Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐộc đáo các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc ánh sáng

Độc đáo các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc ánh sáng


Mở đường cho “nghệ thuật mới”

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghệ thuật này, Bùi Văn Tự chia sẻ: “Khi còn sinh viên, tôi đã đi làm thêm công việc trang trí tiểu cảnh nên trong một lần dựng và trang trí tiểu cảnh hòn non bộ, khi lắp đặt ánh sáng để làm nổi bật tiểu cảnh, tôi chợt nhìn thấy bóng của hòn non bộ in lên tường rất giống hình con gấu. Từ đó, trong đầu tôi đã bắt đầu nung nấu ý tưởng kết hợp ánh sáng với các tác phẩm nghệ thuật. Đến khi tốt nghiệp đại học, tôi làm kỹ sư xây dựng cho một cơ quan nhà nước, công việc ổn định, nhưng ý tưởng về loại hình nghệ thuật này vẫn luôn hiện diện nên tôi vừa làm việc, vừa tranh thủ mày mò thực hiện. Năm 2014, tôi quyết định tham gia chương trình “Tìm kiếm tài năng Việt” để giới thiệu nghệ thuật mới của mình và rất may mắn khi nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng và giám khảo. Thành công này đã giúp tôi có thêm dũng khí theo đuổi con đường nghệ thuật này. Đến năm 2020, tôi chính thức khởi nghiệp và dành toàn bộ thời gian cho nghệ thuật điêu khắc ánh sáng”.

Kể chuyện văn hóa - lịch sử Việt Nam thông qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng - Ảnh 1.

Anh Bùi Văn Tự (Bát Tràng, Hà Nội)

Tuy nhiên, đây là một loại hình nghệ thuật mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam nên không có chỉ dẫn, không có lối đi của người trước để học hỏi và sáng tạo bởi vậy Bùi Văn Tự cũng đã gặp những khó khăn khi theo đuổi nghệ thuật này. “Mặc dù mơ hồ và khó hình dung khi bắt đầu một loại hình nghệ thuật mới, cùng với sự phản đối của gia đình và bạn bè, nhưng tôi vẫn quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn vì tôi nghĩ rằng “Có thể thất bại nhiều, nhưng nếu vẫn cứ đi tiếp, tôi tin khi có thành quả thì mọi người cũng sẽ ủng hộ” và đến hôm nay, những thành công của tôi đã được mọi người công nhận. Qua đó, tôi đã có cơ hội mang tác phẩm đi trưng bày, trình diễn tại các chương trình lớn như: Giải thưởng Búa liềm vàng, Festival Huế…” – Bùi Văn Tự chia sẻ thêm.

Giữa muôn vàn nguyên vật liệu, anh chọn gỗ lũa và gốm là chất liệu chính để tạo nên tác phẩm. Bùi Văn Tự cho biết “Đây đều là những nguyên liệu dễ tìm trên thị trường và phù hợp với phong cách sáng tác của tôi. Tuy mỗi loại đều có những ưu nhược điểm khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là phải biết lựa chọn phù hợp với tác phẩm muốn sáng tạo. Gỗ lũa và gốm là chất liệu dễ trưng bày trong mọi không gian khi kết hợp với ánh sáng, ý đồ và thông điệp nghệ thuật phản chiếu đằng sau sẽ tạo một ấn tượng thị giác đặc biệt”.

Kể chuyện văn hóa - lịch sử Việt Nam thông qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng - Ảnh 2.

Các tác phẩm của Bùi Văn Tự thường kể về cuộc sống, con người, văn hóa, lịch sử…

Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, Bùi Văn Tự còn sáng tạo nhiều tác phẩm điêu khắc ánh sáng bằng đá, xi măng, thậm chí các vật dụng cũ đã bỏ đi như mũ bảo hiểm cũ, chai, vỏ lon nước ngọt hay những chiếc hộp giấy… là rác thải, phế thải hàng ngày. Những phần rác thải tưởng chừng vô giá trị nhưng qua đôi bàn tay khéo léo, tỉ mẩn và sự sáng tạo của Bùi Văn Tự, cùng với sự trợ giúp của ánh đèn, chúng đã lột xác trở thành tác phẩm nghệ thuật khiến không ít người chứng kiến ngỡ ngàng.

Để tạo nên một tác phẩm không dễ dàng, đòi hỏi người nghệ sĩ phải kiên trì và có sự tỉ mỉ nhất định. Thông thường, để thực hiện một tác phẩm, Bùi Văn Tự mất từ 1 đến 6 tháng, bao gồm việc lên ý tưởng, tìm nguyên liệu, tạo hình và bổ sung chữ, thơ để tạo thành một tác phẩm hoàn thiện.

Kể chuyện văn hóa - lịch sử Việt Nam thông qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng - Ảnh 3.

