Trang chủNewsKinh tếDoanh nghiệp Nhật Bản “săn” mục tiêu M&A xuyên biên giới

Doanh nghiệp Nhật Bản “săn” mục tiêu M&A xuyên biên giới

Nguồn vốn dồi dào hơn, mô hình quản trị cởi mở hơn, song thị trường nội địa dần cạn dư địa, nên các doanh nghiệp Nhật Bản đang tăng tốc tìm kiếm các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) xuyên biên giới.

Nguồn vốn dồi dào hơn, mô hình quản trị cởi mở hơn, song thị trường nội địa dần cạn dư địa, nên các doanh nghiệp Nhật Bản đang tăng tốc tìm kiếm các thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) xuyên biên giới.




Tìm cách chia “miếng bánh” hơn 4.200 tỷ USD

Thông tin doanh nghiệp Nhật Bản đang tìm cách M&A các công ty lớn hơn ở nước ngoài khi nguồn tiền mặt dư dôi hơn 4.200 tỷ USD được tung ra mới đây khiến thị trường dậy sóng.

Điều này cũng cho thấy, thị trường nội địa chật hẹp, buộc các doanh nghiệp Nhật Bản phải tìm mục tiêu tăng trưởng ở bên ngoài thông qua các thương vụ M&A.

Theo ông Yoshinobu Agu, Giám đốc bộ phận M&A của Citi ở Tokyo, trong vài năm qua, những giao dịch M&A của các công ty Nhật Bản thực hiện ở nước ngoài có quy mô ngày càng lớn. Khát vọng phát triển cũng như đầu tư của các công ty Nhật Bản đã mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Trong năm 2023, theo thống kê từ Recof Data, doanh nghiệp Nhật Bản đã thực hiện khoảng 660 giao dịch M&A ở nước ngoài, tăng 6% so với năm 2022. Khoảng 1/3 số thương vụ diễn ra ở Mỹ, tiếp theo là Anh (44 thương vụ), Singapore (42 thương vụ) và Ấn Độ (34 thương vụ).

DIỄN ĐÀN M&A VIỆT NAM LẦN THỨ 16, NĂM 2024

Sự kiện thường niên uy tín về mua bán – sáp nhập doanh nghiệp và kết nối đầu tư do Báo Đầu tư tổ chức dưới sự chỉ đạo và bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ được tổ chức tại Khách sạn JW Marriott Saigon (TP.HCM) vào thứ Tư, ngày 27/11/2024.

 Với chủ đề “Nhộn nhịp thương vụ/A Blossoming Market”, Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2024 sẽ thảo luận chuyên sâu về các cơ hội M&A đang trỗi dậy vào các lĩnh vực tiềm năng như bất động sản, bán lẻ, công nghệ, năng lượng tái tạo, dịch vụ tài chính và logistics.

 Diễn đàn M&A 2024 sẽ có các hoạt động chính sau:
– Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế.
-Vinh danh các Thương vụ và Nhà tư vấn M&A tiêu biểu giai đoạn 2023 – 2024.
– Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2024 (song ngữ Việt – Anh).

Dữ liệu của S&P Capital IQ Pro cho thấy, các thương vụ M&A ở nước ngoài đạt giá trị giao dịch khoảng 50,5 tỷ USD, tăng khoảng 7% so với năm trước. Trong đó, nổi bật là thương vụ Nippon Steel chi khoảng 14 tỷ USD mua U.S. Steel. Tuy nhiên, quá trình hoàn tất thương vụ này đang bị ảnh hưởng bởi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Bên cạnh đó, có thể kể đến các thương vụ như: Panasonic Connect chi 7,1 tỷ USD mua lại hãng quản lý chuỗi cung ứng Blue Yonder Group Inc. – hãng con độc lập thuộc Panasonic ở Mỹ; hãng chip Renesas Electronics chi 5,9 tỷ USD (9,1 tỷ đô la Australia) mua lại công ty phần mềm Altium của Australia; Renesas chi 5,7 tỷ USD mua hãng chip liên doanh Dialog Semiconductor giữa Anh và Đức; hãng xây dựng nhà ở Sekisui House chi 4,9 tỷ USD mua lại công ty xây dựng nhà ở MDC Holdings của Mỹ.

