Trang chủNewsThời sựĐoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam: Họ đã...

Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam: Họ đã sống những ngày đẹp nhất

(Dân trí) – Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô dành những gì tốt đẹp nhất để giúp đỡ quân và dân Việt Nam. Họ đã sống những ngày đẹp nhất của mình trên một đất nước đứng ở tuyến đầu.
 
Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam: Họ đã sống những ngày đẹp nhất

Những quân nhân Liên Xô đầu tiên được cử sang Việt Nam

Theo tài liệu thống kê của Tổng cục Chính trị Quân đội Liên Xô hiện lưu trữ tại Văn khố Bộ Quốc phòng Nga, chỉ tính riêng từ tháng 3/1965 đến tháng 12/1974, đã có 6.359 tướng lĩnh, sĩ quan cùng hơn 4.500 hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội Liên Xô đến Việt Nam công tác. Trong đó có nhiều người đã từng kinh qua cuộc “Chiến tranh vệ quốc vĩ đại” của nhân dân Liên Xô chiến thắng phát xít Đức.

Các tướng lĩnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ Liên Xô công tác ở các cơ quan cố vấn, chuyên gia về tên lửa phòng không, không quân, hải quân, đặc công, biên phòng, tác chiến điện tử, mật mã, thông tin liên lạc, kỹ thuật vũ khí – đạn, quân y, tham mưu chỉ huy, tình báo quân sự. Theo Đại tá KGB Igor Nikolayevich Morozov, đã có 16 sĩ quan, chiến sĩ Liên Xô hy sinh khi làm nhiệm vụ ở Việt Nam trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ. Hàng chục sĩ quan, chiến sĩ khác bị thương.

Những chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên có mặt ở Việt Nam sau năm 1954 là các sĩ quan, chiến sĩ Biên phòng, khi đó thuộc lực lượng dã chiến NKVD (Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô).

Theo một hiệp định về hợp tác trong bảo vệ biên giới quốc gia được ký giữa Việt Nam và Liên Xô, từ năm 1957 đến năm 1961, một nhóm chuyên gia biên phòng Liên Xô do đại tá Nikita Fyodorovich Karatsupa đã được cử sang Hà Nội để huấn luyện cho lực lượng Cảnh vệ nội địa Việt Nam.

Trong nhóm huấn luyện viên Liên Xô có các chuyên gia về tác chiến vùng núi, vùng có địa hình phức tạp; chuyên gia về trinh sát truy tìm; chuyên gia về võ thuật; chuyên gia huấn luyện ngựa, sử dụng ngựa chiến; chuyên gia huấn luyện chó nghiệp vụ… Các chuyên gia Liên Xô còn tặng cho Việt Nam hơn 30 con ngựa giống Buzuluk, loại ngựa chiến hàng đầu nổi tiếng thế giới, gắn bó với truyền thống lâu đời của người Kazak sông Đông.

Sau 18 tháng miệt mài trên các thao trường, quá trình huấn luyện đã thu được kết quả hết sức tốt đẹp. Ngày 3/3/1959, lực lượng Công an Nhân dân vũ trang Việt Nam ra đời theo Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc sáp nhập lực lượng Cảnh vệ Nội địa và lực lượng Cảnh vệ Biên phòng Việt Nam.

Công an Nhân dân vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ các cửa khẩu trên bộ, cảng biển, cảng hàng không cũng như cảnh vệ nội địa với lực lượng ban đầu là Trung đoàn Cảnh vệ nội địa 600, 8 tiểu đoàn biên phòng và các đồn biên phòng được bố trí trên khắp miền Bắc. Một trong các đồn biên phòng của Việt Nam thời kỳ 1959-1964 trên biên giới Việt – Lào đã được mang tên “Karatsupa”.

Năm 1960, theo đề nghị của Đảng, Chính phủ Việt Nam, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã cử sang Việt Nam một nhóm chuyên gia về hàng không do Thượng tướng  không quân Nikolai Semyonovich Skripko (sau này là Nguyên soái) giúp ngành hàng không Việt Nam xây dựng các căn cứ sân bay cùng các trạm điều hành không lưu.

