Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngDoanh nghiệp công nghiệp cần thêm "trợ lực" để bứt tốc 3...

Doanh nghiệp công nghiệp cần thêm “trợ lực” để bứt tốc 3 tháng cuối năm


Thoát những “cơn sóng gập ghềnh” doanh nghiệp công nghiệp trở lại “đường băng” tăng trưởng Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất sau bão

Áp lực vẫn đè nặng doanh nghiệp sản xuất

Theo S&P Global, chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ 52,4 xuống 47,3 điểm trong tháng 9, điều này cho thấy sức khỏe ngành sản xuất đã yếu đi ở mức đáng kể nhất kể từ tháng 11/2023. Kết quả sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, hoạt động mua hàng và tồn kho hàng hóa đầu vào đều giảm.

Doanh nghiệp công nghiệp cần thêm 'trợ lực' để bứt tốc 3 tháng cuối năm
Vẫn còn nhiều khó khăn đeo bám các doanh nghiệp công nghiệp, rất cần thêm những giải pháp “tiếp sức” hiệu quả hơn. Ảnh: Cấn Dũng

Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến trong quý III/2024 và dự báo quý IV/2024 do Tổng cục Thống kê cho thấy, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là việc tìm kiếm và mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm. Cụ thể, trong quý vừa qua, có 53% doanh nghiệp gặp khó khăn do nhu cầu thị trường trong nước vẫn ở mức thấp; 50,6% doanh nghiệp gặp khó khăn do sự cạnh tranh của các hàng hóa trong nước ngày càng cao và 31,6% doanh nghiệp gặp khó khăn do nhu cầu hàng hóa tại các thị trường quốc tế vẫn chưa hoàn toàn phục hồi trở lại.

Ngoài ra, đánh giá về các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh thì dòng vốn vẫn là điểm nghẽn lớn nhất của doanh nghiệp với 27,5% doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính; 21,7% doanh nghiệp gặp khó khăn do lãi suất vay vốn cao. Để giảm áp lực chi phí đầu vào tăng cao trong thời gian tới, có 43,4% doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất cho vay để doanh nghiệp có nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

Đơn cử, như tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), trong 9 tháng năm 2024, doanh thu hợp nhất của Tập đoàn ước đạt 13.036 tỷ đồng, bằng 100,7% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 72,8% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 490 tỷ đồng, bằng 170,1% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 89,1% so với kế hoạch.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều áp lực khi thị trường chưa có cải thiện đáng kể. Với ngành may áp lực về thời gian giao hàng, đơn giá chưa cải thiện, chất lượng sản phẩm yêu cầu khắt khe hơn. Với ngành sợi, mặc dù đã giảm lỗ 80-85% so với năm 2023, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, bất lợi do phải đối mặt với sự trồi sụt của giá bông và chưa có sự cải thiện về giá bán sợi…

Bên cạnh vấn đề của doanh nghiệp ngành sợi, với nhóm ngành dệt may nói chung, vẫn còn nhiều áp lực phải đối mặt dù sắp sửa bước vào mùa tiêu dùng cuối năm. Đó là khó khăn việc tiếp cận nguồn vốn để duy trì sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đang rất cần các chính sách giảm lãi suất cho các khoản vay trung hạn và hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, áp lực về thời gian giao hàng, đơn giá chưa cải thiện, chất lượng sản phẩm yêu cầu khắt khe hơn, sức tiêu dùng chưa cải thiện nhiều.

Hay như ngành thép sẽ khó đạt mức tăng trưởng cao như kỳ vọng trong năm nay do lượng hàng tồn kho còn khá lớn. Nhất là tình trạng cung vượt cầu của nhiều sản phẩm thép trong nước cùng sự gia tăng thép nhập khẩu từ nước ngoài đang làm cho sự cạnh tranh về giá cả mặt hàng sắt thép thành phẩm nội địa trở nên khốc liệt. Không những thế, ngành này còn đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại và những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh. Tất cả khiến cho việc thoát khó của các doanh nghiệp thép trở nên đầy nặng nề.

Cần thêm những giải pháp “tiếp sức” hiệu quả

Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương chia sẻ, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, sức cầu của thị trường kém, tiêu dùng tư nhân chưa phát huy được nhiều vai trò thúc đẩy sức cầu cho sản xuất, thì cùng với những nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, việc Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư công lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo động lực mới cho sản xuất công nghiệp.

