Doanh nghiệp nhôm cần đa dạng hóa thị trường va hàng xuất khẩu để vượt khó

Báo Đô thịBáo Đô thị22/02/2025


Doanh nghiệp nhôm cần đa dạng hóa thị trường và hàng xuất khẩu để vượt khó - Ảnh 1

Chưa hết lợi thế cạnh tranh 

Theo các chuyên gia trong ngành cho biết, tổng công suất thiết kế toàn ngành nhôm Việt Nam khoảng 2 triệu tấn/năm, trong đó, công suất của nhôm định hình là 800.000 tấn/năm, nhưng thực tế sản lượng của thông thường của các nhà máy chỉ đạt 45% công suất thiết kế.

Về nguyên liệu sản xuất nhôm, đến nay, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất là quặng bauxite, toàn bộ lượng alumin sản xuất đều được xuất khẩu và hiện chưa có năng lực luyện nhôm chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu 100%. Doanh nghiệp trong ngành nhôm vẫn phụ thuộc vào nhôm thỏi, phôi nhôm nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm từ nhôm.

Bên cạnh đó, việc Nga và Trung Quốc, 2 quốc gia cung cấp nhôm lớn nhất thế giới bị áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu, thậm chí làm gián đoạn nguồn cung, tác động trực tiếp đến giá nguyên liệu, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng này của các doanh nghiệp nhôm trong nước.

Khó chồng khó khi ngày 10/2/2025 (tức sáng 11/2/2025 – giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm lên mức cố định là 25% “không có ngoại lệ hoặc miễn trừ” trong một động thái nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp đang gặp khó khăn, hiệu lực áp dụng kể từ ngày 12/3/2025. Trước đó, năm 2018, Mỹ đã áp thuế nhập khẩu nhôm là 10%, đến nay mức thuế này đã tăng lên 25%.

Theo Hiệp hội Nhôm thanh định hình Việt Nam, nhóm doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ chính sách này là các nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là nhóm doanh nghiệp xuất khẩu chính nên sẽ chịu tác động nhiều hơn các công ty tư nhân Việt Nam.

Tuy nhiên, hệ lụy sau đó là công suất dư thừa ở các nhà máy này sẽ gây áp lực trở lại thị trường trong nước vốn đang thừa sau một thời gian dài suy thoái, gây ảnh hưởng gián tiếp lên toàn bộ các nhà sản xuất nhôm Việt Nam.

Tuy nhiên, tác động của chính sách này lên các thị trường xuất khẩu là tương tự nhau, ngoại trừ hàng hoá của Trung Quốc đang bị bổ sung mức thuế 10% thì sức cạnh tranh của hàng hoá xuất xứ từ Trung Quốc sẽ bị giảm so với các thị trường khác. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh như cũ so với các thị trường quốc tế, và có lợi thế cạnh tranh tốt hơn hàng hoá của Trung Quốc.

Chủ động các phương án để vượt qua khó khăn 

Ngay từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngành nhôm Việt Nam đã xác định là sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro thuế quan, sự gia tăng chi phí đầu vào về nguyên liệu - hàng hóa và vận tải; khiến tỷ suất lợi nhuận của DN nhôm Việt có xu hướng giảm.

Mặt khác, các doanh nghiệp ngành nhôm cũng đẩy mạnh nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới để hỗ trợ cho các thị trường và khách hàng truyền thống, nâng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất ngành nhôm.

Trước mắt, các nhà sản xuất – xuất khẩu nhôm Việt Nam cần tập trung theo dõi, cập nhật thông tin từ phía đối tác với các đơn hàng đã ký kết để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đồng thời, thảo luận phương án thích hợp cho các đơn hàng tiếp theo để duy trì hoạt động giao thương với bạn hàng truyền thống.

Còn về Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Tăng cường sử dụng các nguyên liệu được sản xuất trong nước hoặc từ các nguồn cung cấp không bị nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM); tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản phẩm được tạo ra tại doanh nghiệp.

Không tiếp tay cho các hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ để tránh phải đối mặt với các vụ việc PVTM, chống lẩn tránh biện pháp PVTM; Kịp thời phát hiện các hành vi lẩn tránh thuế PVTM và thông báo cho Cục PVTM để có các biện pháp ứng phó phù hợp.

Chủ động đa dạng nguồn nguyên liệu, tránh phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ một nước; thường xuyên theo dõi và hạn chế nhập khẩu nguyên liệu từ các nhà cung cấp nằm trong danh sách các doanh nghiệp bị xác định là vi phạm quy định về chống lao động cưỡng bức của Mỹ.

Triển khai hệ thống quản lý, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, minh bạch; duy trì hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế, lưu giữ đầy đủ hóa đơn, chứng từ; Bố trí nguồn lực, hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra của Mỹ khi bị điều tra và liên hệ với Cục PVTM - Bộ Công Thương để được hỗ trợ kịp thời.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/doanh-nghiep-nhom-can-da-dang-hoa-thi-truong-va-hang-xuat-khau-de-vuot-kho.html

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

No videos available