Trang chủDestinationsHòa BìnhĐộc đáo Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Độc đáo Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ


(HBĐT) – Sau nhiều lần lỗi hẹn, tháng Năm này chúng tôi có dịp tới thăm Thành nhà Hồ. Có lẽ hiếm điểm du lịch nào không sầm uất các dịch vụ, không lung linh đèn điện, hoa cỏ, công trình hiện đại… mà vẫn thu hút được đông du khách như nơi này. Có đến, nghe và tìm hiểu mới cảm nhận được sức mạnh, sự sáng tạo, tầm nhìn chiến lược quân sự cũng như sự tài tình về trình độ kiến trúc của các bậc tiền nhân đã để lại giá trị vô giá. Chẳng vậy mà nơi đây đã được vinh danh Di sản văn hóa (DSVH) thế giới.

Cổng Nam là hướng chính của Thành nhà Hồ được
xây dựng bằng đá với kỹ thuật và kiến trúc độc đáo.

Thành
nhà Hồ (hay thành Tây Đô, Tây Kinh, An Tôn) thuộc địa phận 2 xã Vĩnh Tiến, Vĩnh
Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc
đáo bằng đá, là một trong rất ít thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới. Năm
1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An
Tôn để xây dựng kinh thành. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thành được xây dựng
chỉ trong 3 tháng. Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng
ngự quân sự. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, núi
non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế
giao thông thủy bộ. Hồ Quý Ly chọn mảnh đất này thay thế cho Thăng Long, bởi
cho rằng đây là vùng đất Thạch bàn – Long xà, nghĩa là thế đất như bàn đá, có
rồng chầu sông Mã, rắn cuộn sông Bưởi. Đây là thế đất đẹp có vị trí bền vững,
dài lâu.

Khu di
sản Thành nhà Hồ là kinh đô của 2 triều đại. Từ năm 1398 – 1400 là trung tâm
kinh đô của Vương triều Trần. Từ năm 1400 – 1407 là trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa của nước Đại Ngu – Vương triều Hồ. Di sản bao gồm vùng lõi rộng
trên 155 ha, gồm: Nội thành, La thành và Đàn tế Nam Giao.

Đứng
dưới cổng Nam, được chạm tay vào cổng thành đồ sộ, uy nghi xây dựng từ những
khối đá lớn, anh Lương Đức cùng đoàn sinh viên đến từ Hà Nội không khỏi bất ngờ
trước kỹ thuật xây thành quá tài giỏi của sức người cách đây đã hơn 600 năm.
“Không thể tưởng tượng được tại sao những người thợ thời xa xưa có thể ghè,
đẽo, chế tác được những tảng đá vuông vắn, tinh xảo nặng hàng chục tấn và có
thể vận chuyển, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính”, anh Đức
bày tỏ thán phục.

Qua tìm
hiểu và nghe giới thiệu của hướng dẫn viên, chúng tôi được biết, toàn bộ tường
thành và bốn cổng chính Nam – Bắc – Đông-Tây được xây dựng bằng các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới
6m. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000
m3 đất được đào đắp công phu. Để đưa những phiến đá lên xây lắp tường thành,
cổng thành, những người thợ đã đắp đất tạo nên một con dốc nghiêng chắc chắn.
Thành xây đến đâu con dốc được tôn cao đến đó và kéo dài ra để đưa đá lên.

Để xây
được các vòm cửa bằng đá, người ta cho đắp ụ đất hình vòm cửa, sau đó dùng đá
đã được chế tác hình thang cân ghép lên trên. Sau khi ghép xong, họ moi lõi đất
ra để tạo vòm cửa. Đối với tường thành được xây dựng bằng đá xếp theo hình chữ
công. Ở mặt trong, đá được chèn tiếp nối theo kiểu cài nanh sấu giúp tường vững
chắc.

Xây dựng
Thành Nội bằng những khối đá lớn là biểu hiện cho sự phát triển mới về kỹ thuật,
kiến trúc, quy hoạch của Đông Á và Đông Nam Á. Là chứng tích độc đáo cho một
thời kỳ quan trọng trong lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á khi mà các giá trị
vương quyền và Phật giáo truyền thống nhường bước cho những khuynh hướng mới về
kỹ thuật, thương mại và hành chính tập trung.

