Trang chủThừa Thiên - HuếKinh tếDoanh nghiệp gặp trở ngại đầu tư cho chuyển đổi số

Doanh nghiệp gặp trở ngại đầu tư cho chuyển đổi số


Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ trên toàn thế giới, đang đòi hỏi các quốc gia như Việt Nam cần có những chính sách tăng trưởng theo chiều sâu để tạo bước đột phá giúp các doanh nghiệp thoát khỏi những khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam cũng đã có những hành động và bước đi quyết liệt trong việc thực hiện phát triển kinh tế số, thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong doanh nghiệp. Chính phủ coi đây là hướng đi có thể tạo những sự đột phá, giúp sớm đạt những mục tiêu về kinh tế-xã hội.

Theo Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, năm 2022 là năm “tổng tấn công về chuyển đổi số” và là năm tập trung phục vụ người dân. Cuộc “tổng tấn công” này được diễn ra một cách quyết liệt và đồng bộ, ở mọi ngành, mọi cấp, trên phạm vi toàn quốc và toàn diện.

Năm 2022 cũng đánh dấu năm đầu thực hiện các chiến lược mới, cụ thể hóa Chương trình chuyển đổi số quốc gia, bao gồm: Chiến lược hạ tầng số, Chiến lược dữ liệu, Chiến lược bưu chính, Chiến lược an toàn thông tin mạng, Chiến lược công nghiệp công nghệ số, Chiến lược doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Chiến lược Chính phủ số, Chiến lược kinh tế số và xã hội số, Chiến lược chuyển đổi số báo chí…

Đặc biệt, tháng 7 năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 922/QĐ-BTTTT phê duyệt Đề án “Xác định bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số (CĐS) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và của quốc gia,” đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nghiệm thu và đánh giá chất lượng chuyển đổi số.

Có thể nói, chương trình Chuyển đổi số quốc gia đang tiến rất gần đến mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu, với các chỉ số ấn tượng.

Tuy nhiên, Báo cáo mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá về tình hình chuyển đổi số trong năm 2022 đã cho thấy, tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa cao mặc dù có tăng theo từng năm.

Theo thống kê, Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.699 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; hơn 2,1 triệu tài khoản đăng ký trong nửa đầu năm 2022. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số ước đạt 67.300 doanh nghiệp, tăng gần 3.500 doanh nghiệp so với tháng 12/2021, đạt tỷ lệ 0,69 doanh nghiệp công nghệ số trên 1.000 dân. Những con số trên thực sự khiêm tốn đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế số của Chính phủ đặt ra.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC và Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam cho rằng, một số dịch vụ công trực tuyến còn mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả mong muốn, chưa đồng nhất, dẫn đến việc người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề an toàn thông tin mạng còn nhiều bất cập.

“Chúng ta vốn đã thiếu nguồn lực cho chuyển đổi số, lại càng thiếu nguồn lực cho an toàn, an ninh mạng. Một số vụ tấn công mạng gây rò rỉ dữ liệu người dân và tài liệu quan trọng trong những năm vừa qua là hậu quả rõ nét nhất cho tồn tại này. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng là điều kiện sống còn để bảo chủ quyền của Việt Nam trên môi trường số,” ông Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh.

Thêm vào đó, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành triển khai chưa đáp ứng được tiến độ đề ra. Việc đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin ở nhiều nơi vẫn chưa được chú trọng; nhân lực cho chuyển đổi số chưa đáp ứng được nhu cầu; nguồn lực triển khai Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số còn hạn chế.

Trước thực tế này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổng hợp ý kiến từ nhiều doanh nghiệp và ghi nhận rằng, hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang gặp trở ngại về đầu tư tài chính dành cho chuyển đổi số; cũng như chưa có được nhận thức đầy đủ, đúng về chuyển đổi số sao cho hiệu quả. Nếu thiếu những điều này thì chuyển đổi số sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi, thậm chí có thể gây ra hậu quả và tạo ra tâm lý e ngại chuyển đổi số đối với doanh nghiệp.

Tiến sỹ Lê Quốc Cường, Phó trưởng ban Ban quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Việc chuyển đổi số phải xuất phát từ nhận thức. Ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là xuất phát từ giới chủ, quyết định bằng ý chí của giới chủ. Nhưng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 thì “quyền lực” lại nằm trong tay người dùng cuối là toàn dân. Chính vì vậy, toàn dân chứ không phải là một đối tượng đơn lẻ nào sẽ quyết định thành công của cuộc Cách mạng 4.0.

Hạ tầng số là một yếu tố rất quan trọng của chuyển đổi số; trong đó, lưu trữ dữ liệu là một bài toán cơ bản. Tuy nhiên, những công nghệ lưu trữ truyền thống đang lộ dần những bất cập trong thời đại mới, như sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp làm việc theo mô hình lai: một số nhân viên làm việc tại văn phòng, một số làm việc từ xa. Vì thế dữ liệu sẽ bị phân tán và rất khó quản lý.

