Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiDoanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham...

Doanh số bán sản phẩm tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP

HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.


HÀ TĨNH Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm tăng bình quân 40% so với trước khi tham gia chương trình.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem giải pháp đột phá trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo đó, Hà Tĩnh tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của địa phương, cùng với đó nâng cấp các sản phẩm đã được chứng nhận.

Tham gia chương trình OCOP, nhiều cơ sở, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Tham gia chương trình OCOP, nhiều cơ sở, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Sức bật mới từ chương trình OCOP

Năm 2018, chương trình OCOP đã được tỉnh Hà Tĩnh triển khai. Mục tiêu của chương trình mà Hà Tĩnh đề ra là phát huy thế mạnh của sản phẩm truyền thống đặc trưng, có lợi thế của địa phương trên cơ sở chuyển đổi các nhóm hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tự phát trước đây sang hình thức liên kết sản xuất.

Từ chương trình OCOP, nhiều sản phẩm chủ lực của các địa phương ở Hà Tĩnh ngày càng phát triển, khẳng định uy tín với người tiêu dùng, mang lại thu nhập cao cho các chủ thể. Thời gian qua, nhiều cơ sở, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng đã áp dụng khoa học công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại, tự động hóa trong các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói, góp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Năm 2024, sản phẩm mật ong Cường Nga được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu toàn quốc và được công nhận đạt OCOP 4 sao. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Năm 2024, sản phẩm mật ong Cường Nga được bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu toàn quốc và được công nhận đạt OCOP 4 sao. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Trong đó phải kể đến HTX Mật ong Cường Nga tại xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn. Năm 2019, HTX ra đời với 9 thành viên chính thức và liên kết với hàng chục hộ dân nuôi ong lấy mật trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc HTX chia sẻ: Việc tham gia vào chương trình OCOP đã tạo đột phá cho HTX trong việc thay đổi tư duy, đường hướng sản xuất, kinh doanh.

Từ sự hỗ trợ của chương trình OCOP, HTX đã được các chuyên gia tập huấn cho các thành viên kỹ thuật nuôi và khai thác mật ong theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng với đó, HTX đã đầu tư gần 1 tỷ đồng lắp đặt máy tinh chế mật ong công nghệ Nhật Bản với công suất mỗi năm đạt 15.000 lít mật ong, doanh thu ước đạt hơn 6 tỷ đồng. Đặc biệt, thị trường tiêu thụ sản phẩm của HTX đã được mở rộng ra các tỉnh phía Bắc, vào miền Nam và có mặt tại một số siêu thị trên cả nước.

Đầu năm 2024, sản phẩm nước mắm Phú Sáng đã xuất khẩu sang thị trường Úc với số lượng 15.000 lít. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Đầu năm 2024, sản phẩm nước mắm Phú Sáng đã xuất khẩu sang thị trường Úc với số lượng 15.000 lít. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Năm 2024, sản phẩm “Mật ong Cường Nga” được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu toàn quốc và được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Đây là sản phẩm mật ong đầu tiên của huyện Hương Sơn nói riêng và của tỉnh Hà Tĩnh nói chung đạt tiêu chuẩn này.

Chương trình OCOP của Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của người dân từ chỗ thụ động, trông chờ, ỷ lại sang tự lực, tự chủ, sáng tạo.

Dù mới tham gia OCOP năm 2021 với sản phẩm nước mắm đạt hạng OCOP 3 sao nhưng đến nay, sự phát triển của HTX Chế biến hải sản Phú Sáng (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên) đã có chuyển biến rất tích cực. Từ chỗ sản xuất theo kiểu truyền thống, nhỏ lẻ, mỗi đợt chỉ sản xuất xấp xỉ 5.000 lít và bán sản phẩm thô theo can, chai thì đến nay, HTX đã áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, công suất mỗi đợt lên đến 72.000 lít.

Sau khi tham gia chương trình OCOP, năng lực sản xuất, thương mại sản phẩm của các đơn vị đã có sự chuyển biến rất tích cực. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Sau khi tham gia chương trình OCOP, năng lực sản xuất, thương mại sản phẩm của các đơn vị đã có sự chuyển biến rất tích cực. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Quá trình hoạt động, HTX chú trọng tạo sản phẩm đồng nhất với số lượng lớn và không ngừng cải tiến bao bì, nhãn mác nhằm thu hút người tiêu dùng. Đồng thời, chủ động đăng ký sở hữu trí tuệ, cập nhật thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua mã QR để tạo sự tin cậy cho khách hàng, đối tác.

Hiện HTX đã tiếp tục đầu tư 750 triệu đồng đầu tư công nghệ chiết rót tự động, xây dựng cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, nâng hạng từ OCOP 3 sao lên OCOP 4 sao. Đặc biệt đầu năm 2024, sản phẩm nước mắm Phú Sáng đã được xuất khẩu sang thị trường Úc với số lượng 15.000 lít.

