Trang chủChính trịNgoại giaoDoanh nghiệp Việt Nam và sứ mệnh tiên phong

Doanh nghiệp Việt Nam và sứ mệnh tiên phong

Thực tế, thực lực của doanh nghiệp Việt Nam, dù đã cải thiện rất lớn sau 40 năm Đổi mới, nhưng vẫn còn non trẻ so với thế giới.

Doanh nghiệp Việt Nam và sứ mệnh tiên phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các doanh nghiệp lớn tiêu biểu tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước, ngày 21/9/2024. (Nguồn: VGP)

Nhiều doanh nhân các thế hệ đã chia sẻ điều này, khi trăn trở gửi tới Chính phủ các sáng kiến, đề xuất, giải pháp và cả những kế hoạch cụ thể, ngay sau khi Chính phủ gửi đi thông điệp “các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn cần chủ động tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia”.

Rất nhiều người trong số họ, 20 năm trước đã đầy cảm xúc đón nhận Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 sau một chặng đường dài nỗ lực vượt qua những khúc khuỷu, chông gai của những năm đầu Đổi mới, vượt qua thử thách của thương trường, của cạnh tranh còn nhiều lạ lẫm, để góp công, góp của làm nên câu chuyện vượt nghèo vĩ đại của Việt Nam. Thời điểm đó, Việt Nam mới có chưa đầy 20.000 doanh nghiệp.

Hiện tại, Việt Nam có 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp khoảng 60% GDP, 85% tổng số lao động.

Khi nhìn vào chặng đường hình thành, phát triển của cộng đồng doanh nhân Việt Nam, giới nghiên cứu kinh tế vĩ mô từng nhận định, họ đã tồn tại, thậm chí phát triển trong những thời kỳ không có bất cứ điều kiện thuận lợi nào cho doanh nghiệp…, thì nay có thể làm nhiều hơn, lớn hơn, mạnh mẽ hơn.

Vấn đề là, dù bước chân của Thaco, VinFast trong ngành công nghiệp ô tô hay cách Sun Group đang đầu tư sân bay, Đèo Cả trở vua hầm đường bộ… đã khẳng định khu vực tư nhân Việt Nam có thể làm được nhiều việc, nhưng lại chưa đủ để nhìn thấy các bước nhảy vũ bão mà các doanh nhân kỳ vọng, như cách Nhật Bản, Hàn Quốc đã làm trong thế kỷ trước.

Thực tế, thực lực của doanh nghiệp Việt Nam, dù đã cải thiện rất lớn sau 40 năm Đổi mới, nhưng vẫn còn non trẻ so với thế giới, cũng như so với những yêu cầu của bài toán đưa Việt Nam vào nhóm nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Các doanh nghiệp quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng, có năng lực dẫn dắt các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng còn ít. Thậm chí, cho tới thời điểm hiện tại, khi nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, thuộc nhóm có độ mở cao nhất thế giới, thì câu chuyện về tư duy kinh doanh thời vụ, tính liên kết, hợp tác kém và khả năng hạn chế trong tận dụng cơ hội từ hội nhập vẫn có trong các báo cáo đánh giá tình hình doanh nghiệp.

Trong khi đó, môi trường kinh doanh, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp dù liên tục có trong các nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ, chính quyền các địa phương và đã được cải thiện rất lớn, nhưng vẫn còn khoảng cách không nhỏ so với các nền kinh tế phát triển, cũng như với chính nhu cầu phát triển của cộng đồng kinh doanh…

Các nhà lãnh đạo của đất nước đã nhìn nhận rõ điều này.

Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua đã thảo luận các quyết sách liên quan đến xây dựng những công trình hạ tầng chiến lược, biểu tượng phát triển đất nước như tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam…

Nhưng trên hết, những định hướng đột phá trong phát triển đất nước giai đoạn tới tiếp tục được khẳng định là đột phá thể chế, làm mới các động lực tăng trưởng cũ và đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới trên cơ sở ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo…

Đặc biệt, những quyết tâm chính trị cao nhất đang được gửi đi để hai thập kỷ tới, tính từ năm 2021 đến năm 2045, chính là kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Không gian phát triển vô hạn cho cả nền kinh tế và doanh nghiệp Việt đang mở ra. Nhưng thể chế, cơ chế, chính sách để doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế, gồm cả tập đoàn kinh tế nhà nước và tư nhân lớn đi cùng, tham gia giải các bài toán lớn của quốc gia chính là chìa khóa.

Cộng đồng kinh doanh đang ở tâm thế sẵn sàng!





