Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐoàn kết vì vị thế quốc gia phát triển

Đoàn kết vì vị thế quốc gia phát triển

Trải qua nhiều thế hệ, đoàn kết đã trở thành một phẩm chất tự giác, có thể trỗi dậy bất kỳ lúc nào để giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những khó khăn hay những khúc quanh của lịch sử.

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9: Đoàn kết vì vị thế quốc gia phát triển
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. (Ảnh tư liệu)

Tạo nên sức mạnh

Ngày 13/8/2024, phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh ý nghĩa của kỳ đại hội sắp tới như là “khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam”.

Để sớm hoàn thành các mục tiêu chiến lược, Tổng Bí thư quán triệt một trong những quan điểm then chốt là phải “không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất và tập trung dân chủ trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc, mối liên hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với Nhân dân”.

Là một hiện tượng xã hội có thể xuất hiện trên nhiều cấp độ (nhóm, cộng đồng, quốc gia), đoàn kết được hiểu là sự đồng thuận, gắn kết, thống nhất chặt chẽ giữa nhiều cá nhân, cả về nhận thức và hành động, trước các mục tiêu chung.

Cơ sở nền tảng cho sự đoàn kết là sự chia sẻ những nhu cầu, giá trị, niềm tin, được cụ thể hóa thành các mục tiêu cho hành động thực tiễn. Trước những vấn đề chung, đoàn kết là nhu cầu tất yếu để hình thành và gia tăng sức mạnh cho các nỗ lực hành động mang tính tập thể.

Từ hơn 50 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ ra trong bản Di chúc để lại cho Đảng và Nhân dân: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta… Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Quả vậy, trong lịch sử hình thành và phát triển, dân tộc Việt Nam thường xuyên phải đối diện với hai mối đe dọa mang tính tập thể, đó là họa ngoại xâm và nạn thiên tai. Chính những thách thức nan giải, có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc, một quốc gia đã khơi dậy, rèn luyện, vun đắp ý thức và bản năng đoàn kết trong mỗi người Việt Nam. Trải qua nhiều thế hệ, đoàn kết đã trở thành một phẩm chất tự giác, có thể trỗi dậy bất kỳ lúc nào để giúp dân tộc Việt Nam vượt qua những khó khăn, hay những khúc quanh của lịch sử.

Được thành lập trong những thập niên đầu thế kỷ 20, khi đất nước đang bị cai trị bởi các thế lực ngoại bang, sau hơn bốn thập kỷ nỗ lực, Đảng cộng sản Việt Nam đã hiện thực hóa được cam kết chính trị với nhân dân, đó là giành lại nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước vào năm 1975. Trong rất nhiều yếu tố tạo nên sức mạnh lãnh đạo của Đảng, không thể phủ nhận vai trò nổi bật của hai yếu tố, đó là sự trung thành của các đảng viên với các mục tiêu cách mạng và sự đoàn kết trong Đảng cũng như sự gắn kết giữa Đảng với các lực lượng xã hội.

Đoàn kết trong bối cảnh mới

Đoàn kết là một trạng thái đồng thuận cả về tâm lý, ý chí và hành động. Vì liên quan đến nhiều người cho nên trên thực tế, sự đoàn kết luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bối cảnh, có thể khái quát thành nhóm lực “hút”, động lực cho sự đoàn kết và nhóm lực “đẩy”, tác nhân đe dọa sự đoàn kết.

Nếu lực “hút” là những giá trị, niềm tin, nhu cầu hay lợi ích chung mà mỗi cá nhân không thể tự đạt được, thì lực “đẩy” là những yếu tố có tính chất riêng lẻ, có thể xung đột với những giá trị, lợi ích, nhu cầu chung của tập thể.

Vì thế, với mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, để duy trì và vun đắp sự đoàn kết thì cần xác định được những lực “hút” để phát huy và lực “đẩy” để tìm cách quản lý. Trong lịch sử cách mạng nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam đã nhận diện chính xác những yếu tố có thể kiến tạo và vun đắp sự đoàn kết, đó là nhu cầu độc lập dân tộc và thống nhất đất nước (trước năm 1975) và đổi mới và hội nhập quốc tế để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng kinh tế – xã hội (sau năm 1975).

Tuy nhiên, quá trình đổi mới tiến hành từ năm 1986 đến hiện nay cũng xuất hiện nhiều lực “đẩy” khác nhau, ngày càng lớn mạnh, có tác động đến sự đoàn kết, cả trong Đảng cũng như trên bình diện cộng đồng xã hội. Có thể thấy, ba yếu tố sẽ có nhiều ảnh hưởng đến sự đoàn kết, bao gồm: vị thế lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Vị thế lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, cùng với đó là thẩm quyền quản lý các cơ hội và nguồn lực trên phạm vi quốc gia đã giúp một bộ phận đảng viên được đảm nhiệm các vị trí công quyền, có thể chi phối và quyết định việc phân phối các cơ hội và nguồn lực của quốc gia. Nếu không ý thức rõ bổn phận phụng sự cộng đồng thì cá nhân nắm giữ công quyền sẽ từng bước rời xa khối đoàn kết trong Đảng và sự gắn kết với nhân dân.

Khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hóa, rồi kinh tế thị trường, các lợi ích cá nhân được tôn trọng, các quyền sở hữu tư nhân được bảo vệ, các quy luật thị trường như cạnh tranh, giá trị… ngày càng lớn mạnh, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức cũng như hành động của mỗi cá nhân, trong đó có cán bộ, đảng viên. Nếu không kiểm soát được bản thân, để các lợi ích vị kỷ chi phối thì cán bộ, đảng viên đảm nhiệm các vị trí công quyền sẽ có thể bị lôi kéo vào các ê kíp tìm kiếm lợi ích cá nhân, nhóm, từng bước xa rời khối đoàn kết.

Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế không chỉ đặt đất nước vào các quan hệ lợi ích và quyền lực phức tạp, mà còn du nhập những quan điểm, cách thức giải quyết khác nhau đối với các vấn đề chính sách. Nếu không ý thức rõ và kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc thì cá nhân nắm giữ quyền lực Nhà nước có thể ban hành những quyết định chính sách gây tổn hại đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì thế mà xa rời khối đại đoàn kết toàn dân.

Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9: Đoàn kết vì vị thế quốc gia phát triển
TS. Nguyễn Văn Đáng. (Ảnh: NVCC)

Vun đắp sự đoàn kết vì mục tiêu phát triển

Ngay trong những ngày đầu sau khi đất nước giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ khát vọng cải thiện vị thế quốc gia, đưa đất nước “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Tiếp nối tinh thần đó, đầu năm 2021, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra tầm nhìn lãnh đạo: đến năm 2045, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao.

Hướng về tương lai, bên cạnh những giá trị truyền thống, thúc đẩy sự đoàn kết như độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, chủ quyền lãnh thổ…, thì mục tiêu “quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045” chính là một lực “hút” đương đại, có thể coi là cơ sở cho sự đoàn kết trên phạm vi quốc gia. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức rằng, một trong những điểm tựa then chốt nhất cho sự đoàn kết trong hơn hai thập kỷ tới là vị thế quốc gia phát triển.

Trong Di chúc, Bác Hồ cũng đã từng căn dặn: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Cũng có nghĩa, nếu thiếu sự đoàn kết thì chúng ta sẽ rất khó có thể hiện thực hóa được tầm nhìn lãnh đạo đến năm 2045, đưa nước ta vươn lên gia nhập nhóm quốc gia phát triển. Vì thế, chúng ta cần khẳng định và thống nhất một số nhận thức mới về đoàn kết trong tình hình hiện nay.

Thứ nhất, đoàn kết trong Đảng cũng như trên bình diện cộng đồng xã hội sẽ luôn được củng cố và vun đắp khi chúng ta duy trì được sự gắn kết chặt chẽ, kiên định và trung thành với những cam kết chính trị, chủ trương và đường lối lãnh đạo do Đảng đề ra, thể hiện trong Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các văn kiện đại hội Đảng. Cụ thể hơn, sứ mệnh chính trị cao nhất của Đảng là phục vụ lợi ích của nhân dân, phụng sự lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Thứ hai, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, vun đắp được ý thức liêm chính, phụng sự những lợi ích chung của nhân dân, của đất nước chính là một định hướng giải pháp then chốt có thể gia tăng sự đoàn kết trong Đảng, cũng như sự gắn kết giữa Đảng với nhân dân.

Thứ ba, thiết kế các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy cán bộ, đảng viên gắn bó hơn với những cam kết chính trị mà họ đã tuyên thệ khi gia nhập tổ chức.

Thứ tư, về lâu dài, để duy trì được sự hợp tác và đoàn kết trên quy mô cộng đồng xã hội, cần phải kiến tạo được các điều kiện thể chế để duy trì được sự cân bằng về quyền lực, tiếp cận cơ hội và lợi ích giữa các chủ thể trong cấu trúc quản trị quốc gia. Qua đó giảm thiểu được các nguy cơ chuyên quyền, theo đuổi các lợi ích thiển cận, gây phương hại đến sự đoàn kết.

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.





Nguồn: https://baoquocte.vn/ky-niem-79-nam-quoc-khanh-29-doan-ket-vi-vi-the-quoc-gia-phat-trien-284348.html

Cùng chủ đề

‘Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng’ vang lên bên tượng đài Bác giữa thủ đô Santo Domingo

Tình cảm chân thành và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện sâu sắc với những người dân Cộng hòa Dominica. Bài hát 'Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng' một lần nữa lại vang lên bên tượng đài Bác tại thủ đô Santo Domingo. Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân đã đặt vòng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thủ đô Santo Domingo, Cộng hòa Dominica. Tượng Bác...

Biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị vững bền Việt Nam-Campuchia

NDO - Chiều 21/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia. Phát biểu tại lễ khánh thành, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt...

Sáng kiến xây dựng Tổ đoàn kết 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer để cùng thoát nghèo

Với sáng kiến xây dựng mô hình Tổ đoàn kết 3 dân tộc Kinh - Hoa – Khmer, tại ấp 5, Khối Dân vận xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau của các thành viên trong tổ để cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng nếp sống mới nơi thôn, ấp…Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực...