Tác phẩm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bùi Văn Tự chia sẻ: “Bất kỳ một tác phẩm điêu khắc ánh sáng cũng cần phải có ý tưởng, có nguồn cảm hứng trước khi bắt tay vào làm. Tôi bắt đầu phải tưởng tượng xem tác phẩm đó là gì, là hình của ai, nội dung như thế nào. Từ đó, tôi mới phác thảo bố cục của một tác phẩm khi hoàn thiện. Sau đó, đến quá trình điêu khắc, tôi sẽ sử dụng ánh sáng để vừa chiếu đèn, vừa chạm trổ sao cho ra đúng sản phẩm mà mình đã lên ý tưởng. Đây là công đoạn khó khăn cũng như mất nhiều thời gian nhất, bởi việc tạo hình để phù hợp giữa phần hình và phần bóng rất khó. Phần hình chỉ cần sai lệch 1mm thì sẽ làm hỏng cả phần bóng. Nó đòi hỏi sự tập trung và tính tỉ mỉ rất cao”.

Đưa văn hóa – lịch sử Việt vào tác phẩm

Các tác phẩm của Bùi Văn Tự thường được tìm nguồn cảm hứng sáng tạo từ chính những con người anh có duyên gặp trong cuộc sống. Đồng thời, anh cũng bám theo những câu chuyện về đời sống, văn hóa, lịch sử… để chuyển cái hay, nét đẹp và sự kỳ diệu của cuộc sống vào tác phẩm.

Kể chuyện văn hóa - lịch sử Việt Nam thông qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng - Ảnh 4.

Tác phẩm chân dung anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

Bùi Văn Tự chia sẻ: “Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng là môn nghệ thuật kết hợp giữa điêu khắc và ánh sáng, từ đó tạo nên hình ảnh độc đáo từ phần bóng của vật thể. Nên vậy, điêu khắc ánh sáng sinh ra rất phù hợp để kể những câu chuyện về đời sống, văn hóa, con người, lịch sử… Trong đó, câu chuyện văn hóa, lịch sử Việt Nam luôn là chủ đề cho tôi nhiều nguồn cảm hứng nhất, tôi đã lựa chọn nhiều câu chuyện khác nhau để thể hiện nhằm truyền cảm hứng, giới thiệu cho công chúng, đặc biệt giới trẻ về bản sắc văn hóa, lịch sử hào hùng của dân tộc ta”.

Từ khi bắt đầu khởi nghiệp cho đến nay, Bùi Văn Tự đã chế tác được hơn 100 tác phẩm, đến tham quan gian phòng nhỏ của anh điều nhiều người không khỏi ngạc nhiên, khi thấy những khúc gỗ lũa được anh chạm khắc thành tác phẩm nghệ thuật, hay từ mảnh ghép của phế liệu được anh tạo thành những bức tượng… Lúc đầu trông có vẻ kì dị nhưng khi được chiếu đèn vào, những tác phẩm ấy lại trở nên lung linh, huyền ảo. Bóng chiếu của những tác phẩm ấy hiện ra là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rồi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, núi non đất Việt hay hình ảnh người mẹ bồng con…

Kể chuyện văn hóa - lịch sử Việt Nam thông qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng - Ảnh 5.
Kể chuyện văn hóa - lịch sử Việt Nam thông qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng - Ảnh 6.

Không gian “Nhật ký xuyên không”

Bên cạnh đó, trong thời gian giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, Bùi Văn Tự đã sáng tạo một tác phẩm từ phế liệu, vỏ chai, nắp bia, lọ tương ớt… Khi ánh sáng rọi vào hiện ra một thiên thần đang cố níu kéo trái đất, cứu thế giới khỏi cơn đại dịch. Qua tác phẩm anh hy vọng sẽ thức tỉnh cộng đồng trước cuộc chiến ngày càng khốc liệt với đại dịch và các vấn đề thiên nhiên.

Hiện nay, Bùi Văn Tự đang ấp ủ một dự án mới “Lịch sử Tràng An – Từ ngọn lửa đầu tiên cho đến những di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới” nhằm chào mừng kỷ niệm 10 năm Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Kể chuyện văn hóa - lịch sử Việt Nam thông qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng - Ảnh 7.

Tác phẩm khắc họa lại hình ảnh vua Lê Hoàn thực hiện lễ tịch điền năm 987

Chia sẻ về dự án, Bùi Văn Tự cho biết: “Khát vọng lớn nhất của tôi là được kể về văn hóa, vẻ đẹp con người và thiên nhiên của Việt Nam. Vì vậy, với dự án này tôi mong muốn mang đến một không gian trải nghiệm, cung cấp cái nhìn tổng quát cho du khách về sự phát triển của con người từ thời tiền sử đến nay ở Tràng An; cùng với đó là các di tích, danh thắng của Quần thể danh thắng Tràng An, mối liên hệ của các di tích trong suốt chiều dài lịch sử. Dự án bao gồm 3 nội dung chính: Người Tràng An thời tiền sử; Cuộc cách mạng nông nghiệp tại Tràng An; Tràng An hôm nay bảo tồn và phát triển.

