Trang chủChính trịNgoại giaoDoanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho "cuộc chơi" chung

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho “cuộc chơi” chung


Việt Nam đang dần trở nên quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Thậm chí, có thể nói, đã đến lúc thế giới cần Việt Nam. Nhưng điều quan trọng là, doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội và cùng tham gia “cuộc chơi” đó như thế nào?

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho 'cuộc chơi' chung
Lễ khánh thành Nhà máy Amkor Technology Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong II-C (Bắc Ninh). (Nguồn: Báo Đầu tư)

Thế giới cần Việt Nam

Nhà máy bán dẫn 1,6 tỷ USD, trong đó giai đoạn I là 520 triệu USD, của Amkor Technology (Mỹ) đã chính thức khánh thành ngày 11/10 vừa qua, chỉ sau khi Hana Micron (Hàn Quốc) đưa nhà máy bán dẫn thứ hai ở Bắc Giang đi vào hoạt động chưa đầy 1 tháng.

“Đây là một trong những nhà máy tiên tiến nhất của Amkor. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hệ sinh thái bán dẫn ở Việt Nam”, ông Kim Sung Hun, Tổng giám đốc Amkor Technology Việt Nam nói.

Còn ông Choi Chang Ho, Chủ tịch Tập đoàn Hana Micron cho biết, Hana Micron Việt Nam sẽ là cơ sở sản xuất số 1 trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Hana Micron cũng đã có kế hoạch nâng vốn đầu tư dự án ở Việt Nam lên hơn 1 tỷ USD vào năm 2025.

Việc liên tiếp có 2 dự án trong lĩnh vực bán dẫn quy mô lớn đồng loạt khánh thành trong thời gian ngắn đã chứng minh sức hấp dẫn của Việt Nam với vai trò là một điểm đến mới nổi trong lĩnh vực bán dẫn.

Có lẽ, không phải ngẫu nhiên mà giờ đây, Việt Nam trở thành tâm điểm chú ý của chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực bán dẫn. Tháng 7/2023, khi thăm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen đã nói rằng, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã nổi lên như một điểm nút quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

Chia sẻ về sáng kiến đặt sản xuất ở các nước “bằng hữu” của chính quyền Tổng thống Joe Biden, Bộ trưởng Janet Yellen cho biết, Mỹ đang mong muốn hợp tác với một mạng lưới rộng lớn các đối tác kinh tế đáng tin cậy trong các lĩnh vực như thương mại, khí hậu, bao gồm cả các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi như Việt Nam.

Lời khẳng định càng mạnh mẽ hơn khi trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 9/2023, Tổng thống Joe Biden nói: “Chúng ta sẽ củng cố chuỗi cung ứng, cùng nhau hợp tác chặt chẽ hơn nữa, đầu tư cho khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng xanh để mang lại sự phồn thịnh cho tất cả chúng ta”.

Các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có lĩnh vực bán dẫn đã được hai bên thống nhất. Thông cáo phát đi của Nhà Trắng vào thời điểm đó cũng cho biết, Biên bản ghi nhớ hợp tác mới về chuỗi cung ứng chất bán dẫn, lực lượng lao động và phát triển hệ sinh thái trong lĩnh vực này sẽ chính thức hóa mối quan hệ đối tác song phương này, nhằm mở rộng năng lực của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam và hỗ trợ ngành công nghiệp Mỹ phát triển.

Thực tế, đây là sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Mỹ cần Việt Nam như một phần quan trọng của chuỗi cung ứng ngành bán dẫn, ngành công nghiệp đang rất “hot” trên toàn cầu, bởi hầu hết các ngành công nghiệp của thời đại 4.0 đều cần chip bán dẫn, từ ô tô điện đến thiết bị di động…

