Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamDoanh nghiệp Việt có đủ sức làm đường sắt tốc độ cao?

Doanh nghiệp Việt có đủ sức làm đường sắt tốc độ cao?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dự báo sẽ đem lại khối lượng công việc khổng lồ cho thị trường xây lắp hạ tầng. Các doanh nghiệp giao thông Việt Nam có đủ năng lực để chớp lấy cơ hội này hay không là vấn đề rất được quan tâm.

Doanh nghiệp sẵn sàng

Một buổi chiều tháng 10, gác lại những cuộc điện thoại chỉ đạo từ xa, đôn đốc tiến độ thi công các gói thầu đơn vị đang đảm nhận tại loạt dự án cao tốc trên cả nước, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Cienco4 đón PV Báo Giao thông với sự hồ hởi khi nhắc đến “siêu dự án” đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Doanh nghiệp Việt có đủ sức làm đường sắt tốc độ cao?- Ảnh 1.

Cienco4 tự tin với năng lực, kinh nghiệm từng tham gia dự án metro Bến Thành – Suối Tiên, Cát Linh – Hà Đông và nhiều dự án giao thông lớn nên có thể tham gia hầu hết các hạng mục đường sắt tốc độ cao. (Trong ảnh: Cienco4 tham gia thi công dự án metro Bến Thành – Suối Tiên).

“Đây là dự án rất lớn, cần có nhà thầu, tư vấn, nhà cung cấp thiết bị có năng lực thực sự. Cienco4 có đủ tự tin để tham gia vào dự án. Với năng lực, kinh nghiệm của mình, mong muốn của Cienco4 là tham gia hầu hết các hạng mục từ phần hạ tầng xây dựng đến thiết bị”, ông Huỳnh quả quyết.

Theo ông, lợi thế của doanh nghiệp là đã từng tham gia dự án metro Bến Thành – Suối Tiên và Cát Linh – Hà Đông nên đã có sẵn hệ thống quản lý, cả nghìn kỹ sư, công nhân. Một số lượng nhân lực nhất định đang được tiếp tục gửi đi đào tạo. Cienco4 còn có một số đối tác nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn khi cần thiết.

Ông Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành (Phương Thành Tranconsin) cho rằng, ở góc độ kỹ thuật, đường sắt tốc độ cao cũng có cầu cạn, hầm xuyên núi, nền đường như dự án đường bộ cao tốc. Sự khác biệt chủ yếu về độ ổn định của cầu, độ dốc, một số công trình an toàn đòi hỏi nghiêm ngặt, chính xác hơn.

Rốt ráo chuẩn bị nguồn lực

Ông Khôi cho hay, với quy mô nhân sự gần 2.000 người, hơn 60% là nhân lực chất lượng cao có thể làm chủ công nghệ cao cùng năng lực thi công các loại cầu lớn, kỹ thuật phức tạp, nếu có cơ hội tham gia, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đáp ứng được “đầu bài” đưa ra.

Đảng và Nhà nước ta đã nêu chính sách rõ ràng là xây đường sắt tốc độ cao áp dụng công nghệ tiên tiến nhưng phải đảm bảo sự tham gia đồng thời của các doanh nghiệp trong nước, tiến tới làm chủ công nghệ.

Việc tham gia dự án sẽ là cơ hội để họ hiểu, tiến tới tiếp nhận, làm chủ, phát triển công nghệ trong tương lai.

PGS.TS Trần Chủng (Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam)

Phương Thành Tranconsin đã chủ động cử nhân sự đi đào tạo ở Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp… Bước đi tiếp theo là mở viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, mời các “tổng công trình sư” quốc tế dày dặn kinh nghiệm trao đổi chuyên môn để định vị rõ hơn các hạng mục công việc có thể tham gia, công nghệ cần nghiên cứu làm chủ, trang thiết bị cần đầu tư.

Xác định đầu tư hạ tầng đường sắt là hướng đi mới trong 5 – 10 năm tới, Tập đoàn Đèo Cả cũng đã hợp tác với các trường đại học để tuyển sinh, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Mô hình hợp tác gồm đặt hàng tại nguồn và đào tạo tại chỗ.

“Chúng tôi tổ chức nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt – metro của các nước tiên tiến thông qua các cơ sở đào tạo uy tín để chọn lọc “nhập khẩu” chương trình và chuyên gia”, ông Nguyễn Quang Vĩnh, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả thông tin.