Nhóm chuyên gia này đã thực hiện các chuyến bay quân sự – dân sự đầu tiên giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Lào. Trong nhóm chuyên gia hàng không Liên Xô còn có phi công giáo viên trực thăng Meleyev từng lái trực thăng Mi-4 số hiệu VN-51D chuyên trách đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác trong nước. Phi công phụ là thiếu úy Trần Ngọc Bích, tốt nghiệp Trường Không quân số 2 của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Trong nhóm chuyên gia hàng không đầu tiên ấy còn có một phi công kỳ cựu và nổi tiếng khác. Đó là đại tá Sergey Alekseyevich Somov (1920-2011), Anh hùng Liên bang Nga (1996), người chuyên trách lái chính chiếc máy bay vận tải cánh quạt 2 động cơ Lisunov Li-2 mang số hiệu VN-48 chở Chủ tịch Hồ Chí Minh đi công tác ở nước ngoài.

Cũng bắt đầu từ năm 1960, các phi công Việt Nam được các chuyên gia Liên Xô đào tạo lái máy bay dân dụng Lisunov Li-2 và Ilyushin IL-14. Đến năm 1962, nhóm chuyên gia của Thượng tướng không quân N. S. Skripko còn hoàn thành việc giúp đỡ Cục Hàng không Việt Nam quy hoạch xây dựng các sân bay, trong đó có hai căn cứ không quân mới rất quan trọng ở Đa Phúc (nay là Nội Bài) và Cát Bi (Hải Phòng).

Các phi công Liên Xô và Việt Nam đã thực hiện 1.900 chuyến bay chung với tổng số giờ bay tích lũy là 4.270 giờ, vận chuyển 7.460 lượt người và 1.000 tấn hàng hóa.

Trong đó, có các chuyến bay thả dù hàng tiếp tế từ Việt Nam đến các căn cứ của Bộ đội Pathet Lào. Ngày 17/2/1961, trong khi làm nhiệm vụ bay thấp thả hàng tiếp tế cho khu căn cứ Pathet Lào tại Sầm Nưa, thượng úy không quân A. N. Solomin đã hy sinh khi máy bay bị trúng đạn bộ binh từ mặt đất bắn lên. Ông là chuyên gia quân sự đầu tiên của Quân đội Liên Xô hy sinh khi đang công tác tại Việt Nam.

Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam: Họ đã sống những ngày đẹp nhất - 1
Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Trung đoàn tên lửa phòng không 238 của Quân đội Nhân dân Việt Nam (Ảnh: Wikimedia).

Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam được thành lập

Từ năm 1965, Liên Xô chủ trương tăng cường giúp đỡ về quân sự cho Việt Nam kháng chiến chống Mỹ mà trước mắt là chống cuộc chiến tranh phá hoại của Không quân và hải quân Mỹ ra miền Bắc Việt Nam. Tháng 2/1965, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua Nghị quyết № 525-200, đặt cơ sở cho việc hỗ trợ quân sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cũng trong tháng 2/1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Aleksey Nikolaiyevich Kosygin và Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã ký một hiệp định liên chính phủ. Theo đó, Liên Xô cam kết viện trợ quân sự và cử chuyên gia, huấn luyện viên, nhân viên kỹ thuật hỗ trợ toàn diện cho Việt Nam trong đẩy lùi các cuộc không kích của Mỹ.

Từ năm 1965 đến năm 1972, Liên Xô đã viện trợ quân sự cho Việt Nam những vũ khí hiện đại gồm tên lửa phòng không S-75; máy bay tiêm kích MiG-17 và MiG-21; máy bay ném bom IL-28, máy bay vận tải An-2, Li-2, IL-14, IL-18,…; pháo phòng không 37mm, 57mm và 100mm; pháo mặt đất 105mm, 122mm và 130mm; xe tăng T-34, PT-76 và T-54; tàu cao tốc phóng ngư lôi, tàu quét mìn, tàu tuần tiễu ven bờ; các giàn radar cảnh giới tầm trung và tầm xa…

Theo thống kê do Bộ Quốc phòng Nga được giải mật năm 1999, từ năm 1965 đến năm 1975, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 513.582 tấn hàng quân sự. Trong đó, giai đoạn 1965-1972 là 370.763 tấn.

Số lượng vũ khí, phương tiện mà Liên Xô đã viện trợ trực tiếp cho Việt Nam hoặc gián tiếp (về danh nghĩa) thông qua các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ là rất lớn.

