Trang chủNewsKinh tếDoanh nghiệp 'bắt chặt tay' cùng nông dân sản xuất quế hữu...

Doanh nghiệp ‘bắt chặt tay’ cùng nông dân sản xuất quế hữu cơ



YÊN BÁI Doanh nghiệp và nông dân đã hợp tác chặt chẽ xây dựng vùng trồng quế hữu cơ, đầu tư nhà máy với công nghệ cao để chế biến sâu các sản phẩm quế xuất khẩu

Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà đồng hành với người dân Lào Cai, Yên Bái xây dựng vùng nguyên liệu quế hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà đồng hành với người dân Lào Cai, Yên Bái xây dựng vùng nguyên liệu quế hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Yên Bái tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất quế bền vững theo hướng hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, mục tiêu tăng sản lượng, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Tích cực nhân rộng các mô hình phát triển quế theo hướng thâm canh, sản xuất hữu cơ hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Việc hình thành vùng nguyên liệu sạch, đạt tiêu chuẩn quốc tế đã có sự vào cuộc tích cực từ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu lớn.

Doanh nghiệp thay đổi triết lý kinh doanh

Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà đã thu mua nguyên liệu quế tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai từ cách đây hơn 30 năm. Năm 2015, Công ty chính thức thành lập chi nhánh tại Yên Bái, đến năm 2018 Công ty tiếp tục mở rộng, đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng nhà máy tại xã Yên Hợp (huyện Văn Yên, Yên Bái).

Công ty Sơn Hà chuyên chế biến, xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi, tiêu, thị trường xuất khẩu chính (chiếm 95%) là sang Mỹ và các nước châu Âu.

Theo ông Lê Văn Long – Trưởng phòng Dự án (Công ty Sơn Hà) cho biết, trước đây Công ty chủ yếu thu mua quế và xuất khẩu tới những thị trường khá dễ tính như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc. Các thị trường này không yêu cầu cao về chất lượng mà chỉ mong muốn mua sản phẩm với giá thấp. Từ năm 2015, Công ty đã thay đổi triết lý kinh doanh, từng bước xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh bền vững, bắt tay với nông dân thiết lập các vùng trồng quế hữu cơ; đầu tư nhà máy với công nghệ cao để chế biến sâu các sản phẩm từ quế. Toàn bộ quy trình này được thực hiện theo tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế.

Chuyển sang mô hình sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn, tiêu chí bền vững đương nhiên sẽ khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều, nhưng Công ty xác định đó là con đường đúng đắn, doanh nghiệp và người dân muốn phát triển bền vững thì nhất định phải đi theo. 

Sản phẩm quế đảm bảo chất lượng được Công ty Sơn Hà xuất khẩu tới các thị trường khó tính như Mỹ và các nước châu Âu. Ảnh: Thanh Tiến.

Sản phẩm quế đảm bảo chất lượng được Công ty Sơn Hà xuất khẩu tới các thị trường khó tính như Mỹ và các nước châu Âu. Ảnh: Thanh Tiến.

“Khi làm ra được những sản phẩm tuân thủ đúng quy trình, quy định của quốc tế, chúng tôi đã chinh phục thành công những thị trường khó tính nhưng rất nhiều tiềm năng, rộng lớn hơn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…

Giai đoạn đầu, Công ty dành nhiều thời gian để có được niềm tin của bà con nông dân, đào tạo, giúp họ thay đổi các tập quán canh tác cũ đã hình thành hàng trăm năm nay. Sau khi thay đổi, doanh nghiệp mất nhiều năm nữa để tiếp tục đồng hành cùng nông dân nhằm quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn đã đặt ra”, ông Lê Văn Long cho hay.

Bắt tay nông dân xây dựng vùng nguyên liệu

Chia sẻ câu chuyện bắt tay với nông dân trồng quế hữu cơ tại huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), ông Lê Văn Long cho biết, Bắc Hà là huyện miền núi với trên 80% là người dân tộc thiểu số. Tại đây, cây quế có tiềm năng rất lớn, mang lại thu nhập và tạo việc làm cho người dân, đặc biệt là cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Ở nhiều vùng trồng quế trọng điểm, thu nhập chính của nông dân là từ quế (chiếm khoảng 75 – 80% tổng thu nhập).

Người dân huyện Bắc Hà đã trồng quế từ lâu đời nhưng chủ yếu theo hướng tự phát, chưa nắm được quy trình kỹ thuật canh tác và thu hoạch quế. Đầu tư vào sản xuất quế còn hạn chế, kỹ thuật trồng và thu hoạch quế còn thô sơ. Người dân cũng không có thông tin về thị trường tiềm năng (nhất là thị trường xuất khẩu) cũng như các tiêu chuẩn bắt buộc. Do chất lượng thu hoạch quế không đồng đều và thiếu kết nối với người mua nên quế thường được sản xuất và bán tại địa phương với giá thấp và không ổn định.