Ở Quần thể danh thắng Tràng An, đặc trưng có rất nhiều dãy núi đá vôi rất cao. Vì vậy, tôi có thể sử dụng những vật liệu từ tự nhiên để sắp đặt, chiếu ánh sáng hắt lên những ngọn núi, tạo ra những hình ảnh về người Tràng An tiền sử, những câu chuyện về di sản, giúp người xem có cảm giác mới lạ, hùng vĩ, có thể sẽ trở thành điểm du lịch mới vào ban đêm giữ chân du khách tại Ninh Bình”.

Kể chuyện văn hóa - lịch sử Việt Nam thông qua nghệ thuật điêu khắc ánh sáng - Ảnh 8.

Bùi Văn Tự còn sử dụng các chất liệu khác như: đá, xí măng, rác thải để sáng tạo tác phẩm

Đồng thời, trong tương lai, Bùi Văn Tự hy vọng sẽ có điều kiện và cơ hội để sáng tạo những tác phẩm điêu khắc ánh sáng có giá trị, tác phẩm nghệ thuật làm đẹp cho mình, cho người và xã hội và sử dụng điêu khắc ánh sáng để kể những câu chuyện về con người Việt. Qua đó, không chỉ để bạn bè trong nước lắng nghe mà còn lan tỏa ra bạn bè quốc tế./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Vị tướng nào dùng ‘trâu lửa’ phá vòng vây, đánh bại đội quân chúa Trịnh?

Người được nhắc đến chính là Nguyễn Hữu Cầu.Nguyễn Hữu Cầu (1712-1751), xuất thân trong gia đình nông dân nghèo ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Khi còn nhỏ, ông giỏi văn võ, lại thạo bơi lội nên thường được người dân gọi là quận He (tên một loài cá biển).Lớn lên Nguyễn Hữu Cầu gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cừ và được người này quý mến, gả con gái cho. Sau khi Nguyễn Cừ...

Từ người chăn trâu trở thành quân sư kiệt xuất cho chúa Nguyễn, ông là ai?

Người được nhắc đến chính là Đào Duy Từ (1572-1634) quê ở xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, dưới thời chúa Trịnh, ông thi hương đỗ Á nguyên khi mới chỉ 21 tuổi. Thế nhưng sau đó, ông bị triều đình ra lệnh lột mũ, xóa tên bảng vàng vì phát hiện tội đổi họ đi thi, buộc phải lặn lội vào Nam...

Thủ lĩnh đội quân chim bồ câu độc nhất trong sử Việt là ai?

Người được nhắc đến chính là tướng Nguyễn Chích. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Nguyễn Chích (1382 – 1448), quê ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, bố mẹ mất sớm, từ nhỏ ông đã sớm tự lập mưu sinh.Lớn lên trong những biến động của đất nước cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, chứng kiến sự thất bại của nhà Hồ trước quân Minh xâm lược,...

Nữ tướng nào trong lịch sử Việt từng từ chối làm vợ vua?

Người được nhắc đến chính là bà Phạm Thị Toàn, quê ở trang Vân Lộng, xứ Đông (nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời đất nước còn bị quân Lương đô hộ, ở trang Vân Lộng có ông Phạm Lương vợ mất sớm, gà trống nuôi con gái là Phạm Thị Toàn khôn lớn. Ông vốn là người có chí lớn, nên luôn nhắc nhở con gái về nỗi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

KINOFEST-Liên hoan Phim Đức 2024 tại TP.Hồ Chí Minh từ ngày 06/11 – 14/11/2024

(Tổ Quốc) - KINOFEST là Liên hoan phim Đức thường niên do tám (8) Goethe-Institut ở khu vực Đông Nam Á cùng phối hợp tổ chức từ năm 2022. Tại Việt Nam, sau thành công tại Hà Nội và Huế vào tháng 10, KinoFest sẽ diễn ra tại TP.HCM từ 06/11...

Mãn nhãn với chương trình giao lưu nghệ thuật của nghệ sĩ Việt

(Tổ Quốc) - Nằm trong chương trình Lễ hội Văn hoá - Du lịch Việt Nam tại Trung Quốc, chiều ngày 5/11 tại Nhà hát tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật giữa nghệ sĩ hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và chúc mừng. ...

Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng, Phú Thọ

Bộ VHTTDL vừa có Công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ. ...

Đêm nhạc Con thuyền không bến 8- sống lại những bản tình ca bất hủ

(Tổ Quốc) - Vào 20h ngày 15/11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam tổ chức đêm nhạc "Con thuyền không bến 8", với những tình khúc tuyển chọn của một thời đã qua. ...

