phí cho Uyên vào đại học, khoản nào sẽ bù vào phần Uyên phải bớt giờ làm những ngày sắp tới.

Vậy nhưng Uyên vẫn lạc quan trên đường rong ruổi giữa những đơn hàng. Một đơn đặt thức ăn mang đi giao, Uyên được trả 13.500 đồng, mỗi buổi làm được từ 10-15 đơn. Miệt mài mấy tháng trước khi nhập học, Uyên khoe ngoài khoản phụ giúp ba mẹ, cô đã để dành được 3 triệu và tự mua được một đôi sandal mới để chuẩn bị đi học.

“Nhưng học phí kỳ đầu tiên ở trường là 18 triệu, vậy là mẹ phải đi vay…”, Uyên thở dài lần đầu tiên trong câu chuyện của mình. Những người bạn của mẹ cũng khiếm thị, cũng rất khó khăn – mỗi người một ít – đã gom lại cho vay khi nghe Uyên vào đại học. Uyên đang mang trên vai ước mơ ánh sáng không chỉ của riêng mình, của gia đình, mà còn của rất nhiều người khác nữa.

Tuần đầu tiên nhập học, Uyên nghỉ làm, hào hứng đến giảng đường, ghi chép tỉ mỉ thời khóa biểu của 7 môn học, loay hoay tính từng giờ để tìm ca đi làm. Cô thì thầm: “Mình đọc được đâu đó: Vũ trụ sẽ lắng nghe những trái tim ngoan cường. Nếu được nhận học bổng Tiếp sức đến trường, khoản may mắn ấy sẽ dành trọn trả nợ học phí. Nếu học bổng dành cho bạn nào khó khăn hơn, mình vẫn sẽ vui và sẽ cố gắng tự lo cho mình. Mình trước giờ không bỏ cuộc và sẽ không bao giờ bỏ cuộc…”.

"Đôi mắt sáng" của cha mẹ khiếm thị bước vào giảng đường
 
Tuoitre.vn
Nguồn: https://tuoitre.vn/doi-mat-sang-cua-cha-me-khiem-thi-tu-tin-buoc-vao-giang-duong-20240920071802799.htm
 

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc váy hoa ‘kín cổng cao tường’ vẫn bị sếp yêu cầu ‘che chắn’ thêm

Chia sẻ của cô gái nhanh chóng lan truyền, gây ra cuộc tranh luận gay gắt về chuẩn mực trang phục văn phòng và ảnh hưởng của chuyện giới tính. ...

17 năm qua, gia đình một giáo sư tài trợ hơn 75 tỉ cho ngành giáo dục Thanh Hóa

Trong 17 năm qua, quỹ học bổng của gia đình giáo sư Lê Viết Ly đã tài trợ cho tỉnh Thanh Hóa để xây dựng trường học, hỗ trợ thiết bị giáo dục, trao học bổng, trao thưởng với tổng số tiền hơn 75 tỉ đồng. ...

Một người kinh doanh tự do trúng giải Jackpot 1 hơn 148 tỉ đồng

Mua xổ số tự chọn với số tiền 20.000 đồng, anh P. ẵm luôn giải Jackpot 1 trị giá hơn 148 tỉ đồng. Sau khi trừ thuế, anh nhận về hơn 133 tỉ đồng. Thường mua xổ số vào cuối tuầnHôm nay, 11-11, Vietlott...

Lan tỏa tình yêu từ những điều nhỏ bé

Nhằm cung cấp những góc nhìn mới mẻ xung quanh vấn đề tinh thần tích cực, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng với Công ty Herbalife Việt Nam tổ chức chương trình talkshow với chủ đề ‘Từ trái tim đến trái tim’. Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm...

Trường triển lãm tem về Chủ tịch Hồ Chí Minh, học sinh giao lưu với tác giả bộ tem

Bộ tem 'Những dấu ấn lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh' được tác giả trưng bày tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) từ nay đến hết ngày 15-11. Ngày 11-11, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã khai mạc tuần...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...
07:30:07

220 triệu đồng/đêm trải nghiệm phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam

(Dân trí) - Nằm trong tòa nhà cao nhất Việt Nam với các mặt đều là kính trong suốt, căn phòng tổng thống này luôn "bận rộn" đón các vị khách thượng lưu với trải nghiệm độc đáo dù giá lên đến 220 triệu đồng/đêm. Trải nghiệm "view triệu đô" từ phòng tổng thống ở tòa nhà cao nhất Việt Nam (Video: Cẩm Tiên). Phải mất thời gian chờ đợi, chúng tôi mới có dịp đặt chân đến phòng tổng thống...