Năm 2019, Công ty TNHH Hương Gia Vị Sơn Hà hợp tác cùng Dự án GREAT, Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Trung tâm Khuyến nông Lào Cai phát triển chuỗi giá trị và xây dựng hệ thống thị trường cho cây quế tại xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà). Các hoạt động tập trung vào sản xuất và kinh doanh quế hữu cơ giá trị cao thông qua quy trình thu hái, sản xuất, kỹ thuật chế biến và kết nối tốt hơn giữa nông dân và thị trường tiêu thụ cao cấp.

Nhờ có thu nhập cao hơn và sản phẩm được tiêu thụ thuận tiện hơn nên người dân tin tưởng gắn bó với doanh nghiệp sản xuất quế hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Nhờ có thu nhập cao hơn và sản phẩm được tiêu thụ thuận tiện hơn nên người dân tin tưởng gắn bó với doanh nghiệp sản xuất quế hữu cơ. Ảnh: Thanh Tiến.

Công ty Sơn Hà đã tiến hành khảo sát, đánh giá nội bộ, lựa chọn và đào tạo tập huấn cho hơn 300 hộ dân trên địa bàn xã về nguyên tắc canh tác hữu cơ từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Hiểu được những nguy cơ từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ cỏ với sức khỏe và môi trường, người dân đã dần loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng các loại thuốc này trong quá trình canh tác, phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

Đến nay, hơn 300 hộ dân với diện tích gần 1.300ha quế ở xã Nậm Đét đã được cấp chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn EU và USDA. Với chứng nhận này, người dân được thu mua quế với giá ổn định hơn. Công ty Sơn Hà cũng ký kết hợp đồng với nông dân thu mua quế nếu chất lượng đảm bảo. Công ty chú trọng phát triển mạng lưới thu mua, xây dựng hàng chục đầu mối lớn nhỏ đến từng thôn bản. Các đầu mối đều được tập huấn về cách thức thu mua hàng, tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu của Công ty và cách đánh giá giá trị hàng hóa theo từng chất lượng. 

Bên cạnh việc thu mua quế, đảm bảo đầu ra ổn định cho bà con, Công ty Sơn Hà còn tiến hành trả thưởng cho những hộ nông dân thực hành, tuân thủ tốt nguyên tắc canh tác hữu cơ. Hơn 550 triệu đồng tiền thưởng đã được chuyển đến tận tay những thành viên trong chuỗi cung ứng quế hữu cơ tại xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà), trong đó người dân được hưởng hơn 400 triệu đồng và đầu mối thu mua được hưởng hơn 150 triệu đồng.

Giám sát chặt chẽ các khâu sản xuất

Tại tỉnh Yên Bái, từ năm 2015, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng các tổ nhóm, các vùng nguyên liệu và các vùng sơ chế sản phẩm quế. Đào tạo tập huấn cho nông dân về quy trình canh tác quế bền vững và sản xuất các sản phẩm quế có giá trị gia tăng cao như quế sáo. Xây dựng dựng hệ thống đại lý, đầu mối thu mua đến từng thôn bản.

Công ty Sơn Hà luôn giám sát chặt chẽ các khâu chăm sóc, thu mua, bảo quản để có sản phẩm quế đảm bảo tiêu chuẩn. Ảnh: Thanh Tiến.

Công ty Sơn Hà luôn giám sát chặt chẽ các khâu chăm sóc, thu mua, bảo quản để có sản phẩm quế đảm bảo tiêu chuẩn. Ảnh: Thanh Tiến.

Hiện nay, ngoài vùng nguyên liệu quế thường và hữu cơ hơn 2.500ha, Công ty còn làm thủ tục cấp chứng nhận cho vùng nguyên liệu quế đạt tiêu chuẩn UEBT/RA (Kinh doanh thương mại đa dạng sinh học có đạo đức/Nông nghiệp bền vững).

Gia đình ông Trương Minh Hoan ở xã An Thịnh (huyện Văn Yên) đã gắn bó với cây quế từ hơn 20 năm qua. Từ năm 2015, gia đình ông và các hộ dân trong thôn được Công ty Sơn Hà và cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng quế hữu cơ. Đến nay, hơn 5ha, quế của gia đình ông Hoan đã được cấp chứng nhận hữu cơ.

Ông Hoan chia sẻ, trước kia chưa có dự án cây quế có giá trị không cao, thị trường bấp bênh. Giờ thì bà con yên tâm sản xuất, quế đã có thương hiệu, công ty lại bao tiêu sản phẩm tận nơi cho bà con nên rất yên tâm sản xuất.

Các sản phẩm quế chế biến của Công ty Sơn Hà đáp ứng những tiêu chuẩn rất khắt khe của các thị trường xuất khẩu. Ảnh: Thanh Tiến.