20 tỉnh thành tham gia Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam

(Tổ Quốc) - Từ ngày 22 - 26/11/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Bảo tàng tỉnh Nghệ An, Tuyến phố đi bộ đường Hồ Tùng Mậu, Tp Vinh sẽ diễn ra Triển lãm "Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam". ...

Bài đọc nhiều

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

10 năm lan tỏa kỹ năng sơ cấp cứu, giúp hàng ngàn người bị nạn mỗi năm

Doanh nghiệp xã hội Kỹ năng sinh tồn SSVN (Survival Skills Vietnam) đã kỷ niệm 10 năm ra đời, bắt đầu hành trình lan tỏa sơ cấp cứu tại Việt Nam ngày 4-11. Người hùng sơ cứuLà một trong những học viên tiêu biểu...

Bộ tứ ‘đại gia’ công nghệ Mỹ bỏ 200 tỷ USD chạy đua AI

Vì cuộc đua AI, năm 2024, chi phí vốn của 4 hãng Internet và phần mềm lớn nhất thế giới – Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet – sẽ cao kỷ lục, hơn 200 tỷ USD. Trong báo cáo kết quả kinh doanh tuần trước, lãnh đạo của bốn hãng công nghệ hàng đầu thế giới đều cảnh báo nhà đầu tư về chi phí vốn tiếp tục tăng, thậm chí tăng mạnh. Từ khi ChatGPT xuất hiện cuối năm 2022, doanh...

Cùng chuyên mục

Mãn nhãn với chương trình giao lưu nghệ thuật của nghệ sĩ Việt

(Tổ Quốc) - Nằm trong chương trình Lễ hội Văn hoá - Du lịch Việt Nam tại Trung Quốc, chiều ngày 5/11 tại Nhà hát tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật giữa nghệ sĩ hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và chúc mừng. ...

Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng, Phú Thọ

Bộ VHTTDL vừa có Công văn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Xuân Lũng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ. ...

Bộ Văn hóa đề xuất phương án phục hồi Bảo vật chùa Phổ Quang

(CLO) Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch (VHTT&DL) đề xuất giải pháp bảo quản toàn bộ các mảnh vỡ của Bảo vật quốc gia Bệ đá hoa sen vừa bị cháy tại chùa Phổ Quang để tìm cách tôn tạo, phục hồi. ...

Cảnh sát tức tốc vào cuộc điều tra

Khoản tiền tích góp cả đời tưởng đã giấu rất kỹ bỗng dưng biến mất khiến hai vợ chồng già vô cùng bàng hoàng. ...

Vụ cô dâu “quỵt” tiền phù dâu, chỉ trả đủ phí với 1 điều kiện gây phẫn nộ

Sau khi thương lượng, cô dâu đã đồng ý trả tiền cho hai phù dâu với 1 điều kiện. ...

Mới nhất

Thần tốc cứu sống ca bệnh đột quỵ

Vừa qua, Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu tại số 366 Tỉnh lộ 10 (Q. Bình Tân, TP.HCM) đã cấp cứu thần tốc cứu sống bệnh nhân đột quỵ. Vừa qua, Hệ thống nhà thuốc và tiêm chủng FPT Long Châu tại số 366 Tỉnh lộ 10 (Q. Bình Tân, TP.HCM) đã cấp cứu thần tốc...

Hòa Phát là Thương hiệu quốc gia lần thứ 7 liên tiếp

Ngày 04/11/2024, Tập đoàn Hòa Phát lần thứ 7 liên tiếp dược vinh danh Thương hiệu quốc gia. Các sản phẩm được công nhận gồm Thép xây dựng, ống thép, tôn mạ màu, tủ đông và máy lọc nước Hòa Phát. Trong đó, tủ đông và máy lọc nước của Tập đoàn là sản phẩm điện lạnh, gia...

Thủ tướng Israel bất ngờ cách chức Bộ trưởng Quốc phòng

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bất ngờ cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant vì mất lòng tin liên quan xung...

Tỷ lệ giải ngân vốn của các Ban quản lý dự án ra sao?

Năm 2024, 6 ban quản lý dự án của Thành phố Đà Nẵng được giao hơn 6.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, nhưng mới giải ngân được hơn 2.700 tỷ, vẫn còn hơn 3.263 tỷ đồng. Đà Nẵng: Tỷ lệ giải ngân vốn của các Ban quản lý dự án ra sao?Năm 2024, 6 ban quản lý dự án...

Tiết lộ về vị đại gia ôm lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức

Khác với suy nghĩ của nhiều người, nhân vật đấu trúng lô đất có giá 103 triệu đồng/m2 tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên lại là một người phụ nữ vô cùng giản dị. Hiện người này đang bán lô đất chênh 200 triệu đồng so với giá trúng. Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu...

Mới nhất