Trang chủNewsKinh tếDoanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh

Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM) kỳ vọng, các doanh nghiệp Việt sẽ giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh, với chiến lược kinh doanh phù hợp để thích ứng với các cuộc đua mới, tận dụng ưu đãi từ các FTA để đưa xuất khẩu tiến xa.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM) kỳ vọng, các doanh nghiệp Việt sẽ giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh, với chiến lược kinh doanh phù hợp để thích ứng với các cuộc đua mới, tận dụng ưu đãi từ các FTA để đưa xuất khẩu tiến xa.





Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM)

MẠNG LƯỚI FTA TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC TỚI XUẤT KHẨU

Lần đầu tiên, quy mô ngoại thương của Việt Nam chạm mốc 800 tỷ USD, trong đó xuất khẩu khoảng 403 tỷ USD, xuất siêu 23 tỷ USD. Ông bình luận thế nào về những con số này?

Sau sự sụt giảm trong hoạt động xuất nhập khẩu của năm 2023, Việt Nam đứng trước nhiều thách thức trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu năm 2024. Thách thức đó càng phức tạp hơn trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2024 có nhiều yếu tố không thuận, trong đó xung đột diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực, căng thẳng thương mại, xu hướng thắt chặt tiền tệ trong thời gian dài hơn dự kiến ở Mỹ và một số nước phát triển…

Trong bối cảnh ấy, kết quả xuất nhập khẩu mà Việt Nam đạt được là rất tích cực, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều tăng trưởng. Đáng lưu ý, khu vực doanh nghiệp trong nước đạt mức tăng trưởng tới 19,8% trong 11 tháng của năm 2024 (so với cùng kỳ năm 2023), cao hơn so với khu vực FDI với mức tăng tương ứng là 12,6%. Điều đó cho thấy, dù doanh nghiệp FDI vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, nhưng các doanh nghiệp trong nước đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thích ứng với các xu hướng mới của thị trường.

Xuất siêu cả năm 2024 có thể đạt 23 tỷ USD. Cùng với gia tăng dòng vốn FDI, kết quả xuất siêu đã góp phần tạo ổn định kinh tế vĩ mô, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Dấu ấn hội nhập kinh tế quốc tế trong năm qua không thể không nhắc tới sự kiện Việt Nam – UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA), đưa tổng số FTA ký kết của nước ta lên con số 17. Đánh giá của ông về những nỗ lực đàm phán, ký kết các FTA của Chính phủ, các bộ, ngành, tiếp sức cho công cuộc phát triển kinh tế, cải cách thể chế?

Năm 2024 đã chứng kiến những nỗ lực quan trọng của Việt Nam trong việc đàm phán, ký kết các FTA, mà CEPA là một ví dụ điển hình. CEPA có thể giúp mở rộng cánh cửa cho các sản phẩm Halal (sản phẩm đạt yêu cầu của thị trường Hồi giáo) của Việt Nam thâm nhập thị trường UAE. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhìn nhận tầm quan trọng của việc Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Vương quốc Anh vào tháng 6/2024.

Mạng lưới FTA đã giúp các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp FDI, có thêm cơ hội và sự lựa chọn để gia tăng xuất khẩu, qua đó đóng góp vào “cỗ xe tam mã” cho tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm đối với nhà đầu tư nước ngoài, trong bối cảnh họ cần đa dạng hóa địa điểm sản xuất để giảm thiểu tác động từ chiến tranh thương mại – công nghệ, gián đoạn chuỗi cung ứng…





Nâng cao chất lượng, tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA sẽ giúp hàng hóa Việt Nam giữ vững  thị trường xuất khẩu. Ảnh: Đức Thanh

ĐẤU TƯ CHO CHẤT LƯỢNG LÀ SỰ LỰA CHỌN KHÔN NGOAN

Hiện nhiều quốc gia trong khu vực cũng đàm phán FTA với EU, Canada… có nghĩa là hàng Việt sẽ phải cạnh tranh khốc liệt hơn tại các thị trường mà chúng ta vẫn được coi là có lợi thế nhờ FTA. Làm sao để vẫn duy trì được lợi thế của “người đi trước”, thưa ông?

Các FTA có thể mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, trong đó có lợi thế từ thuế quan ưu đãi. Khi trao đổi với doanh nghiệp, tôi thường nhấn mạnh, lợi thế được duy trì trong ngắn hay dài hạn phụ thuộc chủ yếu vào cách tiếp cận của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung khai thác lợi thế từ cạnh tranh về giá khi được hưởng thuế quan ưu đãi vào thị trường đối tác FTA, dù được lợi ngay, nhưng có thể sẽ gặp rủi ro về dài hạn khi thị trường này nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa hoặc bổ sung các quy định phi thuế quan, hoặc có thêm các nhà cung ứng trong cùng phân khúc.