Nhiều chủ thể OCOP đã đưa cơ sở sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống thành hiện đại, quy mô mở rộng. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Nhiều chủ thể OCOP đã đưa cơ sở sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống thành hiện đại, quy mô mở rộng. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Theo đánh giá, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hệ thống cửa hàng OCOP cơ sở vật chất từng bước được đầu tư khang trang, hiện đại; số lượng, chủng loại hàng hóa phục vụ tại các cửa hàng ngày càng phong phú; sản phẩm OCOP có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nên từng bước đã trở thành địa chỉ tin cậy cho khách hàng.

Theo đó, nhiều chủ thể OCOP đã đưa cơ sở sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống trở thành cơ sở sản xuất hiện đại, quy mô mở rộng, phát triển đa dạng mặt hàng, sản phẩm kinh doanh. Điển hình như HTX Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Nguyên Lâm, HTX Hoa Linh Chi, HTX Thu mua và Chế biến thủy hải sản Kỳ Phú, Công ty TNHH Khoa học và công nghệ An Phát ….

Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt nên dễ nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt nên dễ nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ

Theo ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên: Mục tiêu của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Đến nay Hà Tĩnh đã đánh giá, công nhận 364 sản phẩm OCOP, trong đó 275 sản phẩm còn hiệu lực chứng nhận OCOP (15 sản phẩm 4 sao, 260 sản phẩm 3 sao). Ảnh: Ánh Nguyệt.

Đến nay Hà Tĩnh đã đánh giá, công nhận 364 sản phẩm OCOP, trong đó 275 sản phẩm còn hiệu lực chứng nhận OCOP (15 sản phẩm 4 sao, 260 sản phẩm 3 sao). Ảnh: Ánh Nguyệt.

Ông Trần Hữu Hạnh, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hà Tĩnh đánh giá: Chương trình OCOP đã tạo phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô sản xuất hàng hoá gắn với liên kết chuỗi của các địa phương; góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất.

Danh mục các sản phẩm OCOP ngày càng đa dạng, phong phú, có chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc. Nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp, tinh xảo, độc đáo, phát huy được lợi thế tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, ngày càng được nhiều khách hàng tin dùng và đánh giá cao về chất lượng, từng bước khẳng định giá trị và uy tín trên thị trường, tăng trưởng về doanh thu… Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt nên dễ nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng, 

Doanh số bán hàng của các sản phẩm đã tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Doanh số bán hàng của các sản phẩm đã tăng bình quân 40% sau khi tham gia chương trình OCOP. Ảnh: Ánh Nguyệt.

Ông Ngô Đình Long, Phó Chánh Văn phòng NTM tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Thời gian qua, chương trình OCOP được triển khai tích cực và đạt được nhiều kết quả nhất định. Các địa phương đã khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa, tạo sinh kế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao thu nhập cho người dân.

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Tĩnh, đến nay toàn tỉnh đã đánh giá, công nhận 364 sản phẩm OCOP, trong đó 275 sản phẩm còn hiệu lực chứng nhận OCOP (15 sản phẩm 4 sao, 260 sản phẩm 3 sao). Sau khi tham gia chương trình OCOP, doanh số bán hàng của các sản phẩm đều tăng, bình quân tăng 40% so với trước khi tham gia chương trình.





Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/doanh-so-ban-san-pham-tang-binh-quan-40-sau-khi-tham-gia-chuong-trinh-ocop-d409302.html

Cùng chủ đề

Hàng chục hộ dân miền núi Hà Tĩnh tự nguyện hiến đất xây kè chống sạt lở

32 hộ dân xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tự nguyện hiến hơn 3.200m2 đất cho dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở có tổng mức đầu tư 65 tỷ đồng. ...

Cần Thơ tính miễn tiền thuê mặt bằng tại chợ hoa Tết 2025

Chợ hoa Tết 2025 với khoảng 200 lô sạp bán hoa kiểng, cây cảnh và dự kiến được miễn tiền thuê mặt bằng, tiền điện, nước. UBND thành phố Cần Thơ vừa thống nhất chủ trương giao Sở Công Thương tổ chức chợ hoa...

Khởi nghiệp xanh gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

NDO - Sáng 19/11, tại Trường đại học Xây dựng miền Tây, Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo “Khởi nghiệp trong lĩnh vực Nông nghiệp xanh-Kinh tế xanh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Vĩnh Long”. Đại biểu tham dự hội thảo. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh; lãnh đạo sở, ngành chuyên môn, các...

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Với nguồn tài nguyên và sản phẩm phong phú, tỉnh Cà Mau đang nỗ lực đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP nông, thủy sản.   Cà Mau là một trong 4 ngư trường trọng điểm của Việt Nam với diện tích trên 70.000 km2, có 280.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, sản lượng tôm hàng năm khoảng 250.000 tấn, cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho 41 nhà máy chế biến...

Agribank đồng hành, tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa

(Dân trí) - Agribank nỗ lực đồng hành, hỗ trợ nhu cầu vay vốn đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP, góp phần chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị làng nghề truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. OCOP là một trong những chương trình quan trọng được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm trong công tác triển khai thực hiện trên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cách làm bò sốt tiêu đen đơn giản và thơm ngon

Bò sốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng, xin mách bạn công thức chế biến món bò...