Các sản phẩm quế chế biến của Công ty Sơn Hà đáp ứng những tiêu chuẩn rất khắt khe của các thị trường xuất khẩu. Ảnh: Thanh Tiến.

Tại mỗi vùng nguyên liệu, Công ty Sơn Hà đều có cán bộ thanh tra nội bộ phụ trách và tiến hành đánh giá việc nông dân tuân thủ các nguyên tắc sản xuất hàng hóa hữu cơ. Đối với vùng nguyên liệu hữu cơ, cán bộ kỹ thuật của Công ty thực hiện giám sát các đại lý thu mua đảm bảo truy xuất nguồn gốc, không lây nhiễm trong quá trình vận chuyển, sơ chế, bảo quản. Công ty cung cấp miễn phí bao tải, dây buộc cho đại lý, hộ nông dân có sản phẩm hữu cơ để đảm bảo không bị lây nhiễm chéo. Hàng năm, Công ty xây dựng chính sách trả thưởng hàng tỷ đồng cho các hộ nông dân và đại lý thu mua sản phẩm quế hữu cơ.

Ngoài ra, Công ty hỗ trợ phát triển sinh kế, an sinh xã hội như các mô hình trồng cây bản địa, duy trì thảm thực vật, mô hình vật nuôi, hỗ trợ bể thu gom rác thải, nước sạch, trang thiết bị tại trường học và trạm y tế… giúp đảm bảo việc phát triển bền vững tại cộng đồng.

Ông Lê Văn Long – Trưởng phòng Dự án (Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà) cho biết thêm, thời gian qua, Công ty đã nhận được sự hỗ trợ của tỉnh Yên Bái thông qua dự án phát triển mô hình liên kết, bao tiêu sản phẩm và chế biến sâu các sản phẩm quế hữu cơ chất lượng cao. Công ty giúp người dân có được chứng nhận hữu cơ cho thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty đang ký hợp đồng trực tiếp với hàng nghìn hộ dân ở Lào Cai, Yên Bái và đã có hơn 4.000ha quế đạt tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ và nhiều chứng nhận quốc tế khác.





Nguồn

Cùng chủ đề

Toàn cảnh hai cây cầu hư hỏng sau bão số 3 ở Yên Bái đang thi công sửa chữa

Do ảnh hưởng bão số 3 (Yagi), hai cây cầu Văn Phú và Yên Bái hư hỏng nặng nề. Sau hơn 1,5 tháng thi công, nhiều hạng mục đã gần hoàn thiện, dự kiến 29/12 cầu Văn Phú sẽ hoàn thành sửa chữa. Cầu Yên Bái hiện vẫn chờ kiểm định, chưa hoạt động trở lại. ...

Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu

Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng. Nguồn kinh phí thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG...

Xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng quế ở Tràng Định

Nhận thấy giá trị từ cây quế đem lại, thời gian qua, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn tích cực vận động Nhân dân trồng cây quế để phát triển kinh tế. Với giá trị kinh tế cao, cây quế đã và đang là cây trồng chủ lực giúp đời sống của bà con địa phương từng ngày khởi sắc.Những kiến thức về pháp luật tưởng chừng khô khan, cứng nhắc lại trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ...

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh Yên Bái) cho biết, đến 31/12 toàn bộ hoạt động san gạt, xử lý các điểm sạt lở trên địa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

10 món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Giáng sinh

Nhắc đến Giáng sinh, ngoài cây thông, ông già Noel và quà tặng, không thể thiếu những món ăn truyền thống đặc trưng...

Cách làm chè trôi nước chuẩn vị cho ngày Đông chí

Vào ngày Đông chí, món ăn truyền thống không thể thiếu đó là chè trôi nước. Món ăn này có vỏ bột và...

Cam Vân Đồn vào mùa thu hoạch

Quảng Ninh Vạn Yên là vùng trồng cam tập trung lớn nhất huyện Vân Đồn. Khi tiết trời bắt đầu se lạnh, những...

Tạo thương hiệu từ đặc sản nếp cái hoa vàng địa phương

Quảng Ninh Từ bỏ công việc ổn định, anh Đoàn Công Bách quyết tâm xây dựng sản phẩm rượu men lá Gốc Đa...

Sản phẩm OCOP tạo điểm nhấn cho nông nghiệp Nghệ An

Ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp đà thắng lợi toàn diện trong năm 2024, bước đột phá của các sản phẩm OCOP là nét cọ tươi sáng trong bức tranh đầy sắc màu. Năm 2024 Sở NN-PTNT Nghệ An đã hoàn thành 24 nhiệm vụ được giao, bao gồm 13 nghị quyết của HĐND tỉnh và 11 nhiệm vụ khác. Các chỉ tiêu cơ bản, trọng tâm của ngành đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch, như tổng sản phẩm (GRDP)...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 22/12/2024 giảm, trong nước ngược chiều đi lên

Giá vàng hôm nay 22/12/2024 trên thị trường thế giới kết thúc tuần giảm. Giá vàng nhẫn trong nước có thương hiệu điều chỉnh đi lên. Kết phiên 21/12, giá vàng miếng tại SJC đóng cửa ở mức 81,8-83,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm trước. Giá vàng miếng tại Doji tăng 600 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với mức kết hôm trước, đóng cửa ở mức...