Nguồn: https://baoquocte.vn/doanh-nghiep-viet-nam-va-su-menh-tien-phong-289942.html

Cùng chủ đề

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

(Tổ Quốc) - Chiều 10.11 tại Hà Nội, Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư và Chương trình xét, công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024 đã được Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt...

Xây dựng văn hóa kinh doanh, tạo sức mạnh mềm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững

Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư và Chương trình xét, công nhận "Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hoá kinh doanh Việt Nam" năm 2024 đã diễn ra chiều nay (10/11), tại Hà Nội.

Thủ tướng: Cơ hội không thể bỏ lỡ cho doanh nghiệp Việt Nam và UAE

Thủ tướng nhấn mạnh: Sự kiện nâng cấp quan hệ 2 nước lên Đối tác Toàn diện và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) là cơ hội không thể bỏ lỡ cho doanh nghiệp Việt Nam và UAE. Chiều 28/10, giờ địa phương, tại thành phố Dubai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – UAE, nhân chuyến thăm chính thức UAE. Tọa đàm thu hút sự tham...

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường Senegal từ ngày 25 - 29/11/2024. Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Senegal, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal dự kiến tổ chức chương trình công tác tại thị trường này từ ngày 25 - 29/11/2024. Trong thời gian ở Senegal, Thương vụ sẽ có...

Bộ Công Thương: Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam và Ả Rập

Sáng 24/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo giao thương giữa đoàn doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Ả Rập. Buổi B2B Matching do Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Giao lưu Văn hóa và Xúc tiến thương mại Việt Nam - Ả Rập tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàn Quốc tích hợp AI vào sách giáo khoa, Nga-Indonesia tập trận chung, Haiti phế truất Thủ tướng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/11.

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo NotiMass Guerrero của Mexico ngày 9/11 đăng bài viết với tiêu đề "Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Mới đây, Batdongsan.com.vn đã công bố giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam (VREAA) nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Bài đọc nhiều

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Củng cố, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị Việt Nam -Chile

Chủ tịch nước khẳng định nhân dân Việt Nam-Chile gắn bó với nhau bằng tình đoàn kết, hữu nghị cũng như chia sẻ các giá trị, tư tưởng thiêng liêng về độc lập, tự do, hòa bình, bình đẳng và công lý. Nhân chuyến thăm chính thức tới Chile, chiều 10/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp thân mật đoàn Viện Văn hóa Chile-Việt Nam do bà Chủ tịch Patricia Abarzua dẫn đầu. Phát biểu tại...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Xe chở Chủ tịch nước Lương Cường tiến vào khu trung tâm Quảng trường Hiến pháp. Đội trưởng đội danh dự Phủ Tổng thống Chile đón Chủ tịch nước tại nơi đỗ xe và trân trọng mời Chủ tịch nước bước lên thảm đỏ duyệt đội danh dự. Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường được mời tiến tới cổng chính trải thảm đỏ trước Dinh La Moneda, nơi Tổng thống Gabriel Boric Font đang chờ đón. Hai...

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Thủ đô Hà Nội với Argentina

Tham dự buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội. Bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Đảng Công lý (PJ) đến thăm và làm việc tại Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chúc Đoàn có thời gian làm việc thật hiệu quả tại Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. Chia sẻ tại buổi tiếp, Phó...

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Mới nhất

Hàn Quốc tích hợp AI vào sách giáo khoa, Nga-Indonesia tập trận chung, Haiti phế truất Thủ tướng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/11.

Hướng tới nâng tầm quan hệ Việt Nam – Chile

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện José Garcia Ruminot và Chủ tịch Hạ viện Karol Cariola ngày 11-11. Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Thượng viện Chile José Garcia Ruminot - Ảnh: TTXVN Mong Quốc hội hai nước tăng cường hợp tác Tại hai cuộc...

Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại

Không chỉ định vị thương hiệu nước mắm Phú Sáng trên thị trường bằng chứng nhận OCOP 3 sao, nữ giám đốc HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng...

‘Thương vụ’ hòa bình của ông Trump ở Ukraine

Ngay sau chiến thắng áp đảo ở cuộc bầu cử ngày 6-11 vừa qua, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã lập tức bắt tay vào thực hiện cam kết sẽ kết thúc chiến sự ở Ukraine 'trong vòng 24 giờ'. Các sinh viên Đại học Bách khoa nhìn ra bên ngoài cửa kính bị vỡ của khu ký...

Sỏi mật là gì – Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và nhận biết biểu hiện bệnh

Mặc dù sỏi mật là bệnh lành tính, nhưng về lâu dài nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nắm rõ các triệu chứng...

Mới nhất