Khi thị trường M&A nội địa ở Nhật Bản vẫn ở quy mô nhỏ so với các thị trường phát triển khác, để tạo sự bùng nổ mới trong các giao dịch M&A xuyên biên giới, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện cải cách quản trị doanh nghiệp.

Các nhà môi giới thương vụ M&A xuyên biên giới tại Nhật Bản tiết lộ, các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm mục tiêu tại những nơi có nền kinh tế tăng trưởng và dân số trẻ, như Đông Nam Á và Ấn Độ.

Nếu như tại Mỹ, các công ty Nhật Bản theo đuổi các vụ mua lại 100% vì thị trường minh bạch,  thì tại Đông Nam Á và Ấn Độ, họ lại chỉ muốn chiếm cổ phần thiểu số. Lý do là, các công ty Nhật Bản muốn khai thác mạng lưới kinh doanh và mối quan hệ với chính quyền của các giám đốc điều hành địa phương.

Ông Yusuke Ojima, Trưởng khu vực ASEAN của Nihon M&A Center Holdings đánh giá, thị trường nội địa Nhật Bản đang bước vào giai đoạn bão hòa, tiềm năng tăng trưởng đang bị hạn chế so với các nền kinh tế năng động và phát triển nhanh chóng. Khu vực ASEAN, bao gồm các quốc gia như Malaysia,

Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, mang lại nhiều cơ hội lớn cho các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm sự đa dạng hóa và phát triển.

“Bằng cách mở rộng đầu tư vào các thị trường tăng trưởng cao này, các công ty Nhật Bản không chỉ giảm thiểu rủi ro từ sự biến động của kinh tế trong nước, mà còn tận dụng được các cơ hội mới để phát triển dài hạn và mở rộng thị trường”, ông Yusuke Ojima chia sẻ.

Muốn thâm nhập sâu hơn vào Việt Nam

Các nhà môi giới cho rằng, vốn không phải là vấn đề chính đối với các công ty Nhật Bản. Hiện các công ty Nhật Bản nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các nhà đầu tư. Điều quan trọng đối với các công ty lớn là không được mất lòng tin từ các nhà đầu tư.

Tại thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đang có những động thái mạnh tay trong việc tìm kiếm các công ty mục tiêu để M&A.

Theo dữ liệu của Tập đoàn Giao dịch chứng khoán London (LSEG), trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị các giao dịch được công bố tại châu Á đạt 622 tỷ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng 25% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 286 tỷ USD. Trong đó, khoảng 80% giá trị các giao dịch được giao dịch với một
đối tác xuyên biên giới.

Mới đây, Nihon M&A Center Holdings (Nihon M&A Center) vừa thành lập ASEAN to Global Capital (AtoG Capital), một công ty con chuyên về quản lý quỹ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng sang khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Thông qua quỹ này, AtoG Capital tập trung thúc đẩy các cơ hội M&A xuyên biên giới giữa các công ty Nhật Bản và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực ASEAN.

Theo ông Yusuke Ojima, AtoG Capital giúp các nhà đầu tư Nhật Bản tạo ra các cơ hội đầu tư xuyên biên giới. “Chúng tôi cung cấp cho khách hàng nguồn lực và chuyên môn cần thiết để vượt qua những thách thức trong các giao dịch M&A quốc tế, từ đó thúc đẩy các quan hệ đối tác thành công và phát triển bền vững”, ông Yusuke Ojima nói.

AtoG Capital và Nihon M&A Center đều kỳ vọng thúc đẩy các doanh nghiệp tại ASEAN, đặc biệt là các doanh nghiệp tầm trung, giúp phát huy hết tiềm năng của họ trên thị trường toàn cầu.

Cụ thể, AtoG Capital sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong quy trình thoái vốn hai giai đoạn, hỗ trợ tái cơ cấu nội bộ và sau đó hỗ trợ bán cổ phần thông qua dịch vụ tư vấn của Nihon M&A Center. Quỹ này sẽ đảm bảo sự phù hợp với các tiêu chuẩn kinh doanh của Nhật Bản và cung cấp quy trình tích hợp sau sáp nhập có cấu trúc rõ ràng, nhằm tối ưu hoá thời gian và chi phí cho các giao dịch thoái vốn thành công.

