Trang chủNewsThế giới"Độc lạ", gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu...

“Độc lạ”, gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay có nhiều điểm đặc biệt và dù hai ứng cử viên bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang tranh đua quyết liệt chưa phân thắng bại, nhưng quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn duy trì đà phát triển tích cực trong tương lai.

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ' bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam
Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhiệm kỳ 2014-2018, chia sẻ tại talkshow về bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 của Báo Thế giới và Việt Nam.

Trước thềm tổng tuyển cử Mỹ 2024, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhiệm kỳ 2014-2018, đã chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam những điểm nhấn đáng chú ý của cuộc bầu cử Mỹ năm nay và dự báo về quan hệ Việt Nam-Mỹ khi có tân Tổng thống.

Thưa Đại sứ, xin ông cho biết những điểm nhấn đáng chú ý của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay?

Có thể nhận thấy rằng, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất khác lạ và đặc biệt.

Thứ nhất, cuộc bầu cử này có rất nhiều tình tiết và biến động. Trong đó phải kể đến việc ông Trump quay trở lại đường đua; đảng Dân chủ phải thay người “giữa dòng” khi bà Kamala Harris đã thay ông Joe Biden vào tháng 7 vừa qua; ông Trump 2 lần bị ám sát; hay là câu chuyện nước Mỹ phải ứng phó với 2 cơn bão lớn vừa qua gây ra nhiều thiệt hại và việc cứu trợ cũng có thể tác động đến cuộc bầu cử.

Thứ hai, nước Mỹ bây giờ đã rất khác: một nước Mỹ phân hóa, một nước Mỹ đã qua khỏi đại dịch, tuy đã kiểm soát được lạm phát nhưng vẫn đang có nhiều khó khăn trong nước và cảm nhận của người dân về những khó khăn kinh tế vẫn còn rất lớn. Ngoài ra, nước Mỹ còn đang phải ứng phó với nhiều cuộc khủng hoảng xảy ra trên thế giới, trong đó có Trung Đông và Ukraine.

Thứ ba, cho đến lúc này, khi chỉ còn vài ngày thì cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn sát sao, chưa phân định được thắng bại. Do đó, cuộc cạnh tranh khốc liết đang dồn vào các bang chiến trường. Có thể thấy, đây là một cuộc bầu cử chắc chắn sẽ sít sao tới tận phút cuối.

Với Đại sứ Phạm Quang Vinh, dự đoán của ông về kết quả bầu cử chung cuộc sẽ như thế nào?

Như tôi vừa nói, cuộc bầu cử này rất sít sao, có nghĩa rằng độ chênh lệch về tỷ lệ ủng hộ không quá lớn. Khoảng cách của các cuộc thăm dò đều nằm trong độ sai số và kết quả thực tế bất cứ lúc nào cũng có thể đảo chiều. Điều đó cho thấy, cuộc bầu cử này sẽ kịch tính cho đến phút chót, tức là đến ngày 5/11 vẫn còn khó khăn để đoán định kết quả.

Với lá phiếu phổ thông, dựa trên những thăm dò dư luận hiện nay cũng như dự đoán của cá nhân, tôi cho rằng bà Kamala Harris có thể đạt được nhiều hơn. Tuy nhiên, với lá phiếu đại cử tri, để có thể xác định người thắng cử còn rất sít sao.

Hiện sự chú ý đang dồn vào 7 bang “chiến trường” và cuộc đua ở các bang này vẫn đang rất quyết liệt. Đặc biệt không khí đua tranh tại bang Pennsylvania đang “nóng” nhất do ở đây có 19 phiếu đại cử tri – nhiều nhất trong số 7 bang “chiến trường” nên cả hai ứng viên đều đang tập trung vào đây. Tuy nhiên, mỗi ứng cử viên đều có những điểm mạnh, điểm yếu ở khu vực này.

Lịch sử bầu cử Mỹ năm 2016 và năm 2020 cho thấy, đôi khi chỉ hơn vài chục ngàn phiếu là giành được cả bang cùng với số phiếu đại cử tri ở đó.

Đáng chú ý, dù nhiều cuộc thăm dò dư luận trong thời gian qua cho rằng bà Kamala Harris chiếm ưu thế nhỉnh hơn một chút, nhưng chỉ là 1-2 điểm phần trăm và nằm trong khả năng sai số. Dường như “sự hưng phấn” đối với bà Kamala Harris đã chững lại.

