Trang chủNewsNhân quyềnDoanh nghiệp cần có tầm nhìn xa hơn để bảo vệ môi...

Doanh nghiệp cần có tầm nhìn xa hơn để bảo vệ môi trường


       

anh-quang.jpg
PGS. TS Nguyễn Đức Quảng, Trường Hóa và Khoa học sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội

PV: Theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường, chỉ còn chưa đầy 6 tháng nữa, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm tái chế một số sản phẩm, bao bì. Vậy, đối tượng, lộ trình và cách thức thực hiện trách nhiệm này ra sao, thưa PGS.TS Nguyễn Đức Quảng?

PGS.TS Nguyễn Đức Quảng:

Trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu được quy định tại Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường. Hiện nay, quy định này đã được quy định chi tiết thi hành tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm như: pin – ắc quy, dầu nhớt, săm lốp, điện – điện tử, phương tiện giao thông và một số bao bì (thực phẩm, mỹ phẩm; thuốc; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; chất tẩy rửa, chế phẩm gia dụng, nông nghiệp, y tế; xi măng) sẽ có trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc.

Về lộ trình, từ 1/1/2024 nhà sản xuất, nhập khẩu pin – ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và một số bao bì bắt đầu thực hiện trách nhiệm tái chế. Tiếp đến các sản phẩm điện – điện tử sẽ thực hiện từ 1/1/2025 và từ 1/1/2027 là các sản phẩm phương tiện giao thông.

Về cách thức, nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong hai hình thức thực hiện trách nhiệm tái chế của mình, đó là tự mình tổ chức tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì. Trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu chọn đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì (không tự mình thực hiện tái chế) thì số tiền đóng góp theo từng loại sản phẩm, bao bì được tính theo công thức: F = R x V x Fs

Trong đó: F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải nộp theo từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: đồng); R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: %); V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu (đơn vị tính: kg); Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì.

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nhà sản xuất, nhập khẩu phải có trách nhiệm đến cuối vòng đời của sản phẩm, bao bì thông qua 2 trách nhiệm là thu gom, xử lý và tái chế sản phẩm, bao bì. Nếu như trách nhiệm thu gom, xử lý đã được thực hiện từ năm 2022 thì trách nhiệm tái chế một số sản phẩm, bao bì được thực hiện từ đầu năm 2024.

PV: Như công thức ông vừa chia sẻ, Fs là nhân tố quan trọng quyết định khoản tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng vào khi thực hiện nghĩa vụ tái chế. Vậy chúng ta xây dựng Fs dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn nào để vừa đúng, đủ lại hợp lý thưa PGS.TS. Nguyễn Đức Quảng?

PGS.TS Nguyễn Đức Quảng:

Định mức chi phí tái chế Fs trên thực tế đã được quy định khá rõ ràng trong Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Theo đó, Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Có thể khẳng định, Fs được coi là xương sống trong thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu. Đây là căn cứ để các nhà sản xuất, nhập khẩu đóng tiền thực hiện trách nhiệm tái chế. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ thay đổi, biến động rất nhiều phụ thuộc vào hiệu quả thu gom, giá nguyên liệu đầu vào….của sản phẩm, bao bì.

Tại Việt Nam, hệ số Fs cũng có nhiều khác biệt so với các nước trên thế giới bởi hệ thống thu gom của chúng ta có nhiều đặc thù. Hiện, bao bì, sản phẩm của chúng ta phần lớn được thu gom bởi hệ thống phi chính thức. Chính vì vậy, định mức chi phí tái chế Fs đã được xây dựng dựa trên việc tính đúng, đủ, phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Fs vừa là căn cứ để các nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế, vừa là nhân tố khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành tái chế hiện đại, tái chế xanh tại Việt Nam.