Qua hơn
600 năm, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy, vùi
lấp, song 4 bức tường thành biểu tượng của Thành nhà Hồ vẫn giữ tương đối
nguyên vẹn kiến trúc ban đầu, thể hiện sự gắn kết tài tình giữa công trình kiến
trúc với cảnh quan văn hóa và thiên nhiên.

Với
những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ được UNESCO công
nhận là DSVH thế giới. Hiện tại, khu di sản đã xây dựng bảo tàng trưng bày các
hiện vật của thời nhà Hồ thu được trong quá trình khai quật như: vũ khí, gốm
men xanh, đầu rồng đá, tượng đầu chim phượng, chim uyên ương trang trí trên
ngói bò nóc, gạch lát nền trang trí hoa cúc, lá đế trang trí rồng…

Hướng
dẫn viên Thu Hương giới thiệu, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng
thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát
triển du lịch. Trong thời gian tới, sẽ có kế hoạch phục dựng một số cung điện
cũ như Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu.

Hiện,
tỉnh Thanh Hóa chủ trương Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích
Thành nhà Hồ theo hướng: Bảo tồn, phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu của
DSVH thế giới Thành nhà Hồ và bảo vệ cảnh quan, môi trường khu di sản. Điều
chỉnh các khu chức năng thuộc vùng đệm để đảm bảo phát triển KT-XH và du lịch
một cách bền vững trên nguyên tắc bảo tồn di sản.

Thu Hiền





Nguồn

Cùng chủ đề

Con trai mua nhà rồi đón bố mẹ vợ tới sống cùng, bố ruột lên chơi ở lại một đêm, hôm sau lặng lẽ...

Nghĩ mà buồn quá, tôi quay về giường, nằm chờ trời sáng thì lặng lẽ ra về. ...

Ninh Thuận: Đồng bào DTTS an cư lạc nghiệp nhờ Chương trình MTQG 1719

Nhờ đẩy mạnh thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt trong đồng bào DTTS của tỉnh Ninh Thuận đã cơ bản được giải quyết.Vừa qua, Đoàn công tác của Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ Giáo...

Tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, người trẻ tự hào vì nghìn năm giữ nước

"Suốt chiều dài phong kiến tới những đợt kháng chiến gian khổ, tôi tự hào khi thấy bóng hình cha ông nghìn năm dựng và giữ nước", Nguyễn Hồng Định (19 tuổi) nói khi tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. ...

Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện theo

Những bí quyết sống khỏe đã được bà Gladys McGarey chia sẻ trong các buổi phỏng vấn với truyền thông. ...

Cô gái 21 tuổi ngất xỉu hơn 1.000 lần do hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng

Lớn lên tại thành phố Fishers (bang Indiana), Karina Drury cảm thấy cuộc sống của mình giống như một bí ẩn y khoa khi liên tục ngất xỉu. Lúc còn là thiếu niên, cô đã trải qua nhiều xét nghiệm cho các bệnh lý...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Nghệ thuật vẽ sáp ong người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm… Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp

⁣        Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 70km, Hòa Bình là một tỉnh miền núi trù phú và tươi đẹp của vùng Tây Bắc Việt Nam, gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ... Đi đôi với phát triển công nghiệp, Hòa Bình rất coi trọng phát triển lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế đó là nông nghiệp công nghệ cao do khí hậu và thổ nhưỡng của Hòa Bình...

Mới nhất

Công dân đề nghị tạm dừng công bố kết quả thi Đội tuyển Toán, Phó chủ tịch tỉnh yêu cầu trả lời

Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa vừa có chỉ đạo Sở GDĐT tỉnh này có văn bản trả lời công dân về việc đề nghị tạm dừng công bố kết quả...

Giám đốc Công an tỉnh Sơn La Nguyễn Ngọc Vân làm Tư lệnh Cảnh sát cơ động

Sáng 2/11, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì lễ công bố quyết định về công tác cán bộ tại Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động.Tại buổi lễ, Thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, Phó Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, ngày 24/10/2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2822⁄QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối...

Mới nhất