Trong khi đó, ông Donald Trump lại có được nhiều cử tri rất nhiệt tình ủng hộ, nhưng cũng không mở rộng thêm nữa vòng tròn ủng hộ của mình, bởi vì chủ thuyết của ông khá cực hữu và khó để tăng cường lực lượng ủng hộ nòng cốt.

Quay trở lại các bang “chiến trường”, có hai điểm đáng chú ý có thể tác động đến kết quả ở đây. Một là, khả năng cử tri trên thực tế bỏ phiếu và thành phần của các cử tri này. Bởi không phải ai đăng ký đi bỏ phiếu, không phải ai thăm dò dư luận nói rằng ủng hộ bên nào thì cuối cùng họ sẽ bỏ phiếu cho bên đó. Nhiều khi họ nói ủng hộ bên A khi thăm dò nhưng cuối cùng lại bỏ phiếu cho bên B. Đây vốn là bài học kinh nghiệm đã xảy ra nhiều lần ở bầu cử Mỹ.

Hai là, bà Kamala Harris thay ông Joe Biden là vào tháng 7, trên thực tế thì thực sự vào cuộc là tháng 8. Do đó, nữ Phó Tổng thống chỉ có 3 tháng cho đến ngày bầu cử để củng cố liên minh của mình. Bởi vậy, tôi e rằng liệu liên minh này có đủ nhiệt tình, đủ nhiệt huyết để đi bỏ phiếu trên thực tế hay không.

Về câu chuyện tranh chấp ở các bang “chiến trường”, cá nhân tôi cho rằng sẽ rất sít sao, nhưng lo ngại phần nhiều hơn có lẽ nằm ở phía bà Kamala Harris.

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ' bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam
Ông Trump và bà Hariss đang bám đuổi rất sít sao, đặc biệt là ở 7 bang “chiến trường”. (Nguồn: Gettty).

Theo Đại sứ, những yếu tố nào có thể tác động đến giai đoạn phút chót này và kết quả cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay?

Trong lịch sử bầu cử Mỹ, người ta hay nói đến “bất ngờ tháng 10”. “Bất ngờ tháng 10” (October surprise) là một sự kiện xảy một cách cố ý hoặc ngẫu nhiên vào tháng trước cuộc bầu cử, có thể làm thay đổi lộ trình và kết quả cuộc đua do không còn đủ thời gian để đưa ra các giải pháp ứng phó.

Thời gian qua, bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đã trải qua nhiều biến động lớn, chẳng hạn như việc thay ứng cử viên của đảng Dân chủ, các vụ mưu sát đối với ông Trump và những sự cố khác. Sau tất cả những biến động đó, nếu có một sự cố nào khác vào thời điểm phút chót này cũng không làm đảo chiều những xu hướng ủng hộ của các cử tri đang diễn ra hiện nay.

Như tôi đã nói ở trên là vài chục ngàn phiếu có thể quyết định thành bại của một ứng cử viên ở một bang, đặc biệt là bang “chiến trường”. Vậy thì vài chục ngàn phiếu đó liệu có thể ảnh hưởng bởi điều gì?

Bất cứ điều gì xảy ra cũng có thể tác động đến một bộ phận dân cư, một bộ phận cử tri đi bỏ phiếu. Chẳng hạn như câu chuyện ở Trung Đông, nếu xung đột leo thang, thảm họa nhân đạo gia tăng, thì có lẽ bộ phận cử tri người Arab, người Palestine, nhất là ở bang chiến trường Michigan, có thể đảo chiều quyết định hoặc thậm chí là không tham gia bỏ phiếu thì có thể sẽ tạo ra thay đổi chung cuộc. Do đó, nhiều yếu tố có thể tác động đến tỷ lệ cử tri thực tế đi bầu.

Đồng thời, thành phần của bộ phận đi bầu trên thực tế cũng rất quan trọng. Ví dụ, nếu cử tri thuộc phe Dân chủ nhưng lại chẳng mặn mà gì với ứng cử viên của đảng thì có ủng hộ nhưng không đi bầu cũng khiến ứng viên của đảng mất phiếu, hay là đảng Cộng hòa cũng vậy.