Để đẩy mạnh chất lượng chuyển đổi số quốc gia, theo ông Nguyễn Trung Chính, Nhà nước và doanh nghiệp cần đầu tư mạnh hơn nữa về chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số. Theo đó, hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo.

Việt Nam cần chủ động tham gia vào các khuôn khổ pháp lý khu vực và toàn cầu để phát triển kinh tế số, có chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao và ứng dụng các công nghệ mới, chú trọng tới các chính sách để tiếp cận với dịch vụ thanh toán an toàn và bảo đảm mang lại cơ hội thực hiện thanh toán điện tử cho cả khách hàng, doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài.

Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng số quốc gia với việc phát triển hạ tầng cứng, bao gồm: 5G, kết nối, lưu trữ dữ liệu; cũng như hạ tầng mềm gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu mở.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng, như tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tội phạm mạng, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng.

Mặt khác, kịp thời cung cấp thông tin, số liệu về pháp lý, kỹ thuật, nhằm phục vụ việc đánh giá, xếp hạng chỉ số Chỉ số an toàn, an ninh thông tin toàn cầu (Global Cybersecurity Index – GCI) của Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union – ITU).

Cuối cùng, ông Chính lưu ý, Chính phủ nên mở cửa hơn nữa cho doanh nghiệp công nghệ để thu hút nhân tài, nguồn lực; giao cho tư nhân đảm nhận các dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế số của đất nước, xây dựng trung tâm dữ liệu, hạ tầng viễn thông, thành phố thông minh (Smart City) tại nhiều vùng trên cả nước.

Về lâu dài, Chính phủ xem xét tạo điều kiện xây dựng Việt Nam thành “Digital Hub” của APAC – nơi trung chuyển, kết nối dữ liệu và hạ tầng viễn thông của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.



Nguồn

Cùng chủ đề

Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi (TP.Thanh Hóa) đi TP.Sầm Sơn từ 1.360 tỷ đồng lên 1.497 tỷ đồng. Thanh Hóa điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi - Sầm Sơn lên 1.497 tỷ đồngUBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt điều chỉnh vốn đầu tư dự án tuyến đường ngã ba Voi (TP.Thanh Hóa) đi TP.Sầm Sơn từ 1.360 tỷ đồng...

Thừa Thiên Huế phê duyệt danh mục các khu đất đấu thầu thực hiện dự án

Loạt dự án khu đô thị tại Thừa Thiên Huế sẽ được UBND tỉnh tổ chức đấu thầu để tìm ra nhà đầu tư. Thừa Thiên Huế phê duyệt danh mục các khu đất đấu thầu thực hiện dự ánLoạt dự án khu đô thị tại Thừa Thiên Huế sẽ được UBND tỉnh tổ chức đấu thầu để tìm ra nhà đầu tư. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa...

Lộ diện 9 chủ nhân đầu tiên của Giải thưởng Khuê Văn Các

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mới đây đã công bố 9 gương mặt được trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024. ...

Thẩm quyền giám sát vốn đầu tư Nhà nước tại doanh nghiệp còn chồng chéo

Doanh nghiệp Nhà nước chưa có quyền tự chủ kinh doanh đầy đủ, hoạt động gặp khó khăn, khó áp dụng phương thức quản trị tiên tiến (Ảnh minh họa) Tổng kết quá trình thực hiện Luật 69/2014/QH13 quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trong thời gian qua, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, thẩm quyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

“Thước đo” dự báo, cảnh báo trước tác động môi trường

Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt ĐTM) là 1 trong 4 công cụ quản lý môi trường hiện nay, cùng với 3 công cụ: thanh kiểm tra, kiểm soát; xử lý ô nhiễm và quan trắc. Công cụ này đã từng bước phát huy hiệu quả trong việc cảnh báo, dự báo, quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường (BVMT). Tại Thừa Thiên Huế, công tác thẩm định báo...

Người dân vẫn vô tư đốt đồng

Chạy dọc Quốc lộ 49B, đoạn đi qua địa phận các xã Hương Phong, Hải Dương (TP. Huế) ngày 24/5, chúng tôi chứng kiến cảnh đốt đồng cháy nghi ngút, khói bay mù mịt, lan sang đường giao thông. Điều này gây trở ngại lớn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với các phương tiện giao thông trên tuyến đường này. Anh Dương Ngọc Long ở xã Quảng Ngạn (Quảng Điền) cho rằng, tình trạng đốt đồng trên...

Mạnh dạn làm giàu

Ông Sáu sinh ra và lớn lên tại địa phương vốn là vùng đất trũng chuyên độc canh cây lúa. Ông luôn trăn trở với những khó khăn của bà con nông dân, nhất là khi sản phẩm bị lái buôn ép giá. Năm 2000, ông đầu tư cơ sở, các trang, thiết bị máy móc xay xát để thu mua lúa gạo cho nông dân, tránh bị tư thương ép giá. Ông không ngừng tìm tòi, học...

