Ngày 29/10, Đoàn công tác của Trung ương do ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tham gia đoàn khảo sát Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; đại diện lãnh đạo một số vụ liên quan thuộc Ban Dân vận Trung ương và Ủy ban Dân tộc.Từ ngày 01/12/2024, Nghị định số 127/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc có hiệu lực thi hành. Nghị định số 127/2024/NĐ-CP đã bổ sung thêm cơ chế đãi ngộ đối với Người có uy tín và một số đơn vị, cá nhân là người DTTS, qua đó từng bước luật hóa chính sách tôn vinh điển hình trong đồng bào DTTS.Sáng 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra của dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).Ngày 29/10, Đoàn công tác của Trung ương do ông Triệu Tài Vinh, Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa về kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tham gia đoàn khảo sát Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; đại diện lãnh đạo một số vụ liên quan thuộc Ban Dân vận Trung ương và Ủy ban Dân tộc.Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho bà con bị ngập lụt ở tỉnh Quảng Bình trong cơn bão số 6. Theo đó, tổng số tiền và hàng hóa trị giá 530 triệu đồng sẽ được hỗ trợ 500 hộ gia đình thiệt hại do bão lũ trên địa bàn tỉnh.Chiều 29/10, tỉnh Gia Lai đã tổ chức họp báo, thông tin về Tuần lễ Hoa Dã Quỳ – Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, sẽ diễn ra từ ngày 6 – 12/11.Ngày 29/10, tại thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình hợp tác kích cầu du lịch với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây năm 2024” với sự hiện diện của hơn 130 đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.UBND quận Gò Vấp vừa phối hợp với Bệnh viện Y Dược Sài Gòn, Liên Chi hội Hen Dị ứng – Miễn dịch – Lâm sàng TP. Hồ Chí Minh và Phòng khám Đa khoa CHAC tổ chức Chương trình chăm sóc sức khỏe miễn phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Người có uy tín và đồng bào DTTS trên địa bàn quận.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 6, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất. Chắp cách ước mơ” cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức. “Tiếp lửa” truyền thống múa sư tử mèo cho thế hệ trẻ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chiều 29/10, tại Trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV, năm 2024 đã điễn ra phiên trù bị. Tham dự phiên trù bị có: Ông Lê Trung Hồ – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội, cùng 250 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho 261.134 đồng bào DTTS trong toàn tỉnh.Những năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Phòng Giao dịch huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã trở thành nguồn lực quan trọng, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện giảm nghèo, tạo việc làm ổn định, cải thiện đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, hầu hết các hộ được tiếp cận nguồn vốn đều đầu tư đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay,Sáng 29/10/2024, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Chủ trì phát biểu tại cuộc họp, ông Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện hỗ trợ XNT, NDN đề nghị: Các ngành tham mưu căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thống nhất tư tưởng chỉ đạo, linh hoạt trong cách xử lý, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình XNT, NDN.Trong những ngày tháng 10 và những tháng cuối năm với bộn bề công việc, trên cương vị Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, mới đây ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đã đến thăm và làm việc với Ủy ban Dân tộc. Tại buổi làm việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, trong tham mưu, hoạch định chính sách phải dành sự quan tâm đặc biệt đến vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn.Với sự quan tâm sát sao của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai và ngành công tác dân tộc, trong nhiều năm qua công tác bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống đồng bào các DTTS trên địa bàn toàn tỉnh luôn được giữ gìn, phát huy trong đời sống cộng đồng, qua đó đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tình
Ông Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; bà Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh ; ông Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh Thanh Hóa đã tiếp và làm việc với đoàn.
Báo cáo của Tỉnh ủy Thanh Hóa tại buổi làm việc với đoàn nêu rõ, 5 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kết luận 65-KL/TW và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Theo đó, kinh tế – xã hội trong vùng đã có bước phát triển; tốc độ tăng trưởng GPDP bình quân giai đoạn 2021 – 2023 đạt 6%/năm, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS trong vùng được cải thiện rõ rệt; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư tăng cường và nâng cấp; các vấn đề về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, việc làm cho lao động được quan tâm giải quyết; công tác giáo dục – đào tạo, văn hóa, chăm sóc sức khỏe Nhân dân có chuyển biến tích cực; đồng bào các dân tộc được tiếp cận thuận lợi và đầy đủ hơn với các chính sách trợ giúp của Nhà nước.
Hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng được củng cố vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên. Quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội trong vùng được giữ vững. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chấp hành đúng quy định của pháp luật, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố vững chắc…
Nổi bật là, giai đoạn 2019 – 2023, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 83.314 lao động là người DTTS, dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng DTTS và miền núi; trong đó có 8.614 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2023 đạt 70,6%.
Tỉnh đã hỗ trợ cho 346 hộ làm nhà ở; đầu tư xây dựng 33 công trình nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ 11.301 hộ mua dụng cụ chứa nước sinh hoạt phân tán. Đang thực hiện đầu tư 3 dự án quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư tập trung với tổng số vốn đã phân bổ 73.994 triệu đồng.
Đặc biệt, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4845/QĐ-UBND ngày 1/12/2021 phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Hiện đã thực hiện sắp xếp, ổn định cho 282 hộ dân và đang triển khai thực hiện 17 dự án tái định cư để sắp xếp ổn định cho 556 hộ dân.