Gồm có: Súng bộ binh; Súng chống tăng; Súng cối các cỡ; Pháo không giật; Lựu pháo: 1.052 khẩu (trực tiếp 789 khẩu).; Pháo cao xạ cỡ nòng 37mm trở lên: 614 khẩu; Tên lửa phòng không SA-75: 94 bộ (mỗi bộ trang bị cho 1 tiểu đoàn) cùng 8.686 quả đạn tên lửa; Tên lửa phòng không vác vai A-72; Tên lửa phòng không S-125: 6 bộ (mỗi bộ trang bị cho 1 tiểu đoàn); Máy bay chiến đấu các loại: 316 chiếc; Tàu chiến các loại: 52 chiếc; Xe tăng các loại: 697 chiếc (trực tiếp 687 chiếc); Radar cảnh giới quốc gia: 40 bộ (trực tiếp 37 bộ) và nhiều vũ khí trang bị khác.

Cùng với khối lượng vũ khí, phương tiện kể trên, Liên Xô đã cử hàng vạn tướng lĩnh, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, cán bộ kỹ thuật sang làm chuyên gia huấn luyện cho bộ đội Việt Nam sử dụng các vũ khí, phương tiện đó.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các hoạt động, nhân sự và phương tiện, Đảng và Chính phủ Liên Xô đã quyết định thành lập “Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô” làm việc thường trực ở Việt Nam theo chế độ luân phiên. Nhiệm kỳ của các thành viên trong đoàn có thể từ 9 tháng đến 3 năm tùy theo tình hình chiến sự và vị trí của nhân sự.

Những hoạt động đầu tiên của Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam là cùng phía Việt Nam tham gia khảo sát chiến trường. Đầu năm 1965, Đoàn đã tổ chức cho Nguyên soái pháo binh Liên Xô Pavel Nikolayevich Kuleshov đã dẫn đầu một nhóm sĩ quan cao cấp của Tổng cục pháo binh và tên lửa phòng không thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô (GRAU) tiến hành chuyến đi bí mật khắp đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Khu 4 cũ.

Kết quả chuyến đi thăm là các bản kiến nghị rất cụ thể về việc tăng cường trang bị cho lực lượng phòng không mặt đất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Báo cáo tổng hợp của nhóm khảo sát đã kiến nghị trang bị tên lửa phòng không và bổ sung các loại pháo phòng không 37mm và 57mm thay thế cho các khẩu pháo phòng không chiến lợi phẩm Rheinmetall 37mm và Flak 88mm (thu được của phát xít Đức) mà Việt Nam đã dùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ vì các nhà máy ở Liên Xô và Đông Âu đã không còn sản xuất đạn cho các loại pháo đó.

Căn cứ kết quả khảo sát, lãnh đạo Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô cũng đề xuất một kế hoạch chi tiết để đào tạo các kíp chiến đấu của bộ đội Việt Nam sử dụng tên lửa phòng không S-75 là vũ khí phòng không thuộc loại hiện đại khi đó.

Các bạn Liên Xô đã hành động rất khẩn trương. Chỉ 30 ngày sau khi báo cáo được trình về Moskva, tháng 3/1965, Binh chủng Pháo phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nhận được hàng trăm khẩu pháo 37mm, hơn 70 khẩu pháo 57mm kèm theo các khí tài ngắm bắn quang – điện tử.

Liên Xô khẳng định, viện trợ cho Việt Nam được thực hiện trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Xô Viết, tuân thủ các điều ước, hiệp ước và thông lệ quốc tế, trên tinh thần anh em, tương trợ lẫn nhau và tình cảm quốc tế vô sản sâu sắc.

Nhờ những khẩu pháo này, bộ đội cao xạ phòng không Việt Nam đã đánh những trận đầu xuất sắc, bắn hạ nhiều máy bay đối phương. Các phi công thuộc Trung đoàn tiêm kích 921 Sao Đỏ của Binh chủng Không quân Nhân dân Việt Nam trẻ tuổi, ý chí kiên cường bất khuất, chỉ với các máy bay MiG-17 mới được viện trợ có tốc độ dưới tốc độ âm thanh nhưng đã bắn rơi 2 chiếc F-8U của hải quân Mỹ và 2 chiếc cường kích đa năng F-105D có tốc độ siêu âm trong các trận đánh này. Tướng không quân Mỹ William W. Momyer đã phải cay đắng xác nhận “ngày 4/4/1965 là ngày đen tối nhất của Không lực Hoa Kỳ”.

Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam: Họ đã sống những ngày đẹp nhất - 2
Các chuyên gia tên lửa Liên Xô và bộ đội Việt Nam ở Trại Cau, Thái Nguyên (Ảnh: Tư liệu).

Nhà nghiên cứu chính trị, Phó tiến sĩ khoa học Mikhail Antonovich Anaymanov khi sưu tập tài liệu trong kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng Nga đã tìm thấy rất nhiều đơn, thư tình nguyện của các sĩ quan và chiến sĩ quân đội Xô Viết khi đó bày tỏ nguyện vọng muốn được sang Việt Nam công tác.

Tuy nhiên, việc chọn lọc được tiến hành rất kỹ lưỡng. Đầu tháng 2/1965, những chuyên gia và cán bộ kỹ thuật tên lửa phòng không đầu tiên được lựa chọn đã tập trung ở căn cứ của Tập đoàn quân phòng không số 4 đóng ở thành phố Sverdlovsk. Chính đơn vị này đã bắn rơi chiếc máy bay trinh sát phản lực U-2 của Mỹ xâm phạm vùng trời Liên Xô ở độ cao 20km, bắt sống trung tá phi công Mỹ Francis Power.

Các tướng lĩnh Liên Xô muốn các sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn, sĩ quan điều khiển và các kíp trắc thủ đơn vị đã qua thực chiến bằng tên lửa S-75 này truyền lại kinh nghiệm chiến đấu của họ cho những người đồng chí Việt Nam.

Việc huấn luyện cũng được thực hiện rất nghiêm túc. Các ứng viên được phổ biến những thông tin cơ bản về chiến tranh ở Việt Nam, nghiên cứu kỹ các tài liệu về đất nước và con người Việt Nam từ lịch sử, chính trị cho đến kinh tế, văn hóa cũng như đời sống, phong tục, tập quán của người Việt Nam. Họ phải trải qua nhiều vòng phỏng vấn và trắc nghiệm tâm lý rất kỹ lưỡng.

Đầu tháng 3/1965, những ứng viên được lựa chọn đã được nhận hộ chiếu công vụ. Các sĩ quan nắm giữ các thông tin tuyệt mật về vũ khí, khí tài đều phải dùng bí danh. Họ đến Việt Nam bằng tàu hỏa hoặc máy bay dưới danh nghĩa đi công tác kinh tế thương mại. Đầu tháng 3/1965, đoàn chuyên gia huấn luyện viên và kỹ thuật viên tên lửa phòng không Liên Xô do Đại tá pháo binh Aleksandr Matveyevich Dzyda đã tề tựu đông đủ tại Hà Nội.

(Còn tiếp)

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/doan-chuyen-gia-quan-su-lien-xo-o-viet-nam-ho-da-song-nhung-ngay-dep-nhat-20240618114202605.htm

Cùng chủ đề

Tạp chí Mỹ gọi tên loạt khách sạn ‘đỉnh’ nhất Việt Nam

Mới đây, giải thưởng Travel + Leisure Luxury Awards châu Á - Thái Bình Dương 2024 danh giá đã công bố Capella Hanoi đứng top 1 danh sách khách sạn trong phố, còn InterContinental Danang Sun Peninsula Resort là khu nghỉ dưỡng biển tốt nhất Việt Nam. Giải thưởng Luxury Awards 2024 được tổ chức tại Bangkok là sự kiện thường niên nhằm vinh danh các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp trên khắp khu vực châu Á -...

Báo Trung Quốc nói về tàu sang xịn ở Việt Nam: Khách được phục vụ như VIP

(Dân trí) - Trên chuyến tàu đi từ Nha Trang tới Quy Nhơn, Tim Pile được trải nghiệm cảm giác ngồi tàu hoàn toàn khác lạ. Vị khách thưởng thức rượu sâm panh, trứng cá muối và đồ ăn nhẹ miễn phí. Time Pile là một cây bút kỳ cựu của tờ SCMP, tờ báo có trụ sở chính ở Hong Kong (Trung Quốc). Anh từng đặt chân tới hơn 100 quốc gia trên thế giới, trải nghiệm rất nhiều loại...