Vì thế, cách khôn ngoan là gia tăng đầu tư vào chất lượng hàng hóa để đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn, để bán với mức giá tương đương với mức khi chưa được ưu đãi thuế quan. Làm được như vậy, doanh nghiệp sẽ chuyển lợi thế của “người đi trước nhờ FTA sớm” thành lợi thế dài hạn của “người đi trước nhờ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn”.

Xuất khẩu tăng tốc, nhưng khối FDI vẫn chiếm tới 73% và vẫn phụ thuộc vào một số thị trường lớn. Rõ ràng, cần có giải pháp để thúc đẩy sự trưởng thành của khu vực trong nước. Theo ông, cần khơi thông những điểm nghẽn cố hữu gì để doanh nghiệp nội bứt phá nhanh hơn?

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chương trình, sáng kiến để thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Tiêu biểu, Bộ Công thương và Samsung Việt Nam phối hợp thực hiện các dự án hỗ trợ và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt kể từ năm 2015, qua đó giúp tăng đáng kể số lượng nhà cung ứng cấp 1 và cấp 2.

Dù vậy, Việt Nam cần những giải pháp mạnh mẽ và có trọng tâm để doanh nghiệp Việt vươn lên đảm nhận các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực. Theo tôi, cần có ba giải pháp.

Thứ nhất, sớm cụ thể hóa chính sách công nghiệp quốc gia và tổ chức thực hiện đủ hiệu quả, qua đó giúp củng cố năng lực sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, tập trung xây dựng các thương hiệu mạnh của quốc gia, gắn với phát triển đa dạng hóa sản phẩm, thường xuyên đổi mới để tăng sự hấp dẫn và thích ứng với các xu hướng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh). Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường quốc tế để tránh bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trước. Mạnh dạn xây dựng khung pháp lý cho thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới (kinh tế tuần hoàn) cũng sẽ giúp khơi dậy tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, các cơ quan, địa phương cần chủ động “xúc tác” cho mối quan hệ hợp tác lành mạnh giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

Ông từng nhận xét, cùng với quy mô xuất khẩu lớn dần, bài toán cốt lõi là phải nâng được chất lượng. Hiện nay, khi các thị trường nhập khẩu lớn tiếp tục nâng tiêu chuẩn với hàng nhập khẩu, yêu cầu cao về kinh tế tuần hoàn, cắt giảm phát thải, công nghệ sản xuất… ông có lo ngại doanh nghiệp Việt bị “đuối” trong cuộc đua này?

Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), ông Klaus Martin Schwab từng nhận định: “Trong thế giới mới, không phải cá lớn nuốt cá bé, mà là cá nhanh nuốt cá chậm”. Tôi rất tán thành nhận định này.

Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh và thích ứng với bối cảnh, yêu cầu mới luôn là yêu cầu thường trực. Các xu hướng mới về quy định phát triển bền vững và tiêu chuẩn giảm phát thải ở các thị trường có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp nếu họ không kịp thời tìm hiểu, điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Cần lưu ý, các xu hướng này cũng ảnh hưởng đến cả các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp đã bỏ nhiều vốn đầu tư và/hoặc đang khai thác tốt lợi thế theo các tiêu chuẩn, quy định cũ. Chính ở đây, tôi hy vọng rằng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh, với chiến lược kinh doanh phù hợp để thích ứng với cuộc đua mới.

Nhiều ngành hàng, doanh nghiệp đang lo ngại về xuất khẩu sang các thị trường lớn, nhất là Mỹ trong năm 2025 và những năm tới sẽ khó hơn bởi các biện pháp phòng vệ thương mại. Thưa ông, trong bối cảnh nhiều ngành hàng của ta tuy có kim ngạch xuất khẩu lớn, song  tỷ trọng tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị lại thấp, làm sao để “né” được các biện pháp phòng vệ thương mại, duy trì xuất khẩu bền vững?

Năm 2025 dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường quốc tế, trong đó có các kịch bản khác nhau liên quan đến việc sử dụng công cụ thuế nhập khẩu ở Mỹ, điều chỉnh chính sách ứng phó ở các thị trường chủ chốt khác… Dù vậy, cũng có không ít cơ hội đối với xuất khẩu. Nếu tiếp tục tạo cơ hội cho doanh nghiệp khai thác các thị trường mới, các thị trường ngách (thông qua các FTA) kết hợp với các giải pháp mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, giảm chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp, Việt Nam có thể tự tin hướng tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ở mức 2 con số trong năm 2025.

Để hoạt động xuất khẩu có chất lượng hơn, theo tôi cần cân nhắc một số yêu cầu, định hướng.

Thứ nhất, tiếp tục theo dõi, đánh giá, dự báo sát nhu cầu của các thị trường nhập khẩu, cùng với các quy định mới, quy định sắp có hiệu lực có thể ảnh hưởng đến hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Trên cơ sở đó, cập nhật thông tin, hướng dẫn cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp, kịp thời.