Do đó, tỷ lệ cử tri thực sự đi bầu và thành phần cử tri sẽ mang tính quyết định đối với 7 bang “chiến trường” nói riêng và với cả cuộc bầu cử này nói chung.

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ' bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam
Ông Donald Trump đến Việt Nam tháng 11/2017. (Nguồn: TTXVN)

Trong những năm qua, Việt Nam và Mỹ duy trì đà phát triển tích cực, ổn định và thực chất. Hai nước đã nâng cấp lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm ngoái. Điều mà chúng ta quan tâm hiện nay là việc Mỹ có tân Tổng thống sẽ tác động thế nào đến quan hệ song phương, thưa Đại sứ?

Chúng ta cần hình dung ra các kịch bản khác nhau của cuộc bầu cử lần này. Bà Kamala Harris hay ông Donald Trump thắng cử thì “màu sắc” chính sách đối ngoại sẽ khác nhau, nhưng tựu chung vẫn có một số điểm chung.

Thứ nhất, nước Mỹ ngày càng trở nên hướng nội hơn và thực dục hơn. Dù là bà Kamala Harris hay là ông Donald Trump lên cầm quyền, đều đang tính đến lợi ích của nước Mỹ nhiều hơn, dù là cách tiếp cận của mỗi người có thể khác biệt.

Thứ hai, cá nhân tôi cho rằng, dù một trong hai ứng cử viên đắc cử thì cũng không đảng phái nào có thể nắm trọn cả ba nhánh quyền lực là Nhà Trắng, Thượng viện và Hạ viện. Quyền lực sẽ được phân chia dẫn đến việc Tổng thống khó có được những chủ thuyết riêng của mình và được thể hiện hoàn toàn theo khuynh hướng Dân chủ hay Cộng hòa, mà sẽ phải có sự phối hợp, nhân nhượng giữa hai đảng với nhau. Trong bối cảnh phân hóa hiện nay, rất khó để thông qua những quyết sách lớn theo một đảng nhất định.

Thứ ba, nếu bà Kamala Harris giành chiến thắng, nhiều dự báo cho rằng, bà sẽ đi theo chiều hướng chính sách của ông Joe Biden. Tuy nhiên, bà Harris không phải là ông Biden, bà có một mặt theo chiều hướng chung của đảng Dân chủ, nhưng mặt khác bà lại thiên về hướng tả. Do đó, bà sẽ cân đối ưu tiên chung của đảng Dân chủ và thiên tả như thế nào là điều chúng ta cũng phải chú ý, đặc biệt là trong quan hệ với Việt Nam.

Nhưng nếu người chiến thắng là ông Trump thì nhiệm kỳ tới sẽ không giống với chính quyền Trump 1.0. Bởi sau 8 năm, tình hình quốc tế đã khác, mâu thuẫn của ông Trump với phe Dân chủ cũng khác và những bài học kinh nghiệm trong nhiệm kỳ đầu, sẽ khiến ông có cách tiếp cận khác.

Do đó, quan hệ Việt Nam-Mỹ hậu bầu cử Mỹ 2024 cần phải đặt trong bức tranh chung của nước Mỹ.

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ' bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tháng 8/2021. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tuy nhiên, dù là bà Harris hay ông Trump lên nắm quyền, tôi cho rằng tổng quan quan hệ hai nước có ba điểm thuận lợi để tiếp tục phát triển tích cực.

Một là, sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ đem lại lợi ích cho cả hai nước. Mỹ có lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam cả về kinh tế, thương mại lẫn địa chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và Việt Nam cũng vậy. Do đó, sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ có được sự đồng thuận của cả hai đảng phái ở Mỹ.

Hai là, Việt Nam tiếp tục chính sách coi trọng quan hệ với các nước trong khu vực và các nước lớn, chính sách này cũng phù hợp với cả quan điểm của ông Trump và bà Harris.

Ba là, hai nhân vật này không phải “gương mặt mới” trong quan hệ với Việt Nam. Ông Trump đã có một nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ và từng hai lần đến Việt Nam vào năm 2017 và 2019 với những ấn tượng tốt đẹp về đất nước hình chữ S.

Trong khi đó, bà Harris năm 2021 là lãnh đạo cao nhất của nước Mỹ ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Phó Tổng thống Mỹ đã đến thăm Việt Nam.