Cũng trong thời gian qua, tỉnh đã ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông, thủy lợi, ý tế, giáo dục, nước sạch đáp ứng nhu cầu phát triển và phục vụ đời sống Nhân dân. Đến nay, 100% số xã, thị trấn và 100% thôn, bản vùng DTTS, miền núi trong vùng đã có điện lưới quốc gia. Toàn vùng hiện có 68 xã, 691 thôn, bản đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 1 xã và 58 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân đạt 13,83 tiêu chí/xã.
Công tác phát triển nguồn ngân lực cán bộ, công chức, viên chức người DTTS được các cấp ủy, chính quyền vùng đồng bào DTTS quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đến nay, tổng số cán bộ, công chức người DTTS từ cấp huyện trở lên trên địa bàn tỉnh là 304 người, cấp xã là 2.376 người; tổng số viên chức người DTTS là 3.368 người.
Công tác quản lý, đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS đã từng bước được chuẩn hóa, nâng cao về chất lượng, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của thực tiễn của vùng DTTS.
Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã kết nạp mới 4.174 đảng viên là người DTTS, nâng tổng số đảng viên là người DTTS trong toàn Đảng bộ tỉnh lên 35.758 người (chiếm 15,12% tổng số đảng viên toàn tỉnh).
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, tồn tại, như: Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, nhất là ở cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi còn nhiều hạn chế; chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nếp nghĩ, cách làm; chưa phát huy được tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vùng DTTS và miền núi…
Tại buổi làm việc, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đề nghị, Đoàn khảo sát có ý kiến với Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu tham mưu rà soát, phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển; đồng thời, điều chỉnh danh sách các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2026 – 2030 bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn.
Bên cạnh đó, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân vùng DTTS và miền núi, tránh đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực. Ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên thu hút sinh viên người DTTS sau khi tốt nghiệp ra trường được bố trí công tác trong hệ thống chính trị cấp tỉnh, cấp huyện.
Tại buổi làm việc Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Y Thông đánh giá cao về những kết quả công tác dân tộc trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thứ trưởng cũng đã nhấn mạnh về những chính sách quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã ban hành, phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế từng vùng, khu vực đang phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển trong vùng đồng bào DTTS, nhất là những chính sách về đất ở, đất sản xuất cho vùng đồng bào DTTS.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng đề nghị, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc. Đặc biệt, việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia đang được triển khai…Trong đó, chú trọng cần tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và ý thức của đồng bào DTTS tham gia thực hiện Chương trình.
Thông tin và làm rõ với đoàn công tác của Trung ương thêm nhiều nội dung tại buổi làm việc, ông Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khẳng định, dù còn gặp nhiều khó khăn, song tỉnh Thanh Hóa đã đặc biệt quan tâm, tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trên cơ sở đó, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, đề án, cơ chế, chính sách ưu đãi, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững, tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị, Đoàn công tác của Trung ương báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng có ý kiến với Chính phủ sớm có chính sách tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội như công trình giao thông, khu công nghiệp…, nhằm tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân ngay tại quê hương mình, tránh đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực. Ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên thu hút sinh viên người DTTS sau khi tốt nghiệp ra trường được bố trí công tác trong hệ thống chính trị cấp tỉnh, cấp huyện.
Ông Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cảm ơn đoàn công tác đã lựa chọn tỉnh để nắm bắt những khó khăn trong công tác dân tộc, đề xuất nhiều giải pháp định hướng cho công tác dân vận vùng đồng bào DTTS tại địa bàn. Phó Bí thư tỉnh ủy cũng đề nghị, Ban Dân vận Trung ương tiếp tục kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tỉnh trong xây dựng, triển khai chính sách phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS trong giai đoạn tiếp theo hiệu quả, phù hợp với tình hình mới.
Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Triệu Tài Vinh đánh giá cao kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phấn đấu, nỗ lực đạt được trong thực hiện các chủ trương của Đảng nói chung, Kết luận số 65-KL/TW nói riêng. Đồng thời, khẳng định với nhiều kết quả nổi bật đã đạt được, tỉnh Thanh Hóa là hình mẫu trong thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị trong phạm vi cả nước.
Ông Triệu Tài Vinh cũng điểm qua một số kết quả nổi bật của tỉnh so với nhiều địa phương khác trong cả nước, như việc tỉnh đã ban hành nhiều chính sách riêng biệt, đặc thù nhằm phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, có Nghị quyết số 11-NQ/TU về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cùng nhiều chương trình, đề án đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Đặc biệt, qua khảo sát thực tế tại Thanh Hóa, Đoàn công tác đánh giá cao công tác quản lý, bố trí sử dụng cán bộ người DTTS của tỉnh và khẳng định, những kết quả đạt được cũng như khó khăn trong công tác cán bộ, quản lý, bố trí cán bộ người DTTS của tỉnh Thanh Hóa, sẽ là cơ sở để Ban Dân vận Trung ương xây dựng Đề án đào tạo cán bộ và công tác dân vận vùng đồng bào DTTS.
Nguồn: https://baodantoc.vn/doan-cong-tac-cua-trung-uong-lam-viec-voi-lanh-dao-tinh-thanh-hoa-ve-thuc-hien-cong-tac-dan-toc-trong-tinh-hinh-moi-1730203637053.htm