Hứa hẹn nhiều đột phá từ Khu đô thị sinh thái Thanh Toàn

Khu đô thị xanh, nhiều tiện ích Đồ án quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị sinh thái Thanh Toàn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng & phát triển đô thị (BQLDAĐTXD&PTĐT) tỉnh làm chủ đầu tư; đơn vị tư vấn thiết kế là Phân viện Quy hoạch đô thị & nông thôn miền Trung; TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn chủ nhiệm đồ án. Khu đô thị sinh thái Thanh Toàn có...

Hứa hẹn một vụ mùa chất lượng

Tháng 6, đi dọc một số tuyến đường trên địa bàn xã Dương Hòa (TX. Hương Thủy), rất dễ nhận thấy, bên cạnh những cành thanh trà đang trĩu quả là khá đông thương lái từ nhiều nơi đang trao đổi, thương lượng với chủ vườn về giá cả, về chuyện bao mua nguyên vườn… Ông Nguyễn Vinh (thôn Buồng Tằm) cho hay: “Sản lượng thanh trà năm nay không bằng năm 2022, nhưng bù lại trái to, đẹp,...

Cùng chuyên mục

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Những mô hình hiệu quả trong hợp tác xã kiểu mới

HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 (Quảng Điền) được biết đến là đơn vị thành công trong mô hình sản xuất, chế biến trà rau má, bột rau má matcha. Khi thành công với mô hình này đã tạo đà cho HTX hướng đến sản xuất theo chuỗi giá trị với một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Mới đây, HTX liên kết với Công ty CP Vật tư nông nghiệp tỉnh sản xuất lúa chất...

Giá hàng hóa tiếp tục suy yếu, chỉ số MXV-Index giảm liên tiếp 5 ngày

Lực bán chiếm ưu thế đã kéo chỉ số MXV-Index chốt ngày giảm 0,14% xuống 2.218 điểm, nối dài chuỗi giảm sang ngày thứ 5 liên tiếp. Trong khi đó, dòng tiền đầu tư ổn định trở lại, thể hiện qua giá trị giao dịch toàn Sở tăng liên tục 5 ngày, đạt trên 4.100 tỷ đồng. Cà-phê Arabica giảm 7 ngày liên tiếp  Giá Arabica hợp đồng tháng 9 đánh dấu phiên giảm thứ 7 liên tiếp, chốt ngày...

Máy làm đá Fushima loại nào phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ? Đánh giá ưu điểm

Phân loại nào của máy làm đá Fushima phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ? Máy làm đá Fushima có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng với đủ các công suất khác nhau. Trong đó, với mô hình kinh doanh nhỏ như các quán đồ uống, cafe, trà sữa, văn phòng công ty… nên lựa chọn các máy có công suất như sau: Máy làm đá Fushima FSM30 Máy làm đá Fushima FSM30 là dòng sản...

Lão nông lan tỏa tinh thần lao động

Bà Tống Thị Mỹ Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh An nói rằng, ông Nguyễn Mảnh là một trong những nông dân dù tuổi đã cao, nhưng luôn lan tỏa tinh thần lao động, vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn trong cộng đồng. Nhiều người dân trên địa bàn tấm tắc, đi mỏi chân mới hết vườn, ruộng của vợ chồng ông Mảnh, với diện tích 8 nghìn mét vuông trồng rau; 4 nghìn mét...

Mới nhất

Công ty ông Đặng Thành Tâm phát hành cổ phiếu trả nợ, 4 cá nhân bỏ nhiều nghìn tỉ mua

Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch cần hơn 6.000 tỉ đồng để tái cơ cấu các khoản nợ. Do vậy đã lên kế hoạch huy động thông qua phát hành cổ phiếu riêng lẻ. ...

Bệnh hô hấp gia tăng khi thời tiết chuyển mùa

Giai đoạn chuyển mùa là thời điểm thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ và độ ẩm biến động từng ngày khiển tỷ lệ người dân mắc một số bệnh tăng cao. Giai đoạn chuyển mùa là thời điểm thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ và độ ẩm biến động từng ngày khiển tỷ lệ người dân...

Tin tức doanh nghiệp-#InnerU – Gen X: ‘Luôn giữ suy nghĩ tích cực để cân bằng cuộc sống’

Anh Bùi Minh Phương, Giám đốc Khối vận hành sản phẩm, VNGGames tin rằng hiện tại là thời điểm phù hợp nhất để mọi người bắt đầu quan tâm đến chăm sóc sức khỏe tinh thần, đặc biệt là Gen X - thế hệ đã có nhiều trải nghiệm sống cũng như thành tựu sự nghiệp.“Dù ở thế...

Thủ tướng dự Lễ đặt biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rio de Janeiro

Sáng 17/11/2024, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ đặt biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-du-le-dat-bien-ky-niem-chu-tich-ho-chi-minh-tai-rio-de-janeiro-post994024.vnp

Mới nhất