Có thể thấy có nhiều cơ sở để lạc quan, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý một số điểm khác biệt trong quan hệ với Việt Nam giữa hai ứng cử viên.

Bà Harris, với quan điểm của đảng Dân chủ, cộng với thiên hướng thiên tả, sẽ chú trọng nhiều hơn tới câu chuyện liên quan đến tiêu chuẩn môi trường, lao động, dân chủ, nhân quyền… Và cách tiếp cận các vấn đề này đặt trong tương quan chiến lược quan hệ với khu vực và với Việt Nam.

Trong khi đó, ông Trump chắc chắn sẽ quan tâm đến kinh tế và thương mại, bao gồm cả việc thâm hụt thương mại đang tồn tại khách quan giữa hai nước.

Tuy nhiên, không chỉ là với Việt Nam mà còn với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi có các đối thủ của Mỹ như Nga hay Trung Quốc, có các đồng minh như là Nhật Bản, Ấn Độ hay Australia, với các thiết chế đa phương ở đây như ASEAN, thì liệu ông Trump sẽ ứng xử thế nào?

Tôi thấy rằng, có rất nhiều vấn đề đang đặt ra. Dù rằng quan hệ Việt-Mỹ có cơ sở để tiếp tục thúc đẩy vì nó phù hợp với cả lợi ích của hai nước, phù hợp với địa chiến lược của Mỹ ở khu vực này, nhưng sắc thái, thứ tự ưu tiên và cách tiếp cận của ông Trump sẽ thực dụng hơn, trong khi bà Harris sẽ chiến lược hơn.

Vì vậy, chúng ta phải đánh giá rất kỹ càng các khả năng khác nhau, các ưu tiên khác nhau của cả hai ứng cử viên để có sự chuẩn bị trước. Đồng thời, chúng ta đã có kinh nghiệm trong quan hệ với Mỹ ở những chính quyền của cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong những thời kỳ khác nhau.

Với song trùng về lợi ích song phương, song trùng về lợi ích địa chiến lược khu vực, tôi tin chắc chắn rằng chúng ta sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển quan hệ Việt-Mỹ ổn định, tích cực.

Xin cảm ơn Đại sứ!





Nguồn: https://baoquocte.vn/dai-su-pham-quang-vinh-doc-la-gay-can-bau-cu-tong-thong-my-2024-va-cau-chuyen-voi-viet-nam-292390.html

Cùng chủ đề

Ông Biden và bà Harris cảm ơn về 2 tỉ USD tài trợ tranh cử tổng thống

Trong lần xuất hiện chung hiếm hoi sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Biden và bà Harris cảm ơn các nhà tài trợ, người ủng hộ và kêu gọi mọi người tiếp tục giữ vững niềm tin. ...

Tổng thống Hàn Quốc tạm thoát ải luận tội

Tối qua, Quốc hội Hàn Quốc chưa thể thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol nhưng nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo có khả năng sắp khép lại. ...

Ông Trump gọi cho các thượng nghị sĩ Cộng hòa để sớm triển khai chính sách

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump dự kiến ưu tiên thông qua các dự luật về an ninh biên giới, năng lượng và cắt giảm thuế, khi chuẩn bị sẵn vấn đề này với phe Cộng hòa tại thượng viện. ...

Ông Trump ăn tối với tỉ phú Mark Zuckerberg

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 27.11 dùng bữa tối với CEO Meta Mark Zuckerberg tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở tiểu bang Florida (Mỹ) để thảo luận về 'chính quyền tương lai'. ...

Đảng Dân chủ Mỹ lên kế hoạch lớn sau thất bại toàn diện ở bầu cử 2024, điểm khởi đầu cho tương lai mới

Ngày 25/11, đảng Dân chủ Mỹ thông báo sẽ bầu lãnh đạo mới vào đầu tháng 2/2025. Đây được xem là điểm khởi đầu quan trọng sau thất bại của tổ chức này trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Nga nói sắp đạt mục tiêu tại Ukraine

Giám đốc Cơ quan Tình báo nước ngoài Nga (SVR) Sergei Naryshkin cho biết Moscow sắp đạt mục tiêu tại Ukraine và quân đội Kyiv đang bên bờ sụp đổ. ...