Sắp diễn ra lễ hội về bưởi lần đầu tiên tại Đồng Nai

Đồng Nai vừa công bố kế hoạch tổ chức Lễ hội 'Hương Bưởi Tân Triều'. Đây là lễ hội về bưởi lần đầu...

Làm nông nghiệp ở Việt Nam khó có thể lười được

HÀ NỘI Trong sách 'Cuộc cách mạng một cọng rơm', Masanobu Fukuoka chủ trương không làm cỏ. Khái niệm nông nghiệp lười có...

Trồng tiêu hữu cơ, giá cao hơn thị trường 20 – 30%

ĐẮK NÔNG Mấy năm qua, tiêu của HTX Bình Tiến không chỉ được xuất khẩu mà giá bán luôn cao hơn thị trường...

Trồng trà hoa vàng hướng hữu cơ giúp cây khỏe, lá xanh

QUẢNG NINH Mô hình trồng trà hoa vàng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ, chỉ sử dụng...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Ba cách xem ngày tạo tài khoản Facebook

Nếu muốn biết chính xác gia nhập Facebook ngày nào hay tài khoản Facebook đã bao nhiêu ‘tuổi’, bạn có thể làm theo ba cách dưới đây. Xem ngày tạo tài khoản Facebook Cách dễ nhất để xem ngày tạo tài khoản Facebook là sử dụng mục Thông tin cá nhân trên website hoặc ứng dụng. Trong ô tìm kiếm, nhập “thông tin của bạn”. Facebook sẽ cung cấp kết quả tìm kiếm “Truy cập thông tin của bạn”, bấm vào...

Bỏ túi cách mặc áo trễ vai không bị tuột, lại duyên dáng

Thiết kế phá cách khiến áo trễ vai nhanh chóng nhận được cảm tình của phái đẹp. Vì sức lan tỏa ngày càng lớn nên item này cũng có nhiều biến tấu thú vị như áo trễ vai dáng croptop, hay sử dụng chất liệu có phần táo bạo là  lưới, ren… Trang Anh Nguồn

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 sẽ diễn ra từ ngày 7-8/12 tại Vạn Phúc, Hà Nội

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Phục vụ ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao đã gặp gỡ báo chí thông tin về Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024.

Cùng chuyên mục

Mở ra cơ hội hợp tác giữa Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và Viện Pháp

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ Đề án khoa học cấp quốc gia “Phát triển nghệ thuật ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đoàn cán bộ Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã có chuyến khảo sát tại Cộng hòa Pháp, thăm và làm...

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn cho bản thân, gia đình, trong đó có việc sơ tán khỏi thành phố lớn, tránh xa khu vực nguy hiểm. Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine, Người...

Tìm hiểu về văn hóa Phật giáo qua triển lãm mỹ thuật 'Sáng đạo trong đời'

Đến với triển lãm, người xem không chỉ được chiêm ngưỡng nghệ thuật mà còn có thể cảm nhận sâu sắc hơn về lịch sử và tinh thần Phật giáo, về những giá trị cốt lõi của cuộc sống. Triển lãm do Ban Văn hóa Trung ương-Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức trong khuôn khổ của cuộc vận động sáng tác nghệ thuật “Sáng đạo trong đời” với chủ đề...

Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh chậm đóng BHXH hơn 2,1 tỷ đồng

(Dân trí) - Theo danh sách 15.700 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH từ 3 tháng trở lên ở TPHCM, nhiều công ty đang nợ hàng chục tỷ đồng. Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM công bố danh sách các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH từ 3 tháng trở lên. Đáng chú ý, Công ty TNHH nghệ sĩ Quyền Linh cũng có tên trong danh sách, khiến cư dân mạng xôn...

Sinh viên muốn làm đúng ngành, doanh nghiệp lắc đầu do đâu?

Ngày hội Công nghệ thông tin - IT Day 2024 do Đoàn - Hội Sinh viên khoa công nghệ thông tin (Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) tổ chức, ước đón khoảng 5.000 sinh viên tham dự. ...

Mới nhất

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao. Ngày 21/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương...

Việt Nam phản hồi kết luận của Bộ Tài chính Mỹ về chính sách tiền tệ

Bộ Ngoại giao Việt Nam đánh giá cao việc Bộ Tài chính Mỹ kết luận không có đối tác thương mại lớn nào của Mỹ can thiệp tỉ giá. ...

Cận cảnh điểm sạt lở mái đê hữu sông Đáy, Hà Nội chi 7 tỷ đồng để xử lý

Các điểm sạt lở lớn nhỏ mái đê nằm rải rác trên trục đê hữu sông Đáy, đoạn qua xã Đồng Quang (Quốc Oai, Hà Nội) sạt lở nặng nhất. Khu vực này hiện được quây cọc tiêu, cắm...

Mới nhất