Dậy từ 3h, vượt 30km chụp ảnh “sống ảo” ở vườn hoa cúc chân cầu Long Biên

(Dân trí) - Bích Ngọc (SN 2003) không ngại thức giấc từ 3h sáng, trang điểm, lên đồ, vượt 30km từ Hưng Yên đến vườn hoa cúc dưới chân cầu Long Biên để chụp bộ hình thơ mộng. Công trình "Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình" đang trở thành địa điểm check-in hấp dẫn, thu hút người dân thủ đô Hà Nội, du khách đến tham quan và trải nghiệm. Nơi đây được Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ba...

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Ông Nguyễn Đức Trung (50 tuổi), Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An (nhiệm kỳ 2020 - 2025) thay cho ông Thái Thanh Quý. Chiều 11.11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa 19 đã bầu ông Nguyễn Đức Trung, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Ông Nguyễn Đức Trung ẢNH: CTV Ông Nguyễn...

“Chạy thử” đường băng sân bay Long Thành trước 30/4/2025

(Dân trí) - Tiến độ đường băng sân bay Long Thành được rút ngắn 3 tháng so với hơp đồng, có thể khai thác kỹ thuật vào dịp kỷ niệm 30/4/2025. Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), hạng mục đường cất hạ cánh của sân bay Long Thành sẽ được rút ngắn tiến độ 3 tháng, có thể khai thác kỹ thuật trước ngày 30/4/2025. "Khai thác kỹ thuật" đồng nghĩa với việc đường...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

TPBank tự hào là Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

2 năm liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam là minh chứng rõ nét định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng đúng đắn của TPBank. Tối ngày 4.11, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh" do Bộ Công Thương tổ chức đã được diễn ra trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia. Năm 2024, TPBank lần...

Dậy từ 3h, vượt 30km chụp ảnh “sống ảo” ở vườn hoa cúc chân cầu Long Biên

(Dân trí) - Bích Ngọc (SN 2003) không ngại thức giấc từ 3h sáng, trang điểm, lên đồ, vượt 30km từ Hưng Yên đến vườn hoa cúc dưới chân cầu Long Biên để chụp bộ hình thơ mộng. Công trình "Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình" đang trở thành địa điểm check-in hấp dẫn, thu hút người dân thủ đô Hà Nội, du khách đến tham quan và trải nghiệm. Nơi đây được Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Ba...

Mới nhất

Nên tạo môi trường học tập tích cực và trách nhiệm, thay vì cấm đoán

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trước việc trường học siết chặt việc sử dụng điện...

Petrovietnam có thêm 4 đơn vị đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam

Petrovietnam có thêm 4 đơn vị đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam Tham dự diễn đàn có ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC); bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL); ông Nguyễn Trung Hiếu,...

Dự Án Trùng Tu Di Tích Mỹ Sơn Với Sự Hỗ Trợ Từ Ấn Độ

Quần thể di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một trong những kỳ quan kiến trúc của nền văn hóa Chămpa, đã được đón nhận một luồng sinh khí mới nhờ vào dự án bảo tồn và trùng tu do chính phủ Việt Nam và Ấn Độ hợp tác thực hiện. Thông qua chương trình hợp tác này,...

Áp thuế giá trị gia tăng mặt hàng phân bón cần đảm bảo lợi ích tối đa cho nông dân

(ĐCSVN) - Chính sách áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với phân bón cần dựa trên tầm nhìn dài hạn, hướng đến sự phát triển bền vững ngành sản xuất phân bón trong nước và sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, tạo môi trường thuế bình đẳng giữa nhà sản xuất phân bón...

Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Thương hiệu BIDV tiếp tục lan tỏa với hệ sinh thái gồm hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị thành viên, hiện diện thương mại tại 5 quốc gia và vùng lãnh thổ…

Mới nhất