Trang chủNewsThời sựDoanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định...

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (gọi tắt là EUDR) được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và có hiệu lực vào tháng 12/2024 đối với các doanh nghiệp lớn và áp dụng từ 30/6/2025 với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngày 2/10/2024, cơ quan này đã công bố đề xuất hoãn thực thi Quy định chống phá rừng. Theo dự kiến mới, quy định này sẽ bắt đầu thực thi vào tháng 1/2025 đối với các doanh nghiệp lớn.

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu
Báo Công Thương vừa tổ chức toạ đàm ‘Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”

Quy định nhằm giải quyết việc phá rừng, suy thoái rừng, và bảo tồn rừng để giảm lượng khí thải carbon và mất đa dạng sinh học. Trong các nhóm mặt hàng chịu sự điều chỉnh của quy định chống phá rừng, Việt Nam có 3 nhóm hàng bị tác động chính, đó là gỗ, cao su và cà phê. Trong đó, cà phê chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu tính riêng 27 nước Liên minh châu Âu, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này chiếm khoảng trên dưới 40% tổng khối lượng xuất khẩu, kim ngạch trên dưới 2 tỷ USD.

Từ năm 2023 tới nay, trong quá trình thực thi, chuẩn bị đáp ứng các Quy định EUDR, Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH Việt Nam cùng các đối tác công tư đã luôn ưu tiên, hỗ trợ, triển khai các giải pháp giúp doanh nghiệp thích ứng với EUDR.

Quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu
Bà Phan Thị Vân – Giám đốc chương trình/Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH Việt Nam

Liên quan đến những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cà phê triển khai Quy định EUDR, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Phan Thị Vân – Giám đốc chương trình/Tổ chức sáng kiến thương mại bền vững IDH Việt Nam về những giải pháp đồng hành, hỗ trợ của Tổ chức đối với cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện, tuân thủ Quy định EUDR.

Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động canh tác, sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Được biết, IDH là tổ chức tiên phong hỗ trợ ngành cà phê Việt Nam trong việc thích ứng với EUDR. Xin bà cho biết, IDH đã và đang triển khai các chương trình hay hoạt động gì để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu của EUDR?

Từ cuối năm 2022, tổ chức IDH đã nắm bắt thông tin về tác động của EUDR đối với ngành cà phê Việt Nam và chủ động chia sẻ thông tin với các đối tác. Nhận thấy ảnh hưởng lớn của EUDR, IDH đã nhanh chóng xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân.

Trong thời gian qua, IDH đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, JDE Peet’s – công ty nhập khẩu cà phê lớn nhất vào EU, cùng các hiệp hội ngành hàng để phát triển các giải pháp thích ứng với EUDR. Sau đó, IDH đã hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông cùng JDE Peet’s và 11 công ty (chiếm khoảng 70% lượng cà phê của Việt Nam) và chính quyền địa phương thực hiện thí điểm tại 4 huyện thuộc 2 tỉnh Đắk LắkLâm Đồng nhằm triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc và minh bạch chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn EUDR.

Thời gian qua, IDH đã tổ chức nhiều khóa đào tạo và hội thảo hướng dẫn cho doanh nghiệp và người nông dân về quy trình thu thập và quản lý dữ liệu cần thiết.

IDH cũng đã đóng góp vào việc xây dựng để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Khung kế hoạch hành động thích ứng với Quy định EUDR” ở cấp bộ và phối hợp cùng các tỉnh Tây Nguyên xây dựng khung kế hoạch này.

Dựa trên kết quả của giai đoạn thí điểm, IDH đang tiếp tục hợp tác với các cơ quan quản lý cấp bộ để hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật. Đồng thời, IDH cũng phối hợp với UBND các tỉnh, huyện và các doanh nghiệp nhằm nhân rộng các giải pháp thích ứng với EUDR trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.

Trong thời gian tới, IDH sẽ tiếp tục đồng hành cùng các đối tác, tập trung vào cải thiện quản lý rừng, hỗ trợ các mô hình canh tác bền vững và nông nghiệp tái sinh, giúp ngành cà phê Việt Nam vừa tuân thủ EUDR vừa phát triển bền vững.

Bà có thể đánh giá cụ thể về những thay đổi tích cực mà các doanh nghiệp ở Việt Nam đã thực hiện để thích ứng với EUDR?

Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước thay đổi tích cực để thích ứng với EUDR, đặc biệt là trong việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc từ khâu sản xuất đến xuất khẩu, đảm bảo rằng sản phẩm không gây mất rừng và đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của EU.

Theo tôi đánh giá, thời gian qua, các doanh nghiệp đã tích cực tham gia vào chương trình thí điểm thích ứng với EUDR tại 2 tỉnh Lâm Đông và Đắk Lắk do IDH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và JDE cùng chính quyền địa phương thực hiện.