Chủ động tiếp cận dự án, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính cũng đã lên danh sách cử khoảng 40 kỹ sư công trình đi học lớp kỹ sư đường sắt của Đại học GTVT Hà Nội; tiếp tục chọn lọc kỹ sư đi học tại một số quốc gia phát triển về đường sắt tốc độ cao.

Ở lĩnh vực tư vấn, ông Phạm Hữu Sơn, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) cho biết, cách đây khoảng 3 năm, TEDI đã xác định xây dựng đội ngũ kỹ sư về đường sắt. TEDI đã kết thúc 2 lớp với gần 100 kỹ sư được đào tạo. Cuối năm 2025, đơn vị sẽ đào tạo được 300 kỹ sư.

Nên “chọn mặt gửi vàng”

Từ bài học kinh nghiệm làm dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2, lãnh đạo Phương Thành Tranconsin cho rằng, dự án đường sắt tốc độ cao muốn nhanh và hiệu quả, việc phân chia gói thầu phải “ra tấm ra món” mới tạo điều kiện cho các nhà thầu phát huy tối đa năng lực. Cơ chế chỉ định thầu cần được tiếp tục xem xét áp dụng để có thể chọn đúng và trúng những doanh nghiệp có tiềm lực.

Từ thực tế trải nghiệm, học hỏi mô hình ở một số quốc gia châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, lãnh đạo Tập đoàn Cienco4 khẳng định, hầu hết các phần hạ tầng xây dựng (trừ thiết bị) và các nhà ga không phải nhà ga trung tâm, các nhà thầu giao thông lớn trong nước đều đủ năng lực thực hiện.

“Cơ quan chức năng cần chọn các nhà thầu lớn, có kinh nghiệm để đại diện cho các gói thầu lớn. Cơ chế chỉ định thầu như ở dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam là một điểm mở, cần nghiên cứu triển khai.

Ngoại trừ một số nhà ga chính cần tích hợp nhiều hạ tầng kỹ thuật thì xem xét chọn các doanh nghiệp ngoại có kinh nghiệm về công nghệ, thiết bị, vận hành khai thác làm tổng thầu để bảo đảm sự chính xác cao”, vị này nói.

Cũng theo lãnh đạo Cienco4, quá trình xây dựng tiêu chí để lựa chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn, nếu yêu cầu đưa ra là “doanh nghiệp đã từng tham gia một công trình tương tự” sẽ là trở ngại cho các doanh nghiệp trong nước, bởi ở Việt Nam chưa có một tuyến đường sắt tốc độ cao nào.

Có thể đảm nhận hầu hết phần xây lắp

Đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, nhiều đơn vị thi công các gói thầu lớn thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 đang huy động một nguồn nhân lực, thiết bị rất lớn để đưa các dự án thành phần về đích sớm. Dự báo sau năm 2025, lượng nhân lực, máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp sẽ tồn đọng khá lớn, cần có công việc “gối đầu”.

Với dự án đường sắt tốc độ cao, cần có cơ chế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được tham gia. Trong đó, các hạng mục có thể nghiên cứu tách thành 2 hợp phần. Hợp phần 1 là các hạng mục từ phần dưới ray trở xuống có tính chất tương tự công trình đường bộ (cầu, đường, hầm), cần giao cho doanh nghiệp trong nước có kinh nghiệm thực hiện. Hợp phần 2 là đầu máy toa xe, hệ thống thông tin tín hiệu… xem xét giao doanh nghiệp trong nước liên danh với doanh nghiệp nước ngoài triển khai.

Trực tiếp tham gia đoàn công tác của Bộ GTVT đi học hỏi kinh nghiệm, “mục sở thị” nhiều công trình ở nhiều quốc gia, ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt VN nhận định, với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các nhà thầu trong nước có thể đảm nhận hầu hết phần xây lắp.

“Như ở Trung Quốc, năm 2008, khi bắt tay vào xây dựng tuyến đầu tiên, khẩu hiệu của họ là “Không chờ có máy móc, thiết bị hiện đại mới làm đường sắt cao tốc”.

Cách thức huy động doanh nghiệp trong nước của họ cũng rất đơn giản, chỉ cần doanh nghiệp có đủ năng lực đáp ứng về nhân lực, thiết bị chuyên dụng theo “đầu bài” đưa ra là được”, ông Cảnh chia sẻ.