Chính phủ cũng đã phải triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian vừa qua thì các doanh nghiệp công nghiệp mới có thể duy trì được hoạt động sản xuất bình thường trong bối cảnh nền kinh tế trong nước vẫn đang gặp nhiều thách thức”- ông Phạm Tuấn Anh nêu.

Về phía Bộ Công Thương đã tập trung các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kịp thời cập nhật kịch bản tăng trưởng lạm phát mới. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô nhằm duy trì mức tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh mới. Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là một số mặt hàng có xu thế tăng giá trong thời gian sau bão như lương thực thực phẩm, vật tư nguyên liệu sửa chữa nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh tận dụng các đơn hàng xuất khẩu sẵn có và cơ hội xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới, nhất là các mặt hàng lương thực thực phẩm và tiêu dùng. Khai thác tối đa các thị trường truyền thống và tiếp tục khai mở thị trường mới theo đề xuất của Bộ Công Thương.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình làm việc với các địa phương và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện có nhằm khôi phục và phát huy đà tăng trưởng của công nghiệp tại các địa phương và vùng kinh tế trọng điểm.

Trước áp lực vẫn còn đè nặng như vậy, để mùa tiêu dùng cuối năm sắp đến góp phần giúp cho “bức tranh” của các doanh nghiệp được tươi sáng hơn đang rất cần thêm những giải pháp “tiếp sức” hiệu quả. Nhất là cần tiếp tục có biện pháp kích cầu, tăng xúc tiến thương mại, tìm thị trường mới, đối tác mới, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, tháo điểm nghẽn để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn với lãi suất thấp.

Ngày 7/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 103/CĐ-TTg về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cuối năm 2024 và những năm tiếp theo.

Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cấp dưới trực thuộc tiếp tục nỗ lực, quyết liệt thực hiện theo thẩm quyền các giải pháp, nhiệm vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong những tháng, năm tới.

Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại để đa dạng hóa sản xuất, đa dạng hóa thị trường chuỗi cung ứng,… thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Nghiên cứu tổ chức các chương trình hội chợ, ngày hội tiêu dùng để kích cầu tiêu dùng và các hình thức khác để tăng sức mua của thị trường nội địa…



Nguồn: https://congthuong.vn/doanh-nghiep-cong-nghiep-can-them-tro-luc-de-but-toc-3-thang-cuoi-nam-351573.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Cuối năm, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng, tập trung nguồn lực tăng tốc sản xuất, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho năm mới. Tối đa hoá quy trình, nỗ lực hoàn thành mục tiêu Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, đây là thời điểm các doanh nghiệp bước vào cao điểm sản xuất để bảo đảm đơn hàng, cũng...

Ban Chỉ đạo quốc gia phát triển ngành công nghiệp bán dẫn họp phiên thứ nhất

Cùng với thúc đẩy động lực truyền thống như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn. Sáng 14-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo...

Loạt tập đoàn bán dẫn hàng đầu Mỹ làm việc với Thủ tướng, khẳng định Việt Nam ‘là đích đến’

Chiều 10-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông John Neuffer, chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA), cùng lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu của nước này. Đại diện cho ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ,...

63 công nhân ở hai công ty nhập viện sau bữa ăn trưa

Nhiều công nhân của hai công ty ở Nghệ An có biểu hiện nôn ói, nổi mẩn đỏ nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa 6-12. Chiều tối 6-12, ông Phạm Ngọc Quy - chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ...

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước, sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực chính

Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh Bắc Giang, tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước, ước đạt 13,85%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục khẳng định là động lực chính Sáng 6/12, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự báo, tổng hàng hoá dự trữ phục vụ dịp Tết toàn tỉnh tăng khoảng 10%, hiện các hệ thống bán lẻ đã tăng cường dự trữ hàng hóa. Cân đối nguồn hàng, bảo đảm phục vụ người dân Ngày 18/12, thông tin từ UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 315/KH-UBND về việc chuẩn bị hàng hóa,...

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22. Theo South China Morning Post ngày 18/12, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22. Đây là một bước tiến quan trọng trong công nghệ hàng không, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển...

Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân. Nâng cao hiểu biết về CBRN trong ngành Công Thương Thực hiện Quyết định 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước. Khát vọng nội địa hóa Phát triển thị trường ô tô trong nước để thúc đẩy ngành sản xuất, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ, là mục tiêu chiến lược được Chính phủ đề ra và...

Giá cà phê liệu có giảm tiếp trong ngày mai?