Và không chỉ Mỹ, còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)… Họ cũng đang cần và coi Việt Nam như một phần quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Các dự án của các nhà đầu tư này đang tiếp tục dịch chuyển tới Việt Nam. Nếu trước đây, trong lĩnh vực sản xuất, Việt Nam là tâm điểm của mô hình “Trung Quốc +1”, thì giờ đây, trong lĩnh vực bán dẫn, là “Đài Loan +1”. Đài Loan là một trong những địa điểm sản xuất bán dẫn hàng đầu thế giới. Việt Nam, có điều kiện và tiềm năng để có thể đứng bên cạnh Đài Loan, trở thành “cứ điểm” sản xuất mới của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Việt Nam hấp dẫn không chỉ vì có chính trị ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn, nhân lực có chất lượng…, mà còn đang sở hữu những mỏ đất hiếm với trữ lượng đứng thứ hai thế giới. Hiện cả Mỹ và Hàn Quốc đều mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Còn Việt Nam, cũng cần các nhà đầu tư Mỹ nói riêng, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, để “hiện thực hóa chủ trương của Việt Nam trong việc chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, như lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nói.

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng

Đích cuối cùng của mọi sự hợp tác là thúc đẩy sự phát triển đột phá của nền kinh tế và thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tác động lan tỏa mà Việt Nam kỳ vọng là ở đó.

35 năm thu hút đầu tư nước ngoài, dù không ngừng lớn mạnh, nhưng doanh nghiệp Việt phần nào vẫn đang đứng ngoài “cuộc chơi” chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng lần này, câu chuyện có vẻ đã khác. Nhiều doanh nghiệp Việt đã và đang sẵn sàng, thậm chí rất hào hứng với các kế hoạch hợp tác mới để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

FPT là một trong những tập đoàn như vậy. Thực tế, trước các thỏa thuận hợp tác đang nóng lên từng ngày trong thời gian gần đây, FPT đã mở riêng một công ty chuyên về sản xuất bán dẫn. Trường đại học FPT cũng vừa mở thêm chuyên ngành bán dẫn với mục tiêu phát triển nhân lực trong lĩnh vực này.

Theo chia sẻ của ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, 70 triệu con chip của FPT đã được các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) đặt hàng. “Khi chúng ta trở thành một trung tâm chip của thế giới, thì công việc của chúng ta là bạt ngàn”, ông Bình nói.

Cũng chính ông Trương Gia Bình, ngay tại Hội nghị Cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ về Đổi mới sáng tạo và Đầu tư, tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, đã công bố kế hoạch hợp tác với LandingAI – công ty tiên phong trong lĩnh vực thị giác máy tính và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Silicon Valley (Mỹ) nhằm đẩy nhanh quá trình đưa AI vào đào tạo tại hệ thống giáo dục của FPT.

Ông Trương Gia Bình đã đề xuất Chính phủ Mỹ có các chính sách hỗ trợ toàn diện đưa Việt Nam trở thành quốc gia có hệ sinh thái bán dẫn (Semiconductor Ecosystem) hấp dẫn, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ đào tạo khoảng 30.000 – 50.000 nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Chỉ ít thời gian sau, khi tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công du tại Mỹ, ông Trương Gia Bình đã công bố hợp tác với Công ty Silvaco (Mỹ) để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và phát triển kinh doanh ở lĩnh vực giàu tiềm năng này.

Cụ thể, Silvaco, Công ty cổ phần Bán dẫn FPT (FPT Semiconductor JSC), Đại học FPT cam kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho các công ty bán dẫn tại Mỹ. Các bên đồng thời hợp tác để thành lập Trung tâm Đào tạo bán dẫn Việt Nam để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực theo chương trình của Chính phủ.

Không chỉ ông Bình, mà lãnh đạo các tập đoàn lớn của Việt Nam như MoMo, VNG, BRG, VinFast… cũng rất hào hứng với các kế hoạch hợp tác mới trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, công nghiệp bán dẫn.

Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG cho biết, VNG đang mong muốn tìm kiếm quan hệ đối tác với các công ty Mỹ trong lĩnh vực điện toán đám mây, AI, đồng thời đang xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn dành riêng cho tiếng Việt dựa trên mã nguồn mở của các công ty công nghệ Mỹ. Trong khi đó, CEO MoMo Nguyễn Mạnh Tường mong muốn trở thành một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế Việt Nam…

Chờ thêm “chất xúc tác”

Nhiều cơ hội to lớn đang mở ra và doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng. Nhưng có lẽ, vẫn cần có những “chất xúc tác” về chính sách để có thể đẩy nhanh quá trình này. Tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam, được tổ chức cuối tháng 9/2023, tham vấn chính sách cho Chính phủ Việt Nam, ông Arnaud Ginolin, Tổng giám đốc Tập đoàn Tư vấn Boston Việt Nam (BCG) cho rằng, điều quan trọng là Việt Nam phải xác định rõ muốn tham gia công đoạn nào, như thiết kế, sản xuất hay kiểm nghiệm, đóng gói… Bên cạnh đó, phải xây dựng được một chiến lược vừa táo bạo, vừa hiện thực để tối đa hóa cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược để phát triển ngành bán dẫn ở Việt Nam. Một đề án phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư, chuyên gia cho ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2030 cũng đã được xây dựng.

Khi chiến lược hoàn thành, Việt Nam sẽ có đầy đủ tiềm năng và cơ hội, cũng như chính sách để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp bán dẫn, và quan trọng hơn, có thể tạo điều kiện để “kéo” không chỉ tập đoàn lớn của nước ngoài, mà cả của Việt Nam cùng chơi chung trong một “sân chơi” hấp dẫn.

Việc Việt Nam thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), dự kiến chính thức khánh thành vào ngày 28/10 tới, sẽ là cú hích quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, qua đó tạo bước đột phá cho nền kinh tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông ST Liew, Phó chủ tịch Qualcomm CDMD Technologies Asia Pacific Pte. Ltd, kiêm Chủ tịch Qualcomm Đông Nam Á, Australia và New Zealand, trong một cuộc trao đổi với báo giới gần đây đã chia sẻ về những hợp tác của Qualcomm với VinAI, với SonKim Lanh, rồi Viettel, Đại học Phenikaa trong phát triển 5G, AI… tại Việt Nam.

Ông ST Liew cho biết, Việt Nam là một thị trường “mồi”, rất tốt và màu mỡ cho thử nghiệm các công nghệ, đặc biệt về giải pháp 5G, ứng dụng trong thành phố thông minh, giáo dục thông minh, chăm sóc sức khỏe thông minh, nông nghiệp, mạng lưới tư nhân… Ông đã nhắc đến Viettel, VinAI, SonKim Land hay Phenikaa như những “ngọn hải đăng” cho quá trình này.

Chắc chắn, ở Việt Nam, nhiều “ngọn hải đăng” đang sẵn sàng dẫn dắt cuộc chơi toàn cầu. Đó như là một sự đảm bảo cho tương lai thành công hơn nữa của Việt Nam.





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Bằng cách thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện, thúc đẩy đổi mới và phát triển lực lượng lao động lành nghề, Việt Nam có thể tận dụng tiềm năng và đóng góp vào sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Kiên Giang định hướng thu hút đầu tư một số ngành trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Kiên Giang định hướng thu hút một số ngành, lĩnh vực mới như công nghiệp bán dẫn, hydrogen, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. ...

TSMC ‘kẹt cứng’ giữa cuộc chiến vi mạch Mỹ-Trung

Theo Reuters, từ 11/11, TSMC sẽ tạm dừng việc vận chuyển một số loại chip tiên tiến phục vụ AI cho một số khách hàng Trung Quốc đại lục. Việc này được cho là do yêu cầu từ Bộ Thương mại Mỹ áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm đó.Cụ thể, nguồn tin trong ngành cho biết hạn chế xuất khẩu bao gồm một số loại chip tiên tiến, có thiết kế cao...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

(Tổ Quốc) - Chiều 10.11 tại Hà Nội, Diễn đàn quốc gia thường niên "Văn hóa với Doanh nghiệp" lần thứ tư và Chương trình xét, công nhận doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024 đã được Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không...

Xuất khẩu cà phê toàn cầu đã ghi nhận mức tăng kỷ lục trong niên vụ 2023-2024. Xuất khẩu trong tháng 9 tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng hơn 10,7 triệu bao. Kết thúc niên vụ 2023-2024 (10/2023 - 9/2024) tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 11,7% so với niên vụ trước, đạt kỷ lục 137,3 triệu bao, theo ICO.

Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình hạt nhân.

59 tác phẩm xuất sắc được trao Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024

Sáng 14/11, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo tổng kết Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2024.

Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 14/11, giá dầu thế giới chốt phiên ngày 13/11 với mức tăng nhẹ. Chiều nay, nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ giảm, cắt đứt đà tăng của kỳ điều hành trước.

Trải nghiệm suối nước nóng

Đảo Đài Loan (Trung Quốc) không chỉ gây ấn tượng với du khách bởi văn hóa đặc sắc và thiên nhiên phong phú mà còn được mệnh danh là "thiên đường suối nước nóng" nhờ vào địa hình đặc biệt. Khi tiết trời vào mùa Thu Đông, du khách khó lòng bỏ qua trải nghiệm thư giãn trong làn nước ấm tự nhiên để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây.

Bài đọc nhiều

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Quảng Ngãi mở rộng bầu trời thu hút đầu tư mới

Sự góp mặt của doanh nghiệp, doanh nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng để Quảng Ngãi đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Cùng chuyên mục

Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không...

Xuất khẩu cà phê toàn cầu đã ghi nhận mức tăng kỷ lục trong niên vụ 2023-2024. Xuất khẩu trong tháng 9 tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng hơn 10,7 triệu bao. Kết thúc niên vụ 2023-2024 (10/2023 - 9/2024) tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 11,7% so với niên vụ trước, đạt kỷ lục 137,3 triệu bao, theo ICO.

Hà Nội mong muốn tiếp tục hợp tác với Cuba trong các lĩnh vực thế mạnh

Cùng dự buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo một số sở, ngành TP. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong bày tỏ vui mừng khi được tiếp ngài Đại sứ Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam. Đồng thời chúc mừng ngài Đại sứ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, có...

Thế giới chốt phiên tăng nhẹ; xăng trong nước chiều nay nhiều khả năng sẽ giảm

Giá xăng dầu hôm nay 14/11, giá dầu thế giới chốt phiên ngày 13/11 với mức tăng nhẹ. Chiều nay, nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước sẽ giảm, cắt đứt đà tăng của kỳ điều hành trước.

Hậu bầu cử, Đức thêm “đòn đau” vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Các doanh nghiệp có phản ứng thái quá hay Liên minh châu Âu (EU) cần chuẩn bị tốt hơn?

Việt Nam cùng APEC tăng trưởng và thịnh vượng trong kỷ nguyên vươn mình

Bằng cách thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số toàn diện, thúc đẩy đổi mới và phát triển lực lượng lao động lành nghề, Việt Nam có thể tận dụng tiềm năng và đóng góp vào sự tăng trưởng và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ cảm xúc khi lần đầu đến với Bạch Long Vĩ

(Dân trí) - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên ông đến với Bạch Long Vĩ, một chuyến thăm mà cá nhân ông mong muốn từ lâu. Sáng 14/11, trong chương trình công tác tại Hải Phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã ra thăm, khảo sát cuộc sống...

Peru coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác mọi mặt với Việt Nam

(ĐCSVN) - Tại cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Gustavo Adriazén khẳng định Peru coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác mọi mặt với Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đạt được trong gần 40 năm Đổi mới và mong muốn hai...

Ngắm cao tốc Bến Lức – Long Thành nhánh Đông dài 7km sắp thông xe

(Dân trí) - Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành từ nút giao quốc lộ 51 đến đường dẫn vào cảng lớn nhất tỉnh Đồng Nai dần thành hình, dự kiến thông xe vào tháng 12 tới. Đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành nhánh Đông dài 7km qua tỉnh Đồng Nai sẽ được đưa vào khai thác...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 14.11.2024

Hà Nội, ngày 14.11.2024, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 14 tháng 11 năm 2024 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp...

Lợi ích không ngờ từ lá chuối

Nguồn dinh dưỡng dồi dàoLá chuối chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, C, E, kali, canxi và magie. Các chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid cũng có trong lá chuối, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa...

Mới nhất