Theo Bộ GTVT, việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng hơn 33 tỷ USD.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, công trình tuyến được thiết kế theo nguyên tắc: Bảo đảm hướng tuyến thẳng nhất có thể, giảm chi phí vận hành khai thác; không giao cắt đồng mức để bảo đảm tốc độ thiết kế, an toàn vận hành khai thác; hạn chế tác động đến môi trường và khu vực tuyến đi qua.

Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đề xuất sử dụng 3 loại kết cấu chính trên tuyến gồm: Kết cấu cầu khoảng 60% chiều dài tuyến, áp dụng trường hợp tuyến đi qua khu vực đô thị, đông dân cư, vượt sông và các vị trí giao với các công trình khác; kết cấu hầm khoảng 10% chiều dài tuyến áp dụng khi đi qua khu vực đồi núi cao; kết cấu nền đất khoảng 30% chiều dài tuyến, áp dụng khi tuyến đi qua khu vực dân cư thưa, không giao cắt với công trình khác, điều kiện địa chất ổn định.

 

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/doanh-nghiep-viet-co-du-suc-lam-duong-sat-toc-do-cao-192241021231416866.htm

Cùng chủ đề

Các dự án phát triển hạ tầng giao thông giúp người dân miền núi cải thiện cuộc sống

Ngày 9/11, tại Gia Lai đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vùng miền Trung - Tây Nguyên. ...

Một cán bộ quản lý thị trường ở Sóc Trăng bị tố xin tiền chủ cây xăng

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng vào cuộc xác minh làm rõ nội dung tố cáo. Còn người bị tố cáo nói rằng không nhớ có nhắn tin hay điện thoại xin tiền hay không. ...

Đường trăm tỷ cạnh sân bay Tân Sơn Nhất tạm thông xe vẫn vắng hoe vì dân… chưa biết

Đoạn đường nối xuyên qua khu đất sân bay Tân Sơn Nhất đã thông xe tạm giúp giảm ùn ứ nhưng vẫn ít phương tiện đi vào. ...

Mốc son quan trọng trong phát triển giao thông hiện đại của Thủ đô

Kinhtedothi - Sáng nay, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ vận hành thương mại, đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội. Đây là động lực để Hà Nội tiếp tục đầu tư xây dựng một mạng lưới giao thông công cộng hiện đại. Động lực phát triển đường sắt đô thị Sáng nay, ngày 9/11, tại Ga S8 - Ga Cầu Giấy, UBND TP Hà Nội tổ chức...

Bị tố vòi tiền doanh nghiệp, cán bộ Sở Du lịch Kiên Giang nói gì?

PV Báo Giao thông đã liên lạc được với ông Phạm Xuân Nam, Thanh tra viên Sở Du lịch Kiên Giang. Ông này có trần tình về đơn tố cáo vòi vĩnh doanh nghiệp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nổ mìn phá khối đá hàng chục tấn “treo” trên đường đèo Cù Hin

Lúc 17h ngày 9/11, lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kích nổ khối đá nguy hiểm trên đường đèo Cù Hin, thuộc đại lộ Nguyễn Tất Thành nối TP Nha Trang với sân bay Cam Ranh. ...

Các dự án phát triển hạ tầng giao thông giúp người dân miền núi cải thiện cuộc sống

Ngày 9/11, tại Gia Lai đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vùng miền Trung - Tây Nguyên. ...

Hoàn thành nhà ga hành khách sân bay Long Thành trong tháng 8/2026

Các hạng mục của Dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1 đang cấp tập triển khai để đáp ứng tiến độ. ...

Rạp cưới dựng giữa đường ở TP.HCM, ô tô phải đi ngược chiều

Một đám cưới ở quận 12, TP.HCM dựng rạp dài 200m, chiếm trọn một làn đường khiến các phương tiện buộc phải đi ngược chiều ở làn đường còn lại. ...

6 tháng nữa phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Thủ tướng đã yêu cầu trong 6 tháng nữa, Bộ Y tế phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức để đưa vào sử dụng. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc. Cảng cạn Trùng Khánh có 7 chức năng lớn gồm vận chuyển, lưu trữ container...