Ẩm thực là cầu nối giữa Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc)

Từ ngày 12/6-14/7, tại Nhà hàng Café East bên trong khách sạn 5 sao New World Millennium Hong Kong đang diễn ra Lễ hội Ẩm thực Việt Nam. Sự kiện này quảng bá ẩm thực đặc sắc của Việt Nam bên cạnh các món ăn địa phương và quốc tế. Ghi nhận của phóng viên TTXVN tại Hong Kong. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/am-thuc-la-cau-noi-giua-viet-nam-va-hong-kong-trung-quoc-124733.htm

Tổng thống Nga thăm Việt Nam: Chuyến thăm mang ý nghĩa quan trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc hội đàm tại Sochi vào tháng 11/2014 (Ảnh: Sputnik). Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có chuyến thăm Việt Nam trong tuần này. Đánh giá về sự kiện này, ông Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Hữu nghị Việt - Nga cho rằng, đây là chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, Việt Nam là nước Đông Nam Á...

Việt Nam có thể giảm giờ làm việc xuống còn 44 giờ/tuần?

Việc giảm giờ làm việc cần được thử nghiệm tại các doanh nghiệp lớn, trước khi mở rộng, tạo thành phong trào, chứng minh cho người sử dụng lao động thấy lợi ích của giảm giờ làm như tăng năng suất lao động, thêm thời gian tái tạo sức lao động... Công nhân dệt may làm việc tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH Đó là khuyến cáo của một số chuyên gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

48 giờ ở Hà Nội: Từ cà phê, bún chả đến “vung tiền” cho ẩm thực đỉnh cao

(Dân trí) - Nếu du khách chỉ có 48 giờ ở Hà Nội, cẩm nang Michelin Guide mang đến những chỉ dẫn khám phá khu phố cổ, thưởng thức ẩm thực đẳng cấp thế giới, tham quan các công viên và di tích lịch sử. Cẩm nang Michelin Guide nhận xét Hà Nội là sự pha trộn năng động giữa lịch sử, văn hoá và sự tinh tế hiện đại. Các con phố nhộn nhịp tràn ngập xe máy và những...

Hà Nội sắp đón đoàn khách quốc tế, các phương tiện di chuyển như thế nào?

(Dân trí) - Theo Phòng CSGT Hà Nội, trong 2 ngày đón đoàn khách quốc tế (19 đến 20/6), cảnh sát sẽ tạm cấm đối với ô tô kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa, hạn chế ô tô cá nhân... Tối 18/6, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, trong các ngày 19 và 20/6, trên địa bàn sẽ diễn ra các hoạt động đón đoàn khách quốc tế sang thăm cấp Nhà nước tới...

C.Ronaldo thi đấu vô duyên, Bồ Đào Nha ngược dòng chiến thắng nghẹt thở

(Dân trí) - C.Ronaldo bỏ lỡ khá nhiều cơ hội trong trận gặp CH Séc. Mặc dù vậy, Bồ Đào Nha vẫn còn nhân tố biết cách tỏa sáng để giúp đội nhà ngược dòng giành chiến thắng 2-1. Trước thềm trận đấu với CH Séc ở bảng D  Euro 2024 trên sân Leizpig, C.Ronaldo đã đi vào lịch sử khi trở thành cầu thủ đầu tiên ra sân trong 6 kỳ Euro trong sự nghiệp. Điều đó khiến cho cầu...

Tổng thống Putin đến Việt Nam hôm nay

Ngày 19/6, Tổng thống Nga Putin sẽ đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo lịch trình dự kiến, đoàn của Tổng thống Putin sẽ đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) trong ngày 19/6. Toàn bộ lễ đón chính thức và các cuộc gặp song phương với các lãnh đạo của Việt Nam được diễn ra ngày 20/6. Trong khuôn...

Hà Nội sắp đón đoàn khách quốc tế, các phương tiện di chuyển như thế nào?

Tối 18/6, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, trong các ngày 19 và 20/6, trên địa bàn sẽ diễn ra các hoạt động đón đoàn khách quốc tế sang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.Để bảo đảm an ninh, an toàn phục vụ đoàn khách quốc tế, Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện như sau: Từ 7h ngày 19/6 đến 22h ngày 20/6...

Bài đọc nhiều

Mùa săn mây ở Tây Bắc

Mấy ai không bị mê hoặc bởi khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên Việt Nam, nhưng ảo diệu hơn là lúc trời đất ban tặng cho những khoảnh khắc quý giá khi núi non hòa quyện cùng mây trời. Những nơi mà núi trong mây, mây vờn núi hay biển mây bồng bềnh bao trọn tầm mắt đã trở thành đích đến của những người có thú vui “xê dịch”. Có mùa nào được gọi tên là “mùa mây”?...