Thứ hai, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nói riêng và hoạt động xuất khẩu nói chung. Rà soát, đánh giá và hoàn thiện các điều kiện về pháp lý và hạ tầng, tạo thuận lợi thương mại.

Thứ ba, nhanh chóng cụ thể hóa các tư duy, sáng kiến mới liên quan đến xuất khẩu như khu thương mại tự do, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics…; cải thiện năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thứ tư, thường xuyên trao đổi, đối thoại với các đối tác để củng cố niềm tin, tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại một cách minh bạch, ít gián đoạn trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa các bên.





Nguồn: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-hay-giu-tam-the-tich-cuc-hanh-dong-du-nhanh-d237530.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp Việt Nam lưu ý khi Singapore cập nhật quy định xuất nhập khẩu

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan. ...

Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Ngay những ngày đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu và các nhà máy sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc cho thương mại Việt Nam. Sôi động từ cửa khẩu đến các nhà máy Theo đại diện Ban quản lý Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), tính đến 10 giờ sáng ngày 1/1/2025, có 25 xe hàng chở 137 tấn các loại hàng...

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Tổng cục Hải quan ước tính tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 đạt 786,07 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất nhập khẩu cao kỷ lục Thông tin đại diện Tổng cục Hải quan đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều...

Văn phòng Kinh tế Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc) có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp các bên kết nối giao thương, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại. Vào năm 1993, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc) chính thức thành lập, giữ vai trò như một đại sứ quán không chính thức của Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc). ...

Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Lưu lượng phương tiện xuất nhập khẩu trung bình đạt 1.300 xe/ngày Ông Đoàn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - cho biết, với sự chủ động, quyết tâm của tỉnh Lạng Sơn trong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cổ phiếu Yeah1 đổ đèo sau loạt phiên tăng nóng hậu concert Anh trai vượt ngàn chông gai

Cổ phiếu YEG của CTCP Tập đoàn Yeah1 đang tạo biểu đồ hình cây thông sau chuỗi phiên tăng trần - giảm sàn liên tiếp. Cổ phiếu Yeah1 "đổ đèo" sau loạt phiên tăng nóng hậu concert "Anh trai vượt ngàn chông gai"Cổ phiếu YEG của CTCP Tập đoàn Yeah1 đang tạo biểu đồ hình cây thông sau chuỗi phiên tăng trần - giảm sàn liên tiếp. ...

Cảnh báo tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ

Do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, việc dị ứng với thực phẩm là không thể tránh khỏi, trong đó dị ứng đạm sữa bò là tình trạng khá phổ biến. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, việc dị ứng với thực phẩm là không thể tránh khỏi, trong đó dị ứng đạm sữa bò là tình trạng khá phổ biến. Trẻ nữ N.T.K.A....

Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bổ sung, cập nhật danh mục các loại hình nguồn điện, điện lưới vận hành giai đoạn tới năm 2030 Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật...

Thời điểm nhà đầu tư ngoại hiện thực hóa cam kết

Năm 2024 ghi nhận hàng loạt cái bắt tay giữa doanh nghiệp ngoại với doanh nghiệp nội để phát triển dự án bất động sản. Và năm 2025 là thời điểm hiện thực hóa mối lương duyên này. Thị trường bất động sản năm 2025: Thời điểm nhà đầu tư ngoại hiện thực hóa cam kếtNăm 2024 ghi nhận hàng loạt cái bắt tay giữa doanh nghiệp ngoại với doanh nghiệp nội để phát triển dự án bất động sản....

Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”

Việt Nam đang được dự báo sẽ vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á trong năm 2025, top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước năm 2030. Cộng đồng kinh doanh Việt Nam đang thay đổi để không vắng mặt trong thời điểm bước ngoặt này. Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”Việt Nam đang được dự báo sẽ vào top...

Bài đọc nhiều

Tổng giám đốc vàng SJC vừa bị khởi tố: Nhận lương hơn 550 triệu/năm

Bà Lê Thúy Hằng (SN 1970) giữ chức Tổng Giám đốc Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) từ tháng 12/2019. Bà Hằng vừa bị khởi tố trong vụ án xảy ra tại Công ty SJC. Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 31/12, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin cụ thể về vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn ( Công...

Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2024: Tăng cường chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững tại...

Ngày 20/6/2024, tại Hà Nội, Hội thảo Công bố Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2024 (BCKTTN 2024) do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc Trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam đã được tổ chức. Sự kiện được bảo trợ truyền thông bởi Tạp chí kinh tế Việt Nam - VnEconomy. Hội thảo có sự tham dự của Phó Giám đốc...