Với chuyên môn trong việc tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp để phù hợp với các tiêu chuẩn kinh doanh của Nhật Bản và cung cấp quy trình tích hợp sau sáp nhập có cấu trúc rõ ràng, Nihon M&A Center đảm bảo một quá trình chuyển đổi mượt mà vào văn hóa kinh doanh Nhật Bản.

Mô hình đầu tư này giúp tối ưu hóa thời gian và chi phí cho các giao dịch thoái vốn thành công, đồng thời giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của ban lãnh đạo vào các quyết định chiến lược, cho phép các doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn.

Từ năm 2020, Nihon M&A Center Việt Nam đã hoàn tất hơn 8 thương vụ mỗi năm, với giá trị trung bình dao động từ 10 triệu USD đến 50 triệu USD. Các thương vụ này trải dài trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, logistics, công nghệ thông tin và phân phối.

Các động thái trên phần nào cởi bỏ tâm lý nặng nề cho các nhà đầu tư, khi thời gian qua, các thương vụ M&A xuyên biên giới của các nhà đầu tư nước ngoài phần nào bị “hãm phanh” bởi các biện pháp quản lý chặt chẽ.

Theo TS. Lê Minh Phiếu, Luật sư sáng lập và điều hành LMP Lawyers, các biện pháp đưa ra nhằm quản lý “chặt chẽ” hơn, nhưng thiếu đồng bộ, rõ ràng, gây ra 2 khó khăn.

Đầu tiên, là khó khăn trong quá trình bên mua thẩm định pháp lý. Những quy định không đồng bộ, rõ ràng khiến bên bán khó thực hiện và tuân theo, còn bên mua cũng không chắc như thế nào mới là tuân thủ đúng. Điều đó dẫn đến việc nhìn nhận về một vấn đề pháp lý trong hoạt động của công ty mục tiêu bị khác biệt, khó đạt được sự đồng thuận.

“Việc đàm phán các điều khoản liên quan trong hợp đồng như điều kiện tiên quyết, cam đoan và bảo đảm hay bồi thường cũng dẫn đến kéo dài”, ông Phiếu chia sẻ.

Khó khăn thứ hai được ông Phiếu chỉ ra là việc thực hiện các thủ tục pháp lý để đóng thương vụ. Theo ông Phiếu, việc thiếu đồng bộ và rõ ràng làm cho các bên khá căng thẳng khi đàm phán các điều kiện tiên quyết liên quan đến thủ tục pháp lý. Thậm chí, khi đàm phán xong, các bên vẫn phải thực hiện trong sự hồi hộp.

Mặc dù vậy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, M&A là một chiến lược hợp lý để tái cấu trúc và khôi phục sức mạnh cho doanh nghiệp. Thực tế, sau Covid-19 và do nhiều yếu tố, đa số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về dòng tiền cũng như kế hoạch để phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Việc hợp tác với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư nước ngoài có thể giúp doanh nghiệp phần nào tháo gỡ khó khăn trước mắt về mặt tài chính, đồng thời có sự hợp tác về chiến lược cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp cũng phải không ngừng tìm kiếm cơ hội để có thể nâng cao năng lực tài chính, nâng cao thương hiệu, mở rộng thị trường, đầu tư đội ngũ nhân sự chủ chốt, tận dụng nguồn lực, kinh nghiệm về công nghệ, quản trị, vận hành, marketing… từ các đối tác trong và ngoài nước”, ông Phiếu nói.





Nguồn: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-nhat-ban-san-muc-tieu-ma-xuyen-bien-gioi-d229050.html

Cùng chủ đề

Apple chuẩn bị sở hữu những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám

DNVN - Pixelmator - công ty có những ứng dụng chỉnh sửa ảnh đình đám như Pixelmator Pro, Pixelmator, Photomator - đã công bố quyết định sẽ sáp nhập với Apple. ...

Nhật Bản triển khai kế hoạch hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn

Ngày 2/11, chính phủ Nhật Bản đã công bố một kế hoạch hỗ trợ tài chính đầy tham vọng nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của nước này.

TP Buôn Ma Thuột tiên phong sáp nhập 4 đơn vị hành chính cấp xã

UBND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) chính thức công bố sáp nhập 4 đơn vị hành chính cấp xã thành 2 đơn vị. Đây là địa phương đầu tiên ở tỉnh Đắk Lắk công bố sáp nhập các đơn vị hành chính theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sáng 30/10, UBND TP Buôn Ma Thuột tổ chức lễ công bố sáp nhập 4 đơn vị hành chính thành 2 đơn vị hành chính theo nghị...