Bang Texas, Mỹ thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược

Ngày 12/12, cơ quan lập pháp bang Texas đã đưa ra dự luật, cho phép bang lớn thứ hai của Mỹ này bắt đầu xây dựng quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược, nhận thuế, phí và quyên góp bằng Bitcoin. Đồng tiền điện tử Bitcoin. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu trên mạng xã hội X, Hạ nghị sĩ Giovanni Capriglione cho biết đã đệ trình một dự luật tại cơ quan lập pháp bang Texas, nhằm thành lập quỹ dự...

Nga tuyên bố kiểm soát phần lớn Kurakhove

Theo lời giới chức Nga, quân đội Ukraine chỉ còn kiểm soát khoảng 20% diện tích thành phố Kurakhove thuộc Donetsk. Denis Pushilin, quan chức đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng do Nga bổ nhiệm, hôm 15/12 cho biết chiến sự ở thành phố Kurakhove vẫn diễn ra ác liệt và quân Nga đang giành được ưu thế tại đây. Tính đến thời điểm hiện tại, tình hình tại Ukraine, đặc biệt là ở các khu vực...

Nga công bố vaccine có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u

Một loại vaccine ung thư được sáng chế ở Nga có thể tiêu diệt hoàn toàn các khối u. Theo Bộ Y tế Nga, sau các thử nghiệm tiền lâm sàng mang lại an toàn và hiệu quả cao, vaccine ung thư dự kiến sẽ được công bố và tiến hành thử nghiệm lâm sàng cùng các nhóm nghiên cứu vào đầu năm 2025. Theo bác sĩ đầu ngành ung thư của Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, EnteroMix - tên...

Cùng chuyên mục

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump. ...

Lực lượng nắm quyền muốn giải tán mọi nhóm vũ trang ở Syria

Ông Ahmed al-Sharaa, thủ lĩnh của nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lực lượng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad hôm 8.12 vừa ra tuyên bố mới. ...

Tổng thống Putin cáo buộc phương Tây đang đẩy Nga vượt qua “lằn ranh đỏ”

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/12, đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ và cứng rắn, cáo buộc các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và các đồng minh trong NATO, đã liên tục có những hành động khiêu khích, gây áp lực, và “đẩy Nga vào thế khó”.  Theo ông, những hành động này đã đưa mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đến một "lằn ranh đỏ", khiến Moscow không còn sự...

Chào mừng Ngày thành lập Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

Sau 22 năm xây dựng và phát triển (16/12/2002-16/12/2024), đến nay, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã sản xuất được 84,5 tỷ kWh điện sản xuất và gần 77 tỷ kWh điện thương phẩm.Năm 2024, trong bối cảnh chung có nhiều khó khăn thách thức, ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), song với nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể CBCNV-NLĐ, Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã hoàn thành tốt...

Ấn tượng Việt Nam trong Ngày Quốc tế Người di cư 2024 tại Singapore

Bộ trưởng Nhân lực Singapore cảm ơn sự đóng góp của cộng đồng người Việt Nam đối với lễ hội Ngày Quốc tế Người di cư cũng như đối với đời sống kinh tế, văn hóa đa sắc tộc của Đảo quốc Sư tử.     Bộ trưởng Nhân lực Tan See Leng tới thăm gian hàng của Ban Liên lạc Cộng đồng người Việt tại lễ hội. (Ảnh: Lê Dương/TTXVN) Chiều 15/12, Bộ Nhân lực Singapore phối hợp cùng các cơ quan,...

Mới nhất

Bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 16/12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khép lại với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh...

Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024: Kích cầu tiêu dùng thời điểm “vàng”

Thực hiện Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia năm 2024”, đến thời điểm hiện tại, gần 100% siêu thị, chuỗi bán lẻ của các ngành hàng, thương hiệu trên địa bàn tỉnh đều triển khai các chương trình khuyến mại với đa dạng hình thức để đẩy mạnh tiêu thụ, kích cầu tiêu dùng trong thời điểm...

Phát huy truyền thống 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, lực lượng vũ trang Điện Biên quyết tâm hoàn thành...

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang cách mạng, được thành lập ngày 22/12/1944 tại chiến khu Việt Bắc, với tên gọi ban đầu là Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. 80 năm xây dựng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã khẳng định là lực lượng chủ chốt, trọng...

Mới nhất