Làn sóng 10 năm lần thứ 2 và ra mắt 2 ngành mới

Năm 2025 đánh dấu năm thứ 10 Casper có mặt tại Việt Nam. Làn sóng 10 năm lần thứ nhất đã ghi nhận sự thành công của thương hiệu Casper: “Zero to Hero” lấy điều hòa là chủ...

Trồng ớt hướng hữu cơ, đáp ứng yêu cầu khắt khe để xuất sang Nhật Bản

YÊN BÁI Để quả ớt tiêu đáp ứng được yêu cầu rất khắt khe khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bà...

Cơn sốt nghìn tỷ USD năm 2024 và thách thức với những tỷ phú số 1

Những cơn sốt nghìn tỷ USD làm rung chuyển nền kinh tế thế giới trong năm 2024 gắn với nhiều tên tuổi rất nổi tiếng như Donald Trump, Elon Musk, CEO Nvidia... Tuy nhiên, rủi ro hiện hữu trong năm 2025. Những cơn sốt nóng nghìn tỷ USD trong năm 2024 Kinh tế thế giới năm 2024 chứng kiến những biến chuyển lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Ngay đầu năm 2024, ChatGPT đã làm rung chuyển thế...

Cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn hôm nay lại “vượt mặt” vàng miếng SJC

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (03/01): Giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá thế giới lên mốc 85 triệu đồng/lượng, có nơi vàng nhẫn cao hơn vàng miếng... Giá vàng miếng trong nước hôm nay Tại thời điểm khảo sát lúc 9h30 ngày 03/01/2025, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng SJC được Công ty...

Novaland tiếp tục rút vốn tại công ty con, chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD

Sau công ty của cựu diễn viên Chi Bảo, Novaland tiếp tục giảm vốn tại công ty con khác. Doanh nghiệp bất động sản này cũng vừa thông qua phương án cho chuyển đổi trái phiếu 300 triệu USD sang cổ phiếu. Hội đồng Quản trị Công ty CP Tập đoàn đầu tư địa ốc No Va (Novaland; HoSE: NVL) vừa thông qua nghị quyết giảm vốn tại Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Tân Kim Yến (Công...

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1: Lúa gạo cùng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động. Thị trường lượng ít, giá gạo nguyên liệu giảm, lúa xu hướng quay đầu. Giá lúa gạo hôm nay ngày 3/1/2025 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều với cả gạo và lúa so với ngày hôm qua. ...

Thời điểm nhà đầu tư ngoại hiện thực hóa cam kết

Năm 2024 ghi nhận hàng loạt cái bắt tay giữa doanh nghiệp ngoại với doanh nghiệp nội để phát triển dự án bất động sản. Và năm 2025 là thời điểm hiện thực hóa mối lương duyên này. Thị trường bất động sản năm 2025: Thời điểm nhà đầu tư ngoại hiện thực hóa cam kếtNăm 2024 ghi nhận hàng loạt cái bắt tay giữa doanh nghiệp ngoại với doanh nghiệp nội để phát triển dự án bất động sản....

Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”

Việt Nam đang được dự báo sẽ vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á trong năm 2025, top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước năm 2030. Cộng đồng kinh doanh Việt Nam đang thay đổi để không vắng mặt trong thời điểm bước ngoặt này. Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”Việt Nam đang được dự báo sẽ vào top...

Mới nhất

Giá vàng nhẫn hôm nay lại “vượt mặt” vàng miếng SJC

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (03/01): Giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá thế giới lên mốc 85 triệu đồng/lượng, có nơi vàng nhẫn cao hơn vàng miếng... Giá vàng miếng trong nước hôm nay Tại thời điểm khảo sát lúc 9h30 ngày 03/01/2025, giá vàng trên sàn giao...

Ưu đãi tín dụng đặc biệt của Eximbank dành riêng doanh nghiệp nhập khẩu

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập, Eximbank triển khai chương trình “I-ONE Ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhập khẩu” với hạn mức tín dụng 2.500 tỷ đồng. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp FDI tiếp cận nguồn vốn ưu đãi và dịch vụ thanh toán quốc tế với...

‘Sự phát triển của Phú Quốc có vai trò quan trọng của nhà đầu tư chiến lược’

“Để có sự phát triển vượt bậc của Phú Quốc thời gian qua, nhất là trong năm 2024, phải khẳng định vai trò quan trọng của các nhà đầu tư chiến lược đối với điểm đến Phú Quốc”, ông Cao Trí Dũng - Chủ tịch Liên Chi hội Lữ hành Việt Nam chia sẻ. Theo số liệu từ Sở Du...

20 chứng chỉ được miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT 2025

Trong số 20 chứng chỉ được miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT 2025, có 11 chứng chỉ môn tiếng Anh, còn lại là tiếng Nga, Pháp, Đức, Nhật và Trung Quốc. ...

Mới nhất