Doanh nghiệp Nhật Bản thay đổi chiến lược tuyển dụng

Thị trường lao động Nhật Bản đang chứng kiến một cuộc chiến giành nhân tài ngày càng gay gắt, đặc biệt trong bối cảnh thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, nhất là dịch vụ.

Dấu hiệu hồi sinh thị trường mua bán

Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đang có dấu hiệu hồi sinh trong những tháng cuối năm, với nhiều công ty công bố hoàn tất giao dịch. Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) những tháng cuối năm đang sôi động trở lại. Trong ảnh: Hung Vuong Plaza sau M&A thuộc quyền kiểm soát của KIDO (Ảnh: Lê Toàn) Nhộn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dừng lưu hành sử dụng sản phẩm Babistar ZinC

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có Thông báo số 2758/TB-ATTP đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Babistar ZinC. Tin mới y tế ngày 4/11: Dừng lưu hành sử dụng sản phẩm Babistar ZinCCục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có Thông báo số 2758/TB-ATTP đề nghị tạm dừng việc bán, lưu thông, sử dụng hàng hóa lô sản phẩm...

Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng đạt gần 27,26 tỷ USD, chỉ còn tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý, vốn đăng ký mới đã giảm so với cùng kỳ năm 2023. Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lạiTổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng đạt...

Công khai nội dung đấu thầu trước để các nhà thầu biết và tự quyết định

Trong báo cáo giải trình các ý kiến của đại biểu Quốc hội về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm rõ các lo ngại liên quan đến một số hoạt động đấu thầu được thực hiện trước khi dự án hoặc điều ước quốc tế được phê duyệt. Công khai nội dung đấu thầu trước để các nhà thầu biết và tự quyết địnhTrong...

Hành trình 10 năm với những dấu ấn khác biệt của Masterise Homes

Liên tục giới thiệu những sản phẩm cao cấp, phát triển các dự án bất động sản hàng hiệu, sáng tạo trong các hoạt động vì cộng đồng…, hành trình 10 năm qua của Masterise Homes đã ghi được nhiều dấu ấn khác biệt với khách hàng, đối tác và cộng đồng. Liên tục giới thiệu những sản phẩm cao cấp, phát triển các dự án bất động sản hàng hiệu, sáng tạo trong các hoạt động vì cộng đồng…,...

Sản phẩm Nafoods Group được công nhận Thương hiệu Quốc gia 2024

Ngày 4/11/2024, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (THQG VN) năm 2024, sản phẩm của tập đoàn Nafoods Group đã được công nhận Thương hiệu Quốc gia cho giai đoạn 2024-2026. Ngày 4/11/2024, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (THQG VN) năm 2024, sản phẩm của tập đoàn Nafoods Group đã được công nhận Thương hiệu Quốc gia cho giai đoạn 2024-2026. ...

Bài đọc nhiều

Giá vàng ngày 4/11/2024: Thị trường vàng có xu hướng tăng hay giảm trong tuần mới?

DNVN - Vào ngày 4/11/2024, giá vàng trong nước vào cuối tuần duy trì ở mức ổn định. Trong khi đó, thị trường vàng thế giới đã kết thúc chuỗi tăng giá trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. ...

CEO Adsota gợi ý ‘chìa khóa’ giúp các chiến dịch marketing du lịch thành công

DNVN - Chìa khóa thu hút du khách hiện nay không chỉ là quảng bá các điểm đến nổi bật mà còn là tạo ra trải nghiệm gắn kết sâu sắc với cộng đồng địa phương. Mỗi tour không chỉ đơn thuần là hành trình tham quan, mà là cơ hội để du khách...

359 sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ công bố 359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam năm 2024.Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.Vinh danh doanh nghiệp hướng tới kỷ nguyên xanhChương trình THQG lần thứ 9 đã thu hút được sự tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề,...