Dự báo giá cà phê ngày mai 19/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 19/12/2024. Giá cà phê thế giới quay đầu giảm khá mạnh Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London lúc 15 giờ 00 phút ngày 18/12/2024 có phiên giảm khá mạnh so với ngày hôm qua từ 14-27 USD/tấn,...

Bài đọc nhiều

Tập trung phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ phía Nam Hà Nội

Quận Hoàng Mai có diện tích lớn thứ 4 TP Hà Nội với 41km2, chỉ sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm. Dân số quận Hoàng Mai trên 700 nghìn người, là quận/huyện đông dân nhất Thủ đô. Chính điều này khiến cho hạ tầng giao thông trở thành vấn đề sống còn để phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư đến với Hoàng Mai. Phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ...

TP.HCM trình đề án 10 năm làm xong 355 km đường metro thay vì 183 km

So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. Chiều...

Loạt dự án ở Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chưa bàn giao

Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Chiều 12/12, tại kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, ông...

FA”NU MEAL – Thương hiệu dinh dưỡng gia đình uy tín tại Việt Nam

Trong cuộc sống hiện đại, sức khỏe và dinh dưỡng là những yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình. Nắm bắt được xu hướng này, Công ty TNHH FA"NU - Dinh dưỡng gia đình số 1 đã ra đời mang lại những sản phẩm dinh dưỡng vượt trội và đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiết lộ gây ‘sốc’ về việc chậm triển khai dự án nhà ở xã hội 393 Lĩnh Nam, Hà Nội

(CLO) Mặc dù Hà Nội đã chỉ rõ tương đối đầy đủ nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án nhà ở xã hội, thế nhưng, trong cuộc gặp gỡ báo chí mới đây, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình đã lý do...

Cùng chuyên mục

Chỗ cấp tập thi công, nơi dở dang ‘đứt đoạn’

TPO - Trong khi các dự án hậu cần nghề cá, đê kè chống lũ ở Hà Tĩnh đang cấp tập hoàn thành xây dựng như tiến độ đề ra thì một số dự án như nâng cấp quốc lộ 8C, đường bao quanh cụm công nghiệp Lộc Hà vẫn  vướng mắc mặt bằng, chờ tháo gỡ. 18/12/2024 | 20:33 ...

Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung mục tiêu vận tải theo hướng tăng khối lượng vận chuyển. Theo đó, đến năm 2030, khối lượng vận...

Xu hướng thị trường bất động sản 10 năm tới sẽ ra sao?

(NLĐO) - Nếu không giải quyết bài toán về giá nhà ở, thị trường bất động sản khó ổn định. Trong khi đó, việc tăng giá nhà gây khó khăn cho người dân. ...

Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫn

Đó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố” mà UBND Thành phố Đà Nẵng xây dựng. Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫnĐó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố” mà UBND Thành phố Đà Nẵng xây...

Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Công Thương đã và đang chủ động nâng cao năng lực, phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân. Nâng cao hiểu biết về CBRN trong ngành Công Thương Thực hiện Quyết định 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó...

Mới nhất

Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024

Tối 18/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở NNPTNT, Sở Công Thương tỉnh...

Trực tiếp họp báo Việt Nam vs Philippines: HLV Kim Sang-sik thoát hiểm

Việt Nam xứng đáng hưởng phạt đền"Xoay tua lực lượng sẽ ảnh hưởng đến toàn đội. Hôm nay, quyết định nhân sự cảu tôi không ảnh hưởng quá tiêu cực vì cầu thủ vẫn làm tốt nhiệm vụ tới hết trận. Tôi tiếc vì Việt Nam phải được hưởng phạt đền ở hiệp 1 nhưng các cầu thủ...

Giá cà phê quay đầu giảm liệu có đáng lo?

Sau khi tăng và đạt mức ổn định trong nhiều ngày qua, giá cà phê trong nước và thế giới hôm nay 18-12 đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch. ...

Người trúng đấu giá biển số VIP 30L-999.99 đã nộp đủ hơn 12 tỷ đồng

Biển số Hà Nội 30L-999.99 được đưa lên sàn đấu giá trực tuyến vào trưa 4/12. Sau nhiều vòng đấu, một khách hàng đã trúng đấu giá với số tiền hơn 12,1 tỷ. ...

Tổng kiểm kê tài sản công là nền tảng minh bạch hóa và tối ưu nguồn lực quốc gia

(ĐCSVN) - Cục trưởng Cục Quản lý công sản Nguyễn Tân Thịnh cho biết, công tác tổng kiểm kê lần này không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tài sản công mà còn là bước đi quan trọng để hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngày 18/12,...

Mới nhất