Các doanh nghiệp cũng đã hoàn thiện lại hệ thống giải trình về việc sản xuất, kinh doanh hợp pháp và không gây mất rừng Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã khá chủ động trong việc thu thập thêm dữ liệu vườn cây, thông tin nông hộ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ý thức được việc chứng minh nguồn gốc sản phẩm không gây mất rừng là yêu cầu bắt buộc nên họ đã thuê các đơn vị tư vấn độc lập (cả trong và ngoài nước) sử dụng các công cụ viễn thám để chứng minh điều này.

Tôi cho rằng, những thay đổi này đã giúp tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại thị trường quốc tế, tạo ra cơ hội xuất khẩu bền vững cho ngành hàng Việt Nam và đảm bảo sự phát triển bền vững cho nông nghiệp

Từ góc độ tổ chức hỗ trợ phát triển bền vững, bà có những khuyến nghị nào dành cho doanh nghiệp để đáp ứng và tuân thủ tốt nhất Quy định chống phá rừng của EU?

Để doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng và tuân thủ hiệu quả các yêu cầu của EUDR, IDH khuyến nghị doanh nghiệp tập trung vào hai vấn đề chính:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc và quản lý rủi ro để xác minh nguồn gốc bền vững của sản phẩm, phù hợp với yêu cầu của EUDR. Dựa trên kết quả triển khai các giải pháp thí điểm, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) về rừng và vùng trồng, chúng tôi đề xuất các doanh nghiệp hợp tác cùng xây dựng CSDL rừng và CSDL vùng trồng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đạt được hệ thống thông tin đồng nhất.

Thứ hai, doanh nghiệp cần hỗ trợ người dân tại vùng nguyên liệu áp dụng các phương pháp canh tác bền vững và nông nghiệp tái sinh để giảm thiểu tác động đến môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như đảm bảo ko có người nông dân nào bị bỏ lại phía sau trong chuỗi cung ứng.

IDH sẵn sàng tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình này.

Câu hỏi cuối xin được gửi tới đại diện của IDH, bà có thể cho biết yếu tố nào là quan trọng để giúp cho việc thực hiện EUDR hiệu quả?

EUDR có tác động sâu rộng và quy mô lớn, do đó để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của EUDR cần có sự tham gia của tất cả các chủ thể trong chuỗi cung ứng, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, nhà mua hàng, nhà xuất khẩu, đại lý thu mua tại địa phương và người sản xuất. Thiếu sự tham gia của bất kỳ chủ thể nào trong việc thực hiện các yêu cầu của EUDR đều có thể dẫn đến rủi ro không tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của EUDR.

Để thực thi EUDR hiệu quả, hợp tác công-tư (PPP) giữa các chủ thể là yếu tố then chốt. IDH nhận thấy vai trò quan trọng của PPP trong việc thực hiện các giải pháp thích ứng EUDR nên đã kết nối người trồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cơ quan quản lý để thực hiện thí điểm các giải pháp thích ứng EUDR từ đó tạo ra một hệ thống minh bạch, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc và giảm thiểu tác động đến rừng. Trong mô hình PPP này, người trồng và doanh nghiệp sẽ cung cấp dữ liệu sản xuất đáng tin cậy và áp dụng các phương pháp canh tác bền vững. Chính quyền địa phương và các bộ, ngành hỗ trợ khung pháp lý, cung cấp thông tin và giám sát tiến độ thực hiện.

Do đó, cần thiết lập một cơ chế hợp tác và phương pháp tổ chức thực hiện cụ thể, rõ ràng để huy động sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan. Cách tiếp cận này không chỉ hỗ trợ việc thực thi EUDR tốt hơn mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp, đồng thời nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Xin cảm ơn bà!



Nguồn: https://congthuong.vn/doanh-nghiep-thay-doi-tich-cuc-de-thich-ung-voi-quy-dinh-chong-pha-rung-cua-eu-358805.html

Cùng chủ đề

Khốc liệt cạnh tranh Internet vệ tinh

'Chòm sao vệ tinh' là sáng kiến lớn thứ ba của Liên minh châu Âu (EU) trong không gian sau hệ thống định vị Galileo và chòm sao vệ tinh quan sát Trái đất Copernicus. Đầu tuần này EU đã ký các hợp đồng...

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Sản phẩm điện, điện tử, công nghệ thông tin, là một trong 7 nhóm sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động bởi Thỏa thuận Xanh châu Âu. Tác động đến chi phí của doanh nghiệp Việt Theo bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban, Ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):...

Đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết nhiều nguồn đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam. Trong hai ngày 12 và 13-12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và...