Đà giảm vẫn diễn ra do lo ngại nguồn cung toàn cầu

Các chuyên gia dự đoán giá cà phê ngày 5/11 tiếp đà giảm do các quốc gia mở rộng diện tích trồng cà phê dẫn đến tăng nguồn cung toàn cầu gây áp lực lên giá. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 5/11/2024 tiếp tục chịu áp lực giảm. Tuần này diễn biến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Fed công bố điều chỉnh lãi suất sẽ là những yếu tố tác...

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương. Từ năm 2016 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ Sơn La đã triển khai 36 nhiệm vụ xây dựng và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực mang địa danh của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 29 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ. Tiêu...

Cùng chuyên mục

Chấm dứt đà giảm, bật tăng trở lại

Dự báo giá cà phê ngày 6/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 6/11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 6/11/2024 chấm dứt đà giảm, bật tăng trở lại. Đồng USD trượt giá trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ giúp cà phê hồi phục trở lại. Ngay đầu tuần,...

Đoàn doanh nghiệp Việt tham gia Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7

Đoàn đại biểu của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Trưởng đoàn đã tham dự Lễ Khai mạc Hội chợ và Diễn đàn kinh tế quốc tế Hồng Kiều 2024. Ngày 5/11/2024, tại Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã khai mạc Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ 7 (CIIE 2024). Với chủ đề “Thời đại mới, chia sẻ tương lai”, CIIE 2024 có tổng diện tích...

Nối dài đà giảm, áp lực giảm giá vẫn còn hiện hữu

Dự báo giá tiêu ngày 6/11: Giá tiêu trực tuyến; giá tiêu Tây Nguyên, giá tiêu Đắk Lắk; giá tiêu Đông Nam Bộ; giá tiêu Đắk Nông; giá tiêu mới nhất ngày 6/11. Theo dự báo, giá tiêu ngày 6/11có thể sẽ tiếp tục dao động nhẹ hoặc giữ ổn định trong ngắn hạn. Nguyên nhân chính là do nguồn cung tiêu đang hạn chế và nhu cầu tiêu thụ chưa có dấu hiệu phục hồi...

Hành trình 10 năm với những dấu ấn khác biệt của Masterise Homes

Liên tục giới thiệu những sản phẩm cao cấp, phát triển các dự án bất động sản hàng hiệu, sáng tạo trong các hoạt động vì cộng đồng…, hành trình 10 năm qua của Masterise Homes đã ghi được nhiều dấu ấn khác biệt với khách hàng, đối tác và cộng đồng. Liên tục giới thiệu những sản phẩm cao cấp, phát triển các dự án bất động sản hàng hiệu, sáng tạo trong các hoạt động vì cộng đồng…,...

Sản phẩm Nafoods Group được công nhận Thương hiệu Quốc gia 2024

Ngày 4/11/2024, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (THQG VN) năm 2024, sản phẩm của tập đoàn Nafoods Group đã được công nhận Thương hiệu Quốc gia cho giai đoạn 2024-2026. Ngày 4/11/2024, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam (THQG VN) năm 2024, sản phẩm của tập đoàn Nafoods Group đã được công nhận Thương hiệu Quốc gia cho giai đoạn 2024-2026. ...

Mới nhất

Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng đạt gần 27,26 tỷ USD, chỉ còn tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý, vốn đăng ký mới đã giảm so với cùng kỳ năm 2023. Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam,...

Vụ 20 trẻ mầm non vào viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột: Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể

Chiều 5-11, UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo đột xuất cung cấp thông tin về vụ việc trẻ nhập viện nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột tại Trường mầm non xã Giang Ma. ...

Hà Giang: Thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS từ nguồn lực đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cấp chính quyền, các ngành bám sát kế...

Sản phụ sau sinh xuất hiện ho, khó thở, cảnh giác với bệnh lý cơ tim chu sản nguy hiểm

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ 29 tuổi mắc bệnh cơ tim chu sản - bệnh lý tim mạch hiếm gặp trong lâm sàng. Với đội...

Ca sĩ Quốc Kháng bị bắt vụ lừa chạy án 9 tỷ là Quán quân ‘Tình khúc vàng’

Đối tượng Lê Quốc Kháng vừa bị bắt giữ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là ca sĩ, từng đoạt quán quân cuộc thi "Tình khúc vàng" năm 2020. Ngày 5/11, Công an TPHCM khởi tố, bắt tạm giam Lê Quốc Kháng, 43 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan số tiền 9 tỷ...

Mới nhất