Trên thực tế, khi bộ TN&MT xây dựng định mức chi phí tái chế Fs đã có nhiều đề xuất của các tổ chức và chuyên gia được đưa ra như: Đề xuất của các chuyên gia tổ chức IFC và WWF; Đề xuất của Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam; Đề xuất của Đại học Kinh tế Quốc dân; Đề xuất của Liên minh tái chế bao bì Việt Nam PRO. Trong đó, nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới (IFC) và Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tập trung khảo sát chủ yếu ở khu vực phía Bắc; Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam tập trung khảo sát chủ yếu các cơ sở khu vực phía Nam. Dựa trên các đề xuất này, Bộ TN&MT đã đưa ra dự thảo chi phí tái chế Fs phù hợp cho từng loại bao bì, sản phẩm.

buoi-tham-va-lam-viec-cua-greenhub-tai-vua-ve-chai-trong-khuon-kho-du-an-5.jpg
Định mức chi phí tái chế Fs được xây dựng đúng, đủ, phù hợp với từng sản phẩm, bao bì

PV: Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng, Fs mà Bộ TN&MT đưa ra tại dự thảo Quyết định là quá cao, không phù hợp với điều kiện khó khăn hiện nay của doanh nghiệp, tăng gánh nặng cho người tiêu dùng. Phó Giáo sư có ý kiến như thế nào về nhận định này?

PGS.TS Nguyễn Đức Quảng:

Tôi rất chia sẻ với băn khoăn này của doanh nghiệp. Như tôi đã chia sẻ, định mức chi phí Fs như trong dự thảo được Bộ TN&NT là kết quả của quá trình dài nghiên cứu, tham vấn và khảo sát thực tế thực trạng tái chế của Việt Nam hiện nay. Định mức này đang đáp ứng các tiêu chuẩn: Đúng, đủ, phù hợp.

Ở một góc độ nào đấy, chúng ta có thể phân ra thành 2 cái nhóm chính. Một nhóm là các sản phẩm, bao bì đang được tái chế rất thuận lợi, nhóm còn lại là các sản phẩm, bao bì chưa được tái chế hoặc tái chế chưa hiệu quả.

Trong cùng 1 nhóm sản phẩm, bao bì nhưng có những sản phẩm, bao bì Fs được điều chỉnh thấp hơn nhiều so với các sản phẩm, bao bì khác. Ví dụ như chai nhựa PET, đây là sản phẩm, bao bì đang được thu gom, tái chế thuận lợi và hiệu quả nên hệ số Fs được điều chỉnh thấp hơn các sản phẩm, bao bì nhựa khác.

Trong khi đó, một số sản phẩm, bao bì có khả năng tái chế nhưng không hoặc ít được tái chế vì lợi nhuận thấp như bóng đèn, bao bì giấy hỗn hợp, bao bì mềm các loại, dầu thải, săm lốp thải, máy tính bảng, bóng đèn compact, bếp điện, bếp từ, máy in, máy tính, hay các sản phẩm chưa có công nghệ tái chế tại Việt Nam như pin, sạc, phương tiện giao thông thì hệ số Fs được quy định cao để khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi vật liệu sản xuất, cũng như là đầu tư, phát triển ngành tái chế tại Việt Nam.

Hiện định mức chi phí để tạo thành sản phẩm tái chế theo các giải pháp tái chế khác nhau sẽ rất khác nhau. Mặt khác, chi phí tái chế thực tế là khác nhau giữa các cơ sở khảo sát, vì vậy, định mức đề xuất mang giá trị trung bình để có thể áp dụng chung đối với các cơ sở có đặc thù công nghệ khác nhau. Một hệ số điều chỉnh được áp dụng để xem xét đến hiệu quả của quá trình tái chế được đưa ra, theo đó, Fs đầy đủ sẽ được tính như sau:

Fs = 1.03 * a * [T + CV + Re] (VNĐ/kg sản phẩm, bao bì), trong đó:

T: Chi phí phân loại, thu gom (không bao gồm chi phí thu mua);

  • CV: Chi phí vận chuyển;
  • Re: Chi phí hoạt động tái chế;

a: Hệ số điều chỉnh (xem xét đến hiệu quả của hoạt động tái chế).

Hệ số điều chỉnh a sẽ có các giá trị lần lượt là 0,3, 0,5, 0,7 và 1.0 tương ứng với các mức độ hiệu quả khác nhau của hoạt động tái chế hiện nay.

PV: Vậy trước cách nhìn chưa có ”thiện cảm” với cách tính của nhà quản lý, ông có khuyến nghị gì để các doanh nghiệp có thể thực hiện tốt quy định Fs nói riêng và EPR nói chung một khi quy định này đến thời hạn phải thực thi?

PGS.TS Nguyễn Đức Quảng:

Trên thực tế, xây dựng định mức chi phí tái chế Fs mang tính kỹ thuật, nhưng nó cũng mang tính kinh tế và nhân văn.