‘Gieo mầm’ hợp tác toàn cầu

Hiệp định EU-MERCOSUR không chỉ là một thỏa thuận thương mại mà còn mang tính biểu tượng về sự hợp tác giữa Bắc và Nam bán cầu. Trang Gisreportsonline vừa có bài viết về việc Liên minh châu Âu (EU) và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong hơn 2 thập kỷ và hai bên có thể sớm đồng ý thông qua FTA này dù...

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Tuyến đường sắt từ Trung Quốc sang châu Á đến Đông Âu sẽ là lựa chọn dịch vụ logistics mới rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển khi xuất khẩu sang châu Âu. Trước khi xảy ra các cuộc xung đột Ukraine và Trung Đông, hàng xuất khẩu từ Việt Nam đi châu Âu qua hai tuyến vận tải. Phần lớn hàng xuất bằng đường biển qua kênh đào Suez và cập cảng Bắc Âu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vàng trong nước “lao dốc”

Giá vàng chiều nay 19/12/2024: Giá vàng trong nước đồng loạt giảm cả triệu đồng mỗi lượng trong bối cảnh giá vàng thế giới cũng giảm xuống mức thấp nhất tháng. Tại thời điểm khảo sát lúc 14h ngày 19/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...

Xăng 95 tăng giá thêm 408 đồng/lít, lên trên 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 19/12. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 383 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 408 đồng/lít; giá dầu cũng điều chỉnh tăng. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (19/12). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 19/12/2024. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 383 đồng/lít, lên...

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay. Có thể nói, những điểm sáng đáng mừng này cho thấy ngành thép nước ta đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, với nhiều thách thức còn đang hiện hữu, ngành thép nước ta vẫn cần thêm thời gian để có thể bứt phá sang giai đoạn tăng trưởng mới. ...

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý. Xe vận tải chiến thuật hạng trung FMTV Dòng phương tiện chiến thuật hạng trung (FMTV) là một hệ thống phương tiện quân sự đa dạng, được phát triển trên nền tảng khung gầm chung để đáp ứng các yêu...

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần. Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 - Kỷ lục mới, vị thế mới” do Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt phối hợp với Văn phòng Bộ Nông...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Việt Nam xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng khả năng tự vệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam chủ trương xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; xây dựng tiềm lực quốc phòng đủ mạnh để tăng cường khả năng tự vệ, bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa. Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng chủ trì khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam...

Tuyến cao tốc hơn 10.000 tỉ đồng chưa thu phí đã dặm vá lởm chởm

(NLĐO) - Tuyến cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết đưa vào vận hành từ tháng 5-2023 xuất hiện nhiều điểm ổ gà, sụt lún phải dặm vá nhiều chỗ. ...

Hoạt động giám sát nâng cao vai trò của Mặt trận

Hoạt động giám sát, phản biện xã hội (GS, PB XH) đã góp phần nâng cao vai trò của Mặt trận, tạo thêm “cầu nối” và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Ngày 19/12,...

Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải

Gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Hà Nội và TP.HCM có thể duy trì Sở Giao thông vận tải và sáp nhập Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng. ...

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc” của Tổng Bí thư Tô Lâm. 1. Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Sau 80 năm xây dựng,...

Mới nhất

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Sydney

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đánh giá cao các hội đoàn tại Australia có nhiều hoạt động hướng về quê hương đất nước, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội và đoàn kết dân tộc. Thứ trưởng đã ghi nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp, tâm tình...

Ung thư đại trực tràng, ai cần tầm soát sớm?

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng cũng có thể điều trị và chữa khỏi tới hơn...

Ngân hàng tăng trưởng nhờ ứng dụng nền tảng tương tác

DNVN - Quá trình chuyển đổi của Techcombank thiết lập nên tiêu chuẩn cho quá trình hiện đại hóa mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp, cho thấy các chiến lược lấy khách...

Số phận TikTok tại Mỹ được định đoạt vào ngày 10/1/2025?

Tòa án Tối cao Mỹ sẽ lắng nghe kháng cáo của TikTok vào ngày 10/1/2025, hơn một tuần trước hạn chót yêu cầu ứng dụng thoái hết vốn Trung Quốc nếu không muốn bị cấm. Theo luật có hiệu lực từ ngày 19/1/2025, ứng dụng TikTok sẽ bị cấm tại Mỹ nếu không thoái hết vốn Trung Quốc. Một ngày...

Thưởng Tết Ất Tỵ ở Nghệ An cao nhất 74 triệu đồng

Qua khảo sát hơn 8.600 công ty, doanh nghiệp ở Nghệ An cho thấy mức thưởng Tết Ất Tỵ năm 2025 dự kiến cao nhất khoảng 74 triệu đồng/người. ...

Mới nhất