Chuyện làm đường sắt tốc độ cao của 5 quốc gia phát triển

Đường sắt tốc độ cao đã được đầu tư, tạo xung lực đưa kinh tế tại nhiều quốc gia phát triển thần tốc. Song ít ai biết được, đằng sau những thành tựu ấy là một hành trình đầu tư đầy chông gai, thách thức và trở ngại… "Cân não" làm dự án đường sắt tốc độ cao đầu tiên Tháng 9/2024, thông tin Ban chấp hành Trung ương thống nhất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc...

Trải nghiệm tàu hoả “5 sao” tại Việt Nam: dịch vụ cao cấp, phòng chờ VIP, ghế xoay 180 độ

Tiếp nối thành công của tàu chất lượng cao Hà Nội – Đà Nẵng (SE19/20), Ngày 27/4/2024, tại Ga Sài Gòn, ngành đường sắt đã tổ chức Lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao SE21/22 (Sài Gòn – Đà Nẵng) với nhiều tiện ích hiện đại, sang trọng và dịch vụ cao cấp. Được Tổng công ty chọn lựa từ những toa xe có chất lượng tốt nhất để đưa vào nâng cấp và cải tạo, tàu SE21/22 sau...

Tàu tốc độ cao “thu nhỏ” nước Pháp

Pháp là nước thứ ba sau Nhật Bản, Italia đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao, đưa tàu TGV trở thành “niềm tự hào dân tộc”. "Thu nhỏ" nước Pháp bằng tàu tốc độ cao Pháp là nước thứ hai tại châu Âu đầu tư, khai thác đường sắt tốc độ cao và cũng giống như Nhật Bản, Italia, xuất phát từ nhu cầu mạng lưới đường sắt thông thường không đáp ứng được nhu cầu. Theo tìm hiểu của...

Đoàn tàu du lịch kết nối di sản miền Trung giữa Huế – Đà Nẵng có gì?

Đoàn tàu du lịch mang tên “Kết nối di sản miền Trung” nối Huế - Đà Nẵng đã chính thức lăn bánh từ hôm nay 26/3. Đoàn tàu du lịch nối Huế - Đà Nẵng khởi hành tại ga Huế sáng 26/3. Ảnh: NHẬT LINH Ngày 26-3, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức khai trương chuyến tàu du lịch nối Huế - Đà Nẵng mang tên "Kết nối di sản miền Trung". Chuyến tàu mang số hiệu HĐ1...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội đến Trùng Khánh

Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. Đây là một trong những hoạt động trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc. Cảng cạn Trùng Khánh có 7 chức năng lớn gồm vận chuyển, lưu trữ container...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc

Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch CRCC bày tỏ tình cảm gắn bó của CRCC với Việt Nam, cho biết đơn vị tiền thân của tập...

Bí quyết làm đường sắt cao tốc của Đức

Đức tự nghiên cứu, phát triển công nghệ đường sắt tốc độ cao cả về hạ tầng và phương tiện với mục tiêu “nhanh bằng một nửa máy bay, gấp 2 lần ô tô”. Ưu tiên vận tải hành khách, vận tải hàng hóa được bố trí vào ban đêm Nói về những tuyến đường sắt tốc độ cao nổi tiếng thế giới, không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố...

Cẩn trọng, cầu thị khi làm đường sắt tốc độ cao

Chiều muộn 4/11, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 20 để thẩm tra chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

2 lần trả lại tài sản cho khách nước ngoài trong một ngày

Hôm nay (04/11/2024), tiếp viên đường sắt đã trả lại tài sản cho 2 trường hợp khách nước ngoài để quên tài sản trên tàu. Cụ thể: Sáng nay, Trưởng tàu SP4 Phạm Quang Chiến vừa trao trả lại tài sản cho vị khách nước ngoài tại ga Hà Nội. Được biết, hành khách mua riêng 1 khoang giường nằm, sau khi xuống tàu đã để quên 1 ba lô màu đen. Bên trong gồm 01 quyển hộ chiếu, 01...

Mới nhất

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển...

Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025

Dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên có tổng vốn đầu tư hơn 817 tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025. Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025Dự án Tuyến thoát nước chính...

Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồng

Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồngDự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. ...

Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Phương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với đó là bảo đảm cơ hội có con cho những phụ nữ đang tập trung cho sự nghiệp, những người mắc bệnh liên quan đến sinh sản, hiểm nghèo... Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh...

Mới nhất