Hiện tại, dự thảo định mức chi phí tái chế Fs chưa được chính thức hóa, chưa được ban hành. Hiện Bộ TN&MT vẫn đang tham vấn các bên để tìm đến một cái sự hài hòa nhất định.

Ở một góc độ khác, tôi đề nghị doanh nghiệp, các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu đừng nên chỉ nhìn vào Fs mà hãy nhìn vào cái phương thức đầu tiên để thực hiện trách nhiệm tái chế đó là tự mình tổ chức tái chế. Việc đóng Fs chỉ là lựa chọn sau, thông thường thì nên áp dụng cho nhóm sản phẩm bao bì mà ít được thu gom, tái chế chính thức tại Việt Nam. Xin lưu ý là tái chế chính thức chứ không phải là tái chế làng nghề, không đảm bảo chất lượng môi trường.

Đối với các sản phẩm, bao bì đang được tái chế một cách có hiệu quả tại Việt Nam thì nhà sản xuất đừng nên nhìn vào Fs mà nên tự hỏi rằng là tại sao mình không tự tổ chức tái chế? Bởi khi nhà sản xuất, nhập khẩu tự tổ chức tái chế sẽ có lợi hơn về mặt kinh tế. Hiện nay nhà sản xuất trong Liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO) đang tự thuê các đơn vị tái chế với chi phí thấp hơn rất nhiều khi đóng tiền.

Chính vì vậy, theo tôi, để thực hiện tốt quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), các doanh nghiệp trước tiên nên quan tâm tới việc tự mình tổ chức tái chế, trước khi quan tâm đến việc đóng tiền hay Fs.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!



Nguồn

Cùng chủ đề

Mặt trận Ninh Bình kết nạp thêm 2 tổ chức thành viên

Hội Cựu Công an nhân dân, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường tỉnh Ninh Bình vừa được kết nạp làm tổ chức thành viên của Ủy ban MTTQ tỉnh Ninh Bình. Trong khuôn khổ hội nghị, Ủy ban...

Phụ nữ Thủ đô giúp vườn hoa “người tốt

Sáng mãi phong trào "Ba đảm đang" Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, thời kỳ nào cũng in đậm dấu ấn về những cống hiến to lớn của phụ nữ Việt Nam cho sự trường tồn của dân tộc. Trong 94 năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã có sự lớn mạnh không ngừng với nhiều phong trào thi đua sôi nổi, để lại dấu ấn đậm nét - trong đó có sự đóng góp tích cực...

Phụ nữ Thủ đô chung tay phân loại, xử lý rác thải

Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn được tổ chức hàng năm là dịp lan tỏa các hoạt động cộng đồng vì môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời kêu gọi các cá nhân, tập thể, cộng đồng cùng chung tay có những hành động thiết thực để giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến mục...

Đội “Vỏ lạc” giành Huy chương Vàng tại Olympic Phát minh

Cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới (World Invention Creativity Olympic -WICO) lần thứ 13 vừa diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Seoul (Hàn Quốc). Đây là Cuộc thi danh giá được tổ chức thường niên bởi Hiệp hội Phát minh sáng chế các trường Đại học Hàn Quốc và được Quốc hội Hàn Quốc bảo trợ. Mục đích của cuôc thi là tạo cơ hội cho các học sinh, sinh viên,...

Phụ nữ thay đổi hành vi trong bảo đảm an toàn thực phẩm

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sạch tại nhà Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã chủ động tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của hội viên, Nhân dân về ATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Chủ tịch Hội LHPN phường Phương Canh Nguyễn Thị Thu Huyền cho biết, Hội đã ra mắt các Chi hội thay đổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font từ ngày 9 - 12/11; thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Mới nhất

Bắt trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu

Chiều 9/11, đại tá Bùi Văn Thảo, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động thông tin về việc Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Phú Vinh (SN 1968, ngụ TP...

Ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu về Cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh

(CLO) Chiều 9/11, tại Khu đô thị Eco Central Park TP Vinh, Báo Nghệ An tổ chức Lễ ra mắt chuyên trang báo chí dữ liệu Cao trào Xô viết Nghệ...

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo...

Quảng Ninh sửa ‘Cung con rùa’ chuẩn bị cho giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á

TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng 11 để chuẩn bị cho tổ chức Giải vô địch Taekwondo Cảnh sát Châu Á. TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng...

Mới nhất