Giá cà phê trong nước tiếp tục lập đỉnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 15/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 15/12/2024. Giá cà phê thế giới đi ngang Giá cà phê hôm nay 15/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 00 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê thế giới được MXV cập nhật...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (21/12): Tiếp tục giảm sâu

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (21/12): Thị trường vàng trong nước tuần qua ghi nhận đà giảm mạnh tại các thương hiệu lớn, giảm đến 5,5 triệu đồng/lượng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h ngày 21/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức...

Việt Nam có 11,8 triệu ha đất đang bị sa mạc hoá

Biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra khiến 11,8 triệu ha đất của nước ta đang bị sa mạc hoá. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có khoảng 1,2 triệu ha đất bị suy thoái nặng, 3,8 triệu ha đất suy thoái trung bình và 6,8 triệu ha đất suy thoái nhẹ. Vùng có diện tích đất suy thoái lớn nhất là Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ...

Cùng chuyên mục

Vàng nhẫn tiếp tục “vượt mặt” vàng miếng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn và vàng trang sức các loại giảm nhưng với biên độ hẹp hơn so với đà lao dốc của vàng miếng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h30 ngày 22/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết...

Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Giá vàng trong nước tăng mạnh, trung bình ở mức 600.0000 đồng 1 lượng, trong khi giá vàng thế giới vẫn vượt ngưỡng 2.600USD một oz. Giá vàng hôm nay 22/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 22/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm...

Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam

DNVN - Chia sẻ tại chương trình Cà phê Doanh nhân lần thứ 80 với chủ đề “Dự báo những chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ và tác động đến kinh tế Việt Nam”, ngày 21/12, TS Cấn Văn Lực khuyến nghị cần nghiên cứu cơ chế khuyến khích và hỗ trợ...

Nhiều tỉnh thiết lập bảng giá mới, đạt 68.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 22/12 ghi nhận không có sự biến động giá, tuy nhiên, tổng kết tuần qua giá heo đã liên tục tăng cao, có nơi đạt 68.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (21/12/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự điều chỉnh giá, song, tổng kết tuần qua khu vực này là nơi có sự biến động giá mạnh nhất trên cả...

Mua gốc sanh 10 triệu, sau 20 năm chủ nhân nói ‘hàng chục tỷ cũng không bán’

Trong số hàng trăm cây cảnh tham gia triển lãm tại TP Thanh Hóa, gốc cây sanh “Ngai vàng đất Việt” được chủ nhân định giá hàng chục tỷ đồng sau khi được chăm sóc và hoàn thiện suốt 20 năm qua. Triển lãm sinh vật cảnh đang diễn ra ở TP Thanh Hóa quy tụ hàng trăm cây cảnh khắp mọi miền đất nước. Giá mỗi cây từ vài chục triệu đến hàng chục tỷ đồng.  Đáng chú ý, tác phẩm cây...

Mới nhất

Iceland lập chính phủ liên minh ba đảng, có nữ Thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử

Liên minh Dân chủ xã hội Iceland ngày 21/12 đã thành lập chính phủ liên minh ba đảng, cam kết ổn định nền kinh tế sau khi nổi lên trở thành đảng lớn nhất Iceland trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Sinh viên nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ dài nhất lên tới gần 2 tháng

Hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025. Trong đó, có không ít trường cho sinh viên nghỉ kéo dài cả tháng, thậm chí lên tới 58 ngày. ...

Động thái mới nhất của toà án

(NLĐO) - TAND thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản yêu cầu nguyên đơn bổ sung kết...

80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Huyền thoại nữ du kích Củ Chi

Về đất thép Củ Chi, nơi mỗi cành cây, ngọn cỏ cũng có thể trở thành những dũng sĩ, người ta vẫn nhắc về câu chuyện của các chị em trong Trung đội nữ du kích Củ Chi. Gan dạ, dũng cảm và mưu trí - những phụ nữ dù chân yếu tay mềm nhưng đã lập nên bao chiến...

Prudential cùng hành trình 5 năm nâng cao ý thức an toàn giao thông tại Việt Nam

Vừa qua, chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” của Prudential đã diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, đánh dấu cho sự mở dầu của hàng loạt hoạt động kỷ niệm 5 năm triển khai dự án tại Việt Nam.

Mới nhất