Thủ tướng dự Lễ đặt Biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rio de Janeiro

Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và các hoạt động song phương tại Brazil, sáng 17/11 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Lễ khánh thành đặt Biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu phố Santa Teresa, thành phố Rio de Janeiro - nơi Người từng làm việc...

Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024: Tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu toàn quốc

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024 tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Nửa đầu tháng 11, xuất khẩu cà phê của Việt Nam chỉ đạt 20.933 tấn, giảm 44,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thu về 121,8 triệu USD, tăng 1,8% trị giá so với cùng kỳ. Luỹ kế từ đầu năm đến ngày 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu 1,17 triệu tấn cà phê với kim ngạch thu về 4,7 tỷ USD, giảm 13,5% về lượng nhưng tăng 38,1% về trị giá so với cùng kỳ.

Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Trong những năm gần đây, làm đẹp tự nhiên đã trở thành xu hướng nổi bật trong ngành thẩm mỹ. Khách hàng không chỉ muốn cải thiện vẻ ngoài mà còn tìm kiếm các giải pháp an toàn, lành tính và bền vững. Thẩm mỹ viện cần nhanh chóng tích hợp các liệu pháp tự nhiên để đáp ứng nhu cầu này, đồng thời khẳng định vị thế trong ngành.

Cách tắt định vị iPhone vô cùng nhanh chóng và hiệu quả

Tắt định vị trên iPhone giúp bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tắt định vị giúp bạn kiểm soát việc chia sẻ vị trí và sử dụng thiết bị!

Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính “vạ miệng” khiến Port-au-Prince nổi giận

Trong những ngày qua, tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 150 người, nâng tổng số người thiệt mạng lên hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.

Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ “nhập cuộc”; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Mới đây, ông Douglas Jacobson, luật sư về thương mại ở Washington cho biết, Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhắn nhủ sinh viên "tương lai của nhà trường phụ thuộc vào sự cống hiến và khát vọng của các bạn sinh viên", đồng thời gửi lời tri ân tới các thế hệ giáo chức đã cống hiến. ...

Cùng chuyên mục

Tên của nhà bác học nào được đặt tên cho 8 trường chuyên ở Việt Nam?

Ông chính là Lê Quý Đôn - danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.Lê Quý Đôn sinh năm 1726 trong gia đình Nho học có bố là quan Hình bộ thượng thư, mẹ xuất thân dòng dõi khoa bảng tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.Năm 14 tuổi, ông theo cha lên kinh đô Thăng Long học tập. Năm 18 tuổi,...

Dạy thêm, học thêm cần quy định cụ thể

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa có giải trình tại Quốc hội một số vấn đề tại phiên thảo luận về dự Luật Nhà giáo. Ông Đặng Tự Ân - giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo...

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội công bố đề thi tham khảo SPT 2025

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã có kế hoạch cụ thể về việc tổ chức kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực SPT 2025, đồng thời công bố đề thi tham khảo SPT 2025. ...

Dạy thêm – học thêm: Tránh nhập nhằng giữa tự nguyện và ép buộc

Cho dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nêu quan điểm không cấm dạy thêm, chỉ cấm hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm nguyên tắc chuyên môn, song nhiều ý kiến cho rằng, trước áp lực học hành dồn lên con trẻ hiện nay, rất khó để biết được đâu là dạy thêm vi phạm đạo đức, chuyên môn hay không. ...

Giáo viên TPHCM hưởng thu nhập tăng thêm mức cao nhất hơn 23 triệu đồng/tháng

Cùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng. Theo Nghị quyết 185/2023 HĐND TPHCM ban hành về dự toán thu ngân sách nhà nước và thu chi ngân sách năm 2024 thì hệ số chi thu nhập tăng thêm tối đa áp dụng cho năm 2024 là 1,5 lần so với tiền lương ngạch bậc, chức vụ. Theo đó, công thức...

Mới nhất

Ít nhất 42 người thiệt mạng trong vụ nổ súng ở Pakistan

(CLO) Ít nhất 42 người, bao gồm 6 phụ nữ, đã thiệt mạng và 20 người khác bị thương trong một vụ tấn công bằng súng tại quận Kurram, thuộc tỉnh...

Tên của nhà bác học nào được đặt tên cho 8 trường chuyên ở Việt Nam?

Ông chính là Lê Quý Đôn - danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.Lê Quý Đôn sinh năm 1726 trong gia đình Nho học có bố là quan Hình bộ thượng thư, mẹ xuất thân dòng dõi khoa bảng tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện...

Mở sách nấu ăn, lần theo dấu sử

  Đọc kỹ những cuốn sách dạy nấu ăn cũ mới thấy chúng mang đến cho ta không chỉ nỗi nhớ và ký ức gia đình. Một người Úc khác, nhà báo Emma Siossian của ABC News, lại ví sách nấu ăn là "snapshot" - bức ảnh chụp tức thời về con người và cội nguồn của chúng ta. Để ví dụ, cô kể...

Mới nhất