“Một con vịt” MV Việt đầu tiên đạt tỷ view: Chủ kênh được bao nhiêu tiền?

(Dân trí) - MV "Một con vịt" vừa cán mốc 1 tỷ lượt xem trên YouTube, được cho là mang về thu nhập "khủng" cho chủ kênh từ nền tảng này. Mới đây, MV ca khúc Một con vịt - bản đăng tải trên một kênh nhạc thiếu nhi - đã cán mốc 1 tỷ lượt xem, trở thành ca khúc Việt Nam đầu tiên đạt được con số tỷ view trên nền tảng YouTube.  Nhiều khán giả bất ngờ khi một ca...

Pù Luông – có thể bạn chưa biết?

Tại sao mà một vùng đất đẹp đến siêu lòng như này mà đến tận giờ vẫn ít người biết tới? Pù Luông, một vùng đất nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách Hà Nội chỉ 180km. Nói về vẻ đẹp của thiên nhiên thì nơi này không thua kém gì so với Tây Bắc cả, có các dãy núi trùng điệp, săn mây, ruộng bậc thang, thác nước, hang động.. mọi thứ đều có hết.   Mình có...

Tuyến đường sắt cao tốc nối với TP.HCM sẽ giúp các tỉnh miền Tây đột phá

Đó là nhận định của các đại biểu tại Diễn đàn cấp cao: "Khoa học và công nghệ 4.0: Chiến lược phát triển cho ĐBSCL" tổ chức ngày 16.6, tại TP.HCM. Diễn đàn do Tập đoàn CT Group phối hợp với các trường đại học ở TP.HCM thực hiện như: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Ngân hàng, Bách khoa tổ chức. Diễn đàn ĐBSCL do CT Group phối hợp với các trường ĐH tổ chức. CHÍ NHÂN   Phát biểu...

Cùng chuyên mục

Có hẹn ở Hà Giang mùa nước đổ ngắm ruộng bậc thang tựa gương trời

Hà Giang - Đến Hoàng Su Phì mùa hè du khách sẽ gặp những thửa ruộng bậc thang ở các bản làng như Nậm Hồng, Luốc, Phùng, Hồ Thầu... lấp loáng nước đổ. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/video/co-hen-o-ha-giang-mua-nuoc-do-ngam-ruong-bac-thang-tua-guong-troi-1354041.html

Bánh mì Việt và hành trình trở thành đặc sản đường phố ngon nhất thế giới

Từ chiếc bánh baguette du nhập từ Pháp, bánh mì Việt Nam trở thành món ăn bình dân được vinh danh trên nhiều trang báo và tạp chí ẩm thực thế giới. Laodong.vn Nguồn:https://dulich.laodong.vn/am-thuc/banh-mi-viet-va-hanh-trinh-tro-thanh-dac-san-duong-pho-ngon-nhat-the-gioi-1354181.html

48 giờ ở Hà Nội: Từ cà phê, bún chả đến “vung tiền” cho ẩm thực đỉnh cao

(Dân trí) - Nếu du khách chỉ có 48 giờ ở Hà Nội, cẩm nang Michelin Guide mang đến những chỉ dẫn khám phá khu phố cổ, thưởng thức ẩm thực đẳng cấp thế giới, tham quan các công viên và di tích lịch sử. Cẩm nang Michelin Guide nhận xét Hà Nội là sự pha trộn năng động giữa lịch sử, văn hoá và sự tinh tế hiện đại. Các con phố nhộn nhịp tràn ngập xe máy và những...

Hà Nội sắp đón đoàn khách quốc tế, các phương tiện di chuyển như thế nào?

(Dân trí) - Theo Phòng CSGT Hà Nội, trong 2 ngày đón đoàn khách quốc tế (19 đến 20/6), cảnh sát sẽ tạm cấm đối với ô tô kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa, hạn chế ô tô cá nhân... Tối 18/6, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, trong các ngày 19 và 20/6, trên địa bàn sẽ diễn ra các hoạt động đón đoàn khách quốc tế sang thăm cấp Nhà nước tới...

Vì sao dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn Tân Vạn

Báo cáo Bộ GTVT về tình hình thực hiện dự án thành phần 1A...

Mới nhất

Mới nhất